Đảo Tốc Tan, âu tàu tự nhiên giữa Trường Sa
Hoàng hôn ở vùng đảo Tốc Tan
Đảo Tốc Tan thuộc cụm đảo Trường Sa của quần đảo Trường Sa, ở vĩ độ 080’46’46’’ Bắc, kinh độ 114003’09’’ Đông, cách đảo Trường Sa 128 hải lý về phía Đông, cách đảo Tiên Nữ 35 hải lý về phía Tây Tây Bắc.
Ảnh vệ tinh rạn san hô Tốc Tan
Rạn san hô Tốc Tan (Alison Reef) nằm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chiều dài khoảng 11 hải lý, chỗ rộng nhất khoảng 4 hải lý. Vành san hô phía Bắc Tốc Tan rộng và liền mạch, trong khi vành san hô phía Nam bị chia cắt bởi các rãnh hẹp và nông. Hồ Tốc Tan có độ sâu trung bình tương đối lớn, khoảng 15m - 25m, luồng vào hồ rộng. Công binh đã khơi mở luồng vào hồ Tốc Tan rất thuận tiện, đồng thời thả 3 phao buộc tàu trong lòng hồ. Mùa dông bão ở Trường Sa, hồ Tốc Tan như một âu tàu lớn, là nơi trú tránh an toàn cho nhiều tàu cá của ngư dân và tàu vận tải của hải quân.
Chim cu mái được Thiếu úy Đoàn Văn Tuấn nuôi ở điểm A, đảo Tốc Tan
Điểm A đảo Tốc Tan, năm 2013
Từ cuối năm 1987, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa trở nên căng thẳng, Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến đến hoạt động trong khu vực quần đảo, có ý đồ chiếm đóng một số bãi san hô. Để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam , Quân chủng Hải quân mở chiến dịch CQ-88, tổ chức lực lượng, phương tiện đóng giữ thêm một số đảo, bãi đá ở Trường Sa. Sáng ngày 27/2/1988, lực lượng của Lữ đoàn 146 Vùng 4 Hải quân, Lữ đoàn 125 Hải quân và Công binh đã đưa pông tông số 07 vào đảo Tốc Tan, triển khai xây dựng nhà và tổ chức bảo vệ đảo.
Đảo Tốc Tan năm 1988 - ảnh tư liệu
Đảo Tốc Tan năm 1989 - ảnh tư liệu
Điểm B đảo Tốc Tan năm 1993 - ảnh tư liệu
Trên đảo Tốc Tan hiện có 3 điểm đóng quân: Điểm A ở vành san hô phía Đông Nam, điểm B ở vành san hô phía Tây Bắc và điểm C ở giữa vành san hô phía Bắc.
Phòng CLB tại nhà tiếp dân ở điểm A, đảo Tốc Tan
Pin mặt trời trên điểm C, đảo Tốc Tan
Lính đảo Tốc Tan đón năm mới 2011
Nhận xét
Đăng nhận xét