Trường SaTrường Sa là huyện đảo của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, bao gồm các đảo, đá, bãi nằm trong quần đảo Trường Sa.
Vị trí
Huyện đảo Trường Sa nằm trên biển Đông, ở phía Đông và Đông Nam bờ biển Việt Nam. Huyện Trường Sa nằm ở tọa độ địa lý phạm vi 6°50'00" đến 12°00'00" vĩ độ Bắc và từ 111°30'00" đến 117°20'00" kinh độ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý (tính từ đảo Trường Sa Lớn).
Hành chính
Theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2007 của chính phủ Việt Nam, huyện Trường Sa có ba đơn vị hành chính trực thuộc gồm:
* Thị trấn Trường Sa
* Xã Song Tử Tây
* Xã Sinh Tồn
Thị trấn Trường Sa được thành lập trên cơ sở đảo Trường Sa Lớn và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
Xã Song Tử Tây được thành lập trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
Xã Sinh Tồn được thành lập trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
Địa lý
Quần đảo Trường Sa là một dãy hơn 100 đảo lớn nhỏ, bãi ngầm, bãi đá san hô nằm lập lờ hoặc nhô lên khỏi mặt nước, khi thủy triều xuống thấp, bao bọc một vùng biển rộng ước chừng 160.000 đến 180.000 km².
Quần đảo Trường Sa được chia làm 8 cụm: cụm Song Tử, Loai Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên. Trong quần đảo Trường Sa, đảo cao nhất là Song Tử Tây, ở phía Bắc quần đảo, cao khoảng 4-6 m khi thủy triều thấp nhất.
Đảo nằm xa nhất về cực Nam là đảo Sác Lốt. Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (khoảng 0,6 km²) sau đó đến đảo Nam Yết (0,5 km²), còn lại là các đảo nhỏ hơn. Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất từ Song Tử Tây đến đảo An Bang khoảng 280 hải lý.
Lịch sử
Dấu ấn sớm nhất ghi lại được của con người với quần đảo Trường Sa là từ khoảng năm thứ 3 trước Công nguyên. Điều này dựa trên một số phát hiện rằng những người đánh cá, đa số là cư dân từ Vương quốc Chăm Pa cổ.
Các bản đồ địa lý Việt Nam cổ ghi nhận Bãi Cát Vàng (được dùng để chỉ chung cả Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi.
Thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Chính phủ Bảo hộ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thay cho Việt Nam, lúc đó đang nước thuộc địa của Pháp. Họ chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, gồm cả đảo Ba Bình, và xây các trạm khí tượng trên hai đảo, và sau đó quản lý chúng như một phần lãnh thổ của Đông Dương thuộc Pháp.
Trước Cách mạng tháng Tám, Trường Sa là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, Thống đốc Nam Kỳ đã ký nghị định 4762/CP đặt quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy.
Vào ngày 9 tháng 12 năm 1982, huyện Trường Sa chính thức được thành lập thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Quốc hội khóa VII sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.
Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành 2 tỉnh: Phú Yên và Khánh Hòa, huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa
A. Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm có thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn, và khu bảo tồn biển Nam Yết (đang đề nghị).
Hiện đang có 21 đảo do quân đội nhân dân Việt Nam đóng giữ được Việt Nam thông báo (chưa kể các đảo chưa có quân nhưng đã được Việt Nam kiểm soát)
9 đảo nổi là :
12 đảo chìm là:
(Thực ra 12 đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước)
B. Cụ thể các điểm đóng quân và các điểm trong tầm kiểm soát như sau
Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo như sau:
Cụm Song Tử:
1. Đảo Song Tử Tây (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=12) (Southwest Cay) có Hải Đăng Song Tử Tây, và trạm khí tượng Song Tử Tây
http://hoangsa.org/gallery/watermark.php?file=1111 (http://hoangsa.org/gallery/watermark.php?file=1111)
2. Đảo Đá Nam (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=22) (South Reef)
http://hoangsa.org/gallery/watermark.php?file=1055
Cụm Nam yết hay cụm Tizard (Tizard Bank/Tizard Reefs)
3. Đảo Nam Yết (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=13) (Namyit Island)
4. Đảo Sơn Ca (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=16) (Sand Cay)
http://files.hoangsa.org/imagehosting/149154b17cd214e646.jpg (http://files.hoangsa.org/imagehosting/149154b17cd214e646.jpg)
5. Đảo Đá Lớn (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=23) (Great Discovery Reef) 3 điểm đóng quân
6. Đảo Núi Thị (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=31) (Đảo Đá Thị, Petley Reef)
Cụm Sinh Tồn (Union Reefs)
7. Đảo Sinh Tồn (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=14) (Sincowe Island)
8. Đảo Sinh Tồn Đông (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=15) (Sincowe East Island, còn có tên cũ là Đá Nhám, Đá Grisan, Grierson Reef)
9. Đảo Cô Lin (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=24) (Collins Reef/Johnson North Reef)
10. Đảo Len Đao (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=25) (Lansdowne Reef)
Cụm Trường Sa
11. Đảo Trường Sa Lớn (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=4) (hay Trường Sa, Spratly island), có trạm khí tượng Trường Sa
12. Đảo Đá Lát (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=17) (Ladd Reef) có hải đăng Đá Lát
13. Đảo Phan Vinh (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=6) (Hòn Sập, Pearson Reef) 2 điểm đóng quân
14. Đảo Trường Sa Đông (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=18) (Đá Giữa, Central London Reef)
15. Đảo Đá Tây (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=27) (West London Reef) 3 điểm đóng quân, có Hải Đăng Đá Tây
16. Đảo Đá Đông (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=26) (East London Reef) 3 điểm đóng quân
17. Đảo Tốc Tan (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=8) (Alison Reef) 3 điểm đóng quân
18. Đảo Tiên Nữ (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=7) (Pigeon Reef/Tennent Reef) có hải đăng Tiên Nữ
19. Đảo Núi Le (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=28) (Cornwallis South Reef) 2 điểm đóng quân
Cụm An Bang
20. Đảo An Bang (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=5) (Ambonay Cay) có hải đăng An Bang
21. Đảo Thuyền Chài (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=29) (Barque Canada Reef) có 3 điểm đóng quân
Quần đảo Trường Sa đang được Việt Nam giữ 21 đảo với tổng cộng 33 điểm đóng quân
Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (mỗi địa điểm có một số nhà giàn DK1) nằm giáp ranh Trường Sa
22. Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đã có 5 nhà giàn được xây dựng là DK 1/1(Tư Chính A hay Tư Chính1, bị lỗi kỹ thuật không còn sử dụng), DK 1/5 (Tư Chính B hay Tư Chính 2, bị lỗi kỹ thuật và hiện không còn sử dụng), DK1/11(Tư Chính C hay Tư Chính 3), DK 1/12 (http://hoangsa.org/gallery/showphoto.php?photo=2385&title=-c3-81nh-ae-91-c3-a8n-tr-c3-aan-nh-c3-a0-gi-c3-a0n-t-c6-b0-ch-c3-adnh-428dk1-2f12-29&cat=32)(Tư Chính D hay Tư Chính 4), DK1/14(Tư Chính E hay Tư Chính 5)
23. Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch) Lưu ý là ở đây dễ nhầm lẫn giữa Rifleman Bank (là cả vành đá rộng) và Johnson Patch (một bãi nhỏ nằm trong vành đá rộng) đều có tên là Vũng Mây. Thực tế Rifleman Bank (tức là bãi Vũng Mây "to") gồm 8 bãi đá: Johnson Patch (tức là bãi Vũng Mây "nhỏ"), bãi Ba Kè (Bombay Castle), Bãi Đinh (Kingston Shoal), Bãi Đất (Oriena shoal/Orleana shoal), Bãi Ráng Chiều, bãi Ngũ Sắc, bãi Xà Cừ, bãi Vũ Tích
24. Bãi Ba Kè (Bombay Castle) có hải đăng Ba Kè, là một phần của bãi Vũng Mây rộng lớn, đã có 4 nhà giàn được xây dựng là DK1/4 (Ba Kè A hay Ba Kè 1, bị bão đánh sập năm 1990 :( ), DK1/9 (Ba Kè B hay Ba Kè 2), DK1/20 (Ba Kè C hay Ba Kè 3), DK1/21 (http://hoangsa.org/gallery/showphoto.php?photo=1839&title=dk1-2f21-ba-k-c3-a8-4-ch-c3-aanh&cat=32)(Ba Kè D hay Ba Kè 4)
25. Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank) đã có các nhà giàn được xây dựng là DK1/6 (Phúc Nguyên 1, đã bị bão giật đổ :( ), DK1/15(Phúc Nguyên 2), 2A/DK1/6(Phúc Nguyên 2A, thay cho DK1/6, nhưng sau đó 2A/DK1/6 cũng bị bão giật đổ ngày 13/12/1998 :( )
26. Bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank) có hải đăng Phúc Tần, đã có 5 nhà giàn được xây dựng DK1/2(Phúc Tần A), DK1/3 Phúc Tần (đã bị bão giật sập vào đêm 4/12/1990 :( ), DK1/16 (Phúc Tần B), DK1/17 (Phúc Tần C), DK1/18(Phúc Tần D)
27. Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank) có hải đăng Huyền Trân có 1 nhà giàn DK 1/7 (http://hoangsa.org/gallery/showphoto.php?photo=2170&title=nh-c3-a0-gi-c3-a0n-dk1-2f7-huy-e1-bb-81n-tr-c3-a2n&cat=32) Huyền Trân
28. Bãi Quế Đường (Grainger Bank) có hải đăng Quế Đường có 2 nhà giàn DK1/8 (Quế Đường A), DK1/19( Quế Đường B)
(Ngoài ra có một nhà giàn khác DK1/10 ở bãi Cà Mau, không có tên DK1/13 để tránh con số 13 xui xẻo. Trong số 15 nhà giàn đã sử dụng có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc)
Tổng cộng đã có 21 nhà giàn DK1 được xây dựng, hiện tại còn sử dụng 15 nhà giàn, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc
Các địa điểm không đóng quân nhưng thực tế Việt Nam kiểm soát(do rất gần các đảo Việt Nam đang chiếm và không có TQ, Phillipin, Malaysia ở gần)
29. Đá Phúc Sỹ (Đá Higen, Higgens Reef, chưa đóng quân nhưng trong vùng kiểm soát)
30. Fancy Wreck Shoal (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
31. Coronation Bank (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần với đảo Trường Sa
31. Đá An Bình (Đá Rốt Tên, Ross Reef) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
33. Đá Vị Khê (không có tên tiếng Anh) nằm rất gần đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island)
34. Bãi Nguyệt Sương (Stag Shoal/Stay Shoal) nằm ở khoảng giữa của Đá Đông (East London Reef), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) và đảo An Bang (Ambona Cay)
35. Đá Nhỏ (Small Discovery Reef) rất gần với Đá Lớn (Great Discovery Reef)
36. Đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef) nằm ở phía tây của Đá Lớn (Great Discovery Reef)
37. Đá Nhạn Gia (không có tên tiếng Anh) rất gần đảo Sinh Tồn
38. Đá Sơn Hà (Đá Ren, Gent Reef)
39. Đá Tam Trung (không có tên tiếng Anh)
40. Đá Nghĩa Hành (Lovele Reef) [Đá Sơn Hà, Đá Tam Trung và Đá Nghĩa Hành ở khoảng giữa của 2 đảo Việt Nam đang đóng quân là đảo Sinh Tồn và đảo Côlin]
41. Bãi Ngọc Điền (Trung Quốc gọi là Bãi Chu Ứng, Jubilee Bank) rất gần đảo Đá Lát
42. Đá Hà Tần (Lizzie Webber) rất gần các điểm đóng quân đảo Thuyền Chài, thực ra là một phần của bãi Thuyền Chài rộng lớn
43. Bãi Chim Biển (Đảo Chim, Owen Shoal) nằm trong vùng kiểm soát của các nhà giàn bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè
44. Đá Núi Môn (Maralie Reef and Bittern Reef) rất gần đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
45. Đá Núi Cô (Cay Marino) gần đảo Núi Le (Cornwallis South Reef)
Cũng có thể hải quân Việt Nam đang "tầm ngẩm tầm ngầm" kiểm soát thêm một số đảo, bãi nữa (không chắc chắn vì chưa có những thông báo)
C. Mỗi nước Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines chiếm một số đảo, bãi ngầm
Trung Quốc:
ngoài ra thực tế Philippines kiểm soát nhiều bãi đá ngầm ở rất gần bờ biển Philippines. Philippines đã cho xây dựng hải đăng năm 1995 tại Bãi Tổ Muỗi (Nares Bank) hoặc là bãi Đồng Thạnh (Marie Louis Bank) Phillippines gọi là Recto, 1 hải đăng trên Bãi Thạch Sa (Bãi Cá Ngựa, Seahorse Shoal/Bank), và 1 hải đăng trên cồn Jackson (Jackson Atoll/Reef). Tức là theo đó, tổng cộng có 3 hải đăng được Philippines xây trong năm 1995 Không rõ tin đó được xác thực đến đâu, và tình trạng chiếm đóng có thay đổi gì sau sự kiện đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines trong năm 1995 hay không
Malaysia:
ngoài ra Malaysia kiểm soát các bãi đá ngầm ở trong vùng biển Malaysia
Đài Loan:
Tên gọi Ba Bình có nguồn gốc từ tấm bia đá đề chữ Vạn Lý Ba Bình (muôn dặm sóng êm) trong miếu cổ từ thời Nguyễn. Tên gọi Bàn Than dựa theo ghi chép của Lê Quý Đôn về Bàn Than Thạch trong Phủ Biên Tạp Lục
Còn một số bãi đá ngầm chưa có nước nào đóng quân, hoặc chưa nước nào kiểm soát được
Xem thông tin về các ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa do Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc và Đài Loan đang quản lý http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=18426
Thông tin về các trạm khí tượng tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại đây http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=13279
D. Một số đảo, bãi theo thứ tự diện tích theo thông tin trên wikipedia.org (nhưng các con số này phần lớn là ...SAI và thứ tự đó cũng... không chính xác)
01.Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.46 km2, từng có lính Pháp-Việt và trạm khí tượng, bị Tưởng Giới Thạch chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Đài Loan
02.Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.37 km2 bị Philippines chiếm, trong khi đã từng có lính Việt từ thời Pháp, và sau đó lính Việt thời VNCH ở đó trước Phi
03.Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km2 bị Philippines chiếm (Trước đó từng có lính Nhật, có thể có lính Việt cùng với lính Nhật)
04.Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.13 km2 bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa
05.Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km2 bị Philippines chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Phi
06.Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.12 km2 đang là một pháo đài của quân đội VN
07. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.08 km2, Việt Nam đóng quân
08. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km2, Philippines chiếm giữ
09.Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07km2, Việt Nam đóng quân
10.Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065km2 Philippines chíêm giữ, từng có lính Việt ở đó trước Phi
11.Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062km2 Malaysia chiếm
12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết,0.053 km2 Việt Nam đóng quân
13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016km2, Việt Nam đóng quân
14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.0057km2, Philippines chiếm
15.Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.0044km2, Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn)
xem thống kê tên gọi, vị trí, diện tích các đảo bãi ở Hoàng Sa, Trường Sa trong file excel
E. Cũng có tài liệu của Việt Nam đề cập đến Đá Ngọc Bích ở Trường Sa nhưng không có tọa độ nên chưa biết bãi đá này ở đâu, và có phải có tên gọi khác hay không. Các báo của Việt Nam còn nói đến các tên đảo Ma-i-xi-ti, và đảo Ri-gân, đảo Vigor nhưng không thể xác định là vị trí nào vì không có tọa độ và ghi tên kiểu nửa Anh nửa Việt (hoặc có thể là tên Philippines, Malaysia gọi) rất khó truy tìm. Ai có thông tin về các địa danh trong quần đảo Trường Sa là đảo Ma-i-xi-ti, đảo Ri-gân, đảo Vigor, Đá Ngọc Bích ở đâu xin cảm ơn rất nhiều!
G1. Nhiều nguồn tin còn ghi nhầm lẫn là năm 1992, Trung Quốc chiếm đóng thêm Đá Lát (Ladd Reef). Đó hoàn toàn là sự nhầm lẫn lớn, và cũng có khi là một sự chủ ý. Sự thực là trong năm 1992, Trung Quốc đã chiếm đóng Đá Lạc nằm trong cụm Nam Yết (Tizard Bank) và Việt Nam đã phản đối
Việt Nam đọc là Đá Lạc, các nguồn Trung Quốc phiên âm lại Tiếng Việt đọc chệch trong tiếng Hán là Duolu, viết là 大路礁 (nếu phiên âm trở lại tiếng Việt có nghĩa là bãi Đại Lộ). Các tài liệu tiếng Anh phiên âm lại 大路礁 viết bằng ký tự Latinh là Da Luc Reef. Do nhiều sự nhầm lẫn này mà nhiều người hiểu nhầm nó là Đá Lát tức Ladd Reef, và vội vàng vẽ bản đồ có Đá Lát nằm cạnh sở chỉ huy ở Trường Sa Lớn bị Trung Quốc chiếm
(cũng có nhiều khả năng là sự tung tin có chủ đích)
Sự thực là Đá Lát (Ladd Reef, hay theo cách Trung Quốc gọi là 日积礁: Riji Jiao) được Việt Nam đóng quân và giữ vững từ CQ88 và vẫn vững vàng hiện nay. Nhiều nguồn nhầm lẫn giữa Đá Lát và Đá Lạc- Trung Quốc gọi tên bãi Đá Lạc là Duolu Jiao hay Xinan Jiao (西南礁), hoặc có khi được gọi tên tiếng Anh là Gaven Reef South. Bãi Đá Lạc này nằm ở phía Nam của Đá Gaven (tức Gaven Reef, hoặc có khi gọi là Gaven Reef North, Trung Quốc gọi là南薰礁: Nanxun Jiao) và nằm gần đảo Nam Yết, bãi Đá Lạc hiện nay cũng không hề bị chiếm đóng, dù trong tầm kiểm soát của Trung Quốc
Có thể xem thêm hình ảnh trong thư viện ảnh, và mong các thành viên có thêm nhiều đóng góp cho thư viện ảnh của diễn đàn. Mong được cung cấp thêm thông tin về các địa danh trong quần đảo Trường Sa là đảo Ma-i-xi-ti, đảo Ri-gân, đảo Vigor, Đá Ngọc Bích, những tên gọi không thống nhất, và không rõ là địa điểm nào. Xin cảm ơn rất nhiều!
Vị trí
Huyện đảo Trường Sa nằm trên biển Đông, ở phía Đông và Đông Nam bờ biển Việt Nam. Huyện Trường Sa nằm ở tọa độ địa lý phạm vi 6°50'00" đến 12°00'00" vĩ độ Bắc và từ 111°30'00" đến 117°20'00" kinh độ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý (tính từ đảo Trường Sa Lớn).
Hành chính
Theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2007 của chính phủ Việt Nam, huyện Trường Sa có ba đơn vị hành chính trực thuộc gồm:
* Thị trấn Trường Sa
* Xã Song Tử Tây
* Xã Sinh Tồn
Thị trấn Trường Sa được thành lập trên cơ sở đảo Trường Sa Lớn và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
Xã Song Tử Tây được thành lập trên cơ sở đảo Song Tử Tây và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
Xã Sinh Tồn được thành lập trên cơ sở đảo Sinh Tồn và các đảo, bãi đá, bãi phụ cận.
Địa lý
Quần đảo Trường Sa là một dãy hơn 100 đảo lớn nhỏ, bãi ngầm, bãi đá san hô nằm lập lờ hoặc nhô lên khỏi mặt nước, khi thủy triều xuống thấp, bao bọc một vùng biển rộng ước chừng 160.000 đến 180.000 km².
Quần đảo Trường Sa được chia làm 8 cụm: cụm Song Tử, Loai Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm và Bình Nguyên. Trong quần đảo Trường Sa, đảo cao nhất là Song Tử Tây, ở phía Bắc quần đảo, cao khoảng 4-6 m khi thủy triều thấp nhất.
Đảo nằm xa nhất về cực Nam là đảo Sác Lốt. Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (khoảng 0,6 km²) sau đó đến đảo Nam Yết (0,5 km²), còn lại là các đảo nhỏ hơn. Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ Song Tử Đông đến Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất từ Song Tử Tây đến đảo An Bang khoảng 280 hải lý.
Lịch sử
Dấu ấn sớm nhất ghi lại được của con người với quần đảo Trường Sa là từ khoảng năm thứ 3 trước Công nguyên. Điều này dựa trên một số phát hiện rằng những người đánh cá, đa số là cư dân từ Vương quốc Chăm Pa cổ.
Các bản đồ địa lý Việt Nam cổ ghi nhận Bãi Cát Vàng (được dùng để chỉ chung cả Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Trong cuốn "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi.
Thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Chính phủ Bảo hộ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thay cho Việt Nam, lúc đó đang nước thuộc địa của Pháp. Họ chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, gồm cả đảo Ba Bình, và xây các trạm khí tượng trên hai đảo, và sau đó quản lý chúng như một phần lãnh thổ của Đông Dương thuộc Pháp.
Trước Cách mạng tháng Tám, Trường Sa là một đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, Thống đốc Nam Kỳ đã ký nghị định 4762/CP đặt quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy.
Vào ngày 9 tháng 12 năm 1982, huyện Trường Sa chính thức được thành lập thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Quốc hội khóa VII sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh.
Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành 2 tỉnh: Phú Yên và Khánh Hòa, huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa
A. Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa gồm có thị trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây, xã Sinh Tồn, và khu bảo tồn biển Nam Yết (đang đề nghị).
Hiện đang có 21 đảo do quân đội nhân dân Việt Nam đóng giữ được Việt Nam thông báo (chưa kể các đảo chưa có quân nhưng đã được Việt Nam kiểm soát)
9 đảo nổi là :
- An Bang (Amboyna Cay) Đảo An Bang có tên tiếng Anh là Amboyna Cay, Nhật Bản gọi là Marusima, Philippines gọi là Datu Kalantiaw, Malaysia gọi là Pulau Amboyna Keycil, Trung Quốc gọi là 安波沙洲 ( Anbo Shazhou: cồn cát An Ba) An Bang là một cồn san hô ở phía Nam quần đảo Trường Sa, nằm tại tọa độ 7o52'10" vĩ Bắc, 112o54'10" kinh Đông. Trên đảo có một ngọn hải đăng hoạt động từ năm 1995.
- Phan Vinh (Pearson Reef) Đảo Phan Vinh có tên cũ là Hòn Sập, tên tiếng Anh là Pearson Reef, Philippines gọi là Hizon, Trung Quốc gọi là 毕生礁 (Bisheng Jiao: đá ngầm Tất Sinh). Đây là một hòn đảo san hô thuộc quần đảo Trường Sa, nằm tại tọa độ 8o56' vĩ Bắc, 113o38' kinh Đông, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 430 hải lý. Đảo được lấy tên người anh hùng tàu không số năm xưa. Đảo Phan Vinh 1988
- Trường Sa (Trường Sa Lớn, Spratly Island)Đảo Trường Sa (hay còn gọi là Trường Sa Lớn) có tên tiếng Anh là Spratly island, Spratley island (hoặc đôi khi gọi là Storm island), tiếng Pháp là île Spratly(đôi khi gọi là île de Tempête), Nhật Bản gọi là Nisitorisima, Philippines gọi là Lagos, Trung Quốc gọi là 南威岛 (Nanwei Dao: đảo Nam Uy). Đảo Trường Sa lớn có diện tích lớn thứ tư (sau Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc) và là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát.Năm 1988, lính ta xây kè chắn sóng đảo Trường Sa
- Trường Sa Đông (Đá Giữa, Central London Reef)Trường Sa Đông trước đây được gọi là Đá Giữa có tên tiếng Anh là Central London Reef, Philippines gọi là Gitnang Quezon, Trung Quốc gọi là 中礁 (Zhong Jiao: đá ngầm Trung). Tọa độ 8°55N, 112°21E. Phần Tây Nam là một bờ cát chỉ nổi chút ít khi triều lên. Phần còn lại là đá san hô ngập nước bao quanh một đầm nước. Việt Nam đóng quân từ năm 1978
- Sinh Tồn (Sin Cowe Island)Đảo Sinh Tồn có tên tiếng Anh là Sin Cowe Island, Nhật Bản gọi là Asukazima, Philippines gọi là Rurok, Trung Quốc gọi là 景宏岛 (Jinghong Dao: Cảnh Hoằng Đảo) Tọa độ 9°526N, 114°192E. Đảo Sinh Tồn nằm trong cụm Sinh Tồn (Union Reefs, 九章群礁: Jiuzhang Qun jiao) Đảo này cùng với các đảo, đá, bãi phụ cận trong cụm Sinh Tồn là địa phận của xã Sinh Tồn, huyện Trường Sa
- Sinh Tồn Đông (Đá Nhám, Đá Grisan, Đá Đờ Ri San, Sin Cowe East Island, Grierson Reef)Đảo Sinh Tồn Đông có tên tiếng Anh là Sin Cowe East Island, trước đây còn được gọi là Grierson Reef và tên Việt cũ là đá Grisan hay Đá Nhám, Philippines gọi là Julian Felipe, Trung Quốc gọi là 染青沙洲 (Ranqing Shazhou). Sinh Tồn Đông là một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa, tại tọa độ 9o52’30’’độ vĩ Bắc, 114o34’45’’ độ kinh Đông. Đảo dài 200m, rộng 40m cách bờ biển Việt Nam gần 300 hải lý.
- Song Tử Tây (Southwest Cay) Đảo Song Tử Tây có tên tiếng Anh là Southwest Cay, Pháp gọi là Caye du Sud-Ouest, Nhật Bản gọi là Minamihutagozima, Philippines gọi là Pugad, Trung Quốc gọi là 南子岛 (Nanzi Dao: Nam Tử Đảo). Song Tử Tây là một cồn san hô trong quần đảo Trường Sa. Đảo nằm tại tọa độ 11o26' vĩ Bắc, 114o20' kinh Đông, thuộc xã đảo Song Tử Tây, huyện Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.Đây là Song Tử Tây. Bên kia là Song Tử Đông đang có lính em Phi
- Nam Yết (Namyit Island) Đảo Nam Yết có tên tiếng Anh là Namyit island, Nhật Bản gọi là Minamikozima, Philippines gọi là Binago, Trung Quốc gọi là 鸿庥岛 (Hongxiu Dao: Hồng Hưu đảo). Nam Yết là một hòn đảo thuộc chủ quyền Việt Nam trong quần đảo Trường Sa, ở tọa độ 10o11’00’’ độ vĩ Bắc; 114o21’42’’ độ kinh Đông, cách đảo Ba Bình do Đài Loan đang chiếm giữ khoảng 10 hải lý. Đảo Nam Yết, đảo Ba Bình đều nằm trong cụm Tizard Bank (Trung Quốc gọi là 郑和群礁: Zhenghe Qunjiao)
- Sơn Ca (Sand Cay) Đảo Sơn Ca có tên tiếng Anh là Sand Cay, Nhật Bản gọi là Kitakozima, Philippines gọi là Bailan, Trung Quốc gọi là 敦谦沙洲 (Dunqian Shazhou: Cồn cát Đôn Khiêm). Đảo Sơn Ca là một hòn đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa, cách cảng Cam Ranh 331 hải lý về phía Đông, do Việt Nam giữ chủ quyền.Đảo nằm ở vĩ độ 10°22'42"N và kinh độ 114°28'33"E;
12 đảo chìm là:
- Đá Nam (South Reef)Đảo Đá Nam có tên tiếng Anh là South Reef, Philippines gọi là Timog, Trung Quốc gọi là 奈罗礁 (Nailuo Jiao: đá ngầm Nại La). Tọa độ 11°28N, 114°23E. Nằm tại đầu Tây Nam của North Danger Reef. Vành đá bao quanh nổi khi triều thấp. Việt Nam đóng quân từ 1988. Một phần của North Danger Reef.
- Đá Lớn (Great Discovery Reef)Đảo Đá Lớn có tên tiếng Anh là Great Discovery Reef (các mỏm đá khô ở trên đó được gọi là Beacon Rock), Pháp gọi là Grand Récif Discovery, Philippines gọi là Paredes, Trung Quốc gọi là 大现礁 (Daxian Jiao: đá ngầm Đại Hiện) Tọa độ 10°045N, 113°52E. Một vài mỏm đá nổi khi triều lên. Phần lớn bãi đá nổi khi triều xuống. Có 1 đầm nước. Việt Nam đóng quân từ năm 1988
- Thuyền Chài (Barque Canada Reef)Đảo Thuyền Chài có tên tiếng Anh là Barque Canada Reef, Philippines gọi là Magsaysay, Malaysia gọi là Terumbu Perahu, Trung Quốc gọi là 柏礁 (Bai Jiao: đá ngầm Bách). Một phần phía Tây Nam của đảo Thuyền Chài còn được gọi là Đá Hà Tần ( tên tiếng Anh là Lizzie Webber Reef, Philippines gọi là Mascarado, Trung Quốc gọi là 单柱石 phiên âm Latinh là Danzhushi), còn mỏm phía Bắc của Đảo Thuyền Chài được Trung Quốc gọi là 鸟鱼锭石 (Niaoyudingshi). Tọa độ 8°10N, 113°18E. San hô. Đỉnh đá cao nhất cao 4,5 m tại mũi Tây Nam. Phần lớn bãi đá nổi khi triều lên.
- Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef)Đảo Cô Lin có tên tiếng Anh là Collins Reef/Johnson North Reef, Philippines gọi là Roxas, Trung Quốc gọi là 鬼喊礁 (Guihan Jiao: đá ngầm Quỷ Hám). Tọa độ 9°450N, 114°138E. Nối với đá Gạc Ma. Một "cồn san hô" ở góc Đông Nam, nổi khi triều cao. Một phần của Cồn Union.
- Len Đao (Lansdowne Reef)Đảo Len Đao có tên tiếng Anh là Lansdowne Reef, Philippines gọi là Pagkakaisa , Trung Quốc gọi là 琼礁 (Qiong Jiao: đá ngầm Quỳnh). Tọa độ 9°457N, 114°218E. Cồn cát với vành đá ngầm bao quanh. Một phần của Union Banks
- Tiên Nữ (Pigeon Reef/Tennent Reef)Đảo Tiên Nữ có tên tiếng Anh là Tennent Reef hay Pigeon Reef, Philippines gọi là Lopez-Jaena, Trung Quốc gọi là 无乜礁 (Wumie Jiao: Đá ngầm Vô Khiết). Đảo Tiên Nữ nằm ở tọa độ 8025’00’’ độ vĩ Bắc, 114039’00’’ độ kinh Đông, dài 9km, rộng 8 km; là một trong những đảo ở xa đất liền nhất, cách Cam Ranh hơn 700 km. Đảo là vành đai san hô khé
- Núi Le (Cornwallis South Reef)Đảo Núi Le có tên tiếng Anh là Cornwallis South Reef, Philippines gọi là Osmena, Trung Quốc gọi là 南华礁 (Nanhua Jiao: đá ngầm Nam Hoa) . Tọa độ 8°45N, 114°11E. Chỉ nổi khi triều xuống. Bao quanh một đầm nước. Việt Nam đóng quân từ năm 1988. Chiều ở Núi Le
Bình minh ở Núi Le, 2011 - Tốc Tan (Alison Reef) Bãi Tốc Tan có tên tiếng Anh là Alison Reef, Philippines gọi là De Jesus, Trung Quốc gọi là 六门礁 (Liumen Jiao: đá ngầm Lục Môn). Bãi Tốc Tan gồm một vài mỏm đá mini nổi lên mặt nước được hải quân Việt Nam xây nhà lâu bền để đóng quân. Nhà tiếp dân của đảo Tốc Tan hiện nay
- Đá Tây (West London Reef)Đảo Đá Tây có tên tiếng Anh là West London Reef, Philippines gọi là Kanlurang Quezon, Trung Quốc gọi là 西礁 (Xi Jiao: đá ngầm Tây). Tọa độ 8°52N, 112°155E. Phần phía đông là cồn cát cao 0.6 m, phía tây là rạn san hô chỉ nổi khi triều xuống. Nằm giữa là phá nước. Việt Nam dựng hải đăng năm 1994. Một phần của London Reefs.
- Đá Đông (East London Reef) Đá Đông có tên tiếng Anh là East London Reef, Philippines gọi là Silangan Quezon, Trung Quốc gọi là 东礁 (Dong Jiao: Đá ngầm Đông). Tọa độ 8°502N, 112°345E. Bãi đá cao tới 1 m, bao quanh một phá nước. Việt Nam đóng quân từ năm 1988. Một phần của London Reef.
- Đá Lát (Ladd Reef)Đảo Đá Lát có tên tiếng Anh là Ladd Reef, Trung Quốc gọi là 日积礁 (Riji Jiao: đá ngầm Nhật Tích) . Đảo Đá Lát thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), có tọa độ 8o 40'01" N -- 111o 39' 50" E
- Đá Thị (Núi Thị, Petley Reef)Đảo Đá Thị hay Đá Núi Thị có tên tiếng Anh là Petley Reef, Philippines gọi là Juan Luna, Trung Quốc gọi là 舶兰礁 (Bolan Jiao: đá ngầm Bạc Lan) . Tọa độ 100 247 vĩ Bắc, 1140 348 kinh Đông. Nổi tự nhiên khi triều xuống, một vài mỏm đá nổi khi triều cao. Việt Nam đóng quân từ 1988. Một phần của Tizard Banks
(Thực ra 12 đảo chìm này đều có những ghềnh đá nổi trên mặt nước)
B. Cụ thể các điểm đóng quân và các điểm trong tầm kiểm soát như sau
Việt Nam đang đóng quân trên các điểm đảo như sau:
Cụm Song Tử:
1. Đảo Song Tử Tây (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=12) (Southwest Cay) có Hải Đăng Song Tử Tây, và trạm khí tượng Song Tử Tây
http://hoangsa.org/gallery/watermark.php?file=1111 (http://hoangsa.org/gallery/watermark.php?file=1111)
2. Đảo Đá Nam (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=22) (South Reef)
http://hoangsa.org/gallery/watermark.php?file=1055
Cụm Nam yết hay cụm Tizard (Tizard Bank/Tizard Reefs)
3. Đảo Nam Yết (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=13) (Namyit Island)
4. Đảo Sơn Ca (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=16) (Sand Cay)
http://files.hoangsa.org/imagehosting/149154b17cd214e646.jpg (http://files.hoangsa.org/imagehosting/149154b17cd214e646.jpg)
5. Đảo Đá Lớn (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=23) (Great Discovery Reef) 3 điểm đóng quân
6. Đảo Núi Thị (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=31) (Đảo Đá Thị, Petley Reef)
Cụm Sinh Tồn (Union Reefs)
7. Đảo Sinh Tồn (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=14) (Sincowe Island)
8. Đảo Sinh Tồn Đông (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=15) (Sincowe East Island, còn có tên cũ là Đá Nhám, Đá Grisan, Grierson Reef)
9. Đảo Cô Lin (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=24) (Collins Reef/Johnson North Reef)
10. Đảo Len Đao (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=25) (Lansdowne Reef)
Cụm Trường Sa
11. Đảo Trường Sa Lớn (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=4) (hay Trường Sa, Spratly island), có trạm khí tượng Trường Sa
12. Đảo Đá Lát (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=17) (Ladd Reef) có hải đăng Đá Lát
13. Đảo Phan Vinh (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=6) (Hòn Sập, Pearson Reef) 2 điểm đóng quân
14. Đảo Trường Sa Đông (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=18) (Đá Giữa, Central London Reef)
15. Đảo Đá Tây (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=27) (West London Reef) 3 điểm đóng quân, có Hải Đăng Đá Tây
16. Đảo Đá Đông (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=26) (East London Reef) 3 điểm đóng quân
17. Đảo Tốc Tan (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=8) (Alison Reef) 3 điểm đóng quân
18. Đảo Tiên Nữ (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=7) (Pigeon Reef/Tennent Reef) có hải đăng Tiên Nữ
19. Đảo Núi Le (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=28) (Cornwallis South Reef) 2 điểm đóng quân
Cụm An Bang
20. Đảo An Bang (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=5) (Ambonay Cay) có hải đăng An Bang
21. Đảo Thuyền Chài (http://hoangsa.org/gallery/showgallery.php?cat=29) (Barque Canada Reef) có 3 điểm đóng quân
Quần đảo Trường Sa đang được Việt Nam giữ 21 đảo với tổng cộng 33 điểm đóng quân
Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (mỗi địa điểm có một số nhà giàn DK1) nằm giáp ranh Trường Sa
22. Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đã có 5 nhà giàn được xây dựng là DK 1/1(Tư Chính A hay Tư Chính1, bị lỗi kỹ thuật không còn sử dụng), DK 1/5 (Tư Chính B hay Tư Chính 2, bị lỗi kỹ thuật và hiện không còn sử dụng), DK1/11(Tư Chính C hay Tư Chính 3), DK 1/12 (http://hoangsa.org/gallery/showphoto.php?photo=2385&title=-c3-81nh-ae-91-c3-a8n-tr-c3-aan-nh-c3-a0-gi-c3-a0n-t-c6-b0-ch-c3-adnh-428dk1-2f12-29&cat=32)(Tư Chính D hay Tư Chính 4), DK1/14(Tư Chính E hay Tư Chính 5)
23. Bãi Vũng Mây (Rifleman Bank/Johnson Patch) Lưu ý là ở đây dễ nhầm lẫn giữa Rifleman Bank (là cả vành đá rộng) và Johnson Patch (một bãi nhỏ nằm trong vành đá rộng) đều có tên là Vũng Mây. Thực tế Rifleman Bank (tức là bãi Vũng Mây "to") gồm 8 bãi đá: Johnson Patch (tức là bãi Vũng Mây "nhỏ"), bãi Ba Kè (Bombay Castle), Bãi Đinh (Kingston Shoal), Bãi Đất (Oriena shoal/Orleana shoal), Bãi Ráng Chiều, bãi Ngũ Sắc, bãi Xà Cừ, bãi Vũ Tích
24. Bãi Ba Kè (Bombay Castle) có hải đăng Ba Kè, là một phần của bãi Vũng Mây rộng lớn, đã có 4 nhà giàn được xây dựng là DK1/4 (Ba Kè A hay Ba Kè 1, bị bão đánh sập năm 1990 :( ), DK1/9 (Ba Kè B hay Ba Kè 2), DK1/20 (Ba Kè C hay Ba Kè 3), DK1/21 (http://hoangsa.org/gallery/showphoto.php?photo=1839&title=dk1-2f21-ba-k-c3-a8-4-ch-c3-aanh&cat=32)(Ba Kè D hay Ba Kè 4)
25. Bãi Phúc Nguyên (Prince Consort Bank) đã có các nhà giàn được xây dựng là DK1/6 (Phúc Nguyên 1, đã bị bão giật đổ :( ), DK1/15(Phúc Nguyên 2), 2A/DK1/6(Phúc Nguyên 2A, thay cho DK1/6, nhưng sau đó 2A/DK1/6 cũng bị bão giật đổ ngày 13/12/1998 :( )
26. Bãi Phúc Tần (Prince of Wales Bank) có hải đăng Phúc Tần, đã có 5 nhà giàn được xây dựng DK1/2(Phúc Tần A), DK1/3 Phúc Tần (đã bị bão giật sập vào đêm 4/12/1990 :( ), DK1/16 (Phúc Tần B), DK1/17 (Phúc Tần C), DK1/18(Phúc Tần D)
27. Bãi Huyền Trân (Alexandra Bank) có hải đăng Huyền Trân có 1 nhà giàn DK 1/7 (http://hoangsa.org/gallery/showphoto.php?photo=2170&title=nh-c3-a0-gi-c3-a0n-dk1-2f7-huy-e1-bb-81n-tr-c3-a2n&cat=32) Huyền Trân
28. Bãi Quế Đường (Grainger Bank) có hải đăng Quế Đường có 2 nhà giàn DK1/8 (Quế Đường A), DK1/19( Quế Đường B)
(Ngoài ra có một nhà giàn khác DK1/10 ở bãi Cà Mau, không có tên DK1/13 để tránh con số 13 xui xẻo. Trong số 15 nhà giàn đã sử dụng có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc)
Tổng cộng đã có 21 nhà giàn DK1 được xây dựng, hiện tại còn sử dụng 15 nhà giàn, trong đó có 8 nhà giàn có bãi đỗ trực thăng ở trên nóc
Các địa điểm không đóng quân nhưng thực tế Việt Nam kiểm soát(do rất gần các đảo Việt Nam đang chiếm và không có TQ, Phillipin, Malaysia ở gần)
29. Đá Phúc Sỹ (Đá Higen, Higgens Reef, chưa đóng quân nhưng trong vùng kiểm soát)
30. Fancy Wreck Shoal (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
31. Coronation Bank (chưa có tên tiếng Việt) nằm gần với đảo Trường Sa
31. Đá An Bình (Đá Rốt Tên, Ross Reef) nằm gần đảo Sinh Tồn Đông
33. Đá Vị Khê (không có tên tiếng Anh) nằm rất gần đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island)
34. Bãi Nguyệt Sương (Stag Shoal/Stay Shoal) nằm ở khoảng giữa của Đá Đông (East London Reef), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) và đảo An Bang (Ambona Cay)
35. Đá Nhỏ (Small Discovery Reef) rất gần với Đá Lớn (Great Discovery Reef)
36. Đá Đền Cây Cỏ (Western or Flora Temple Reef) nằm ở phía tây của Đá Lớn (Great Discovery Reef)
37. Đá Nhạn Gia (không có tên tiếng Anh) rất gần đảo Sinh Tồn
38. Đá Sơn Hà (Đá Ren, Gent Reef)
39. Đá Tam Trung (không có tên tiếng Anh)
40. Đá Nghĩa Hành (Lovele Reef) [Đá Sơn Hà, Đá Tam Trung và Đá Nghĩa Hành ở khoảng giữa của 2 đảo Việt Nam đang đóng quân là đảo Sinh Tồn và đảo Côlin]
41. Bãi Ngọc Điền (Trung Quốc gọi là Bãi Chu Ứng, Jubilee Bank) rất gần đảo Đá Lát
42. Đá Hà Tần (Lizzie Webber) rất gần các điểm đóng quân đảo Thuyền Chài, thực ra là một phần của bãi Thuyền Chài rộng lớn
43. Bãi Chim Biển (Đảo Chim, Owen Shoal) nằm trong vùng kiểm soát của các nhà giàn bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè
44. Đá Núi Môn (Maralie Reef and Bittern Reef) rất gần đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
45. Đá Núi Cô (Cay Marino) gần đảo Núi Le (Cornwallis South Reef)
Cũng có thể hải quân Việt Nam đang "tầm ngẩm tầm ngầm" kiểm soát thêm một số đảo, bãi nữa (không chắc chắn vì chưa có những thông báo)
C. Mỗi nước Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines chiếm một số đảo, bãi ngầm
Trung Quốc:
- Đá Xubi (Subi Reef)
- Đá Gaven (Gaven Reef, Gaven Reef North)
- Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef/Northwest Investigator Reef)
- Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef)
- Đá Vành Khăn (Mischief Reef, Trước kia gọi là Đá Lạc, nhưng hiện nay Đá Lạc được đặt cho bãi đá khác)
- Đá Gạc Ma (Johnson South Reef)
- Đá Châu Viên (Cuarteron Reef)
- Song Tử Đông(NORTH EAST CAY)
- Thị Tứ (THITU ISLAND)
- Loại Ta (Loaita Island)
- Bãi/Cồn An Nhơn (Cồn San hô Lan Can, Lankiam Cay)
- Đá Cá Nhám (Irving Reef)
- Đá Công Đo (Commondore Reef)
- Đảo Bình Nguyên (Flat Island)
- Đảo Vĩnh Viễn (NANSHAN ISLAND)
- Đảo Bến Lạc (Đảo Dừa, Đảo Bến Lộc, WEST YORK ISLAND)
- Bãi Cỏ Rong (Bãi Cỏ Rồng, Reed Bank/Tablemount)
- Bãi Cỏ Mây (2-nd Thomas Shoal/Reef)
ngoài ra thực tế Philippines kiểm soát nhiều bãi đá ngầm ở rất gần bờ biển Philippines. Philippines đã cho xây dựng hải đăng năm 1995 tại Bãi Tổ Muỗi (Nares Bank) hoặc là bãi Đồng Thạnh (Marie Louis Bank) Phillippines gọi là Recto, 1 hải đăng trên Bãi Thạch Sa (Bãi Cá Ngựa, Seahorse Shoal/Bank), và 1 hải đăng trên cồn Jackson (Jackson Atoll/Reef). Tức là theo đó, tổng cộng có 3 hải đăng được Philippines xây trong năm 1995 Không rõ tin đó được xác thực đến đâu, và tình trạng chiếm đóng có thay đổi gì sau sự kiện đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines trong năm 1995 hay không
Malaysia:
- Bãi/Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef)
- Bãi/Đá Kiệu Ngựa (Asdasier Reef/Ardasier reef,Asdrasier Bank, Đá Kiệu Ngựa là một phần của Bãi Kiệu Ngựa)
- Bãi Hoa Lau (Swallow Reef)
- Đá Suối Cát (Đá Đa Lát, Dallas Reef)
- Đá En Ca (Erica Reef/Enloa Reef)
- Bãi Thám Hiểm (Đá Sâu, Investigator Shoal/Reef)
- Đá Lu Xi A (Louisa Reef)
ngoài ra Malaysia kiểm soát các bãi đá ngầm ở trong vùng biển Malaysia
Đài Loan:
- Đảo Ba Bình (Itu Aba Island)
- bãi Bàn Than (Ban Than Reef, Centre Cay)
Tên gọi Ba Bình có nguồn gốc từ tấm bia đá đề chữ Vạn Lý Ba Bình (muôn dặm sóng êm) trong miếu cổ từ thời Nguyễn. Tên gọi Bàn Than dựa theo ghi chép của Lê Quý Đôn về Bàn Than Thạch trong Phủ Biên Tạp Lục
Còn một số bãi đá ngầm chưa có nước nào đóng quân, hoặc chưa nước nào kiểm soát được
Xem thông tin về các ngọn hải đăng ở quần đảo Trường Sa do Việt Nam, Philippines, Malaysia, Trung Quốc và Đài Loan đang quản lý http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=18426
Thông tin về các trạm khí tượng tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại đây http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=13279
D. Một số đảo, bãi theo thứ tự diện tích theo thông tin trên wikipedia.org (nhưng các con số này phần lớn là ...SAI và thứ tự đó cũng... không chính xác)
01.Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.46 km2, từng có lính Pháp-Việt và trạm khí tượng, bị Tưởng Giới Thạch chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Đài Loan
02.Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.37 km2 bị Philippines chiếm, trong khi đã từng có lính Việt từ thời Pháp, và sau đó lính Việt thời VNCH ở đó trước Phi
03.Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km2 bị Philippines chiếm (Trước đó từng có lính Nhật, có thể có lính Việt cùng với lính Nhật)
04.Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.13 km2 bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa
05.Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km2 bị Philippines chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Phi
06.Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.12 km2 đang là một pháo đài của quân đội VN
07. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.08 km2, Việt Nam đóng quân
08. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km2, Philippines chiếm giữ
09.Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07km2, Việt Nam đóng quân
10.Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065km2 Philippines chíêm giữ, từng có lính Việt ở đó trước Phi
11.Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062km2 Malaysia chiếm
12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết,0.053 km2 Việt Nam đóng quân
13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016km2, Việt Nam đóng quân
14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.0057km2, Philippines chiếm
15.Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.0044km2, Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn)
xem thống kê tên gọi, vị trí, diện tích các đảo bãi ở Hoàng Sa, Trường Sa trong file excel
E. Cũng có tài liệu của Việt Nam đề cập đến Đá Ngọc Bích ở Trường Sa nhưng không có tọa độ nên chưa biết bãi đá này ở đâu, và có phải có tên gọi khác hay không. Các báo của Việt Nam còn nói đến các tên đảo Ma-i-xi-ti, và đảo Ri-gân, đảo Vigor nhưng không thể xác định là vị trí nào vì không có tọa độ và ghi tên kiểu nửa Anh nửa Việt (hoặc có thể là tên Philippines, Malaysia gọi) rất khó truy tìm. Ai có thông tin về các địa danh trong quần đảo Trường Sa là đảo Ma-i-xi-ti, đảo Ri-gân, đảo Vigor, Đá Ngọc Bích ở đâu xin cảm ơn rất nhiều!
G1. Nhiều nguồn tin còn ghi nhầm lẫn là năm 1992, Trung Quốc chiếm đóng thêm Đá Lát (Ladd Reef). Đó hoàn toàn là sự nhầm lẫn lớn, và cũng có khi là một sự chủ ý. Sự thực là trong năm 1992, Trung Quốc đã chiếm đóng Đá Lạc nằm trong cụm Nam Yết (Tizard Bank) và Việt Nam đã phản đối
Việt Nam đọc là Đá Lạc, các nguồn Trung Quốc phiên âm lại Tiếng Việt đọc chệch trong tiếng Hán là Duolu, viết là 大路礁 (nếu phiên âm trở lại tiếng Việt có nghĩa là bãi Đại Lộ). Các tài liệu tiếng Anh phiên âm lại 大路礁 viết bằng ký tự Latinh là Da Luc Reef. Do nhiều sự nhầm lẫn này mà nhiều người hiểu nhầm nó là Đá Lát tức Ladd Reef, và vội vàng vẽ bản đồ có Đá Lát nằm cạnh sở chỉ huy ở Trường Sa Lớn bị Trung Quốc chiếm
(cũng có nhiều khả năng là sự tung tin có chủ đích)
Sự thực là Đá Lát (Ladd Reef, hay theo cách Trung Quốc gọi là 日积礁: Riji Jiao) được Việt Nam đóng quân và giữ vững từ CQ88 và vẫn vững vàng hiện nay. Nhiều nguồn nhầm lẫn giữa Đá Lát và Đá Lạc- Trung Quốc gọi tên bãi Đá Lạc là Duolu Jiao hay Xinan Jiao (西南礁), hoặc có khi được gọi tên tiếng Anh là Gaven Reef South. Bãi Đá Lạc này nằm ở phía Nam của Đá Gaven (tức Gaven Reef, hoặc có khi gọi là Gaven Reef North, Trung Quốc gọi là南薰礁: Nanxun Jiao) và nằm gần đảo Nam Yết, bãi Đá Lạc hiện nay cũng không hề bị chiếm đóng, dù trong tầm kiểm soát của Trung Quốc
Có thể xem thêm hình ảnh trong thư viện ảnh, và mong các thành viên có thêm nhiều đóng góp cho thư viện ảnh của diễn đàn. Mong được cung cấp thêm thông tin về các địa danh trong quần đảo Trường Sa là đảo Ma-i-xi-ti, đảo Ri-gân, đảo Vigor, Đá Ngọc Bích, những tên gọi không thống nhất, và không rõ là địa điểm nào. Xin cảm ơn rất nhiều!
Nhận xét
Đăng nhận xét