NHỮNG TỤC LỆ MAI TÁNG KỲ LẠ TRÊN THẾ GIỚI


1- Mộc táng
Tại Tây Tạng, người Nyingchi và Kangbei có một tục lệ khác với nhiều nơi khác. Khi những đứa trẻ không may chết sớm, chúng được treo trên cây (mộc táng) thay vì chôn dưới mặt đất. Thi thể các em bé sẽ được rửa sạch và cho vào một chiếc hộp gỗ nhỏ trước khi treo lên cây.
Bé trai được treo trên cao, còn bé gái lại mắc xuống thấp hơn ở phía dưới. Bố mẹ hay người nhà thường treo quan tài các bé lên những cây cao mọc trong rừng hay tại các ngã ba của con sông. Họ tin rằng làm như thế, linh hồn các bé sẽ dễ dàng bay tới thiên đàng và không quay về phá quấy, làm hại những đứa trẻ khác.
phong tuc tap quan
Thi thể của các em bé được treo trên cây để có thể lên thiên đường một cách dễ dàng 
2- Kiến táng
Người dân ở Solomon sinh sống tại vùng biển Nam Thái Bình Dương theo truyền thống không chôn cất người chết. Họ đặt thi thể người đã khuất tại những nơi hoang vắng để kiến ăn hết phần da thịt (kiến táng). Riêng hộp sọ sau đó được thu lượm lại và mang tới một hòn đảo nhỏ được gọi là Nusa Kunda, giống khu vực nghĩa trang.
Hộp sọ mang lên đảo thường đặt theo từng nhóm trong các ngôi mộ chung, được xây dựng đơn sơ bằng gỗ, đá và các tảng san hô tìm thấy trên đảo. Mỗi làng thường có một hoặc hai ngôi mộ như thế để mai táng cho các thành viên.

3- Huyền quan bí ẩn tại Tứ Xuyên

Vùng đất cằn cỗi Cung Hiền của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc có một nghĩa trang được hình thành trên mặt những vách đá dựng đứng với hơn 100 huyền quan lơ lửng trong không trung. Huyền quan (quan tài treo) là tập tục mai táng cổ xưa của người thiểu số, xuất phát từ bộ tộc Bo đã biến mất từ khoảng 500 năm trước.
Vùng đất cằn cỗi Cung Hiền của tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, có một nghĩa trang được hình thành trên mặt những vách đá dựng đứng với hơn 100 huyền quan lơ lửng trong không trung. Huyền quan (quan tài treo) là tập tục mai táng cổ xưa của người thiểu số, xuất phát từ bộ tộc Bo đã biến mất từ khoảng 500 năm trước.
phong tuc tap quan the gioi
Tới Tứ Xuyên, ghé mảnh đất Cung Hiền để chiêm ngưỡng kỳ quan trên vách đá với hơn 100 quan tài 
Người Bo là bộ tộc thiểu số sinh sống ở miền đất giáp ranh giữa tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam. Họ tin rằng người chết ở trên cao sẽ được ở gần sự che chở của thần linh hơn, mặt khác lại không bị thú dữ hay kẻ thù phá phách. Vì thế các quan tài được treo cao trên những vách đá dựng đứng.
Tại vùng đất này, chuyen la là những "ngôi mộ" lâu đời nhất có niên đại tới 3.000 năm, còn những huyền quan mới nhất là cách đây đã 5 thế kỷ, vậy mà không hề có cỗ quan tài nào bị mục nát hay gãy, vỡ. Những áo quan xưa được làm từ thân cây lâu đời rất cứng, dài 2-3 m, gọt rỗng bên trong. Sau nghi lễ an táng, người chết và cỗ quan tài sẽ được đưa lên vách đá trên cao. Cho đến bây giờ, người ta tìm thấy cỗ quan tài cao nhất được treo trên độ cao 103 m và thấp nhất là 10 m.
Cho tới nay, vẫn chưa có lời giải thích xác đáng cho việc làm thế nào người thời xưa có thể đưa những cỗ quan tài nặng như thế lên độ cao vài chục mét tại vách đá dựng đứng. 
4- Thiên táng
Dakhma (Ngọn tháp im lặng) là kiến trúc cổ xưa của đạo Zoroastrian (Bái Hỏa giáo) tại Ba Tư. Một Dakhma thường có dạng hình trụ tròn, khá cao và được sử dụng để phơi xác chết của con người ra ngoài thiên nhiên (thiên táng). Ánh nắng mặt trời giúp xác chết phân hủy nhanh hơn và việc để lộ thiên thế này sẽ thu hút những loài chim chuyên ăn xác đến rỉa.
Những người theo đạo Bái Hỏa giáo tin rằng xác chết là một trong những thứ không trong sạch. Linh hồn một người chết khi vừa rời khỏi cơ thể sẽ có những con quỷ ăn xác lập tức nhập vào và làm ô uế mọi thứ xung quanh bằng tà khí.
Vì vậy, để ngăn ngừa sự lây nhiễm của quỷ, xác chết phải được đặt ở tầng cao nhất của ngọn tháp, tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời và các loài chim ăn thịt. Thông qua cách này, quá trình thối rữa cùng tà khí của quỷ sẽ được thanh tẩy. Người theo Bái Hỏa giáo không thiêu xác chết vì họ cho rằng việc này sẽ làm ô uế ngọn lửa thần.
5 -  Động táng
Những hang động cheo leo trên đỉnh núi ở miền Tây xứ Thanh từng là nơi an táng hàng trăm quan tài theo nghi thức động táng.
Có biết bao điều huyền bí chưa thể giải thích ở quê hương Thanh Hóa gây tò mò cho du khách thập phương. Bên cạnh dòng suối cá thần ở Cẩm Thủy và cây ổi biết “cười” ở Thọ Xuân, động táng người ở huyện Quan Sơn cũng là điểm thu hút các du khách hiếu kỳ.
Ở huyện miền tây Thanh Hóa này, hàng trăm quan tài đã được phát hiện tại các hang như hang Phi, hang Cáng, hang Ké, hang Co Phày. Nhưng hang Lũng Mu hay hang Ma trên núi Pha Cáng thuộc bản Khằm, xã Hồi Xuân được xem là khu động táng phát hiện sớm và lớn nhất ở Việt Nam.
Bạn sẽ có cảm giác lạnh gáy hay điện chạy dọc sống lưng khi chứng kiến ngay từ cửa hang là la liệt quan tài, mang hình dáng con thuyền độc mộc được làm bằng thân gỗ lớn. Mỗi chiếc được khoét hình người với hai đầu nhỏ thon dần, khúc giữa phình to, hai đầu khoét hai cái núm như chuôi vồ, có thể dùng để khiêng. Sau khi trấn tĩnh và quan sát, bạn sẽ thấy hang Ma khá rộng gồm ba hang nhỏ, gió thông qua hai cửa nên khô ráo, không khí thoáng đãng và có đủ ánh sáng.
Bên trong hang thứ nhất là hàng chục bộ quan tài cổ, một số đã bị thời gian hủy hoại, cũng có một số bị cạy bật ván thiên nhưng phần lớn còn tương đối nguyên vẹn. Hang thứ hai nhỏ hơn, muốn qua được phải chui qua lối nhỏ. Bên cạnh một số ít quan tài chứa vài mảnh xương và đồ gốm thời tiền sử, phần nhiều quan tài gỗ ở đây không có hài cốt và vật dụng chôn theo.
Hang thứ ba ở cuối cùng với nhiều cỗ quan tài còn nguyên vẹn nhất. Vào sâu trong hang, bạn còn bắt gặp các quan tài bằng gỗ của người xưa được "treo" trên các vách đá. Các quan tài trong hang đủ kích cỡ, cái lớn ài 2,8 m, rộng 0,48 m; cái nhỏ dài 1,4 m, rộng 0,28 m. Nhiều quan tài chỉ dài khoảng 1 m có lẽ dùng mai táng trẻ xấu số.
Chỉ tính riêng khu vực thị trấn Quan Hóa có đến gần 10 hang động lớn nhỏ chứa đựng hàng trăm quan tài cổ. Điều này cho thấy vùng đất Quan Hóa đang lưu giữ trong mình một nền văn hóa cổ xưa còn ngủ yên trong hang đá. Đến đây, du khách không chỉ được tận mắt thấy những điều tưởng chừng chỉ có trong truyền thuyết hay các câu chuyện truyền tai bí ẩn, mà còn có dịp tham quan, khám phá tập tục của người cổ xưa.
6- Tục sơn táng của người Chachapoya ở Peru
Cách thành phố Chachapoyas miền Tây Bắc đất nước Peru khoảng 30 dặm, dưới thung lũng Utcubamba có một vách đá lởm chởm kỳ bí. Trận động đất năm 1928 khiến những ngọn đồi núi rung chuyển mạnh, đất đá rơi xuống dòng sông kèm theo những vật có hình thù ấn tượng. Đó là các bức tượng đất hình người cao khoảng 7 feet (hơn 2 m) với phần đầu có hàm rộng gần giống như tượng trên đảo Phục Sinh (Chile).
ky la phong tuc mai tang
Tục sơn táng của người Chachapoya ở Peru
Các nhà khảo cổ học được mời đến và họ rất hứng thú với những gì nghiên cứu được bởi đây chính là purunmachu – tên gọi chỉ những quách (quan tài) mà người người Chachapoya đặt thi hài sau khi qua đời. Một khám phá hiếm có và rất quý báu bởi phần còn lại đã bị những kẻ trộm mộ mang đi.
Các nhà nghiên cứu nhận định những cỗ quan tài đặc biệt này được làm từ bùn và rơm. Người Chachapoya dựa phần thân vào một bức tường rồi sau đó từ từ đắp thành hình người với trụ đứng bên trong. Sau khi hoàn thành, họ mang ra phơi và sơn trắng rồi vẽ trang trí cho mặt, thân mình.
Với cư dân Chachapoya, một thế kỷ sau khi có sự xuất hiện và chịu những ảnh hưởng của người Tây Ban Nha, họ gần như bị quét sạch trên trái đất. Nhiều người tin rằng người Chachapoya sống biệt lập và không có sự giao lưu với người Peru bản địa lúc bấy giờ do đó không có nguồn DNA để tiếp tục duy trì nòi giống. Một khi nền văn hóa của họ đã biến mất, những mộ cổ này cũng trôi vào quên lãng.

7- Các tập tục chôn cất rùng rợn của người Tây Tạng

Không chỉ có tục thiên táng, xẻ thi thể người quá cố làm mồi cho kền kền, người Tây Tạng còn nhiều tục lệ chôn cất kỳ lạ và không kém phần đáng sợ khác.
Thiên táng (điểu táng) là hình thức mai táng nổi tiếng "rùng rợn" của người Tây Tạng. Thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, người Tây Tạng đưa thi thể lên núi làm mồi cho đàn kền kền đói.
boi tinh yeu
Đàn kền kền bu vào thi thể người chết
Có hai hình thức thiên táng: cơ bản và long trọng. Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh thường sử dụng thiên táng cơ bản. Người chết đơn giản được mang lên núi để bọn kền kền tự tìm đến.
Cách thứ hai phức tạp và mang tính nghi thức hơn. Các Lạt Ma sẽ cầu nguyện cho người quá cố được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ. Thi thể được cầu nguyện, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng. Cuối cùng, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của cái xác để thuận tiện cho việc mang tới nơi an táng. Một người bạn thân hay thành viên trong gia đình sẽ đeo cái xác trên lưng.
Hành trình đến nơi an táng bắt đầu lúc sáng sớm, theo thầy phong thuy thì các thành viên trong gia đình đi cùng để tụng kinh và chơi nhạc đám ma nhưng phải giữ một khoảng cách nhất định với người chết. Thi thể người chết được đặt nằm sấp xuống mặt đá, các rogyapa (người xử lý xác chết) hoặc những bậc thầy chôn cất sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi thu hút đàn kền kền và bắt đầu công việc của mình với con dao sắc bén. Từ tóc đến nội tạng, cuối cùng là các chi của người quá cố được bóc tách và ném cho đám kền kền đói xúm lại. Rogyapa tiếp tục đập dập bộ xương còn lại, sau đó trộn với bột lúa mạch để đàn chim dễ "tiêu thụ hơn".
Đa số người Tây Tạng theo Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana), họ tin rằng các linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và cái xác còn lại chỉ là phần "con". Còn kền kền được tôn kính như linh vật thiêng liêng ở đây. Chúng không phải loài ăn xác thối ma quái mà là "thánh đại bàng". Người Tây Tạng tin rằng việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền cũng giống như đức Phật tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Vì thế, thi thể người chết được chim ăn sẽ nhanh chóng lên thiên đàng.
Đây mới là điều giải thích trọn vẹn cho tục mai táng tưởng chừng "nhẫn tâm" của người Tây Tạng.

Nhận xét