Hình tượng Rồng
Đối với các nước phương Đông, con rồng là kiệt tác sáng tạo nghệ thuật có lịch sử lâu đời. Trên thực tế, rồng chỉ là sản phẩm của nghệ thuật, vì nó không tồn tại trong thế giới tự nhiên mà là sự sáng tạo nghệ thuật siêu tự nhiên. Cùng với sự phát triển của lịch sử, từ lâu các nước phương Đông hình thành nên quan niệm phổ biến về con rồng, tổng hợp trong con vật linh thiêng này là trí tuệ, tín ngưỡng, niềm tin, lý tưởng, nguyện vọng, sức mạnh... Trải qua bao đời, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ ở mỗi nước phương Đông đã dần tạo cho con rồng trở thành biểu tượng cao quý và sức sống vĩnh hằng, có ảnh hưởng to lớn, ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống xã hội ở mỗi nước.
Đối với dân tộc Việt Nam, ngoài nét chung nói trên, rồng còn có ý nghĩa riêng, đó là nó chỉ dân tộc Việt Nam có xuất xứ từ con rồng cháu tiên. Từ câu chuyện huyền thoại chàng Lạc Long Quân lấy nàng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, sau nở thành một trăm người con, hình ảnh con rồng đã dần dần ǎn sâu vào tâm thức của người Việt. Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (rồng bay). Vùng Đông Bắc nước ta có Hạ Long (rồng hạ), một trong những thắng cảnh đẹp nhất nước. Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long (chín rồng). Không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi. Rồng là biểu tượng của sức mạnh, chính vì vậy mà các vua chúa đã lấy hình tượng rồng đại diện cho uy lực triều đình. Thời Lê, rồng trở thành bản mệnh của nhà vua. Hình tượng rồng được thêu lên tấm áo vua mặc.
Trong thời kỳ đất nước ta bị lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc, rồng Việt Nam chịu ảnh hưởng của những con rồng các thời Tần, Hán, Đường, Tống... và được cách điệu hóa dần dần để biến thành rồng hoàn chỉnh, tượng trưng cho uy quyền độc tôn của vua chúa phong kiến và thường được trang trí ở những nơi linh thiêng. Vào thế kỷ XI, dưới triều Lý, chế độ phong kiến Việt Nam bắt đầu được xác lập. Con rồng thật sự của Việt Nam đã được ra đời. Cho đến nay, rồng vẫn được sử dụng trong kiến trúc tôn giáo theo một số nét: mắt quỷ, sừng nai, tai thú, trán lạc đà, miệng lang, cổ rắn, vảy cá chép, chân cá sấu, móng chim ưng. Và con rồng luôn là hình ảnh sâu đậm trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.
Hình tượng con Rùa
Về mặt sinh học, rùa là loài bò sát lưỡng cư có tuổi thọ cao và thân hình vững chắc. Nó có thể nhịn ăn uống mà vẫn sống trong một thời gian dài. Rùa không ăn nhiều, nhịn đói tốt nên được coi là một con vật thanh cao, thoát tục. Trên bàn thờ ở các đền chùa, miếu mạo, chúng ta thường thấy rùa đội hạc, rùa đi với hạc trong bộ đỉnh thơm ngát và thanh tịnh.
Rùa tượng trưng cho sự trường tồn và bất diệt. Hình ảnh rùa đội bia đá, trên bia đá ghi lại sử sách của dân tộc Việt Nam chứng tỏ rùa là loài vật chuyển tải thông tin và văn hóa. Tuy không phải là con vật của Phật giáo, nhưng rùa cũng là biểu trưng cho sự trường tồn của Phật giáo. Trong một số ngôi chùa thời Lý - Trần, rùa được chạm thành tường bằng đá làm bệ đội bia. Dáng rùa đầu to, mập, vươn ra khỏi mai, mõm thuôn nhọn, mắt nhỏ, bốn chân khép sát vào thân mai. 82 tấm bia đã ghi tên tiến sĩ đỗ đạt được đặt trên lưng rùa, một con vật biểu hiện sự trường tồn, hiện còn lưu giữ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội là bằng chứng hùng hồn biểu hiện nền văn hiến bất diệt của dân tộc Việt Nam.
Hình tượng chim Phượng
Phượng là linh vật được biểu hiện cho tầng trên. Phượng thường có mỏ vẹt, thân chim, cổ rắn, đuôi công, móng chim cứng đứng trên hồ sen. Với ý nghĩa đầu đội công lý, mắt là mặt trời, mặt trăng, lưng cõng bầu trời, lông là cây cỏ, cánh là gió, đuôi là tinh tú, chân là đất, vì thế phượng tượng trưng cho cả vũ trụ. Khi phượng ngậm lá đề hoặc ngậm cành hoa đứng trên đài sen, nó biểu hiện là con chim của đất Phật. Tức là có khả năng giảng về đạo pháp, làm nhiệm vụ giống như các nữ thần chim: nhảy múa, hát ca chào mừng Phật pháp.
Quan niệm của người Việt Nam cho rằng phượng xuất hiện báo hiệu đất nước được thái bình. Chim phượng là loài chim đẹp nhất trong 360 loài chim. Nó có thân hình quyến rũ, kết tinh được vẻ đẹp, sự mềm mại, thanh lịch, vẻ duyên dáng của tất cả các loài chim. Chim phượng còn tượng trưng cho nữ tính, cho phái đẹp của tầng lớp quý phái.
Hình tượng con Hạc
Ở Việt Nam hạc là con vật của đạo giáo. Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa trong nhiều ngôi chùa, miếu..., hạc đứng trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất, giữa hai thái cực âm - dương. Hạc là con vật tượng trưng cho sự tinh tuý và thanh cao. Theo truyền thuyết rùa và hạc là đôi bạn rất thân nhau. Rùa tượng trưng cho con vật sống dưới nước, biết bò, hạc tượng trưng cho con vật sống trên cạn, biết bay. Khi trời làm mưa lũ, ngập úng cả một vùng rộng lớn, hạc không thể sống dưới nước nên rùa đã giúp hạc vượt vùng nước ngập úng đến nơi khô ráo. Ngược lại, khi trời hạn hán, rùa đã được hạc giúp đưa đến vùng có nước. Điều này nói lên lòng chung thuỷ và sự tương trợ giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, hoạn nạn giữa những người bạn tốt.
Hình tượng con Nghê
Con nghê - đồ án trang trí đặc sắc bắt đầu có ở nước ta từ bao giờ trong các chốn uy nghiêm như lăng tẩm, cung điện, đền, khán thờ, tấm chạm, cột, đầu đao đình làng và gắn liền trên các đồ vật như: hoành phi câu đối, đỉnh hương, chân đèn, dấu, ấn, triện, nắp chóe, vật bày thờ, nóc bình vôi hay thậm chí cả trên cái chặn giấy...? phải chăng các nghệ nhân muốn tạo nên con Nghê như một biểu tượng thuần việt?.
Ngê đồng, thế kỷ I-III | Đỉnh gốm men rạn có nắp thời Lê, tháng 4 niên hiệu Vịnh Hựu 2 (1736) | Tượng nghê gỗ chạm, triều Nguyễn thế kỷ XIX |
Nghê - con vật biểu trưng mang yếu tố huyền thoại, dũng mãnh, thiên biến vạn hóa, tượng trưng cho trí tuệ, là biến thể từ sư tử và chó dữ, có sức mạnh như chúa tể muôn loài. (Khi nghê hóa rồng biểu tượng cao cho quyền lực chính trực; khi nghê có mình chó thể hiện lòng trung thành; khi nghê có đuôi vút cao liên tưởng đến ngọc như ý; khi nghê đội giá sớ hay bài vị, thường toát ra vẻ cam chịu; khi nghê ngậm ngọc biểu tượng độc đáo của sự khôn ngoan (suy nghĩ, uốn lưỡi và lựa lời trước khi nói); khi nghê đứng chầu hai bên khán thờ vẻ uy nghiêm; khi nghê đeo lục lạc hay rỡn hí cầu… thể hiện sự tinh nghịch,vui tươi; khi nghê có lông hình xoắn ốc như trên đầu tượng phật mà người ta gọi là Phật ốc, Bụt ốc thể hiện sức mạnh toàn năng, phi phàm). Bằng nghệ thuật tạo dáng và kỹ thuật chạm khắc tinh tế, người nghệ nhân đã thể hiện những cảm thức sáng tạo và khiếu thẩm mỹ đặc sắc, nhất là khi nền văn hóa thuần Việt phục hồi sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.
Ngay từ thế kỷ (TK) I đến TK III, ở ta đã có tượng nghê đồng (hình 1). Đời Lý đã có tượng nghê ở hai nậm rượu. Từ TK XIII - XIV tới thời Chu Đậu (TK XVI - XVII) Nghê có trong bát hương và các bình trầm hương (Hình 2). Với nhiều loại chất liệu khác nhau, nghê được tạo từ đồng, gỗ chạm đến gốm tráng men các màu (hình 3). Ngoài ra còn có nghê đá đứng chầu hai bên cùng hai cây hương tại đền lăng của đại quan Vũ Vĩnh Tiến thời hậu Lê, xây năm 1660, tại Phù Mỹ - Đô Lương - Ân Thi (Hải Hưng). Các triều đại phong kiến Việt Nam trải qua bao biến động thăng trầm từ nhà Lý (TK XI) cho đến cuối đời Tây Sơn (TK XVIII), mà sự phát triển của kiến trúc đình, chùa, sự giàu có của giới quý tộc, trưởng giả càng đòi hỏi ngày một nhiều những phẩm vật tế tự, sinh hoạt và trưng bày, gắn với thời thịnh đạt nhất của con nghê. Thời Pháp thuộc, nhiều học giả Pháp đã chú ý đến con nghê qua những hình vẽ bằng bút sắt khá thú vị (Hình 4).
Ngay từ thế kỷ (TK) I đến TK III, ở ta đã có tượng nghê đồng (hình 1). Đời Lý đã có tượng nghê ở hai nậm rượu. Từ TK XIII - XIV tới thời Chu Đậu (TK XVI - XVII) Nghê có trong bát hương và các bình trầm hương (Hình 2). Với nhiều loại chất liệu khác nhau, nghê được tạo từ đồng, gỗ chạm đến gốm tráng men các màu (hình 3). Ngoài ra còn có nghê đá đứng chầu hai bên cùng hai cây hương tại đền lăng của đại quan Vũ Vĩnh Tiến thời hậu Lê, xây năm 1660, tại Phù Mỹ - Đô Lương - Ân Thi (Hải Hưng). Các triều đại phong kiến Việt Nam trải qua bao biến động thăng trầm từ nhà Lý (TK XI) cho đến cuối đời Tây Sơn (TK XVIII), mà sự phát triển của kiến trúc đình, chùa, sự giàu có của giới quý tộc, trưởng giả càng đòi hỏi ngày một nhiều những phẩm vật tế tự, sinh hoạt và trưng bày, gắn với thời thịnh đạt nhất của con nghê. Thời Pháp thuộc, nhiều học giả Pháp đã chú ý đến con nghê qua những hình vẽ bằng bút sắt khá thú vị (Hình 4).
Hình Lân chạm đá chùa Linh Quang, Hải Phòng, 1794 | Tượng sư tử, đồng, triều Nguyễn, TK XIX | Nghê men nhiều màu, triều Mạc - Lê Trung Hưng, TK XVI-XII |
Nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa con nghê với con lân – một trong “Tứ linh”. Nếu không để ý kỹ cũng khó phân biệt giữa nghê - con vật được biến tấu từ sư tử và cả chó cộng thêm sự sáng tạo của nghệ nhân. So sánh lân (Hình 5) với nghê, có thể suy luận nghê là linh vật đặc biệt của văn hóa Việt Nam, còn lân thuộc văn hoá Trung Hoa. Lân giống sư tử nhiều hơn, có sừng, thân hình tròn mập, đuôi ngắn, miệng ngậm ngọc hay ngồi chống chân lên quả cầu (Hình 6). Con nghê có kỳ mà không có sừng, dáng thanh, mình thon nhỏ, trông giống như dáng chó đuôi dài.Việc phân biệt này đôi khi cũng gây ra tranh cãi. Một số bình hương, chân đèn gốm Việt Nam thời Chu Đậu, cũng có hình lân, nhìn vào thấy rõ lân chứ không phải nghê. Tuy nhiên ngay cả “Vietnamese ceramics a separate tradition” của John Guy và Jonh Stevensen cũng đôi khi mắc lỗi ghi chú nhầm con nghê vào một số hình con lân bên nhiều bình hương trầm cần minh họa.
Người Việt nuôi trâu cày, nuôi chó giữ nhà và coi chúng thật gần gũi. Trong đời sống tinh thần, tổ tiên ta cần có linh vật để xua đuổi tà ma, ác quỷ và canh giữ cho gia chủ. Vì thế mà chó đá được dựng lên trước mỗi cổng làng, cổng đình, cổng nhà, ngoài đầu hồi… tại nhiều làng quê miền Bắc nước ta. Để bày trước điện thờ của các nhà giàu có, hay các đền thờ, đình, miếu… chó đá hóa linh, được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ (Hình 7), mà dần thành con nghê?
Mô típ trang trí được đồng bào dân tộc Dao Tiền phía Bắc nước ta rất ưa sử dụng là hình hai con chó “Tua chồ” chụm đầu lại. Người Dao Tiền xem như bùa hộ mệnh, vật linh thiêng bảo vệ cho chủ sở hữu tránh được thú dữ, thiên tai. Vậy chó “Tua chồ” được dệt trên vải thổ cẩm ở đuôi thắt lưng người Dao Tiền, với lối tạo hình cách điệu, phải chăng chính là hình tượng con Nghê?
Nghê có mặt trong nhà, từ dân dã đến trưởng giả, hay cung điện, đình, đền, chùa, lăng, miếu. Suốt nhiều thế kỷ, trên các bình hương, nậm rượu, không thể thiếu nghê ở những nơi tế tự. Sau khi thống nhất sơn hà, nhà Nguyễn - có lẽ do mặc cảm và thù ghét các dấu vết văn hóa thời Trịnh và Tây Sơn, nên đã ưa chuộng văn hóa Trung Quốc hơn. Có lẽ thế mà cùng với việc con rồng Việt uyển chuyển thời Lý, Trần, Lê được thay bằng con rồng Trung Hoa thân mập, vảy to, mặt ngắn; đồ gốm Tàu thay thế sản phẩm của những làng nghề truyền thống và dĩ nhiên con nghê ít được dùng, bị lai dần theo cách tạo hình con lân của Trung Hoa (Hình 8).
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Tú Anh ở Tp. Hồ Chí Minh hiện sở hữu bộ sưu tập nghê gỗ hơn năm mươi con, có niên đại từ thời Lê tới đầu Nguyễn. Xin chọn 3 con nghê của bà để giới thiệu và so sánh:
Người Việt nuôi trâu cày, nuôi chó giữ nhà và coi chúng thật gần gũi. Trong đời sống tinh thần, tổ tiên ta cần có linh vật để xua đuổi tà ma, ác quỷ và canh giữ cho gia chủ. Vì thế mà chó đá được dựng lên trước mỗi cổng làng, cổng đình, cổng nhà, ngoài đầu hồi… tại nhiều làng quê miền Bắc nước ta. Để bày trước điện thờ của các nhà giàu có, hay các đền thờ, đình, miếu… chó đá hóa linh, được khắc đẽo với những chi tiết oai vệ (Hình 7), mà dần thành con nghê?
Mô típ trang trí được đồng bào dân tộc Dao Tiền phía Bắc nước ta rất ưa sử dụng là hình hai con chó “Tua chồ” chụm đầu lại. Người Dao Tiền xem như bùa hộ mệnh, vật linh thiêng bảo vệ cho chủ sở hữu tránh được thú dữ, thiên tai. Vậy chó “Tua chồ” được dệt trên vải thổ cẩm ở đuôi thắt lưng người Dao Tiền, với lối tạo hình cách điệu, phải chăng chính là hình tượng con Nghê?
Nghê có mặt trong nhà, từ dân dã đến trưởng giả, hay cung điện, đình, đền, chùa, lăng, miếu. Suốt nhiều thế kỷ, trên các bình hương, nậm rượu, không thể thiếu nghê ở những nơi tế tự. Sau khi thống nhất sơn hà, nhà Nguyễn - có lẽ do mặc cảm và thù ghét các dấu vết văn hóa thời Trịnh và Tây Sơn, nên đã ưa chuộng văn hóa Trung Quốc hơn. Có lẽ thế mà cùng với việc con rồng Việt uyển chuyển thời Lý, Trần, Lê được thay bằng con rồng Trung Hoa thân mập, vảy to, mặt ngắn; đồ gốm Tàu thay thế sản phẩm của những làng nghề truyền thống và dĩ nhiên con nghê ít được dùng, bị lai dần theo cách tạo hình con lân của Trung Hoa (Hình 8).
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Tú Anh ở Tp. Hồ Chí Minh hiện sở hữu bộ sưu tập nghê gỗ hơn năm mươi con, có niên đại từ thời Lê tới đầu Nguyễn. Xin chọn 3 con nghê của bà để giới thiệu và so sánh:
Nghê, gỗ, thời Nguyễn, đầu thế kỷ XIX | Nghê, gỗ, thời Lê, TK XIV-XVII | Nghê, gỗ chạm, sơn thếp vàng của người Hoa vùng Nam Bộ, TK XVIII |
1. Tượng nghê, (gỗ chạm thời Lê - Bắc Bộ), ngồi trên bệ chống hai chân trước, dáng thu mình vươn cao, tư thế ngẩng đầu, cổ vươn, mặt hướng lên phía trên, mắt lồi, mũi nở, miệng rộng ngậm, tai có hình như tai voi nhỏ, có năm vòng râu xoăn nổi, bờm tóc kết thành bốn sóng to, đăng đối hai bên, ức nở, đầu, thân và đùi có chạm nổi vảy rồng, lưng khum có hình mây lửa, đao, mác, nhìn nghiêng chân và đùi là những tua hình mác uốn cong như sóng lượn, bàn chân có móng vuốt, đuôi vắt từ trái sang phải.
2. Tượng nghê, gỗ chạm thời Nguyễn, quỳ hai chân trước trên bệ, dáng vừa như rình mồi với tư thế như chuẩn bị phóng vút đi. Lông mày xoáy trôn ốc. Mắt lồi, mở to có lòng trắng và con ngươi, miệng ngậm nhưng vẫn chìa hai nanh dữ tợn, ria mép xoắn ốc, hai râu xoáy ốc dưới cằm như sư tử, mũi nở nhưng tẹt, hai tai vểnh. Đùi nổi rõ khối bắp thịt cuồn cuộn, cơ lưng gồng lên. Mông nở to, bờm và đuôi xoè hình lửa có xoắn ốc nổi rõ như xoắn ốc trên đầu tượng phật. Hai ngọn mây lửa ở cẳng chân sau. Bốn bàn chân xòe rộng, mỗi chân đều có bốn có móng vuốt như móng sư tử. Lớp sơn son thếp vàng được tô ở bên ngoài không đơn thuần chỉ là sơn để phủ mà còn góp phần tăng hiệu quả tả thực, phù hợp với mục đích thờ cúng. Ngoài việc tiếp thu những mô típ hình lửa, đao, mác như thời Lê, trong nghệ thuật tạc gỗ kết hợp với chạm khắc, nghệ nhân thời Nguyễn còn đi sâu vờn tròn các khối tượng cũng như các chi tiết trang trí, tả thực cơ bắp đùi, mông, lưng, móng vuốt, lông mày của con nghê.
3. Tượng nghê, gỗ, chạm của Người Hoa ở Nam Bộ, chạm khắc đơn giản, sơn đen phủ tượng, sau đó phủ ra ngoài lớp thếp vàng óng ánh. Nghê ngồi trên bệ, hai chân sau thu lại, đứng thẳng hai chân trước vòng cuốn cổ đeo ba lục lạc, cổ vươn cao, ngẩng đầu có ba sừng, miệng ngậm ngọc, bờm và lông trên sống lưng dựng đứng như một hàng kỳ có nhiều tua tia lửa chạy suốt từ đỉnh đầu đến sống đuôi. Ngoài ra còn có dải chấm tròn nổi khối (đăng đối hai bên dưới mép hàng kỳ tiếp xúc với gáy nghê nổi khối trên lưng nghê). Ở nách có ba tia đao mác, giữa cẳng chân có ba u tròn và ba tia đao mác chạm nổi đăng đối hai bên. Bàn chân trước có ba ngón không chạm rõ vuốt, phía sau chân trước có ba u tròn nổi rõ. Cùng chất liệu gỗ, chạm, cùng miêu tả nghê, nhưng với 3 thời kỳ khác nhau, ta có ba con Nghê với những giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật khác nhau.
Con nghê thời Lê, niên đại sớm hơn (khoảng TK XVI - XVII) với cách tạo dáng vững chãi, nửa như đứng chầu, nửa như muốn bay lên trong khoảnh khắc muốn hóa rồng. Những mảng khối âm, dương hoà quyện khá tinh tế tạo nên một dáng vẻ tự tin. Nghệ thuật tạo hình phối hợp yếu tố chạm khắc trang trí vừa đơn giản, vừa cách điệu đã tạo nên những chi tiết vừa khỏe khoắn, khúc chiết, vừa mềm mại, thanh thoát, mang tính trang trí cao. Mây hình ngọn lửa, đã trở thành như một dấu hiệu, như một chữ ký của những tác phẩm trang trí thời Lê. Những vẩy rồng trên đầu và thân tạo cho nghê thêm linh thiêng.
Con nghê thời Nguyễn, niên đại muộn hơn (khoảng đầu TK XIX), kích thước nhỏ hơn, hình khối căng tròn đầy và có xu hướng tả thực ở lưng, chân, đùi. Những râu, ria, bờm, tóc và đuôi được diễn tả bằng những đường nét trang trí khá trau chuốt, tỉ mỉ thậm chí đến mức cầu kỳ. Dáng nghê nhìn từ đằng sau có phần thô và nặng nề, với cái đuôi xòe tròn, xoắn ốc, hai chân thô và ngắn có đôi tai vểnh như tai miêu… hao hao như những hình mẫu kiểu con lân của Trung Quốc.
Con nghê do người Hoa ở Nam bộ làm (khoảng TK XVIII) các chi tiết chạm không rườm rà, ngược lại được diễn tả mượt mà, đơn giản, có nhiều khối hình như được chuốt tới mức nhẵn phồng, căng bóng. Đặc điểm và nét dáng con nghê này gần giống với chó có đầu hơi to trong đời sống thực. Nơi sông nước, kênh rạch, trong suốt quá trình khẩn hoang, con chó luôn gần gũi, gắn bó với con người Nam Bộ nói chung và người Hoa nói riêng. Dần theo năm tháng, được biến thể thành con nghê. Nhờ sự gắn bó lâu đời nên thẩm mỹ tạo hình của người Hoa ở Nam Bộ cũng “Việt hóa”, đơn giản, chân phương, phóng khoáng, không cầu kỳ làm điệu. Do đó, con nghê có vẻ đẹp riêng, mà không bị ảnh hưởng, sao chép những công thức tạo hình bóng bảy, cầu kỳ như tổ tiên họ ở Trung Quốc vẫn hay làm.
2. Tượng nghê, gỗ chạm thời Nguyễn, quỳ hai chân trước trên bệ, dáng vừa như rình mồi với tư thế như chuẩn bị phóng vút đi. Lông mày xoáy trôn ốc. Mắt lồi, mở to có lòng trắng và con ngươi, miệng ngậm nhưng vẫn chìa hai nanh dữ tợn, ria mép xoắn ốc, hai râu xoáy ốc dưới cằm như sư tử, mũi nở nhưng tẹt, hai tai vểnh. Đùi nổi rõ khối bắp thịt cuồn cuộn, cơ lưng gồng lên. Mông nở to, bờm và đuôi xoè hình lửa có xoắn ốc nổi rõ như xoắn ốc trên đầu tượng phật. Hai ngọn mây lửa ở cẳng chân sau. Bốn bàn chân xòe rộng, mỗi chân đều có bốn có móng vuốt như móng sư tử. Lớp sơn son thếp vàng được tô ở bên ngoài không đơn thuần chỉ là sơn để phủ mà còn góp phần tăng hiệu quả tả thực, phù hợp với mục đích thờ cúng. Ngoài việc tiếp thu những mô típ hình lửa, đao, mác như thời Lê, trong nghệ thuật tạc gỗ kết hợp với chạm khắc, nghệ nhân thời Nguyễn còn đi sâu vờn tròn các khối tượng cũng như các chi tiết trang trí, tả thực cơ bắp đùi, mông, lưng, móng vuốt, lông mày của con nghê.
3. Tượng nghê, gỗ, chạm của Người Hoa ở Nam Bộ, chạm khắc đơn giản, sơn đen phủ tượng, sau đó phủ ra ngoài lớp thếp vàng óng ánh. Nghê ngồi trên bệ, hai chân sau thu lại, đứng thẳng hai chân trước vòng cuốn cổ đeo ba lục lạc, cổ vươn cao, ngẩng đầu có ba sừng, miệng ngậm ngọc, bờm và lông trên sống lưng dựng đứng như một hàng kỳ có nhiều tua tia lửa chạy suốt từ đỉnh đầu đến sống đuôi. Ngoài ra còn có dải chấm tròn nổi khối (đăng đối hai bên dưới mép hàng kỳ tiếp xúc với gáy nghê nổi khối trên lưng nghê). Ở nách có ba tia đao mác, giữa cẳng chân có ba u tròn và ba tia đao mác chạm nổi đăng đối hai bên. Bàn chân trước có ba ngón không chạm rõ vuốt, phía sau chân trước có ba u tròn nổi rõ. Cùng chất liệu gỗ, chạm, cùng miêu tả nghê, nhưng với 3 thời kỳ khác nhau, ta có ba con Nghê với những giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật khác nhau.
Con nghê thời Lê, niên đại sớm hơn (khoảng TK XVI - XVII) với cách tạo dáng vững chãi, nửa như đứng chầu, nửa như muốn bay lên trong khoảnh khắc muốn hóa rồng. Những mảng khối âm, dương hoà quyện khá tinh tế tạo nên một dáng vẻ tự tin. Nghệ thuật tạo hình phối hợp yếu tố chạm khắc trang trí vừa đơn giản, vừa cách điệu đã tạo nên những chi tiết vừa khỏe khoắn, khúc chiết, vừa mềm mại, thanh thoát, mang tính trang trí cao. Mây hình ngọn lửa, đã trở thành như một dấu hiệu, như một chữ ký của những tác phẩm trang trí thời Lê. Những vẩy rồng trên đầu và thân tạo cho nghê thêm linh thiêng.
Con nghê thời Nguyễn, niên đại muộn hơn (khoảng đầu TK XIX), kích thước nhỏ hơn, hình khối căng tròn đầy và có xu hướng tả thực ở lưng, chân, đùi. Những râu, ria, bờm, tóc và đuôi được diễn tả bằng những đường nét trang trí khá trau chuốt, tỉ mỉ thậm chí đến mức cầu kỳ. Dáng nghê nhìn từ đằng sau có phần thô và nặng nề, với cái đuôi xòe tròn, xoắn ốc, hai chân thô và ngắn có đôi tai vểnh như tai miêu… hao hao như những hình mẫu kiểu con lân của Trung Quốc.
Con nghê do người Hoa ở Nam bộ làm (khoảng TK XVIII) các chi tiết chạm không rườm rà, ngược lại được diễn tả mượt mà, đơn giản, có nhiều khối hình như được chuốt tới mức nhẵn phồng, căng bóng. Đặc điểm và nét dáng con nghê này gần giống với chó có đầu hơi to trong đời sống thực. Nơi sông nước, kênh rạch, trong suốt quá trình khẩn hoang, con chó luôn gần gũi, gắn bó với con người Nam Bộ nói chung và người Hoa nói riêng. Dần theo năm tháng, được biến thể thành con nghê. Nhờ sự gắn bó lâu đời nên thẩm mỹ tạo hình của người Hoa ở Nam Bộ cũng “Việt hóa”, đơn giản, chân phương, phóng khoáng, không cầu kỳ làm điệu. Do đó, con nghê có vẻ đẹp riêng, mà không bị ảnh hưởng, sao chép những công thức tạo hình bóng bảy, cầu kỳ như tổ tiên họ ở Trung Quốc vẫn hay làm.
Hình tượng con Dơi
Ngoài những mô típ trang trí theo kiểu truyền thống: long, ly, quy, phượng… tại một số đình làng, người nghệ nhân còn khắc hình ảnh con dơi.
Trong phong thủy con dơi là linh vật biểu tượng sự may mắn, an lành. Con dơi có âm Hán – Việt là phúc, đọc trùng âm với chữ phúc trong từ hạnh phúc, sung sướng. Vì thế người ta đã lấy con vật này để chỉ niềm hạnh phúc sung sướng, cầu mong hạnh phúc đến với mọi người. Thông thường để có hạnh phúc viên mãn người ta trang trí năm con dơi tượng trưng cho ngũ phúc. Năm điều phúc đó là, thọ tức là sống lâu, phú tức là giàu có, khang ninh tức là yên ổn và có sức khỏe, du hảo đức tức là yêu mến đức hạnh, khảo chung mệnh tức là chết mà không bệnh tật khi tuổi già.
Hình ảnh con dơi đang bay, miệng ngậm đồng tiền lớn, hay hình ảnh con dơi ngậm chiếc khánh đá, con dơi ngậm chữ thọ, con dơi ngậm hoa cúc… được các nghệ nhân khắc hoặc đắp nổi có lẽ đều mang ý nghĩa nhất định. Con dơi ngậm khánh đá tức là con dơi ấy đang mang đến niềm may mắn, bởi chữ khánh có nghĩa là vui vẻ, hạnh phúc, phần thưởng. Khi nó kết hợp với con dơi tức là Phúc Khánh có ý nghĩa càng làm tăng sự hạnh phúc sung sướng và may mắn gấp bội. Con dơi ngậm chữ thọ khi người ta kết hợp hai chữ phúc và thọ lại để chỉ một thông điệp mà ai ai cũng mong muốn có được. Đó là sự giàu có sung sướng hạnh phúc và sống lâu trăm tuổi. Hình ảnh con dơi ngậm tiền cũng không nằm ngoài ý nghĩa ấy. Như vậy, có thể thấy sự phối hợp giữa hình ảnh con dơi và các hình tượng đi kèm nó để làm tăng sức biểu cảm của hình tượng mà không làm mất đi tính thẩm mỹ.
Hình tượng con Hổ
Hình tượng con hổ trong văn hóa Việt
Ít nơi nào con hổ mang nhiều tên gọi như ở Việt Nam. Điều đó chứng tỏ vị trí quan trọng của nó trong đời sống văn hóa của người dân. Điều thú vị là cùng với thời gian, sự phát triển của đời sống và tôn giáo, con hổ đã trở thành một linh thú mang rất nhiều nét tính cách của xã hội Nam Á.
Quan hệ đa dạng giữa người và hổ
Việt Nam thuộc vùng ngữ hệ Nam Á, có đặc thù riêng về môi trường phù hợp cho sự phát triển của loài hổ. Sự phong phú về tên gọi thuần Việt và lịch sử lâu đời của loài hổ trong tiến hóa cũng như trong hệ 12 con giáp là yếu tố quan trọng để xác định lịch sử Nam Á.
Hổ không chỉ là biểu tượng của sức mạnh mà còn mang quyền uy chi phối hung dữ của kẻ anh hùng. |
Trong số các tên gọi nêu trên, tên được dùng phổ biến và tồn tại trên văn bản, các cùng nhiều nhất là hổ. Trong dân gian, với những đẳng cấp và những giai cấp khác nhau, người ta còn gọi hổ là: Hùm, cọp, ông ba mươi, bà um... Khi nhận ra vị trí của hổ trong rừng, người ta còn gọi nó bằng ba tiếng "Chúa sợ lâm" uy quyền, sau đó được nhấn mạnh thêm là "Chúa tể sơn lâm" hoặc 'Chúa tể Sơn Lâm".
Dù là con vật hoang, rất ít khi được thuần phục nhưng hổ đã có sự gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của người dân Việt, trong đời sống thường nhật và tôn giáo. Nó không chỉ là biểu tượng của sức mạnh mà còn mang quyền uy chi phối hung dữ của kẻ anh hùng. Sức mạnh này buộc con người phải nghĩ cách để khuất phục hổ. Có thể thấy trong dân gian còn tồn tại câu chuyện về một cuộc đấu trí giữa hổ và người, trong đó, con trâu, kẻ vốn đã bị con người thuần phục và con hổ, kẻ luôn tìm cách áp chế con người được đặt đối xứng nhau để so sánh. Con hổ, từ khía cạnh phá hoại, nó đã mang lại cho con người nhiều mối lo.
"Mối quan hệ ban đầu của hổ với con người là sự đối địch", nhà nghiên cứu, TS. Cung Khắc Lược bình luận:"Tuy nhiên, sự ý thức được của con người thông minh về sức mạnh của loài hổ đã khiến họ nhận ra việc đối phó và chung sống với hổ là cần thiết. Trong lịch sử viết theo thể ký có rất nhiều chuyện đã kể lại mối quan hệ của hổ với con người. Bố cái đại vương Phùng Hưng là một người phục hổ bằng tay không. Nhân vật nào phục được hổ chắc chắn là anh hùng trong thiên hạ". Cho đến giờ, khi con người đã có nhiều cách để khuất phục hổ, thì tình quan hệ hai loài vẫn không phải là quan hệ chủ tớ, hổ luôn chiếm một vị trí ngang hàng.
Sự khôn khéo của con người trong cách đối xử với hổ còn mang lại lợi ích về mặt sức khỏe theo quan niệm của Đông y. Cao hổ có thể làm thay đổi chất lượng sức khỏe con người, cứu bệnh hiểm nghèo, giúp bệnh ung thứ, cứu người hậu sản... Đó là một trong những lý do quan trọng khiến cứ dân Nam Á trân trọng hổ,
Con vật của tôn giáo và thống lĩnh
Tranh Ngũ hổ - một hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam |
Hình ảnh con hổ trong đời sống người Nam Á ăn rất sâu, chiếm lĩnh một khoảng lớn. Những đặc tính của hổ được so sánh với những gì được cho là tốt, mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày. Ví dụ như: "Ăn như hổ", "hùng như hổ", "hổ dữ không ăn thịt con", "đừng vuốt râu hùm"... Nó còn nói khá nhiều trên bình diện quan trọng trong một đời sống xã hội với thiết chế xã hội như: "Chơi với vua như chơi với hổ"...
Chính vì sức mạnh đó, không chỉ ở phương Đông, rất nhiều nơi trên thế giới có đại hội sơn lâm. Với tư cách là chúa tể, nó đóng vai trò của quyền uy thống trị, có vai trò điều phối, chia khu vực sơn lâm cho các dã thú khác. Đó là vai trò anh hùng. Đến khi có chủ nghĩa anh hùng phong kiến thì hổ (vai đại bàng) là biểu tượng của anh hùng độc lập. Có thể thấy điều này qua những bức tranh cổ vẽ cảnh hổ đang gầm mặt trời. Lúc này, hổ là anh hùng giang hồ chống phá lại thể chế, không bị hàng phục dưới bất kỳ một chính thể tập quyền nào".TS. Cung Khắc Lược đánh giá.
Cho đến nay, vùng văn hóa Đông Á rất chuộng hổ, ngày Tết thích treo tranh hổ, đó không phải chỉ để biểu tượng cá tính. Hình tượng hổ còn mang chủ nghĩa nhân đạo, quyền uy, ngay ngắn và đáng nể cùng với công năng về y tế và mỹ thuật khiến hổ sở hữu một phẩm hạnh rất cao để có thể trở thành một linh vật của tôn giáo. Hổ chiếm tòan bộ vũ trụ, ngự 5 phương, được gọi là ngũ hổ, ngũ dinh.
Theo các nhà nghiên cứu thì đạo mẫu đã lấy con hổ làm biểu tượng cho quyền uy. Ngũ hổ là chủ thể quyền uy 5 phương, có một sức mạnh lớn và nhờ sức mạnh có tính chi phối đó, vạn vật có trật tự. Về mặt quan hệ xã hội, 5 phương chính là cộng đồng và đây chính là cộng điểm tuyệt vời đưa hổ lên tầm của sự đại đồng và bảo hộ. TS. Nguyễn Mạnh Cường, Viện Tôn giáo cho rằng, sau khi triết học Trung Hoa thâm nhập vào Việt Nam, tinh thần của loại triết thuyết này với ngũ sắc đã kết hợp đạo mẫu thuần Việt tạo nên ngũ hổ với 5 màu sắc gồm: Hổ đỏ biểu trưng cho phương Đông, hổ vàng dành cho phương Nam, hổ tím phương Tây, hổ đen là phương Bắc và phương trung ương là hổ trắng. Biểu tượng này của tôn giáo lan sang nghệ thuật dân gian, tạo nên bức tranh 5 ông hổ quay quần quanh một điện thờ hương khói vấn vít, chầu vào trung ương để che chở bảo hộ.
Đặc tính con giáp của hổ
Trong vai trò của 12 con giáp, hổ đứng ở phương Đông, cung Dần, góc vuông thứ nhất của môn toán hoạc tử vi, gắn với Nam Á nên quả nhiên ở vùng này có rất nhiều từ để gọi hổ. Đây là một chứng minh rất quan trọng với ngữ học quốc tế vì ngữ học gắn với mẹ. Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, GĐ Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cho biết: "Tính cách con giáp của hổ là tính cách của một năm mạnh mẽ nhất về sức khỏe, sung mãn về làm ăn kinh tế, mở mang về học vấn và tính vượng... khí của trục Dần Thân đầy sức chi định".
Nhận xét
Đăng nhận xét