Rạn san hô Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef)

Tiên Nữ, đảo xa nhất phía Đông

Đảo Tiên Nữ hiện nay

Nằm ở vĩ độ 08051’00’’ Bắc, kinh độ 114038’20’’ Đông,  đảo chìm Tiên Nữ là đảo ở xa nhất về phía Đông trong số các đảo ở quần đảo Trường Sa đang được Hải quân Nhân dân Việt Nam đóng giữ. Khoảng cách giữa đảo Tiên Nữ với đảo Trường Sa là 164 hải lý, với Cam Ranh là 374 hải lý, với Vũng Tàu là 463 hải lý. 

Ảnh vệ tinh rạn san hô Tiên Nữ

Rạn san hô Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef) thuộc cụm đảo Trường Sa của quần đảo Trường Sa, có dạng hình tam giác với cạnh dài nhất nằm theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, dài khoảng 4 hải lý. Khi thủy triều xuống thấp, gần như toàn bộ vành san hô của đảo Tiên Nữ nổi trên mặt nước, cao nhất là ở rìa phía Bắc và phía Đông của đảo.


Đảo Tiên Nữ giữa sóng gió Trường Sa  
          
Từ cuối năm 1987, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa trở nên căng thẳng, Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến đến hoạt động trong khu vực quần đảo. Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân xác định, phải nhanh chóng tổ chức lực lượng đóng giữ thêm một số đảo, bãi đá ở Trường Sa. Giữa mùa biển động, vượt qua sóng to gió lớn, ngày 25/1/1988, tàu HQ-613 của Vùng 4 Hải quân đưa lực lượng của Lữ đoàn 146 và Trung đoàn Công binh 83 đến đảo Tiên Nữ, dựng nhà cao chân trên đảo và tổ chức bảo vệ đảo nhanh gọn, thắng lợi. 

Đoàn cán bộ Quân chủng Hải quân kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu trên đảo Tiên Nữ, năm 1988 - ảnh tư liệu  
Nhà cao chân trên đảo Tiên Nữ, năm 1989 - ảnh tư liệu
Đảo Tiên Nữ tháng 1/2011
Đảo Tiên Nữ tháng 5/2013

          Năm 2000, Đèn biển đảo Tiên Nữ được thiết lập ở vị trí cách điểm đảo khoảng 2,9 hải lý về phía Đông Bắc. Đèn biển đảo Tiên Nữ có tâm sáng ở độ cao 20,5m, tầm hiệu lực ánh sáng ban ngày 14 hải lý, tầm hiệu lực ánh sáng ban đêm 15 hải lý.
  
Thiềm Thừ  cùng cán bộ Đèn biển đảo Tiên Nữ, tháng 1/2011
Đèn biển đảo Tiên Nữ - ảnh Tổng Cty Bảo đảm An toàn Hàng hải miền Nam

Nhận xét