ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TQ TẠI TRƯỜNG SA VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG


VIETBAO

Nguyễn Mạnh Trí
ĐẢO NHÂN TẠO CỦA TQ TẠI TRƯỜNG SA VÀ QUAN HỆ VIỆT-TRUNG
.
Tin tức gần đây cho thấy sóng gió Biển Đông nổi lên liên tục, sau vụ  dàn khoan HD-981 là việc Trung Quốc đang ra sức đắp đất phong nền biến đá thành đảo tại Gạc Ma,Gaven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi và Châu Viên, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Động thái này sẽ giúp Bắc Kinh khống chế một cách hiệu quả gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa. Báo chí Quốc tế và Việt Nam  bắt đầu loan tin liên tục về việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo tại 5 bãi đá trong quần đảo Trường Sa .
  1. DIỄN BIẾN
Sự việc bắt đầu với bài phóng sự của phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của đài BBCcùng các cộng sự ngày 9/9 đã ghi nhận việc Trung Quốc nạo vét nhiều tấn đá và cát từ đáy biển để bồi vào bãi đá Johnson South Reef (mà Việt Nam gọi là bãi Gạc Ma) ở quần đảo Trường Sa và bãi Gaven về phía Bắc. Trước đó, đài NHK của Nhật Bản đã loan tin về âm mưu của Trung Quốc từ tháng 8.

blank
blank

  1. ÂM MƯU CỦA TRUNG QUỐC
Âm mưu khống chế Biển Đông nhất là Trường Sa của Trung Quốc trong mấy năm gần đây rất là rõ ràng từ việc lập thành phố Tam Sa, lập khu vực nhận diện phòng không tại Biển Hoa Đông và sau đó có thể  là Biển Đông, tuyên bố khu vực cấm đánh cá, đưa dàn khoan HD 981 vào khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chiếm các đảo của Philippines và gần đây nhất là việc xây các đảo nhân tạo tại Trường Sa . Trung Quốc luôn luôn dùng chiến lược tiến và ngừng, chẵng bao giờ lùi. Khi gặp phải phản ứng của các quốc gia trong vùng và quốc tế thì Trung Quốc tạm ngừng. Nhưng Trung Quốc có một chiến lược rất rõ ràng trong những toan tính tại Trường Sa:
blank
  • Chứng minh chủ quyền: Hồi tháng 5 khi phát hiện Trung Quốc xây đảo trái phép ở Trường Sa, Philippines đã gửi công hàm phản đối. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngạnh: “Làm gì ở Trường Sa là quyền của Trung Quốc, không ai có tư cách can thiệp”. Trong buổi họp báo ngày 9/9, Bà Hoa Xuân Oánh trả lời, (cái gọi là) lập trường của Trung Quốc rất rõ, Trung Quốc có (cái gọi là) chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và các vùng biển phụ cận. Do đó hoạt động của Trung Quốc tại các bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa là “sự vụ chủ quyền của Trung Quốc”, không có gì để bàn cãi”. Phóng viên tiếp tục truy hỏi, Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo quy mô lớn như vậy là nhằm mục đích thương mại hay tính toán quân sự? Bà Hoa trả lời, theo bà ta biết thì các hoạt động xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Trường Sa chủ yếu là “cải thiện điều kiện sống và làm việc của các “nhân viên” trên đảo. Như vậy có thể thấy Trung Quốc vẫn tiếp tục luận điệu ngang ngược đòi “chủ quyền” phi lý đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trên cơ sở cái vô lý ấy để tiếp tục lộng hành bất chấp tất cả, thích làm gì thì làm. Hoa Xuân Oánh không thừa nhận, cũng không phủ nhận việc Trung Quốc đang đảo hóa trái phép ở 6 bãi đá ở Trường Sa mà chỉ nói “ỡm ờ” rằng đó là hoạt động “cải tạo điều kiện sống và sinh hoạt cho nhân viên trên đảo”.
  • Ưu thế quân sự:  Có thể nói, điều nguy hiểm gây ra từ sân bay Gạc Ma cho Việt Nam và các quốc gia trong vùng là ở ý đồ tác chiến đánh đòn phủ đầu hay tấn công trước vào các đảo và đất liền Việt Nam trong phương châm đánh nhanh thắng nhanh của Trung Quốc. Chỉ có thắng lớn trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma mới không bị đối phương buộc phải ngừng hoạt động và lúc đó Gạc Ma trở thành một nút chặn khá lợi hại, cắt đứt sự hỗ trợ của đất liền cho các đảo của Việt Nam. Nếu thất bại trong đòn đánh phủ đầu thì sân bay Gạc Ma, sứ mệnh, vai trò nhiệm vụ cũng giống như giàn khoan Hải Dương 981 mà thôi.
  • Quyền lợi kinh tế: Chuyên gia Glaser cho rằng việc Trung Quốc cải tạo đất để xây đảo nổi ở Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam rõ ràng để đưa công dân Trung Quốc tới đây định cư, chứng minh chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo này. Ngoài ra, Trung Quốc cho rằng việc đắp đất phong nền biến đá thành đảo ở Trường Sa là cần thiết để sau đó có thể “giải thích lại” Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đòi thêm 200 – 350 hải lý vùng đặc quyền kinh tế.
  1. NHỮNG KHÓ KHĂN
Những vấn đề Trung Quốc đối diện khi lập đảo nhân tạo tại Trường Sa:
  • Chi phí & Thời tiết: Trường Sa là một vùng biển đầy bão  tố, mỗi năm chỉ có 6 tháng biển lặng cho các hoạt động xây dựng. Để bảo đảm kỹ thuật cho một phi trường quân sự hoạt động thường trực trên Gạc Ma trong điều kiện thời tiết, khí hậu rất phức tạp như độ ẩm mặn cao, cách xa đất liền … là không dễ dàng, trong khi xây dựng sân bay trên đó lại vô cùng tốn kém. Ngân sách cho dự án này rất cao, chẳng hạn, diện tích xây dựng căn cứ quân sự khoảng 5 km² trong đó có sân bay và các công trình khác, chi phí tổng thể cho nó tương đương với chế tạo một chiếc tàu sân bay động cơ hạt nhân (5 tỷ USD), đồng thời cần có thời gian 10 năm. Trung Quốc chắc chắc có đủ tiền để thực hiện dự án này nhưng bỏ tiền ra để cải thiện dân sinh cho 1.3 tỷ dân Trung Hoa lại là một vấn đề khác.
  • Hiệu năng & Phòng thủ: Phải công nhận rằng, biến một đảo đá san hô giữa biển khơi thành một sân bay quân sự là một công việc không phải bất cứ quốc gia nào cũng có khả năng làm được. Trung Quốc giàu có về tiền bạc lại “giàu có” về ý tưởng bành trướng mộng mị nên … Vạn Lý Trường Thành, họ còn làm được thì xây dựng một sân bay ở Gạc Ma là chuyện nhỏ. Một sân bay hình thành tại Gạc Ma là chỉ vấn đề thời gian. Bãi đá Gạc Ma ở giữa quần đảo Trường Sa, có vị trí chiến lược rất quan trọng trong việc tiếp tế các đảo khác tại Trường Sa. Sự hiện diện của một phi trường quân sự tại Gạc Ma là một ưu tiên mà Trung Quốc hoạch định từ lâu.  Có nhiều người hỏi tại sao Trung Quốc đã có TSB Liêu Ninh mà tại sao lại đang tập trung vật lực và ý chí, quyết tâm để xây dựng sân bay Gạc Ma? Có 2 cách để giải thích cho vấn đề này là, thứ nhất, Trung Quốc không thể đoán định được thời gian bao lâu thì tàu sân bay Liêu Ninh đủ khả năng trực chiến tại Biển Đông cũng như sự kiện  tàu sân bay Liêu Ninh có  thể  bị  đánh chìm hay hư hại và thứ hai là Trung Quốc muốn cũng cố sự hiện diện của mình tại Trường Sa. Như các báo Trung Quốc phô trương, Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” nhưng … đáng tiếc, sân bay xây dựng trên đó lại rất dễ đánh sập, đánh hỏng.
blank
  • So sánh với đảo Diego Garcia của Anh Quốc/Hải quân Hoa Kỳ tại Ấn Độ Dương: So sánh với đảo san hô Diego Garcia do Anh Quốc/Hải quân Hoa Kỳ quản trị thì đảo Diego Garcia nằm độc lập ở Ấn Độ Dương, rộng 60 km² (23 mi²) với dân số 4,239 người và đường bay dài 3,659 m và Hoa Kỳ phải mất 14 năm từ 1971 đến 1985 để xây dựng các cơ sở cần thiết cho các chiến hạm, tàu ngầm và phi cơ xử dụng.  Trong khi đó, các bãi đá ngầm của Trung Quốc tại Trường Sa rất nhỏ bao quanh bởi các đảo có người ở do Việt Nam và Philippines chiếm đóng. Khi được hỏi liệu việc bồi đất đảo là để sử dụng cho thương mại hay quân sự, bà Hoa Xuân Oánh trả lời rằng đó là “chủ yếu với mục đích cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống của người dân đồn trú trên các hòn đảo này”. Đây chỉ là lời ngụy biện không dấu được ai. Cho đến bây giờ, các bãi đá ngầm do Trung Quốc chiếm đóng chỉ có quân đội đồn trú.
blank
  1. ĐỐI TRỌNG CỦA VIỆT NAM & PHILIPPINES & ĐỒNG MINH
  • Vai trò của Philippines: Điều đặc biệt  trong việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo là vai trò của Philippines. Ghe cá của Philippines  đã chở phóng viên Rupert Wingfield-Hayes của đài BBC xâm nhập 2 bãi đá Gạt Ma và Gaven dù rằng bãi đá Gạc Ma của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm năm 1988 sau một trận chiến đổ máu với Việt Nam khiến 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Tờ Philippines Star của Philippines là tờ báo đầu tiên loan tin về vụ này. Báo chí Việt Nam loan tin sau chót. Cộng đồng người Việt tại hải ngoại có nhiều ưu tư về sự chậm trể và thụ động của nền ngoại giao Việt Nam. Điều đáng để ý là tàu thuyền phát xuất từ Palawan, Philippines đến các đảo Trường Sa gần hơn là xuất phát từ Vũng Tàu hay Cam Ranh. Philippines cũng nên bắt đầu nghiên cứu việc võ trang cho đảo Thị Tứ.
  • Đối trọng từ Việt Nam: Như các chuyên gia nước ngoài đánh giá rằng, “với đường băng dài 2,000 m, Trung Quốc có thể triển khai các máy bay tân tiến như Su-30, J-11 và J-10 đến Trường Sa. Điều này cho phép Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên không ở biển Đông và toàn bộ khu vực vịnh Malacca …” Bỏ qua yếu tố kỹ thuật, thì đây là một đánh giá đúng của các học giả và nhà chính trị (không phải của nhà quân sự) nhưng chỉ trong trường hợp không xảy ra tác chiến. Khi đó, Gạc Ma là một “tàu sân bay không thể đánh chìm” là chính xác, là có thể phát huy vai trò nhiệm vụ như trên. Song, đáng tiếc, khi tác chiến xảy ra, Gạc Ma lại là một “tàu sân bay” rất dễ bị đánh hỏng, đánh sập. Trong một vị trí cài răng lược trên quần đảo Trường Sa; trong khả năng tự vệ cao của lực lượng phòng thủ Việt Nam; trong sự xuất hiện vũ khí tầm xa, tầm trung hiện đại, uy lực mạnh … thì việc buộc sân bay Gạc Ma ngừng hoạt động không phải là quá khó và tất nhiên, không nằm ngoài sự tính toán, dự liệu của các nhà quân sự các bên. Chiến lược “phi đối  xứng – lấy yếu đánh mạnh” đã được các chiến lược gia” Việt Nam nghĩ đến từ lâu. Việt Nam cũng đã tính toán đến việc trang bị các hõa tiển địa-địa tầm trung cũng như hõa tiển phòng không cho các đảo trên Trường Sa. Vị trí các đảo Nam Yết, Đá Lớn, Co Lin, Len Đao, Phan Vinh, Tiên Nữ rất gần đá Gạc Ma của Trung Quốc. Việt Nam còn có hơn 30 máy bay tiêm kích SU-30 tại Cam Ranh và 6 tàu ngầm Kilo sẵn sàng vào năm 2016. SU-30 và tàu ngầm Kilo có khả năng tấn công các đảo và chiến hạm địch từ tầm xa .
  • Vai trò của Hoa Kỳ và Đồng Minh: Trả lời phỏng vấn đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) ngày 11.9 tại Ả rập Xê-út về việc Trung Quốc đổ đất cát mở rộng xây dựng trái phép ở một số đảo tại Trường Sa, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói đã có các trao đổi với Trung Quốc về tình hình Biển Đông, yêu cầu không có thêm các hành động khiêu khích!  Xây dựng các căn cứ quân sự quá lớn tại Trường Sa có thể là mục tiêu của các hõa tiển Việt Nam. Ngoài mặt, Hoa Kỳ luôn luôn tuyên bố trung lập đối với Tranh chấp Biển Đông nhưng ưu tiên, Hoa Kỳ và các Đồng Minh có bổn phận giúp Việt Nam trên nhiều khía cạnh về phương diện phòng thủ, phản công và tiếp vận (phi cơ săn tàu ngầm P3C-Orion, phi cơ cảnh báo sớm, hệ thống hướng dẫn bằng vệ tinh, radar bảo vệ bờ biển, huấn luyện tấn công cho các phi cơ và tàu ngầm Việt Nam). Việt Nam có đủ khả năng để nhận những sự giúp đỡ này. Hoa Kỳ và các Đồng Minh cũng có thể giúp Việt Nam nâng cấp các đảo lớn tại Trường Sa như đảo Trường Sa Lớn, Song Tử Tây.

Nguyễn Mạnh Trí
Tu chỉnh: 12  tháng 9  năm 2014

Nhận xét