Với gần 120 năm tuổi, "nhà Tây" ở làng cổ Bát Tràng vẫn giữ được nét kiến trúc mang phong cách Pháp.
Những người dân sống ở làng cổ Bát Tràng (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) gọi ngôi nhà gần 120 năm tuổi ấy là “nhà Tây”. Trải qua biết bao biến cố của thời gian nhưng “nhà Tây” vẫn giữ được nét kiến trúc mang phong cách của Pháp từ thời đặt những viên gạch đầu tiên. Ngay cả gạch lát nền cũng còn nguyên vẹn.
Theo ông Lê Hồng Đức, chủ nhân ngôi nhà này, qua rất nhiều sự kiện, qua lời kể của dân làng được ông xâu chuỗi lại thì “nhà Tây” là “bạn đồng niên” với cầu Long Biên và được xây dựng trên diện tích khoảng 500m2.
Vật liệu quan trọng để có thể xây dựng nên biệt thự hai tầng ấy là thép. Cụ Lý Bá, người kì công dựng ngôi nhà này phải cất công đặt hàng từ Pháp gửi về.
Sự kiện cụ Lý Bá ngày ấy xây dựng biệt thự hai tầng theo kiến trúc của Pháp đã gây "chấn động" khắp vùng đồng bằng ven triền đê sông Hồng
|
Phải mất cả năm với sự kì công, cần mẫn của hàng trăm thợ mới hoàn thành được ngôi biệt thự nhiều cửa sổ nổi bật giữa những ngôi nhà tranh, nhà gỗ thấp lè tè xung quanh.
|
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng những nét hoa văn mang phong cách Pháp vẫn còn nguyên giá trị.
|
Cầu thang dẫn lối lên tầng hai
|
Chiếc máy khâu nằm "lặng lẽ" ở một góc của ngôi biệt thự cũng có từ khi ngôi nhà được hoàn thành
|
Ngay cả gạch lát nền nhà cũng còn nguyên giá trị
|
Ông Đức cho hay, ngày đó, có hai lan can sắt được chở qua đường biển về Việt Nam. Một chiếc hiện đang tọa lạc tại ngôi biệt thự cổ này
|
Biệt thự mang phong cách tây giữa làng cổ Bát Tràng còn đặc biệt ở chỗ mùa đông ấm, mùa hè lạnh. Ngôi nhà này cũng không hề có dầm như các ngôi nhà xây bê tông chồng tầng buộc phải có.
|
Ngay chính giữa phòng khách trong biệt thự kiểu Pháp ấy là cuốn thư được mạ bằng vàng ta ghi 4 chứ "Lưu thủy hành vân" (Nước chảy mây trôi)
|
Trong phòng khách còn có cả bức sắc phong của dòng họ Lê
|
Nằm trong khuôn viên cùng với "nhà tây" là ngôi nhà 5 gian (3 gian, 2 chái) mang phong cách của đồng bằng Bắc Bộ
|
Người nước ngoài, đặc biệt người Pháp, Mỹ rất thích thú khi được chiêm ngưỡng biệt thự trăm năm tuổi này
|
Nhận xét
Đăng nhận xét