Những hình ảnh và tư liệu dưới đây được đăng tải trên tạp chí TIME của Mỹ, chuyên đề “Sống với Việt Cộng” (Life with the Viet Cong), số ra ngày 2/7/1965. (Nguồn ảnh từ thành viên giacaymamtep, diễn đàn TTVNOL).
Bài viết có tựa đề "Kẻ thù - lãnh đạo và binh sĩ của họ", là bài cuối trong loạt bài của nhà báo người Nhật Akihiko Okamura thực hiện trong khoảng thời gian tác nghiệp tại căn cứ của quân đội Giải phóng, nằm trong một khu rừng vùng Đông Nam bộ.
Trong bài này, ông Huỳnh Tấn Phát - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng khu Sài Gòn - Gia Định trả lời câu hỏi về các cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ của biệt động Sài Gòn và những dự định của quân đội Giải phóng khi chiếm được Sài Gòn. Bài viết cũng nói về việc nhà báo Nhật đã trở về Sài Gòn từ căn cứ của quân đội Giải phóng như thế nào.
Nối tiếp bài viết của Akihiko Okamura là loạt ảnh màu do hai nhà báo người Pháp Jean-Piere Moscardo và Gerald Robion thực hiện trong khu vực quân đội Giải phóng kiểm soát.
Jean-Piere Moscardo và Gerald Robion là hai nhà báo tự do, đã dành khoảng 3 tháng ở miền Nam Việt Nam trong nỗ lực liên hệ với quân Giải phóng. Đầu tháng 5/1965, họ đã gặp lực lượng Giải phóng ở một địa điểm thuộc Tây Nguyên, nhưng bị tình nghi là gián điệp của Mỹ. Sau khi tra hỏi, các chiến sĩ đã dẫn họ theo trên chặng đường tuần tra của mình.
Hình ảnh buổi tuyên tuyên truyền của quân đội Gải phóng cho nông dân trong rừng sâu. Khẩu hiện Đả đảo đế quốc Mỹ được treo lên trong buổi tuyên truyền.
Trên hành trình tuần tra, những chiến binh Giải phóng nghỉ chân tại những trạm nằm giữa rừng. Họ ăn xôi vào bữa trưa. Việc nấu nướng thực hiện bằng bếp lửa, khi chắc chắn rằng máy bay Mỹ không lởn vởn trên đầu.
"Họ di chuyển với trang bị nhẹ nhàng, sống nhờ vào những thứ lấy được của địch".
Du kích Giải phóng hành quân với trang bị nhẹ. Họ ngủ trên võng làm bằng vải dù nylon của Mỹ, đeo bao gạo cũng làm bằng vải dù Mỹ, đi dép “Hồ Chí Minh” làm từ lốp xe quân sự Mỹ viện trợ cho quân đội VNCH. Khi nghỉ ngơi họ đọc sách hướng dẫn chiến tranh du kích hoặc viết nhật ký của đơn vị.
Nhiều chiến sĩ dùng súng do Pháp sản xuất, có từ thời kỳ trước năm 1954.
Nhận xét
Đăng nhận xét