- Mặc dù đã trải ngót ngàn năm, nhưng những nét chữ khắc trên bia vẫn sắc nét, dường như chưa có sự tác động của thời gian.
Pho tượng ngoài biển Đông
Trên lưng chừng quả núi hoang vắng không có người ở, ngoài hòn đảo, nơi vịnh nước tuyệt đẹp, có một ngôi chùa nhỏ lẫn trong những tảng đá khổng lồ. Trong ngôi chùa ấy, có một pho tượng vô cùng kỳ bí, được người dân tôn như vị thần.
Vị thần kỳ lạ ấy ngày ngày hướng mắt ra biển, bảo hộ cuộc sống dân chài. Người nghèo tìm đến xin lộc “ngài” đều cho, kẻ trộm thì “ngài” hành cho khốn khổ.
Người dân đồn rằng, “ngài” bảo hộ cho dân chài Hải Giang cả trăm năm nay, được bình yên, no ấm.
Đứng ở ven biển Quy Nhơn, phóng ánh mắt ra phía biển Đông, nhìn rõ mồn một hòn đảo nhô lên án ngữ giữa biển cả. Thế nhưng, xe chạy ròng rã mãi mới tơi.
Xã đảo Nhơn Hải (TP. Quy Nhơn, Bình Định), vắng bóng người. Núi đá, cây cối trơ trọi. Đi mãi chẳng thấy nếp nhà nào. Người dân hầu như sống dưới thuyền, hoặc cư ngụ ở hẻm núi khuất bóng, hay sau những rặng thông bãi cát.
Ra đến bãi biển Hải Giang, thấy nhà cửa thưa thớt, tìm mãi mới thấy người để hỏi lên chùa Linh Sơn.
Toàn bộ sườn núi rộng mênh mông không có bóng nhà. Chùa Linh Sơn nhỏ bé lẫn trong những khối đá khổng lồ trắng xóa. Cụ ông Trương Long, 83 tuổi, nhẩn nha nhặt những lá vàng rớt dưới sân chùa.
Tôi hỏi sư trụ trì, cụ Trương Long chỉ ra nấm mồ đắp đá ở chái chùa. Cụ bảo, ngôi chùa này hàng trăm năm qua chỉ có duy nhất một sư trụ trì. Vị sư ấy mất đi, thì có một sư thầy từ mãi Đồng Tháp ra ở. Tuy nhiên, ở một thời gian, không rõ vị sư trụ trì này bỏ đi đâu mất, bỏ hoang chùa.
Từ bấy đến nay, không có vị nào tìm ra nữa. Người dân phải mua khóa, thay nhau trông nom chùa. Cụ Trương Long được người dân thôn Hải Giang tin tưởng, giao cho chìa khóa, ngày ngày hương khói, trông nom ngôi chùa và pho tượng quý.
Tôi hỏi: “Pho tượng trong chùa quý như vậy, mà cụ thì đã già, chùa lại ở chỗ heo hút, liệu có an toàn trước bọn trộm không ạ?”.
Cụ Trương Long bảo: “Ngày trước, chùa chẳng có cửa, cũng chẳng có ai trông nom, và đã bị trộm nhiều lần, nhưng có tên trộm nào khênh được tượng đi đâu. Ngài thiêng lắm, sẽ vật chết kẻ nào dám động vào ngài”.
Nghe người dân đồn thổi nhiều về sự linh thiêng của pho tượng quý, tôi ngỏ ý được xem pho tượng. Phải thuyết phục nhiều lắm, cụ Trương Long mới có đủ dũng khí cho tôi vào xem.
Cụ Trương Long đứng trước sân vái mấy lần, rồi mới mở cửa nách, để vào chính điện.
Pho tượng ngồi trên bệ thờ uy nghi, không phải là tượng Phật. Pho tượng được khoác chiếc áo màu vàng, đội mũ vàng.
Cụ Trương Long bảo: “Hàng năm, chỉ đến ngày lễ hội, người dân mới cởi áo, giặt giũ và tắm cho tượng bằng nước thơm. Thậm chí, nhà khoa học đến nghiên cứu, cũng phải hỏi ý kiến dân làng, rồi hành lễ cẩn thận lắm mới dám cởi áo cho tượng.
Tui cởi áo cho ngài, tức là coi cậu như nhà nghiên cứu. Nhờ cậu chụp lại những dòng chữ sau lưng ngài, rồi xem ai dịch được giúp dân làng tui, thì tốt biết mấy.
Bao năm qua, dân Hải Giang mong mỏi giải mã được thân thế ngài, hoặc chí ít là những thông tin về ngài, mà vẫn bặt tăm, thiệt là buồn lắm!”.
Vừa nói, cụ Trương Long vừa từ tốn, cẩn trọng mở chiếc áo vàng khoác phủ pho tượng.
Đó là một pho tượng ở trần, ngồi trong tư thế hoa sen. Pho tượng cao gần 1m. Pho tượng để râu dài, đội mũ, nên không phải là tượng Phật. Thế nhưng, người dân trong vùng lại gọi pho tượng này là Phật Lồi.
Cái tên tượng Phật Lồi nổi tiếng đến nỗi, người dân quên mất cả tên ngôi chùa Linh Sơn, mà gọi là chùa Phật Lồi.
Điều khá đặc biệt, pho tượng cõng theo một tấm bia bằng đá sau lưng. Tấm bia hình ngũ giác cao 60cm, rộng 45cm, dày 10cm. Tấm bia có 12 dòng chữ cổ.
Mặc dù đã trải ngót ngàn năm, nhưng những nét chữ khắc trên bia vẫn sắc nét, dường như chưa có sự tác động của thời gian.
Theo cụ Trương Long, trước năm 1945, Viện Viễn Đông bác cổ của Pháp đã lấy mẫu chữ ở bia đá sau lưng tượng Phật Lồi đem đi nghiên cứu, nhưng không có kết quả.
Sau này, tiến sĩ Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định cũng đã có mấy lần lấy mẫu chữ gửi đi cả TP.HCM và Hà Nội để phân tích, song cũng không ai đọc được.
Một số nhà khoa học khi xem xét pho tượng, thì bảo với cụ Trương Long rằng, chữ đó tương đối giống chữ Phạn cổ, nhưng cũng không loại trừ khả năng là chữ Chăm cổ.
Tiến sĩ Đinh Bá Hòa chỉ cũng cấp thông tin rằng, tượng Phật Lồi ở Hải Giang là tượng thần Shiva do người Chăm tạc bằng đá xanh. Chỉ có người Chăm mới có kỹ thuật tạc tượng cao siêu như thế. Pho tượng có thể có niên đại khoảng thế kỷ XI, tức là cách nay gần 1.000 năm.
Pho tượng ngoài biển Đông
Trên lưng chừng quả núi hoang vắng không có người ở, ngoài hòn đảo, nơi vịnh nước tuyệt đẹp, có một ngôi chùa nhỏ lẫn trong những tảng đá khổng lồ. Trong ngôi chùa ấy, có một pho tượng vô cùng kỳ bí, được người dân tôn như vị thần.
Vị thần kỳ lạ ấy ngày ngày hướng mắt ra biển, bảo hộ cuộc sống dân chài. Người nghèo tìm đến xin lộc “ngài” đều cho, kẻ trộm thì “ngài” hành cho khốn khổ.
Người dân đồn rằng, “ngài” bảo hộ cho dân chài Hải Giang cả trăm năm nay, được bình yên, no ấm.
Pho tượng Phật Lồi |
Xã đảo Nhơn Hải (TP. Quy Nhơn, Bình Định), vắng bóng người. Núi đá, cây cối trơ trọi. Đi mãi chẳng thấy nếp nhà nào. Người dân hầu như sống dưới thuyền, hoặc cư ngụ ở hẻm núi khuất bóng, hay sau những rặng thông bãi cát.
Ra đến bãi biển Hải Giang, thấy nhà cửa thưa thớt, tìm mãi mới thấy người để hỏi lên chùa Linh Sơn.
Toàn bộ sườn núi rộng mênh mông không có bóng nhà. Chùa Linh Sơn nhỏ bé lẫn trong những khối đá khổng lồ trắng xóa. Cụ ông Trương Long, 83 tuổi, nhẩn nha nhặt những lá vàng rớt dưới sân chùa.
Cụ Trương Long trước chùa Linh Sơn |
Từ bấy đến nay, không có vị nào tìm ra nữa. Người dân phải mua khóa, thay nhau trông nom chùa. Cụ Trương Long được người dân thôn Hải Giang tin tưởng, giao cho chìa khóa, ngày ngày hương khói, trông nom ngôi chùa và pho tượng quý.
Tôi hỏi: “Pho tượng trong chùa quý như vậy, mà cụ thì đã già, chùa lại ở chỗ heo hút, liệu có an toàn trước bọn trộm không ạ?”.
Cụ Trương Long bảo: “Ngày trước, chùa chẳng có cửa, cũng chẳng có ai trông nom, và đã bị trộm nhiều lần, nhưng có tên trộm nào khênh được tượng đi đâu. Ngài thiêng lắm, sẽ vật chết kẻ nào dám động vào ngài”.
Chữ cổ sau lưng tượng hiện chưa dịch được |
Cụ Trương Long đứng trước sân vái mấy lần, rồi mới mở cửa nách, để vào chính điện.
Pho tượng ngồi trên bệ thờ uy nghi, không phải là tượng Phật. Pho tượng được khoác chiếc áo màu vàng, đội mũ vàng.
Cụ Trương Long bảo: “Hàng năm, chỉ đến ngày lễ hội, người dân mới cởi áo, giặt giũ và tắm cho tượng bằng nước thơm. Thậm chí, nhà khoa học đến nghiên cứu, cũng phải hỏi ý kiến dân làng, rồi hành lễ cẩn thận lắm mới dám cởi áo cho tượng.
Tui cởi áo cho ngài, tức là coi cậu như nhà nghiên cứu. Nhờ cậu chụp lại những dòng chữ sau lưng ngài, rồi xem ai dịch được giúp dân làng tui, thì tốt biết mấy.
Bao năm qua, dân Hải Giang mong mỏi giải mã được thân thế ngài, hoặc chí ít là những thông tin về ngài, mà vẫn bặt tăm, thiệt là buồn lắm!”.
Vịnh Hải Giang |
Đó là một pho tượng ở trần, ngồi trong tư thế hoa sen. Pho tượng cao gần 1m. Pho tượng để râu dài, đội mũ, nên không phải là tượng Phật. Thế nhưng, người dân trong vùng lại gọi pho tượng này là Phật Lồi.
Cái tên tượng Phật Lồi nổi tiếng đến nỗi, người dân quên mất cả tên ngôi chùa Linh Sơn, mà gọi là chùa Phật Lồi.
Điều khá đặc biệt, pho tượng cõng theo một tấm bia bằng đá sau lưng. Tấm bia hình ngũ giác cao 60cm, rộng 45cm, dày 10cm. Tấm bia có 12 dòng chữ cổ.
Mặc dù đã trải ngót ngàn năm, nhưng những nét chữ khắc trên bia vẫn sắc nét, dường như chưa có sự tác động của thời gian.
Theo cụ Trương Long, trước năm 1945, Viện Viễn Đông bác cổ của Pháp đã lấy mẫu chữ ở bia đá sau lưng tượng Phật Lồi đem đi nghiên cứu, nhưng không có kết quả.
Sau này, tiến sĩ Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định cũng đã có mấy lần lấy mẫu chữ gửi đi cả TP.HCM và Hà Nội để phân tích, song cũng không ai đọc được.
Một số nhà khoa học khi xem xét pho tượng, thì bảo với cụ Trương Long rằng, chữ đó tương đối giống chữ Phạn cổ, nhưng cũng không loại trừ khả năng là chữ Chăm cổ.
Tiến sĩ Đinh Bá Hòa chỉ cũng cấp thông tin rằng, tượng Phật Lồi ở Hải Giang là tượng thần Shiva do người Chăm tạc bằng đá xanh. Chỉ có người Chăm mới có kỹ thuật tạc tượng cao siêu như thế. Pho tượng có thể có niên đại khoảng thế kỷ XI, tức là cách nay gần 1.000 năm.
Nhận xét
Đăng nhận xét