TỨ LINH TỪ ở huyện cổ An Dương
Cả 4 ngôi đều được công nhận di tích Quốc gia
PHẦN 1 - TỪ LƯƠNG XÂM - Hải An, Hải Phòng
Từ Lương Xâm là nơi thờ Đức Vương Ngô Quyền
4 ngôi đền thiêng nhất ở huyện cổ An Dương (Từ Lương Xâm, Phủ Thượng Đoạn, Đền Phú Xá, đền Xâm Bồ) nay là quận Hải An, Hải Phòng
TỪ LƯƠNG XÂM là đệ nhất linh từ (đình cả) ngôi đền thiêng nhất trong Tứ linh từ
Từ Lương Xâm hiện đang lưu giữ 152 hiện vật, cổ vật có giá trị và 25 bản sắc phong có niên hiệu từ năm 1522 đến năm 1924. Trong đó có nhiều sắc phong đã ban cho Ngô Quyền là "Ngô Vương thiên tử" và "Thượng Đẳng tối linh Đại vương".
Từ được xây dựng từ lâu, Kiến trúc trong Từ hiện nay mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, chỉ có một số cấu kiện kiến trúc như đầu dư là mang nét phong cách nghệ thuật thời Lê.
Đền được công nhận là di tích Quốc gia rất sớm, từ năm 1986
Phần 2- PHỦ THƯỢNG ĐOẠN - Hải An, Hải Phòng
Phủ Thượng Đoạn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Cạnh đó có miếu Thượng Đoạn (không phải là cái đình bên trên nha mấy bạn) thờ Đức Vương Ngô Quyền, cũng rất to đẹp (kiến trúc rất giống Phủ Thượng Đoạn)
4 ngôi đền thiêng nhất ở huyện cổ An Dương (Từ Lương Xâm, Phủ Thượng Đoạn, Đền Phú Xá, đền Xâm Bồ) nay là quận Hải An, Hải Phòng
Đình trước đây màu trắng (hình dưới cùng), sau trùng tu năm 2012 đã được sơn vàng, nhìn rất đẹp và nổi bật so với những ngôi nhà sơn trắng, xanh xung quanh.
Phần 3 - ĐỀN PHÚ XÁ - Hải An, Hải Phòng
Đền Phú Xá là nơi nhân dân tưởng nhớ công lao của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trong trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288. Tương truyền rằng để chuẩn bị cho trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo đã lấy nơi đây làm nơi chứa lương thực của quân đội đồng thời sau chiến thắng diễn ra cuộc khao thưởng quân sĩ có công trước khi kéo quân về căn cứ Vạn Kiếp.
4 ngôi đền thiêng nhất ở huyện cổ An Dương (Từ Lương Xâm, Phủ Thượng Đoạn, Đền Phú Xá, đền Xâm Bồ) nay là quận Hải An, Hải Phòng
Đền được xây dựng theo thế phong thuỷ, trước cửa đền là một hồ bán nguyệt, đền quay về hướng Đông phía cửa biển Bạch Đằng. Đền được xây dựng vào thời Tự Đức (1848 – 1883), lúc đầu là một ngôi đền nhỏ bằng tranh tre, trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, đền Phú Xá ngày nay đã trở thành một công trình kiến trúc bề thế. Đền được kết cấu theo kiểu nội công ngoại quốc. Các đường nét trang trí kiến trúc chạm khắc, đắp vẽ mang dấu ấn phong cách nghệ thuật thời Nguyễn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Phần 4 - MIẾU XÂM BỒ - Hải An, Hải Phòng
Miếu Xâm Bồ thờ Đức vương Ngô Quyền, Tứ Dương hầu Phạm Tử Nghi, một nhân vật kiệt xuất của vương triều nhà Mạc thế kỷ 16. Cạnh đó còn đình Xâm Bồ, đền Xâm Bồ cũng đẹp không kém quy mô không hề thua kém miếu Xâm Bồ (cổ kính và to, không biết có được công nhận di tích Quốc gia không)
Thật sự mình không rõ cái nào là miếu Xâm Bồ, cái nào là đình Xâm Bồ vì các tác giả bức ảnh cũng đề loạn cả lên, lúc đình, đền, miếu nên mình up cả 2 cái lên trên này luôn.
Những tấm hình dưới cùng ngôi miếu bé màu xám thì đúng là miếu Xâm Bồ nhưng theo mô tả thì miếu hiện nay còn rất nhiều công trình: miếu trong, miếu ngoài, hậu cung và lại được công nhận là DTQG nên chắc hẳn phải to hơn
4 ngôi đền thiêng nhất ở huyện cổ An Dương (Từ Lương Xâm, Phủ Thượng Đoạn, Đền Phú Xá, đền Xâm Bồ) nay là quận Hải An, Hải Phòng
Hiện nay, miếu Xâm Bồ là một công trình khép kín mang lối kiến trúc hình chữ nhị với các hạng mục: miếu ngoài, miếu trong, cung cấm, sân và tường bao quanh. Mặt chính của di tích quay hướng Đông Nam nhìn ra nơi cửa sông giáp biển. Xung quanh khu di tích tọa lạc còn nhiều cây cổ thụ tuổi hàng trăm năm như đa, đề, duối... tạo nên vẻ cổ kính trang nghiêm cho ngôi miếu.
Nội thất di tích được cấu tạo gồm 3 gian miếu ngoài, 5 gian miếu trong và một gian cung cấm. Vật liệu xây dựng công trình chủ yếu là gạch, gỗ, đá. Khung nhà được làm bằng loại gỗ tứ thiết như lim, sến, táu… các bộ vì có kết cấu theo kiểu “chồng rường giá chiêng”. Nhìn chung miếu có qui mô vừa phải, nhưng hoạ tiết trang trí được trọn lọc từ nhưng chi tiết quen thuộc trong bộ “tứ linh”, “tứ quý”, phản ánh niên đại kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn (cuối thế kỷ 19).
Chiếm trọn ví trí gian cung và hầu hết nội thất miếu trong, miếu ngoài là một tập hợp các cổ vật quí như câu đối, đại tự, cửa võng, khám lớn, nhan án, quán tẩy, bát bửu… đáng chú ý hơn là bài vị Ngô Vương mang phong cách nghệ thuật Lê-Mạc (đầu thế kỷ 17), bộ long đình thời Nguyễn (thế kỷ 19), tượng quan hầu (thế kỷ 19), bia đá thời Hậu Lê (thế kỷ 18)…
Chào anh/chị!
Trả lờiXóaCảm ơn anh/chị đã chia sẻ về "Tứ linh từ " của Hải Phòng ngày nay. Tuy nhiên, có lẽ có sự nhầm lẫn. Ngôi đền thiêng thứ tư là Từ Nghĩa Xá thờ danh tướng Phạm Tử Nghi, thuộc quận Lê Chân ngày nay anh/chị ạ :)