dự án bãi biển Phượng Hoàng (Phoenix Beach)

Phát triển vẫn đảm bảo lợi ích cộng đồng

(Xây dựng) - Những ngày vừa qua, dư luận người dân Nha Trang không khỏi bàng hoàng khi xuất hiện hơn chục bảng thông tin quảng cáo của Công ty TNHH Dewan Internatinal Việt Nam (Công ty Dewan), dựng trên công viên bờ biển: “Khu vực này nằm trong quy hoạch của dự án Phoenix Beach của Công ty TNHH Dewan International Việt Nam, theo quy hoạch đã được phê duyệt số 2786/QĐ- UBND ngày 17 tháng 10 năm 2014 của UBND Tỉnh Khánh Hoà.”. Bởi lẽ nhiều dự án đang hoạt động như khu du lịch Bốn Mùa, Sailing Club, Lousiane, Công viên Phù Đổng…. cảm giác như bị Dewan thôn tính. Các khách sạn cũng lo lắng vì Dewan chiếm mất mặt biển. Người dân bao năm sáng chiều ra Biển cũng sợ không được tự do ra chơi công viên, tắm biển, thể thao.

Tại khu vực này sẽ có toà cao ốc Phoenix 65 tầng như biểu tượng của thành phố Nha trang nhìn từ Biển vào
Tìm hiểu thực tế chúng tôi được biết:
Sau quá trình xây dựng quy hoạch, được sự đồng ý của Hội đồng di sản văn hoá quốc gia (Báo cáo số 18/BC-HDDSVHQG ngày 27/6/2014), và Bộ Văn Hoá Thể Thao và Du Lịch ( Văn bản số 2477/BVHTTDL- DSVH ngày 29/7/2014). Ngày 17/10/2014, UBND Tỉnh Khánh Hoà đã ký Quyết định số 2786/QD-UBND về việc phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực phía Đông đường Trần Phú- Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang. Quyết định 2876/QD-UBND có nhiều nội dung, nhưng chỉ xin nêu những vấn đề mà bạn đọc quan tâm.
Theo quyết định, tổng diện tích quy hoạch là 240 ha. Chia làm hai khu vực: Khu vực 1 phía Đông đường Trần Phú ( đoạn từ quân cảng Hải Quân đến cầu Trần Phú dài 6,5 km). Khu vực 2 phía Đông đường Phạm Văn Đồng (từ Cầu Trần Phú đến dự án Hồ Tiên dài 7,5 km). Như vậy tổng chiều dài quy hoạch là 14 km.
Về quy hoạch sử dụng đất: Tổng diện tích đất quy hoạch 240 ha chia làm 4 phân khu, trong đó đáng chú ý là:
- Phân khu I: Khu du lịch dịch vụ cao cấp và Đô thị mới Vĩnh Hoà 1.431.000 m2:
Đất biệt thự ĐTM Vĩnh Hoà 120.580 m2. Đất công cộng ĐTM Vĩnh Hoà 18.209 m2. Đất dịch vụ du lịch 252.459 m2. Đất hỗn hợp 14.470 m2. Đất công viên chuyên đề 54.432 m2. Đất đồi núi (Núi Một) 8.429 m2. Đất công viên cây xanh 29.464 m2. Bãi tắm, mặt nước 681.549 m2. Giao thông, trục đi bộ, cảnh quan 251.498 m2.
Đây là khu vực mới hình thành nhờ lấn biển, phá núi, mở đường trong thời gian gần đây. Bãi biển không phải là bãi tắm truyền thống, không thể tắm biển do ghềnh đá mấp mô. Các dự án du lịch tại khu vực Bãi Tiên đều phải đổ cát tạo bãi tắm phục vu du khách.
- Phân khu II: Khu công viên du lịch Hòn Chồng 227.315 m2:
Đất cơ quan (Trung tâm nghiên cứu và Sáng tạo Hòn Chồng) 5.969 m2. Đất dịch vụ du lịch 17.627 m2 (KS Nha Trang sao, khu dịch vụ Hòn Chồng, Nhà hàng Thuỳ Dương). Đất công viên chuyên đề 45.330 m2 ( Công viên Nha Trang Sao, Công viên văn hoá Yến sào). Đất công viên cây xanh 55.866 m2 (Công viên phía Bắc cầu Trần Phú, Đất cây xanh, Công viên kết hợp dịch vụ du lịch Bãi Dương). Bãi tắm, mặt nước 34.078 m2. Giao thông, trục đi bộ, cảnh quan 68.445 m2. Đáng lưu ý khu danh thắng hòn Chồng được bảo vệ phục vụ lợi ích công cộng. Quy hoạch kiến trúc Chùa Từ Tôn trên đảo Hòn Đỏ được phê duyệt trên diện tích 1.200 m2.
- Phân khu III: Khu tổ hợp dịch vụ đa năng phía Nam cầu Trần Phú 141.200 m2
Đât hỗn hợp 58.142 m2 (Tổ hợp cao ốc vườn Phoenix, Tổ hợp khách sạn và dịch vụ). Đất dịch vụ du lịch 5.502 m2. Đất công viên cây xanh 19.229 m2 (Công viên Yersin, Công viên ven Biển, Công viên kết hợp các tiện ích công công). Mặt nước 32.980 m2. Giao thông trục đi bộ, cảnh quan 25.347 m2.

Khu trung tâm công cộng và bãi tắm chính của Nha Trang (Phân khu IV)
Hiện trạng phân khu này có Nhà nghỉ 378 Bộ Công An, sân bóng chuyền bãi biển Sana, công viên Yersin. Trong quy hoạch, còn Công viên Yersin, nhưng nhà nghỉ 378 sẽ di dời. Tại đây còn có quy hoạch đất xây dựng Tổ hợp cao ốc vườn Phoenix 40- 65 tầng của Công ty Dewan, Tổ hợp khách sạn và dịch vụ cao 40- 45 tầng. Đây là một điểm nhấn của quy hoạch, bởi lẽ đường Trần Phú có rất nhiều khách sạn cao tầng, thậm chí trên 40 tầng như Havana, Mường Thanh, nhưng từ Biển nhìn vào kiến trúc cứ đều đều, đơn diệu, không có điểm nhấn, không có công trình mang tính biểu tượng. Trong khi đó, Tổ hợp khách sạn căn hộ Mường Thanh đang xây dựng tại cồn Tân Lập, đối diện Công viên Yersin cao tới 45 tầng. Nếu tổ hợp cao ốc phía ngoài không cao hơn Tổ hợp Mường Thanh thì không thể trở thành điểm nhấn, biểu tượng. Mặt khác, thay một công trình cũ kỹ, lỗi thời, đang ảnh hưởng bất lợi tới cảnh quan như nhà nghỉ 378 bằng một công trình hiện đại, hoành tráng, có thẩm mỹ cao, phù hợp với sự phát triển của một đô thị du lịch hiện đại, làm đẹp thêm cảnh quan cũng là điều nên làm.
Thực tế, khu này vốn trước thuộc xóm Cồn, nhà tôn vách ván, ô nhiễm mất vệ sinh. Vào thập niên 1990, Khánh Hoà phải di dời dân vào khu Sông Thuỷ- Núi sạn. Sau khi xây cầu Trần Phú, cải tạo cảnh quan, xây công viên Yersin. Người dân cũng chỉ đứng trên công viên ngắm biển, chứ không tắm biển ở đây. Mùa mưa bão, khu này gió thổi khá mạnh. sóng đã từng gây sạt lở bờ kè phải sửa chữa nhiều lần. Biển phía ngoài không sâu nhưng luồng lạch phức tạp, tàu thuyền hay mắc cạn. Do cấu tạo địa hình, Nha Trang được che chắn qua nhiều tầng, nhiều lớp: Xa có bán đảo Hòn Gốm, bán đảo Hòn Hèo, bán đảo Cam Ranh. Ngay phía ngoài vịnh có hệ thống các đảo, trong đó đặc biệt là Hòn Tre, một bức tường thiên nhiên hùng vĩ bảo vệ cho thành phố.Vì vậy, Nha Trang hầu như không thấy bão lớn.
- Phân khu IV: Khu trung tâm công cộng ven Biển phía Đông đường Trần Phú 600.485 m2.
Đất cơ quan (quân cảng) 9.729 m2. Đất dịch vụ du lịch 74.045 m2 ( Tháp Trầm Hương, Sailing Club, nhà hàng Lousian, dự án Hòn Ngọc Việt, CLB Hàng hải. Khu công viên kết hợp biệt thự nghỉ dưỡng ngầm ). Đất công viên chuyên đề 54.534 m2 (Khu du lịch Bốn Mùa, Công viên nước Phù Đổng, Công viên Thanh Niên, Công viên chuyên đề khác). Đất công viên cây xanh 109.479 m2 (Dải công viên ven biển kết hợp các tiện ích công cộng, Công viên cây xanh, Quảng Trường 2/4, khu nhạc nước, Công viên ven biển, Công viên Lễ hội sự kiện, Công viên Bạch Đằng, Công viên kết hợp dịch vụ khách sạn ngầm ). Bãi tắm 167.756 m2. Giao thông, trục đi bộ, cảnh quan 184.942 m2.
Đây là phân khu ảnh hưởng đến cảnh quan, các doanh nghiệp, du khách và người dân nhiều nhất, nên được quan tâm nhất. Qua nghiên cứu quy hoạch, có thể thấy các công viên, quảng trường 2/4, công trình công cộng, bãi tắm, công viên cây xanh đều được bảo vệ phục vụ cộng đồng. Trong phân khu này, chỉ có những điểm mới so với hiện trạng là: Quảng trường 2/4, ­­­­­­khu nhạc nước 23.287 m2. Công viên kết hợp dịch vụ khách sạn ngầm ( Đất dịch vụ du lịch 38.026 m2 với diện tích sàn xây dựng 4.753 m2, cao 1 tầng (không kể ngầm, và Đất công viên cây xanh 10.334 m2, diện tích sàn xây dựng 776 m2, cao 1 tầng, không kể ngầm), hầu hết nằm ở những khu ít cây xanh, đoạn dưới Sailing Club, ngoài các dự án đang hoạt động. Trong khi đó không còn trong quy hoạch khu AnaMandra.
Với quy hoạch như vậy, những băn khoăn của doanh nghiệp và nhân dân về bãi biển bị che lấp, không còn chỗ vui chơi, giải trí, thể thao, tắm biển đã được giải quyết thoả đáng.
Một vấn đề mà các doanh nghiệp và người dân cũng quan tâm là Quy hoạch hệ thống giao thông.
Trong quyết định 2786/QĐ- UBND đã được phê duyệt: Trục giao thông Trần Phú- Phạm Văn Đồng được bổ sung thêm nhiều điểm dừng, đỗ xe (nổi và ngầm). Tuyến đường Trần Phú: Sẽ xây dựng hệ thống đường Ray xe điện tại 2 đoạn (Cầu Trần Phú đến Lê Thánh Tôn, Trần Quang Khải đến quân cảng Hải Quân) với nền Ray rộng khoảng 4 mét. Tổ chức đoạn giao thông ngầm cho xe cơ giới từ Lê Thánh Tôn tới Trần Quang Khải. Lộ giới giữ nguyên 26 mét nhưng bỏ dải phân cách. Đường Phạm văn Đồng lộ giới giữ nguyên 26mét.
Giao thông nội bộ khu vực công viên: Tổ chức đường dạo, lối đi bộ xuyên suốt và kết nối khu vực công viên ven Biển. Xây dựng các tuyến đi bộ ngầm tiếp cận công trình dịch vụ xây dựng ngầm.
Với các bố trí như vậy, quy hoạch cũng giải quyết thoả đáng sự hoạt động của các phương tiện cơ giới đến các khách sạn, công viên, bãi tắm. Sự đi lại của người dân, du khách tham quan, vui chơi giải trí, tắm biển, thể dục thể thao.
Về Dự án phát triển bãi biển Phoenix của Công ty TNHH Dewan International Việt Nam. Trong quyết định 2786/ QĐ- UBND ngày 17/10/2014 không thể hiện, ngoài quy hoạch xây dựng Tổ hợp cao ốc vườn Phoenix tại Phân khu III như đã nêu trên. Nhưng được biết Công ty Dewan có gửi hồ sơ xin phép đầu tư. UBND Tỉnh đã chỉ đạo các ngành có liên quan xem xét cho ý kiến. Ngày 30/9/2014 UBND tỉnh có cuộc họp cùng các ngành, sau đó ra Thông báo kết luận số 554/TB- UBND ngày 3/10/2014, không đồng ý việc xây dựng 5 Trung tâm thể thao Biển như đề nghị của Dewan. Các đề nghị khác UBND Tỉnh đã yêu cầu Công ty này nghiên cứu văn bản 1718/SKHĐT- HTĐT, liên hệ với các cơ quan chức năng, yêu cầu các Sở ngành liên quan giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ.
Theo Thông báo số 557-TB/TU ngày 11/02/2015, quy hoạch phân khu 1/2000 khu vực phía đông đường Trần Phú- Phạm Văn Đồng được Thường vụ tỉnh uỷ đồng ý ban hành, với sự thống nhất định hướng quy hoạch phân khu I, II, III. Riêng Phân khu IV Tỉnh Uỷ chỉ đạo lưu ý một số vấn đề. Cũng trong thông báo này, thường vụ Tỉnh Uỷ đồng ý chủ trương giao cho Công ty Dewan làm chủ đầu tư dự án Phát triển bãi biển Phoenix tại phía đông đường Trần Phú, diện tích 74,16 ha, với mục tiêu phát triển khu vực bãi biển chính của thành phố Nha Trang bắt đầu từ Công viên Yersin đến đường Dã Tượng.
Thực hiện chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh Uỷ, ngày 24/3/2015, UBND Tỉnh đã có công văn số 1706/UBND- XDNĐ, trong đó giao cho Sở Xây Dựng nghiên cứu, phối hợp với đơn vị tư vấn kiểm tra, rà soát, hoàn thiện đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực Đông đường Trần Phú- Phạm Văn Đồng, thành phố Nha Trang theo kết luận của Thường vụ Tỉnh Uỷ. tham mưu UBND Tỉnh phê duyệt điều chỉnh cho phù hợp, báo cáo trước 30/4/2015.
Như vậy, riêng Phân khu IV: Khu trung tâm công cộng phía Đông đường Trần Phú, sẽ còn được điều chỉnh theo sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh Uỷ. Dự án phát triển bãi biển Phoenix của Công ty Dewan đến thời điểm này mới được đồng ý về chủ trương, chưa có quyết định giao đất dự án. Các đề nghị của Công ty Dewan vẫn đang được các ngành xem xét. Việc dựng bảng thông tin dọc công viên biển vừa qua là không đúng. Theo chỉ đạo của UBND Tỉnh, ngày 22/5/2015, Dewan đã tháo các bảng thông tin nói trên.

Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này khi có thông tin mới. Nhưng đồng cảm với khát khao của lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà, muốn Nha Trang vừa phục vụ lợi ích cộng đồng, vừa mang tầm thế giới, đẹp hơn Hồngkông, Hawaii. Trong khi quỹ đất không còn đáp ứng yêu cầu phát triển, buộc phải lựa chọn những giải pháp mà thế giới đang làm: phát triên lên không, Phát triển ngầm, phát triển hướng ra Biển….như sự lựa chọn tự cởi trói để tiếp tục phát triển đi lên!

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Hội Kiến trúc sư (KTS) tỉnh Khánh Hòa vừa gửi văn bản lên UBND tỉnh này đề nghị tạm dừng việc xây dựng công trình căn hộ cao cấp của Tập đoàn Mường Thanh tại phía Nam cầu Trần Phú, TP Nha Trang vì có sai phạm. Cần tạm dừng để xem xét Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25-9-2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Nha Trang đến năm 2025 nêu rõ: “Các khu chức năng gồm khu đô thị ven biển: Quy mô xây dựng đô thị 2.740 ha, quy mô dân số dự báo là 245.000 người, chiều cao xây dựng tối đa 40 tầng, mật độ xây dựng khoảng 40%, ưu tiên cho các hoạt động du lịch - dịch vụ…”. Công trình căn hộ cao cấp của Tập đoàn Mường Thanh đang xây dựng ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Do đó, Hội KTS tỉnh Khánh Hòa cho rằng công trình của Tập đoàn Mường Thanh chưa thực hiện đủ các quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến cảnh quan của Tháp Bà Ponagar mà UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao cho Sở Xây dựng và Hội KTS tỉnh Khánh Hòa phối hợp thực hiện. “Công trình này không đúng với Quyết định số 1396 của Thủ tướng Chính phủ vì xây đến 48 tầng. Do đó, cần tạm dừng để chờ cơ quan chức năng xem xét” - KTS Nguyễn Hoàng, Phó Chủ tịch Hội TKS tỉnh Khánh Hòa, giải thích. Hiện nay, công trình căn hộ cao cấp của Tập đoàn Mường Thanh đang xây được 5 tầng nổi và một số tầng hầm. Thông tin về dự án này rất ít, chỉ có sơ đồ bán căn hộ đến tầng 47. Trước công trình này, Tập đoàn Mường Thanh đã khánh thành khách sạn Mường Thanh Quê Hương Nha Trang (đường Trần Phú) cao 45 tầng. Ngoài ra, còn một khách sạn khác là Best Western Premier Havana Nha Trang cũng cao 41 tầng. Theo ông Hoàng, ngoài công trình của Tập đoàn Mường Thanh đã và đang xây dựng, tỉnh Khánh Hòa còn có kế hoạch xây dựng dự án Peacock Marina Complex (Tập đoàn Đông Dương) cao 35-54 tầng ở phía Bắc TP Nha Trang và 2 dự án của Tập đoàn Dewan (Ấn Độ) gây nhiều dư luận trái chiều là tổ hợp cao ốc Phoenix cao 40-65 tầng, tổ hợp khách sạn Waterfall cao 40-55 tầng. “Tôi chưa đánh giá các công trình này đúng hay sai nhưng cần xem xét đã đúng quy hoạch của Chính phủ phê duyệt hay chưa? Đúng Luật Di sản, Luật Quy hoạch đô thị chưa? Nếu chưa thì phải dừng lại, chờ ý kiến của Chính phủ để hoàn thiện” - ông Hoàng đề xuất. Hướng đến kiến trúc xanh Thời gian gần đây, khi Tập đoàn Dewan (Ấn Độ) cắm biển cát cứ vịnh Nha Trang, dư luận mới biết UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt Quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 khu vực phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, TP Nha Trang cho phép các công trình như Peacock Marina Complex cao 35-54 tầng, cao ốc Phoenix cao 40-65 tầng, tổ hợp khách sạn Waterfall cao 40-55 tầng. Trong khi đó, góp ý cho các dự án này, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định đồng ý về chủ trương kêu gọi đầu tư dự án khu vực Mũi Kê Gà (Bắc vịnh Nha Trang) và Nam cầu Trần Phú (gần cửa sông Cái) để cải tạo môi trường sinh thái, bảo tồn giá trí đặc hữu của vịnh Nha Trang. Về dự án Peacock Marina Complex (Bắc vịnh Nha Trang), đề nghị khống chế chiều cao còn 40 tầng và sử dụng 32,6 ha mặt nước là quá lớn. Về dự án phát triển phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng (Tập đoàn Dewan), đề nghị bỏ 5 trung tâm đại dương ở bờ biển trung tâm TP Nha Trang; hạ chiều cao công trình vườn treo cao ốc Phoenix và khách sạn Waterfall còn 38-40 tầng; cao ốc Phoenix giảm 3 khối, còn 2 khối. Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia lưu ý đây là khu vực nhạy cảm, cần nghiên cứu kỹ, khoa học để có phương án hài hòa phát triển và bảo tồn; cần tổ chức thi ý tưởng quy hoạch kiến trúc để tranh thủ ý kiến nhà khoa học và nhân dân; hạn chế thấp nhất san ủi, lấn biển. “Công trình phải đẹp, thanh thoát, độc đáo và không che khuất tầm nhìn ra biển. Công trình Phoenix gần Công viên Yersin không nên xây cao tầng mà dùng kỹ thuật đóng cọc, phía dưới vẫn là biển, xây dựng theo hướng kiến trúc xanh. Khách sạn Waterfall cần sát bờ, đánh giá khoa học ý tưởng xây đường bộ ngầm dưới biển nối vào đường Trần Phú. Các dự án cần có báo cáo tác động môi trường nêu giải pháp cải tạo hệ sinh thái ven biển…” - cơ quan này đề xuất. Trước đó, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã có văn bản gửi UBND tỉnh Khánh Hòa đồng ý về chủ trương nhưng đề nghị tiếp thu ý kiến của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia để tạo kiến trúc xanh, bảo tồn và tái tạo hệ sinh thái ven biển, quan tâm thỏa đáng đến lợi ích của cộng đồng. “Các cao ốc cần xây dựng theo phương pháp đóng cọc trên biển, bảo đảm giữ gìn giá trị thẩm mỹ của vịnh Nha Trang” - văn bản nêu rõ. Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải với nội dung: “UBND tỉnh Khánh Hòa cần tiếp thu ý kiến của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đối với 2 dự án trên, phê duyệt theo quy định pháp luật hiện hành. Phớt lờ sai phạm Theo KTS Nguyễn Hoàng, một số công trình xây dựng ở TP Nha Trang không đúng với thiết kế, sai quy định nhưng cơ quan chức năng không xử lý. “Khi cho phép đầu tư, xây dựng đã không thành lập hội đồng thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, người dân nên mới đụng đâu sai đó” - ông Hoàng nói. Ông Phạm Văn Chi, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho rằng để phát triển TP Nha Trang, đẩy mạnh kinh tế - xã hội, việc xây dựng các tòa cao ốc là cần thiết nhưng phải theo hình răng bừa, trước thấp phía sau cao dần. Trong khi đó, nay lại xây dựng tràn lan, vô hình trung đã tạo thành bức tường bê-tông bịt kín hướng gió.
------------

DA lấn biển Nha Trang: Nhà đầu tư Trung Quốc góp 95% vốn

Dự án bãi biển Phoenix - xây dựng lấn biển Nha Trang gây phản ứng trong dư luận những ngày qua có 95% vốn nhà đầu tư đến từ Hồng Kông - Trung Quốc. Theo đó Dự án bãi biển Phoenix (bãi biển Phượng Hoàng) có quy hoạch cho xây nhiều công trình trên bãi biển, các cao ốc trên mặt vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) do Công ty TNHH Dewan International Việt Nam làm chủ đầu tư. Công ty này có vốn điều lệ là 2.100 tỷ đồng (khoảng 100 triệu USD). Trong đó, Công ty TNHH Dewan International (trụ sở tại đặc khu hành chính Hồng Kông thuộc Trung Quốc) góp 1.995 tỷ đồng (95% tổng vốn điều lệ), 5 tỷ còn lại do ông Dewan Bipan Kildip (quốc tịch Ấn Độ - người đại diện theo pháp luật của Dewan Việt Nam) góp. Dự án được đăng ký dự kiến khởi công vào tháng 9/2014 và sẽ hoàn tất các hạng mục công cộng sau hai năm và sẽ hoàn thành toàn bộ vào tháng 9/2022.   Phối cảnh dự án Biển Phoenix. Ảnh: phoenixbeachvietnam.com Những ngày qua, người dân Nha Trang rất bất bình về việc công ty này đặt 11 biển "cấm xâm phạm" dọc bờ biển Nha Trang. Vụ việc sau khi được đưa rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng thì phát hiện ra, dự án này vốn chưa được trưng cầu dân ý, bản thân dự án cũng chưa "được lòng" các chuyên gia, các nhà khoa học. Trong cuộc tiếp xúc cử tri ngày 22/5 tại trụ sở UBND phường Phương Sài (TP Nha Trang), ông Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa cũng đã trả lời báo chí rằng UBND tỉnh Khánh Hòa chưa chưa thông qua Thường vụ Tỉnh ủy Quy hoạch 1/2000 bờ biển Nha Trang mà đã ra quyết định phê duyệt quy hoạch. Do đó, Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu điều chỉnh lại quy hoạch. Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đồng ý chủ trương giao cho Tập đoàn Dewan thực hiện dự án bãi biển Phượng Hoàng – Nha Trang, tuy nhiên, đó mới chỉ là chủ trương đầu tư, còn chưa phê duyệt dự án cụ thể vì còn phải qua các bước thẩm định, đánh giá tác động môi trường... Trong quy hoạch bờ biển phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa cũng yêu cầu bãi biển Nha Trang là biển công cộng, chủ yếu là cây xanh để toàn dân, khách du lịch hưởng lợi, được vui chơi, tắm biển miễn phí, thậm chí sẽ được dội nước ngọt, nhà vệ sinh miễn phí… Đối với Công ty Dewan International Việt Nam, công ty này chỉ là một đơn vị được phép đầu tư ở bãi biển Nha Trang với cam kết là họ sẽ đầu tư một dự án lớn, còn phía quy hoạch công viên là Công ty này “tặng không” để cải tạo lại bờ biển...
------------

Chiều 27/5, ông Huỳnh Ngọc Bông - Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, hiện UBND tỉnh “chưa có chủ trương” dừng dự án bãi biển Phượng Hoàng (Phoenix) phía đông đường Trần Phú.

“Chưa có chủ trương” dừng dự án bãi biển Phượng Hoàng - Nha Trang
Phối cảnh hai tổ hợp cao ốc Phoenix Garden Towers và Fish Scale Oriental thuộc dự án Phoenix Beach. Ảnh: Phoenix Beach Vietnam
Trước đó, ngày 18/5, UBND tỉnh Khánh Hòa có thông báo kết luận cuộc họp ngày 11/5, về việc góp vốn điều lệ của Công ty TNHH Dewan International Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phát triển bãi biển Phoenix phía đông đường Trần Phú.
Theo đó, ông Nguyễn Chiến Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở Kế hoạch và đầu tư làm việc và yêu cầu Công ty TNHH Dewan International Việt Nam hoàn thành việc góp vốn điều lệ công ty để thực hiện dự án đầu tư phát triển bãi biển Phoenix.
Đến 30/6/2015, nếu Công ty không hoàn thành việc góp vốn điều lệ thì Sở Kế hoạch và đầu tư tham mưu UBND tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đầu tư.
Chiều 26/5, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có cuộc họp với các nguyên Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa.
Ông Phạm Văn Chi - nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, cuộc họp đã đi đến thống nhất “chủ trương là không thực hiện xây dựng các công trình trên dọc dải bờ biển chính Nha Trang, chỉ xem xét phê duyệt quy hoạch một số công trình sẽ xây dựng ở vị trí phía Nam cầu Trần Phú”.

Cũng theo thông tin từ ông Phạm Văn Chi, sau khi phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ xem xét để cho phép Công ty Dewan thực hiện từng hạng mục, dự án thành phần trong dự án bãi biển Phượng Hoàng.

Tuy nhiên, ông Huỳnh Ngọc Bông khẳng định đây là thông tin từ hội nghị của Tỉnh ủy chứ hiện nay UBND tỉnh “chưa có chủ trương”.
Theo giấy chứng nhận đầu tư ngày 20/8/2014 do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp cho Công ty TNHH International Dewan Việt Nam, dự án bãi biển Phượng Hoàng có tổng vốn đầu tư là 26.250 tỷ đồng (tương đương 1,25 tỷ USD).

Nhưng theo trang web của công ty này thì dự án trị giá hơn 2,63 tỷ USD. Dự án có 60 hợp phần, trải dài trên chiều dài 4,3km (tổng chiều dài khu vực phía đông đường Trần Phú là 6,5km) và dự kiến hoàn thành vào năm 2020.

Đáng chú ý, chủ đầu tư là Công ty TNHH Dewan International Việt Nam được xây dựng tổ hợp cao ốc vườn Phoenix trên diện tích gần 50.000m2, cao từ 40-65 tầng. Ngoài ra, tập đoàn này còn được ưu ái xây tổ hợp khách sạn và dịch vụ gần 10.000m2, cao từ 40-45 tầng ở khu vực phía nam cầu Trần Phú.
Dự án vấp phải sự phản đối gây gắt của các nhà chuyên môn, cựu lãnh đạo và người dân vì lo ngại sẽ che chắn, bê tông hóa, phá vỡ cảnh quan tự nhiên của bãi biển Nha Trang. Cái tên bãi biển Nha Trang cũng có nguy cơ bị “xóa xổ” khi nhà đầu tư đăng ký tên thương hiệu cho khu vực bãi biển này là bãi biển Phượng Hoàng - Nha Trang (Phoenix Beach).

Tại sao Tập đoàn Ấn Độ cắm biển cấm ở bãi biển Nha Trang?

Trên bãi biển Nha Trang, có tổng cộng 11 biển cấm do Tập đoàn Ấn Độ dựng lên với nội dung “Vui lòng cấm xâm phạm” khiến người dân Nha Trang bất ngờ và bức xúc.

Biển cấm xâm phạm này được cắm dọc công viên biển, đường đi bộ ven bãi biển và thậm chí ngay tại Quảng trường 2.4 Nha Trang.
Nội dung cụ thể trên tấm bảng ghi bằng tiếng Anh và tiếng Việt: Khu vực này nằm trong quy hoạch của dự án Phoenix Beach (tiếng Anh có nghĩa là Bãi biển Phượng Hoàng) của Công ty TNHH Dewan Iternational Việt Nam (thuộc tập đoàn Dewan - Ấn Độ) theo quy hoạch đã được phê duyệt… Vui lòng cấm xâm phạm/Trepass prohibited by law.
   Tại sao Tập đoàn Ấn Độ cắm biển cấm ở bãi biển Nha Trang? - Ảnh 1

Biển cấm được Tập đoàn Ấn Độ dựng tại bờ biển Nha Trang. Ảnh: Dân Việt

Qua tìm hiểu, khu vực này nằm trong quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2.000 khu vực phía đông đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng (TP Nha Trang) đã được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt ngày 17/10/2014. Dự án này còn có tên là Dự án phát triển đa hạng mục phía Đông đường Trần Phú do Công ty TNHH Dewan International Việt Nam (Tập đoàn Dewan - Ấn Độ) làm chủ đầu tư.
   Tại sao Tập đoàn Ấn Độ cắm biển cấm ở bãi biển Nha Trang? - Ảnh 2

Phối cảnh dự án Biển Phoenix. Ảnh: phoenixbeachvietnam.com

Trên trang web của tập đoàn này thông tin, đây là dự án “tham vọng nhất” ở Việt Nam của Dewan, được gọi là dự án Biển Phoenix, xây dựng bãi biển Phượng Hoàng tại bờ biển Nha Trang có giá trị trên 2,63 tỷ USD, với hơn 60 hạng mục, trải dài trên 4,3 km và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Trong quy hoạch này có khu tổ hợp dịch vụ đa năng phía Nam cầu Trần Phú thuộc phân khu số 3 do Dewan làm chủ đầu tư. Tập đoàn này được ưu ái xây dựng tổ hợp cao ốc vườn Phoenix trên diện tích gần 50.000 m2, cao 40-65 tầng; tổ hợp khách sạn và dịch vụ gần 10.000 m2, cao 40-45 tầng.
Theo đó, điểm nhấn trong Dự án này các tòa nhà cao 50 - 65 tầng xây trên bãi biển và Tập đoàn Dewan sẽ lấp vịnh để xây nhô hẳn ra biển, có tổng diện tích 58.000m2 và 1,18 triệu m2 mặt sàn ở phía Nam cầu Trần Phú.
   Tại sao Tập đoàn Ấn Độ cắm biển cấm ở bãi biển Nha Trang? - Ảnh 3

Phối cảnh cao ốc vườn Phoenix trên bãi biển Nha Trang ở phía nam cầu Trần Phú - Ảnh: phoenixbeachvietnam.com

Bên cạnh đó là một quán bar cao cấp trên mặt biển được xây dựng nên chỉ để tiếp khách mời và trung tâm thương mại Fish Scale với cả một làng mua sắm, theo giới thiệu trong website của tập đoàn, khách sạn gồm 42 tầng với 3 tầng lửng và một tầng phục vụ.
Dự án này cũng sẽ cho xây dựng nhiều câu lạc bộ, trong đó, có câu lạc bộ ngầm Pharaohs tọa lạc bên trong Khu phức hợp Giza tại trạm xe điện Kim tự tháp. Đây sẽ là câu lạc bộ chuyên ngành và nhà hàng ẩm thực cao cấp, câu lạc bộ nằm ở tầng ngầm gồm ba bậc và một mái vòm kính hình kim tự tháp vươn lên khỏi mặt đất có thể nhìn thấy được.
Bên cạnh đó là các bãi gửi xe ngầm, các công viên, các chuỗi công trình trò chơi, biểu diễn, trung tâm lễ hội... Những công trình này sau khi được xây dựng xong sẽ "bê tông hóa" suốt dải biển Nha Trang.
Dự án này tuy được giới thiệu sẽ là "một thiên đường bãi biển trên mặt đất, để sự sáng tạo bay bổng cùng công nghệ hiện đại và tính nghệ thuật cao, kích thích các giác quan của con người", tuy nhiên, với việc "bê tông hóa" suốt chiều dài bãi biển, công trình đang vấp phải nhiều sự phản ứng từ phía dư luận.
Báo Tuổi trẻ dẫn lời TS Nguyễn Tác An - phó chủ tịch Hội Trí thức tỉnh Khánh Hòa, nguyên viện trưởng Viện Hải dương học - cho rằng: "Người ta không đến với biển Nha Trang vì những tòa cao ốc chọc trời này hay các nhà hàng sang trọng dưới lòng đất, mà đến vì vẻ đẹp thiên nhiên đặc hữu độc đáo của một trong những vịnh biển đẹp của thế giới. Thật kỳ lạ khi dự án này lấn biển để xây dựng cao ốc vườn treo Phoenix, dựng bê tông cốt thép phủ lên hệ thống cây xanh công viên để làm cà phê trên cao, rồi xây cả hàng trăm căn hộ... Thế thì biển Nha Trang còn gì nữa?".
Đánh giá về công trình này, ông Nguyễn Văn Lộc - nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa - cũng cho biết: “Khi được UBND tỉnh giao nhiệm vụ phản biện dự án này, các kiến trúc sư đã phản đối quy hoạch xây dựng ở dãy bờ biển phía Đông đường Trần Phú, đặc biệt phản đối chủ trương xây cao ốc vì ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường… Song, lãnh đạo tỉnh nghe hay không là quyền của họ, thực tế là quy hoạch đã được duyệt” - Báo Người Lao động đưa tin.
Bên cạnh đó, nhiều người dân Nha Trang cũng bức xúc vì họ không hề được hỏi ý kiến về việc xây dựng này, trong khi công trình xây dựng trên đất công, vịnh Nha Trang cũng được công nhận là di sản quốc gia, nhưng khi quy hoạch dự án, người dân đã bị "phớt lờ".
Những người dân nơi đây hoàn toàn bất ngờ khi nhìn thấy những tấm biển "cấm" dựng trình ình trên bờ biển, nhiều người tỏ ra lo ngại bãi biển Nha Trang bị tư nhân hóa, và dường như những công trình này chỉ phục vụ cho những người có tiền... Nhiều người dân cũng phản ánh một số công trình đang xây dựng rất thô, choán tầm nhìn ra biển.
Trong khi đó, thông tin về dự án này trên cổng thông tin tỉnh Khánh Hòa nêu rõ, quy hoạch sẽ ưu tiên quỹ đất xây dựng các công trình công cộng, phát triển nhiều dịch vụ tiện ích hơn nữa để phục vụ cộng đồng, đảm bảo diện tích đất quy hoạch công viên nhiều hơn so với quy hoạch được duyệt trước đây.
Bên cạnh đó, đối với một số hạng mục như: khu công viên kết hợp khu biệt thự nghỉ dưỡng xây dựng ngầm (đoạn từ sân bóng đá Thanh niên đến khách sạn Anamadra) hoặc khu vực trước trụ sở làm việc Công an tỉnh hiện nay, chỉ cho phép xây dựng công viên và các công trình dịch vụ ngầm, không xây dựng các công trình che chắn tầm nhìn hướng ra biển, làm ảnh hưởng, cản trở việc đi lại, tiếp cận bãi biển...
Ngừng dự án công viên bãi biển Phượng Hoàng - Nha Trang

Tạm ngưng dự án “che chắn” bãi biển Nha Trang

Ngừng dự án công viên bãi biển Phượng Hoàng - Nha Trang


(NLĐO) - Tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất ngừng dự án công viên bãi biển Phượng Hoàng - Nha Trang nhưng vẫn giữ lại 2 dự án cao ốc, khách sạn cao 40-65 tầng
Đó là quyết định mới nhất của ban lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa. Theo ông Phạm Văn Chi - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất dừng một phần dự án Phoenix Beach được dự kiến triển khai trên 74 ha công viên bãi biển Nha Trang.
Phối cảnh dự án Phoenix Beach trên bãi biển Nha Trang
Chiều ngày 26/5, thường trực Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa đã làm việc với các vị nguyên bí thư, phó bí thư tỉnh ủy thảo luận về dự án Phoenix Beach đã được UBND tỉnh Khánh Hòa cấp chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Dewan International Việt Nam trên bãi biển vịnh Nha Trang.
 
Theo đó, dự án Phoenix Beach sẽ tạm ngừng thi công và chỉ cho Công ty Dewan thực hiện các công trình ở phía Nam đầu cầu Trần Phú. Trên dải công viên bãi biển sẽ không cho xây dựng các công trình cao tầng mà chỉ đầu tư, chỉnh trang phục vụ cho cộng đồng.
 
Ngoài ra, trong ngày 26/5, Văn phòng UBND tỉnh Khánh Hòa còn ra văn bản truyền đạt ý kiến của ông Nguyễn Chiến Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo: Nếu Công ty Dewan không thực hiện góp vốn điều lệ đúng tiến độ, thì sẽ thu hồi dự án Phoenix Beach. Cụ thể: Đến ngày 30/6, công ty không hoàn thành, Sở Kế hoạch và đầu tư Khánh Hòa tham mưu UBND tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đầu tư dự án.
 
Theo giấy chứng nhận đầu tư dự án mà UBND tỉnh Khánh Hòa cấp cho Công ty Dewan ngày 20/8/2014, công ty này có vốn điều lệ 2.100 tỉ đồng (tương đương 100 triệu USD). Giấy chứng nhận nêu rõ, trước ngày 20/11/2014, hai thành viên của công ty này phải góp 420 tỉ đồng, 1.680 tỉ đồng còn lại phải hoàn thành việc góp vốn trước 36 tháng kể từ ngày được cấp chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, ông Võ Tấn Thái - Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Khánh Hòa cho biết: Đến nay, Công ty Dewan chưa hoàn tất việc góp vốn theo tiến độ quy định.
 
Trước đó, quy hoạch phân khu 1/2.000 khu vực phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, TP Nha Trang của Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã đồng ý với chủ trương giao cho Công ty Dewan thực hiện dự án Phoenix beach trên toàn bộ bờ biển trung tâm TP Nha Trang trong 50 năm. Theo đó, bãi biển Nha Trang sẽ bị “bê tông” hóa với chi chít những công trình “che chắn” ôm trọn bờ biển khiến danh thắng Vịnh Nha Trang bị xâm hại, biến dạng nghiêm trọng.

Trong 11 bảng “cấm xâm phạm” mà nhà đầu tư Ấn độ được UBND tỉnh Khánh Hòa cho phép cắm trên bãi biển Nha Trang, ghi rõ: Khu vực này nằm trong quy hoạch của Dự án Phoneix Beach (bãi biển Phượng Hoàng)… Nhà đầu tư sẽ xây dựng những gì trên bãi biển Nha Trang?

Bê tông hóa
Theo dự án, bãi biển Phượng Hoàng trải dài trên 4km bao gồm toàn bộ công viên biển và bãi cát đến mép biển Nha Trang, chiếm bãi biển phía đông đường Trần Phú. Đây là khu vực trung tâm nhất và đẹp nhất của bãi biển Nha Trang tính từ phía Nam cầu Trần Phú cho đến công viên Trần Hưng Đạo. Khi dự án này hoàn thành, bãi biển Nha Trang sẽ trở thành bãi biển Phượng Hoàng với chi chít những công trình bê tông.
Dự án Phoneix BeachPhối cảnh toàn bộ dự án chi chít công trình bê tông
Dự án Phoneix BeachHiện trạng khu vực sẽ thực hiện dự án Bãi biển Phượng Hoàng – ảnh Phong Nha Trang
Bắt đầu từ phía nam cầu Trần Phú, “đại bản doanh” của dự án này là các tòa nhà cao 50 – 65 tầng xây trên bãi biển và lấp vịnh để xây nhô hẳn ra biển, có tổng diện tích 58.000m2 và 1,18 triệu m2 mặt sàn.
Dự án Phoneix Beach
Dự án Phoneix BeachTổ hợp các cao ốc vườn Phoenix và khách sạn
Gần đó, có một quán bar cao cấp trên mặt biển chỉ để tiếp khách mời và trung tâm thương mại Fish Scale với cả một làng mua sắm.
Trung tâm thương mại Fish scaleTrung tâm thương mại Fish scale
Tiếp đó là khu Playa villa gồm nhiều căn nhà xây nhỏ xây dọc theo bờ biển. Nói về khu vila này, ông Bùi Dũng – Nguyên Chủ tịch Hội kiến trúc sư Khánh Hòa bức xúc: “Chúng tôi đã phản đối rằng, trước đây chúng ta đã cố gắng phá bỏ những lô cốt từ thời Pháp, sao nay lại cho xây vô số lô cốt như vậy trên bãi biển Nha Trang? Nhưng những góp ý của Hội kiến trúc sư đã không được chính quyền ghi nhận”.
Gần công trình đang tồn tại nhà hàng “hộp bê tông” Four season (bốn mùa), tập đoàn Dewan sẽ xây dựng một quán bar ngầm mang tên Pharaoh, sát bên Tháp Trần Hương.
pharaoh barQuán bar Pharaoh
Tại quảng trường 2.4 sẽ xây dựng bãi đậu xe ngầm, khách sạn ngầm và bên trên vườn dương, vườn dừa sẽ xây dựng quán cà phê trên ngọn cây. Nơi mà dưới mặt đất người dân có thể đi lại, ngắm biển Phượng Hoàng nhưng trên đầu họ sẽ có một mặt sàn quán cà phê hàng trăm chỗ ngồi. Và thêm một khách sạn nửa ngầm nửa nổi khác được xây dựng ngay cạnh quán cà phê trên cây này.
công viênPhía trên công viên xanh tốt này sẽ có một…
Quán cà phê trên cây… Quán cà phê trên cây hàng trăm chỗ ngồi
 Cạnh Công viên Phù Đổng (Nhà hàng Nga với 1.800m2 mặt sàn). Tiếp đó là khu nghỉ mát Ana Mandara với chuỗi công trình gồm, tháp trò chơi cảm giác mạnh Screaming Typhoon, trung tâm biểu diễn kiêm club, trung tâm lễ hội, sự kiện trên diện tích 35.000m2, công suất hơn 30.000 người.
The Core Club Phoenix Beach Nha TrangTrung tâm biểu diễn kiêm câu lạc bộ the Core 
Như vậy, suốt chiều dài bờ biển trung tâm Nha Trang, tập đoàn Dewan sẽ xây dựng 4 khách sạn, hàng loạt vila, nhiều quán bar, trung tâm thương mại, quán cà phê, quán nhậu, trung tâm biểu diễn hội nghị…vv… với cả triệu mét vuông sàn bê tông.
Chưa minh bạch
Ông Bùi Mau – Chủ tịch Liên hiệp Các hội (KHKT) tỉnh Khánh Hòa cho biết, đã tổ chức hội thảo để phản biện dự án, kết quả là: Không xây khách sạn phía Đông đường Trần Phú vì ảnh hưởng quyền lợi cộng đồng; không làm các công trình ngầm vì ảnh hưởng cảnh quan thiên nhiên Nha Trang; đề nghị thu hồi giải tỏa hết các resort, nhà hàng trên công viên biển Nha Trang; Việc xây dựng trên bãi biển Nha Trang là vấn đề nhạy cảm, đề nghị UBND tỉnh trước khi phê duyệt quy hoạch phải lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các tổ chức xã hội. Nhưng hầu hết các nội dung phản biện đều không được chấp thuận, tỉnh Khánh Hòa đã phê duyệt quy hoạch vào tháng 10.2014 mà không trưng cầu dân ý.
Sáng 19.5, kiến trúc sư Nguyễn Hoàng – Phó chủ tịch Hội kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa nói, dự án này xây dựng trên đất công cộng, đất công viên biển, bãi biển và mặt biển của vịnh Nha Trang (di sản quốc gia) thì phải trưng cầu dân ý, tổ chức giám sát cộng đồng. Nhưng tỉnh đã không lấy ý kiến dân, nay gây bức xúc dư luận thì phải dừng lại và phải giải thích minh bạch cho nhân dân rõ đã làm đúng luật di sản, luật xây dựng, luật tài nguyên môi trường chưa… “Hội Kiến trúc sư Khánh Hòa đã có phản biện, không đồng ý xây dựng bê tông hóa bãi biển Nha Trang nhưng chẳng thấy tỉnh trả lời gì” – Ông Hoàng nói.
Cũng theo ông Hoàng, cả một dự án lớn như vậy mà không ai dựng mô hình, không treo bản đồ quy hoạch cho dân biết, ngay cả Hội kiến trúc sư cũng không được cung cấp sơ đồ dự án.
Trả lời báo chí về xung quanh dự án này, ông Nguyễn Chiến Thắng – Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa nói liên hệ với ông Huỳnh Ngọc Bông – Chánh văn phòng, phát ngôn viên của UBND tỉnh. Còn ông Bông lại nói, trách nhiệm công bố quy hoạch là của Giám đốc Sở Xây dựng Khánh Hòa. Tuy nhiên, ông Lê Văn Dẻ – Giám đốc Sở Xây dựng thường xuyên bận họp hay đi công tác, điện thoại không bắt máy.
Trước đó, ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết, trước khi tỉnh phê duyệt thì quy hoạch nêu trên đã được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cũng như Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia đồng ý, chủ trương.









































Nhận xét