Quần Đảo Trường Sa (Spratly Islands)

  • KHÁI NIỆM VỀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA
Quần đảo Trường Sa là tên gọi của Việt Nam, tên quốc tế bằng tiếng Anh là Spratly Islands; Trung Quốc gọi là Nam Sa quần đảo; Người Malaysia và Indonesia gọi là Kepulauan Spartly; Tiếng Tagalog là Kapuluan /Kalayaan. Gồm hàng trăm đảo nhỏ, đá, bãi cát, rạn san hô ngầm, bãi cát ngầm rải rác, có vô số mõm đá nhỏ và thường qui tụ thành từng cụm trên các vòng rạn san hô.  
Quần đảo Trường Sa có một diện tích rộng mênh mông giửa biển Đông khoảng 180.000 km2. Từ tây sang đông khoảng 800 km, từ phía bắc chạy dài xuống phía nam khoảng 600 km.
Vị trí từ 06o,12’ đến12o,00’ vĩ độ Bắc, và từ 111o, 30’ đến 117o, 20’ kinh độ Đông. Tuy nhiên, tổng diện tích các đảo chỉ khoảng 11 km2.
Đảo là phần đất nổi lên khỏi mặt nước có cây cỏ và có sinh hoạt trên đó, điểm đặc biệt của các đảo ở Trường Sa là nhỏ và bằng phẳng, không cao quá 5m từ mặt nước biển. Đá là những mõm đá nhô lên khỏi mặt nước, không có cây cỏ mọc. Bãi là các rạn san hô hay bãi cát nổi lên khi thủy triều xuống, hoặc ngập chìm dưới mặt nước. Có khoảng 160 đảo nhỏ, đá, bãi cát, bãi cát ngầm, rạn san hô ngầm đã được đặt tên. Riêng Trung Quốc thì tuyên bố là họ đã cắm cọc mốc, xác định tọa độ và đặt tên hơn 1000 đơn vị đảo, đá, bãi cát, bải ngầm trong biển Đông, Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam, Philippine gọi là biển Tây Philippine (West Philippine Sea). Quần Đảo Trường Sa đang trong sự tranh chấp của 6 nước, tuyên bố chủ quyền chồng lấn nhau. Và sau đây là thực trạng các nước đang chiếm đóng tại những đảo, đá, bãi (June 2013):
1
Bản đồ những nước chiếm đóng các đảo, đá, bãi (cờ)

Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền toàn thể quần đảo.
Việt Nam là nước chiếm nhiều đảo, đá nhất trong quần đảo Trường Sa, gồm 21 đảo, đá. Đảo quan trọng nhất của Việt Nam là đảo Trường Sa Lớn, nơi đặt huyện đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa), có 2 xã đảo là Song Tử Tây và Sinh Tồn, là quốc gia có dân chúng sinh sống đông đão thứ hai trên quần đảo sau Philippine.

Trung Quốc chiếm 8 bãi ngầm không chiếm được đảo nào, xen lẩn giửa các đảo đá mà Việt Nam và Philippine đang chiếm giử. Năm 1988 Trung quốc chiếm 7 bãi ngầm và 1995 Trung Quốc chiếm 1 bãi ngầm từ tay Philippine, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ quân sự kiên cố trên các bãi ngầm này, chỉ có lực lượng quân sự đồn trú, hoàn toàn không có dân sinh sống. 
Đài Loan chiếm 1 đảo và 1 bãi ngầm. Đài Loan chiếm đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình.

Malaysia và Philippine tuyên bố chủ quyền một phần của quần đảo.

Malaysia chiếm 6 đá và 1 bãi ngầm, không chiếm được đảo nào nhưng Malaysia xây dựng một vài đá trở thành đảo nhân tạo. 
Philippine chiếm 6 đảo, 2 đá, 2 bãi. Có 1 đảo được xây dựng thành thị trấn. Dân số Philippine sinh sống trên các đảo đông nhất trong quần đảo Trường Sa, khoảng trên 600 người cùng với lực lượng võ trang đồn trú phòng thủ đảo.
Riêng Brunie chỉ tuyên bố quyền khai thác trên một phần của vùng biển đặc quyền kinh tế của mình theo luật biển mà Liên Hiệp Quốc qui định, trên vùng biển này không có đảo.
2
Bản đồ các cụm phân bổ trong quần đảo Trường Sa
Theo Việt Nam, quần đảo Trường Sa phân chia thành các cụm: Song Tử, Thị Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm (Cụm An Bang), Bình Nguyên, Tràm Hồ và phía tây nam quần đảo Trường Sa khu vực bồn trũng nam Côn Sơn Việt Nam độc chiếm một số bãi ngầm, xây dựng trên đó những nhà giàn để giám sát vùng biển.

  • PHÂN CHIA CỤM
  • CỤM SONG TỬ (North Danger Reefs):
Cụm Song Tử nằm về phía bắc của quần đảo Trường Sa, trên một rạn san hô vòng cung lớn mà các nhà hàng hải gọi là rạn san hô nguy hiểm phía bắc (North Danger Reefs), với hai đảo gần nhau và có diện tích tương đương nhau như hai anh em song sinh nên gọi là Song Tử. Cụm này do Việt Nam chiếm đóng 1 đảo và 1 đá; Philippine chiếm đóng 1 đảo.
Đảo Song Tử Tây (Việt Nam), South West Cay (11o, 25’46” bắc, và 114o, 19’54” đông), do Việt Nam chiếm giử. Xã đảo Song Tử Tây cách Song Tử Đông 1,5 hải lý về hướng tây nam. Diện tích 12 ha lớn đứng hàng thứ 6 trong quần đảo, có hải đăng, trạm khí tượng thủy văn, bải đáp trực thăng, âu tàu cho 70 tàu cá tránh bảo, thành lập chi cục kiểm ngư, trạm y tế, chùa, giếng nước ngọt, nhiều cây cỏ xanh tươi như cây phong ba, bảo táp, mù u, phi lao, bàng vuông, chăn nuôi heo gà, trồng rau xanh và một đàn bò hơn chục con. Trên đảo vừa mới dựng tượng Trần Hưng Đạo năm 2012.
3
Xã đảo Song Tử Tây (South West Cay)
4
Đảo Song Tử Tây nhìn từ trên cao
5
Đảo Song Tử Tây nhìn từ biển

6
Đàn bò trên đảo Song Tử Tây
Đá Nam (Việt Nam), South Reef  (11o, 23’31” bắc, và 114o, 17’54” đông), do Việt Nam chiếm giử, xây dựng căn cứ phòng thủ kiên cố. Đá Nam nằm trên rạn san hô, cách đảo Song Tử Tây 3,5 hải lý về phía tây nam. 
Đảo Song Tử Đông (Philippine) North East Cay /Parola. “Parola” có nghĩa là đèn biển (11o, 27’10” bắc, và 114o, 21’17” đông), do Philippine chiếm giử. Diện tích 12,7 ha, lớn đứng hàng thứ 5, đảo có nhiều cây xanh và dừa, sân đáp trực thăng, trạm quan sát.
1
Con đường trên đảo Song Tử Đông(North East Cay/Parola)
1
Một cảnh trên đảo Song Tử Đông) 
(Các đá/bãi chưa chiếm đóng: đá Bắc, bãi Đinh Ba, bãi Núi Cầu)
  • CỤM THỊ TỨ (Thitu Reefs):
Cụm Thị Tứ là một nhóm đảo đá nằm về phía nam của cụm Song Tử, và phía bắc cụm Loại Ta. Riêng trường hợp đá Xu Bi nằm riêng lẻ không nằm chung trong cụm san hô Thị Tứ. Cụm này do Philippine chiếm đóng 1 đảo và Trung Quốc chiếm đóng một đá.
Đảo Thị Tứ (Philippine), Thitu Island /Pag-asa. “Pag-asa” có nghĩa là hy vọng do Philippine chiếm giử, xây xựng thành thị trấn, có diện tích 32 ha, là đảo lớn thứ 2 trong quần đảo Trường Sa (11o, 03’11” bắc, và 114o, 17’05” đông). Cư dân có trên 400 người và lực lượng võ trang phòng thủ đảo, có nước ngọt. Xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng, một phi trường với đường băng dài 1260m, mỗi tháng có 2 chuyến bay dân dụng, căn cứ tàu tuần tra của hải quân, ngư cảng. Nhiều dừa, cây xanh, cỏ dại, có nhiều chim hải âu. Năm 2012, Philippine trùng tu phi trường, nâng cấp hạ tầng cơ sở và xây dựng một khu nghĩ mát.
1
Sân bay trên đảo Thị Tứ
1
Binh lính Phi trên đảo Thị Tứ
Đá Xu Bi (Trung Quốc) Subi Reef, do Trung Quốc chiếm giử (10o, 56’ bắc, và 114o, 05’ đông), cách đảo Thị Tứ 26 km về hướng tây nam. Trung Quốc xây thành một căn cứ quân sự gồm một ngôi nhà 4 tầng, thiết lập dàn Radar hiện đại giám sát vùng biển Đông, bải đáp trực thăng và ngọn hải đăng.
1
Đá Xu Bi (Subi Reef)
(Các đá/bãi chưa chiếm đóng: đá Cái Vung, đá Hoài Ân, đá Trâm Đức, đá Tri Lễ, đá Vĩnh Hảo)
  • CỤM LOẠI TA (Loaita Bank):
Cụm Loại Ta nằm về phía nam cụm Thị Tứ, phía bắc cụm Nam Yết. Cụm Loại Ta có hai đảo lớn là Loại Ta và Bến Lạc. Cụm này do Philippine chiếm đóng.
Đảo Bến Lạc (Philippine), West York Island/Likas. “Likas” có nghĩa là tự nhiên (11o, 04’46” bắc, và 115o, 01’55” đông). Là đảo lớn đứng hàng thứ 3 trong quần đảo, dài 485 m, ngang 302 m, diện tích 18,6 ha, có nước ngọt, nhiều dừa và cây cỏ. Có một căn cứ tàu tuần tra của hải quân.
Đảo Loại Ta (Philippine), Loaita Island/ Kota. “Kota” có nghĩa là pháo đài (10o, 40’06” bắc, và 114o, 25’26” đông). Diện tích 6.45 ha, có nhiều dừa và loại cây chịu ngập mặn.
Bãi An Nhơn (Philippine), Lankiam Cay/ Panata, “Panata” là  đảo nhỏ nhất (10o, 52’ bắc, và 114o, 42’ đông). Là một cồn cát nằm cách đảo An Nhơn 6,8 hải lý, rộng khoảng 60 ha, ở giửa bãi có cồn cát nhô cao rộng khoảng 10 ha, năm 1982 bộ tài nguyên thiên nhiên Philippine lập khu bảo tồn rùa biển tại đây.
Đá Cá Nhám (Philippine), Irving Reef /Balagtas. “Balagtas” là tên của nhà thơ nổi tiếng Francisco Balagtas (10o, 52’ bắc, và 114o, 55’ đông), là một rạn san hô cách đảo Bến Lạc 12 hải lý về phía nam-tây nam.
 (Các đá/bãi chưa chiếm đóng: đảo Loại Ta Tây, đá An Lão, đá An Nhơn Bắc, đá An Nhơn Nam, đá Sa Huỳnh, đá Tân Châu, bãi Đường, bãi Loại Ta Nam)
  • CỤM NAM YẾT (Tizard Bank):
Cụm Nam Yết (Tizard Bank) là các đảo đá nằm trên một vòng rạn san hô rộng lớn, về phía bắc cụm Sinh Tồn. Đá Lớn và đá Chữ Thập là hai đá riêng lẻ không nằm trên rạn san hô Tizard. Cụm này Việt Nam chiếm đóng 2 đảo và 2 đá; Trung Quốc chiếm đóng 2 đá; Đài Loan chiếm đóng 1 đảo và 1 bãi.
Đảo Nam Yết (Việt Nam), Namyit Island (10o, 10’54” bắc, và 114o, 21’10” đông). Là một đảo san hô hình bầu dục, dài 600m, rộng 125m, diện tích 0,06 km2. Cách đảo Ba Bình 11 hải lý về phía tây nam. Đảo có bệnh xá, Việt Nam lập khu bảo tồn biển tại đây rộng 35.000 ha. Có nhiều dạng thực vật và động vật biển: 58 loài thực vật trên cạn, 185 loài thực vật phiêu sinh. 225 sinh vật đáy biển, 298 loại san hô, 186 loài cá sống theo các rạn san hô, 8 loài rùa biển.
1
Đảo Nam Yết (Namyit Island) 
Đảo Sơn Ca (Việt Nam), Sand Cay Island (10o, 22’36” bắc, và 114o, 28’42” đông). Đảo Sơn Ca dài 450m, rộng 130m. Đất đai màu mở nhờ lớp mùn phân chim nên đảo có nhiều cây xanh. Trên đảo có giếng nước ngọt tuy bị pha mặn nhưng vẫn có thể dùng được. Vùng biển chung quanh hải sản dồi dào như cá chim, cá mú, cá ngừ, cá thu, ốc, hải sâm. Có nhiều bè (lồng sắt 9m x 9m) nuôi các loại hải sản này. Việt Nam có kế hoạch xây ngư cảng tại đây để hổ trợ cho ngư dân.
1
Đảo Sơn Ca (Sand Cay Island)
1
Giàn bầu trên đảo Sơn Ca
Đá Lớn (Việt Nam), Discovery Great Reef (10o, 03’42” bắc, và 113o, 51’06” đông), cách đảo Nam Yết 28 hải lý về phía tây- tây nam. Trên đảo có nhiều cây bàng vuông, phi lao và rau muốn biển.
Đá Núi Thị (Việt Nam), Petley Reef (10o, 24’42” bắc, và 114o, 34’12” đông), Là một rạn san hô nằm cách đảo Sơn Ca 6 hải lý về phía đông-đông bắc. Có căn cứ phòng thủ kiên cố.
1
Đá Núi Thị (Petley Reef)
Đá Chữ Thập (Trung Quốc), Fiery Cross Reef  hay Northwest Investigator Reef (9o bắc, và 112o, 54’ đông). Là một rạn san hô riêng rẽ, có tổng diện tích 110 km2. Là một đảo nhân tạo Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự lớn nhất ở Trường Sa. Trên đảo xây một ngôi nhà 4 tầng, một số doanh trại cho binh lính, công sự phòng thủ kiên cố, cầu tàu và bải đáp cho máy bay trực thăng.
1
Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef / Northwest Investigator Reef)
Đá Ga Ven (Trung Quốc), Raven Reef (10o12’ bắc, và 114o,13’ đông). Đá Gaven nằm trên rạn san hô cách đảo Nam Yết 8,5 hải lý về phía Tây. Trung Quốc xây trên đó căn cứ phòng thủ kiên cố. Trên nóc có bố trí súng phòng không.
1
Đá Ga Ven (Raven Reef)
Đảo Ba Bình (Đài Loan), Itu Aba Island, Đài Loan gọi là đảo Thái Bình (10o,22’32 bắc, và 114o,22’05”). Cách đảo Sơn Ca 6,2 hải lý về phía tây, cách đảo Nam Yết 11 hải lý về phía bắc. Là đảo san hô lớn nhất trong quần đảo dài 1360m, rộng 350m, diện tích 48,96 ha. Có nhiều nước ngọt, cây cỏ xanh tươi, trồng nhiều chuối, dừa, đu đủ. Đài Loan thiết lập căn cứ quân sự quan trọng có thể một tiểu đoàn đồn trú được. Phi trường với phi đạo dài 1150m dành cho phi cơ vận tải C-130 đáp được. Nâng cấp căn cứ hải quân với cầu tàu cho chiến hạm 2000 tấn cập cảng.
1
Đảo Ba Bình (Ttu Aba Island /Thái Bình)
Bãi/Đá Bàn Than (Đài Loan), chưa có tên bằng tiếng Anh (10o, 23’09” bắc, và 114o, 24’49”). Là một rạn san hô có cồn cát nhỏ nổi lên từ 0,2 đến 0,6m. Ở khoảng giửa đảo Ba Bình và đảo Sơn Ca, cách đảo Ba bình 4,6 km về phía tây.
(Các đá /bãi chưa chiếm đóng: đá Đền Cây Cỏ, đá Én Đất, đá Nhỏ)
  • CỤM SINH TỒN (Union Bank/Reefs):
Cụm Sinh Tồn (Union Bank/Reefs) nằm về phía nam cụm Nam Yết, gồm các đảo san hô, cồn cát hay đá liên kết nhau nên mới có tên là Union. Cụm này Việt Nam chiếm đóng 2 đảo và 2 đá; Trung Quốc chiếm đóng 2 đá. Trong trận hải chiến với Trung Quốc năm 1988, Việt Nam chiến đấu giử lại được 2 đá Cô Lin và Len Đào, đá Gạt Ma bị Trung Quốc đánh chiến, phía Việt Nam chìm một chiến hạm và tất cả 64 lính hải quân đều bị sát hại.
Đảo Sinh Tồn (Việt Nam), Sin Cowe Island (09o, 53’ bắc, và 114o, 19’ đông). Xã đảo Sinh Tồn dài 390m, rộng 110m, đất đai khô cằn, rau xanh phải cải tạo đất mới trồng được, nuôi chó, gà, vịt. Có kè đá 300m x 600m chắn sóng, thủy triều xuống bãi san hô nổi lên 2-4 tấc. Không giếng nước ngọt, có bệnh xá, chùa, các loại cây chịu khô và nước mặn như phong ba, bảo táp, bàng vuông, mù u, dừa. Cách đá Gạt Ma 15 hải lý.
1
Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island)
Đảo Sinh Tồn Đông (Việt Nam), Sin Cowe East /Grierso Reef  (09o, 54’18” bắc, 114o, 33’42” đông). Là một cồn cát nằm cách đảo Sinh Tồn 15 hải lý về phía đông. Đảo dài 160m, rộng 60m, không có nước, điều kiện khắc nghiệt, chỉ có các loại cây bàng vuông, mù u, phong ba, phi lao, rau muống biển.
1
Cây phong ba trên đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East /Grierso Reef)
Đá Cô Lin (Việt Nam), Collins Reef/Johnson North Reef, (09o, 46’13” bắc, và 114o, 15’25” đông). Đá Cô Lin nằm trên rạn san hô vòng cung, cách đảo Sinh Tồn 9 hải lý về phía tây nam, cách đá Gạc Ma 1,9 hải lý về phía tây bắc. Đá Cô Lin bị ngập nước khi thủy triều lên. Tại đây Việt Nam quyết liệt đánh trả trước sự xâm lăng của Trung Quốc vào tháng 3 năm 1988 nên còn giử được. Hiện nay Việt Nam xây dựng căn cứ phòng thủ kiên cố tại đây.
1
Đá Cô Lin (Collins Reef /Johnson North Reef)
Đá Len Đào (Việt Nam), Lansdowne Reef, (09o, 46’48” bắc, và 114o, 22’12” đông). Là một rạn san hô nằm cách đá Gạc Ma 5,5 hải lý về phía đông bắc. Đá bị ngập nước khi thủy triều lên. Tại đây hải quân Việt Nam chống trả được cuộc tấn công của Trung Quốc vào tháng 3 năm 1988. Đá Len Đào hiện có căn cứ phòng thủ kiên cố của Việt Nam.
1
Đá Len Đào (Lansdowne Reef)
Đá Gạc Ma (Trung Quốc), Johnson South Reef, (09o, 42’ bắc, và 114o, 17’ đông). Trung quốc đánh chiếm đá Gạc Ma tháng 3 năm 1988. Trung Quốc xây dựng thành căn cứ quân sự kiên cố, có sân đáp cho trực thăng, trên nóc bố trí súng phòng không.
1
Đá Gạc Ma (Johnson South Reef)
Đá Tư Nghĩa (Trung Quốc), Hughes Reef (09o, 56 bắc, và 114o, 31 đông). Là một rạn san hô nằm về phía tây-tây bắc đảo Sinh Tồn đông, chỉ nổi lên khi thủy triều xuống, Trung Quốc xây dựng trên đây một căn cứ quân sự kiên cố, có sân đáp trực thăng.
1
Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef)
(Các đá/bãi chưa chiếm đóng: đá An Bình, đá Ba Đầu, đá Bãi Khung, đá Bia, đá Bình Khê, đá Bình Sơn, đá Đức Hòa, đá Ken Nam, đá Nghĩa Hành, đá Nhan Gia, đá Ninh Hòa, đá Phúc Sĩ, đá Sơn Hà, đá Tam Trung, đá Trà Khúc, đá Văn Nguyên, đá Vi Khê)
  • CỤM TRƯỜNG SA (London Reefs):
Cụm Trường Sa (London Reefts), nằm về phía nam cụm Nam Yết, Sinh Tồn, và nằm về phía bắc cụm Thám Hiểm. Việt Nam chiếm đóng 2 đảo và 7 đá, Trung Quốc chiến đóng 1 đá.
Đảo Trường Sa (Việt Nam), Spratly Island, còn có trên Trường Sa Lớn (08o, 22’36” bắc, và 114o,28’42” đông). Là đảo san hô lớn đứng hàng thứ tư trong quần đảo, dài 630m, rộng 300m, diện tích 15 ha. Huyện đảo Trường Sa là trung tâm hành chính của Việt Nam cai quản quần đảo Trường Sa gồm thị trấn Trường Sa và 2 xã đảo Song Tử Tây và xã đảo Sơn Ca cùng một số đảo đá khác.
Có nhiều cơ sở hạ tầng, hải đăng, trạm khí tượng, phi trường với phi đạo 600m, bến cảng, bệnh viện cấp huyện, trường tiểu học, chùa, nhà khách, cư xá nhân viên. Hệ thống điện gió và lọc nước ngọt, có giếng nước ngọt tuy có hơi lờ lợ. Dự án phát triển thêm cảng cá và các cơ sở hổ trợ cho ngành đánh bắt hải sản, chăn nuôi heo, gà. Có nhiều cây xanh như bàng vuông, phi lao, phong ba, xương rồng, rau muốn biển. Trồng được rau xanh, chuối và vài loại cây ăn trái khác. 
1
Thị trấn huyện đảo Trường Sa
1
Bến cảng Trường Sa
1
Phi Trường Trường Sa
1
Con đường trên đảo Trường Sa
1
Trường mẫu giáo ở Trường Sa
1
Chùa trên đảo Trường Sa
Đá Đông (Việt Nam), East (London) Reef (08o,49’42” bắc, và 112o, 35’48” đông). Nằm trên rạn san hô vòng có Đá Đông A và đá Đông B, nằm cách đá Châu Viên 10 hải lý về phía tây, cách đá Tây 19 hải lý về phía đông. Có vụng biển sâu từ 7,3m đế 14,6m. Rạn san hô nổi lên khi thủy triều hạ xuống 0,4m.

1
Đá Đông (East (London) Reef)
Đá Lát (Việt Nam), Ladd Reef (08o, 40’42” bắc, và 111o, 40’12” đông). Là một rạn san hô vòng có diện tích
khoảng 9,9 km2, ngập nước khi thủy triều lên. Có hải đăng cao 42m, tầm nhìn xa 15-18 hải lý. Có trạm gát phòng thủ kiên cố.
1
Đá Lát (Ladd Reef)
Đá Núi Le (Việt Nam), Cornwallis South Reef  (08o, 42’36” bắc, và 114o, 11’06” đông). Là một rạn san hô rộng 35 km2, khi thủy triều xuống có một số rạn san hô nổi lên. Có căn cứ phòng thủ kiên cố.
1
Đá Núi Le (Cornwallis South Reef)
Đảo Phan Vinh (Việt Nam), Pearson Reef (08o, 58’06” bắc, và 113o, 41’54” đông). Phan Vinh là tên của viên Trung Úy thuyền trưởng tàu không số xâm nhập vũ khí vào nam trước năm 1975. Cách đá Tốc Tan 14 hải lý về phía tây bắc. Đảo Phan Vinh nằm trên rạn san hô rộng, hải quân Việt Nam xây cất căn cứ dài 132m, rộng 72m. Không có giếng nước ngọt, có hệ thống lọc nước biển và điện gió. Có nhiều cây xanh và dừa.
1
Đảo Phan Vinh (Pearson Reef)
Đá Tây (Việt Nam), West (London) Reef (08o, 51’ bắc, và 112o, 11’ đông). Là một rạn san hô vòng nằm cách đảo Trường Sa 20 hải lý về phía đông bắc. Trên đảo có cứ điểm hậu cần hổ trợ ngành đánh bắt hải sản, chi cục kiểm ngư, tổ hợp thí điểm nuôi trồng thủy sản, bên cạnh có 3 cứ điểm quân sự kiên cố nằm gần nhau. Dự án phát triển xây dựng ngư cảng tạo lợi thế cho ngư dân đánh bắt xa bờ khai thác nguồn hải sản dồi dào trong vùng biển Trường Sa.
1
Đá Tây (West (London) Reef)
1
Cơ sở hậu cần nghề cá trên đảo đá Tây
Đá Tiên Nữ (Việt Nam), Tennent Reef/ Pigeon Reef (08o, 51’18” bắc, và 114o, 39’18” đông). Là một rạn san hô vòng rộng khoảng 3,4 km2, nằm về cực đông của Trường Sa. Ngập nước, khi thủy triều xuống rạn san hô mới nhô lên, Việt Nam có xây dựng ngọn hải đăng.
1
Đá Tiên Nữ (Tennent Reef /Pigeon Reef)
Đá Tốc Tan (Việt Nam), Alison Reef (08o, 48’42” bắc, và 113o, 59’00” đông). Là rạn san hô dài 20 km, rộng 7 km, diện tích chừng 75 km2. Có căn cứ phòng thủ xây bằng xi măng. 
Đá Tốc Tan (Alison Reef)
Đảo Trường Sa Đông (Việt Nam), Central (London) Reef  (08o, 56’06” bắc, và 112o, 20’54” đông). Nằm trên rạn san hô vòng, dài 200m, rộng 60m, diện tích 3 ha, phía tây có dãi cát nhỏ. Các đá khác trong cụm này là đá Tây, đá Đông và đá Châu Viên. Cách đá Tây 6 hải lý về phía đông bắc, cách đá Đông 13 hải lý về phía tây bắc. Trên đảo xây cất căn cứ quân sự và cư xá cho nhân viên. Có 3 ngôi mộ trên đảo này từ lâu.
1
Đảo Trường Sa Đông (Cental (London) Reef)
Đá Châu Viên (Trung Quốc), Cuarteron Reef (08o, 54’ bắc, và 112o, 52 đông). Nằm trên rạn san hô chìm dưới nước, phía bắc có vài mõm đá nhô lên khoảng 1,2 – 1,5m. Trung Quốc xây căn cứ phòng thủ kiên cố, đặt súng phòng không, có bải đáp cho trực thăng. Đá Châu Viên nằm về phía đông của đá Đông.
1
Đá Châu Viên (Cuarteron Reef)
(Các đá/bãi chưa chiếm đóng: đá Núi Cô, đá Núi Mon, bãi ngầm Chim Biển, bãi ngầm Mỹ Hải, bãi ngầm Nguyệt Sương)
  • CỤM THÁM HIỂM (Investigator Shoal):
Cụm Thám Hiểm còn gọi là cụm An Bang, cụm này có một cồn cát nổi là đảo An Bang, nằm về phía nam đảo Trường Sa. Việt Nam chiếm đóng 1 đảo và 1 đá, Philippine chiếm 1 đá, Malaysia chiếm 6 đá và 1 bãi. Tháng 9 năm 1983 Malaysia tuyên bố chiếm 5 bãi ngầm: James, Hoa Lau, Kiêu Ngựa, Kỳ Vân. Đến tháng 6 năm 1999 chiếm thêm bãi Én Ca và Thám Hiểm.
Đảo An Bang (Việt Nam), Amboyna Cay (07o, 52’10” bắc, và 112o, 54’10” đông). Là một cồn cát dài 200m, rộng 20m, thủy triều lên phần lớn đảo bị ngập nước. Trên đảo có xây một số ngôi nhà xi măng, và một ngọn hải đăng do người Pháp xây từ năm 1932.
1
Đảo An Bang (Amboyna Cay)
Đá/Bãi Thuyền Chài (Việt Nam), Barque Canada Reef (08o, 10’ bắc, và 113o, 18’ đông). Là một rạn san hô vòng lớn có chiều dài 17 hải lý, rộng 3 hải lý, ở giửa có phá nước dài 11 km, rộng 2 km. Có 3 ngôi nhà xây bằng xi măng cách nhau 5-10m, nối nhau bằng các cây cầu.
1
Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef)
Đá Công Đo (Philippine), Commodore Reef / Rizal. “Rizal”  đặt theo tên vị anh hùng dân tộc của Pilippine là José P. Rizal (08o, 22’ bắc, và 115o, 14’ đông). Là một rạn san hô chìm dưới nước khi thủy triều lên, khoảng giửa có cồn cát thấp nổi lên chia hai đầu bằng nhau, có xây ngôi nhà trên đó để làm trạm quan sát. Nằm cách đá Tiên Nữ 47 hải lý về phía đông nam.
1
Trại binh lính Phi trên đá Công Đo (Mommodore Reef/Rizal) 
Đá Én Ca (Malaysia), Erica Reef /Terumbu Siput (08o, 07’ bắc, và 114o, 08 đông). Là rạn san hô vòng khép kín, tạo thành cái vụng cạn ở giửa, phần lớn chìm ngập dưới nước, phía đông có một số mõm đá nổi lên khi thủy triều xuống.
Đá Hoa Lau (Malaysia), Swallow Reef/Palau Layang (07o, 22’29” bắc, và 113o, 50’40” đông). Nằm trên rạn san hô vòng cách đảo An Bang 60 hải lý về phía đông nam. Malaysia xây dựng thành một đảo nhân tạo dài hơn 1 km, rộng 200m, diện tích 6,2 ha, lớn hơn đảo lớn thứ 6 trong quần đảo. Lập khu nghĩ dưỡng dành cho du khách thích chơi môn lặn biển. Có phi trường với đường băng 1067 m, một căn cứ tàu tuần tra của hải quân, trạm nghiên cứu ngư nghiệp.
1
Đá Hoa Lau (Sallow Reef /Palau Layang Layang)
Đá Kỳ Vân (Malaysia), Mariveles Reef/ Terumbu Mantanani (07o, 59’38” bắc, và 113o, 53’42” đông). Là một rạn san hô vòng cách bải Thuyền chài 35 hải lý về phía đông nam. Có âu tàu nhỏ tránh sóng, căn cứ tuần tra của hải quân với khoảng 20 binh lính đồn trú canh giử.
1
Đá Kỳ Vân (Mariveles Reef /Terumbu Mantanani)
Đá Sắc Lốt (Malaysia), Rotal Charlotte Reef /Terumbu Samarang Barat Besa (06o, 56’00” bắc, và 113o, 36’50” đông). Là rạn san hô vòng, cách đá Hoa Lau 29 hải lý về phía nam-tây nam. Có ngọn hải đăng trên mõm đá cao nhất của Sắc Lốt. Phần nổi cao khoảng 1,2m, phía đông luôn bị ngập nước.
Đá Suối Cát (Malaysia), Dallas Reef /Terubu Laya (07o, 38’ bắc, và 113o, 48’ đông). Là rạn san hô vòng nổi lên hoàn toàn khi thủy triều xuống, tạo thành cái đầm trủng ở giửa bao bọc bởi rạn san hô. Nằm về phía bắc đá Hoa Lau và phía nam đá Kỳ Vân. Dài 5 hải lý, rộng 1 hải lý.Malysia khai thác du lịch câu cá và lặn biển, có binh lính đồn trú.
Đá Kiêu Ngựa (Malaysia), Ardasier Reef/ Terumbu Ubi (07o, 42’bắc, và 114o, 10’ đông). Là một rạn san hô ngầm hình tam giác có diện tích chừng 8 km2. Cách bãi thám hiểm 10 hải lý về phía tây nam.
Bãi Thám Hiểm (Malaysia), Investigator/Terumbu Peninjau (08o, 10’ bắc, và 114o, 40’ đông). Là rạn san hô vòng lớn với diện tích 205 km2. Bãi Thám Hiểm có những rạn san hô nổi lên gồm đá Gia Hội, đá Gia Phú, đá Sâu.
 (Các Đá /Bãi chưa chiếm đóng: đá Long Hải, đá Lục Giang, đá Thanh Kỳ, đá Vĩnh Tường, bãi Phù Mỹ, bãi Trăng Khuyết, bãi Ngầm Khánh Hội, bãi ngầm Ngũ Phụng, bãi ngầm Tam Thanh).
  • CỤM BÌNH NGUYÊN (Flat Islands):
Cụm Bình Nguyên nằm về phía đông bắc Trường Sa, gần với đảo Palawan của Philippine. Philippine chiếm 2 đảo và 1 bãi, Trung Quốc chiếm 1 đá.
Đảo Bình Nguyên (Philippine), Flat Island / Patag. “Patag” có nghĩa là bằng phẳng (10o, 48’59” bắc, và 115o, 49’20” đông). Là một cồn cát dài và hẹp đang chịu tác động sói mòn, chiều dài thay đổi từ  90m đến 210m. Trên đảo có 2 căn trại cho binh lính giử đảo.
Đảo Vĩnh Viễn (Philippine), Nanshan Island / Lawak. “Lawak” có nghĩa là rộng lớn (10o, 43’59” bắc, và 115o, 48’10” đông). Hòn đảo dài 575m, cao 2,4m, diện tích 7,93 ha, lớn thứ 8 trong quần đảo. Cách đảo Bình Nguyên 9 km về phía nam-tây nam. Có dừa và các loại cây thô, bộ tài nguyên Philippine lập khu bảo tồn loài chim biển trên đảo.
1
Đảo Vĩnh Viễn(Nanshan Island/Lawak)
Bãi Cỏ Mây (Philippine), Second Thomas Shoal /Ayungin, “ayungin is leiopotheapon plumberus” có nghĩa là loài cá đặc biệt chỉ có ở biển Philippine (09o, 49’ bắc, và 115o, 52’ đông). Là rạn san hô nằm về phía đông nam đá vành khăn, diện tích khoảng 60 km2. Năm 1999, Philippine dùng chiến hạm củ dài 100m ủi lên bãi san hô để làm căn cứ đồn trú cho hơn một tiểu đội thủy quân lục chiến trấn giử.
1
Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal/ Ayungin)
Đá Vành Khăn (Trung Quốc), Mischief  Reef (09o, 55’ bắc, và 114o, 31’ đông). Là rạn san hô vòng phần lớn chìm dưới nước, cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lý về phía nam. Nơi đây xảy ra tranh chấp giửa Philippine và Trung Quốc, cuối cùng năm 1995 Trung Quốc chiếm được đá này. Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự kiên cố trên đó, thiết lập súng phòng không và sân đáp trực thăng.
1
Đá Vành Khăn (Mischief Reef)
(Các Đá/Bãi chưa chiếm đóng: Cụm bãi/đá Bắc (gồm Đá Cỏ My, Đá Gò Gìa), Cụm Bãi Hải Sâm (gồm Đá Định Tường, Đá Hoa, Đá Hội Đức, Đá Ninh Cơ, Đá Triêm Đức), Cụm Hồ Tràm (gồm Đá Ba Cờ, Đá Hợp Kim, Đá Khúc Giác, Đá Mõ Vịt, Đá Trung Lễ), Cụm Bãi Cạn Nam (gồm Bãi Đồ Bàn, Bãi Đồi Mồi, Bãi Đồng Cam, Bãi Đồng Giửa, Bãi Hải Yến, Bãi Hữu Đô, Bãi Na Khoai, Bãi Ôn Thủy, Bãi Rạch Lấp, Bãi Rạch Vang, Bãi Sa Bin, Bãi Suối Ngà, Bãi Thạch Sa, Bãi Tố)
  • CỤM HỒ TRÀM (Amy Douglas Bank & Reed Bank)
Bãi Hồ Tràm (Amy Douglas Bank) nằm về phía tây nam bãi Cỏ Rong (Reed Bank) gồm những rạn san hô chiều bắc nam 37 hải lý, rộng 12 hải lý, bãi cạn có diện tích khoảng 1070 km2. Nằm về phía Tây đảo Palawan khoảng 100 hải lý. Phía tây cụm Tràm Hồ có các đá Ba Cờ, đá Hợp Kim, đá Khúc Giác, phía đông bắc có đá mỏ vịt và đá Trung Lễ. 
Bãi Cỏ Rong, Reed Bank/ Recto Bank (11o, 19’33” bắc, ``6o, 49’10” đông). Là một vùng rộng mênh mông ngập nước nằm về phía đông bắc  quần đảo Trường Sa, gồm nhiều bãi cạn và rạn san hô ngập nước. Chổ cạn nhất 9m, rộng 6500 km2. Dồi dào ngư sản và có trử lượng lớn khí đốt và dầu thô bên dưới.
Cụm Hồ Tràm đang trong sự tranh chấp chủ quyền, nhưng nó là ngư trường truyền thống và trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippine.
1
Khu vực bãi Cỏ Rong/Reed Bank/Reed Tablemount/Recto Bank)
  • CÁC BÃI Ở BỒN TRŨNG NAM CÔN SƠN
Khu vực bồn trủng Nam Côn Sơn mênh mông có nhiều rạn san hô ngầm từ 5 đến 20m, các bãi chính là Phúc Tần, Quế Đường, Tư Chính, Phúc Nguyên, Ba Kè. Trên những bãi này Việt Nam có cất mấy cái nhà giàn để làm trạm giám sát, nó cũng còn là bia chủ quyền sống xác định chủ quyền Việt Nam trên vùng biển này. Trên các nhà giàn có chừng 20-30 nhân viên các ngành và binh lính phòng thủ, 10m x 10m, có 2 tầng. Sử dụng hệ thống lọc nước biển để lấy nước ngọt bằng ánh nắng mặt trời, trang bị máy phát điện bằng sức gió, hệ thống Satelite thu hình để xem truyền hình. Trên các nhà giàn người ta còn tranh thủ trồng rau xanh trong các chậu chứa đất mang từ đất liền để tự cung cấp rau tươi. Có 7 bãi với 15 nhà giàn đang sử dụng làm nơi đóng quân, 3 bãi không có nhà giàn nhưng do Việt Nam kiểm soát.
1
Bản đồ phân bổ các bãi ở Nam Côn Sơn
Bãi Phúc Tần, Prince of Wales Bank (08o, 09’25” bắc, và 110o, 35’25” đông). Có 4 nhà giàn đang sử dụng, trong số đó có một nhà giàn thiết lập ngọn hải đăng cấp 3 cao 23,4m, thiết lập năm 1989.
1
Một trong 4 nhà giàn trên bãi Phúc Tần
Bãi Quế Đường, Grainger Bank (07o, 49’05” bắc, 110o, 29’39” đông). Có 2 nhà giàn đang sử dụng trong số đó có một thiếp lập ngọn hải đăng, thiết lập năm 1991, chổ cạn nhất 9-11m.
1
Một trong 2 nhà giàn trên bãi Quế Đường
Bãi Tư Chính, Vanguard Bank (07o,26’14” bắc, và 109o, 39’36” đông). Có 3 nhà giàn đang sử dụng, thiết lập năm 1989, chổ cạn nhất 16m.
1
Một trong 3 nhà giàn trên bãi Tư Chính
Bãi Phúc Nguyên, Prince Consort Bank (07o, 54’00” bắc, và 109o, 59’42” đông). Có 1 nhà giàn đang sử dụng, thiết lập năm 1990, chổ cạn nhất 9m.
1
Nhà giàn trên bãi Phúc Nguyên
Bãi Huyền Trân, Alexandra Bank (07o, 59’52” bắc, và 110o, 36’12” đông). Có một nhà giàn đang sử dụng, thiết lập năm 1991, chổ sâu nhất 7m.
1
Nhà giàn trên bãi Huyền Trân
Bãi Ba Kè, Bombay Castle Shoal (07o, 57’07” bắc, và 11o, 42’13” đông). Có 1 nhà giàn đang sử dụng, thiết lập năm 1989. Là một bãi cát và san hô ngầm chổ cạn nhất 3m.
1
Nhà giàn trên bãi Ba Kè
Bãi Vũng Mây, Rifleman (07o, 46’10” bắc, 111o, 39’14” đông). Có 4 nhà giàn đang sử dụng, chổ cạn nhất 3m. Ngoài bãi Ba Kè (Bombay Castle) có các bãi Vũng Mây nhỏ (Johson Shoal), bãi Đinh (Kingson Shoal), bãi Đất (Oriena Shoal / Orleanas Shoal), bãi Ngũ Sắc, bãi Ráng Chiều, bãi Vũ Tánh, bãi Xa Cừ, các bãi này do Việt Nam kiểm soát nhưng không có thết lập nhà giàn để làm căn cứ quân sự.
1
Một trong 4 nhà giàn trên đảo Vũng Mây
1
Trồng rau xanh trên nhà giàn
  • Ý ĐỒ ĐỘC CHIẾM BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC
Năm 2009, Trung Quốc đưa đường chín khúc còn gọi là “Đường lưởi bò” mà Tưởng Giới Thạch lảnh tụ Trung Hoa Quốc Dân Đảng vẽ ra vào năm 1946 một cách phi lý, không có căn cứ nào về mặt pháp lý để tuyên bố chủ quyền 80% biển Đông, không một quốc gia nào chấp nhận điều này. Bởi vì đường lưởi bò xâm phạm đến vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia có vùng biển bị lấn chiếm như Việt Nam, Philippine, Malaysia, Brunie và Đài Loan. Theo đó Trung Quốc tuyên bố rằng điểm cực nam của lảnh thổ nước là bãi James Shoal gần sát với lảnh hải của Malaysia.
1
Bãi Jams Shoal điểm cực nam của đường lưởi bò
Trung Quốc ngang ngược thực hiện tham vọng bành trướng đưa đến tranh chấp giửa Trung Quốc với các nước khác ngày một gay gắt, chiến tranh có thể bùng nổ bất cứ lúc nào ở biển Đông. Trung Quốc dùng ngư dân tràn ngập biển Đông mà các nhà quan sát gọi là “lực lượng xung kích tiền phong” lấn chiến ngư trường, bên cạnh là lực lượng tàu hải giám tuần tra trái phép kể cả việc gọi thầu khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. Hạm đội Nam Hải thì thường xuyên tập trận “diệu võ dương oai” để hậu thuẩn ý đồ thôn tính biển Đông của họ:
Đối với Việt Nam, tháng 3 năm 1988 hải quân Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam 7 bãi ngầm, xây dựng thành các cứ điểm quân sự kiên cố để kiểm soát vùng biển, và xác quyết chủ quyền. Trong trận chiến này hải quân Việt Nam chống trả quyết liệt với hải quân Trung Quốc nên còn giử lại được 2 đá Len Đào (Lensdowe Reef) và đá Cô Lin (Collins Reef /Johnson North Reef) không lọt vào tay Trung Quốc. Và liên tục cho đến nay Việt Nam luôn phải đối đầu với âm mưu xâm lược của Bắc kinh.
Về phía Philippine, năm 1995 Trung Quốc chiếm bãi san hô Vành Khăn (Mischief Reef) trong lúc Philippine đang kiểm soát. Gần cuối năm 2012, tại Bãi Cạn (Scarborough Reef) Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, trong khu vực biển Đông nhưng không nằm trong quần đảo Trường Sa, nằm cách Palauig Zambales 100 hải lý về phía tây. Tàu hải giám trọng tải lớn của Trung Quốc áp đảo tàu tuần tra của Philippine trong mùa biển động, lực lượng tuần tra của Phi không chịu nổi sóng to gió lớn phải rút lui. Ngày 23-05-2013, hai tàu hải quân Trung Quốc tiến sát bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Hải quân Trung Quốc tìm cách ngăn cản Philippine tiếp tế cho tiểu đội binh sĩ trú đóng tại đây để buộc họ phải rời bỏ bãi Cỏ Mây. Trung Quốc không chỉ nhằm tiến chiếm bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) mà còn nhắm tới bãi Cỏ Rong (Reed Bank) nơi có nhiều trử lượng dầu khí nằm về phía bắc bãi Cỏ Mây. Nhưng tổng thống Philippine tuyên bố mạnh mẽ quân đội Phi bảo vệ bãi Cỏ Mây đến người lính cuối cùng. Căng thẳng giửa Trung Quốc và Philippine là mồi lửa có thể làm biển Đông dậy sóng bất cứ lúc nào.
Với Malaysia, Trung Quốc tranh chấp chủ quyền trong các năm 1983 và 1994. Càng ngày Trung Quốc càng quyết đoán hơn trong đòi hỏi chủ quyền 80% biển Đông. Ngày 20-4-2010, tàu hải giám 83 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển gần bãi James Shoal, Malaysia đưa tàu chiến ra ngăn chặn. Mới đây 27-03-2013, hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đưa 1 tàu đổ bộ cở lớn 18,000 tấn chở theo thủy quân lục chiến và 2 tàu khu trục hỏa tiển hiện đại xuống bãi James để tập trận, xác quyết chủ quyền của họ tại bãi James Shoal, điều này càng làm thêm căng thẳng tại biển Đông hơn bao giờ hết. 
Ngoài tham vọng chiếm hữu lượng dầu khí và hải sản dồi dào trong vùng biển Trường Sa, Trung Quốc nhắm tới việc kiểm soát tuyến hàng hải ngang qua biển Đông.  Nhìn vào bản đồ chúng ta thấy Trung Quốc chiếm một số bãi ngầm thiết lập các căn cứ quân sự ở giửa quần đảo như: Châu Viên, Ga Ven, Gạc Ma, và các cứ điểm khác để khống chế 2 tuyến hàng hải quốc tế, một về phía đông và một về phía tây quần đảo Trường Sa. Các cứ điểm quân sự kiểm soát tuyến hàng hải phía Tây có: căn cứ Xu Bi (Subi Reef) Trung Quốc thiết lập dàn Radar hiện đại kiểm soát cả vùng Trường Sa; Tại căn cứ Chữ Thập (Fiery Cross Reef) Trung Quốc xây dựng thành một đảo nhân tạo làm cơ sở tiếp liệu cho hạm đội Nam Hải, só sân đáp trực thăng, doanh trại binh lính, máy lọc nước ngọt, và tiếp liệu cho tàu chiến. Tuyến phía Đông có cứ điểm Vành Khăn (Mischief Reef), Trung Quốc còn nhắm tới bãi Cỏ Mây và bãi Cỏ Rong đang dưới sự kiểm soát của Philippne nằm dọc theo tuyến hàng hải phía đông quần đảo Trường Sa.
Hoa Kỳ, Nam Hàn, Nhật Bản và các quốc gia phương tây dùng eo biển Malacca để nắm yết hầu của Trung Quốc vì hơn phân nửa lượng hàng hóa và nguyên liệu của Trung Quốc vận chuyển qua ngõ này. Trái lại, Trung Quốc cũng có thể nắm yết hầu của Nhật Bản, Nam Hàn và một số nước tây phương vì lượng hàng hóa của các nước này cũng có phân nửa chuyên chở ngang qua đây, bằng cách khống chế 2 tuyến hàng hải đông và tây ngang qua quần đảo Trường Sa. Đó là vấn đề mà nhiều cường quốc phải quan tâm và can thiệp vào biển Đông. Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông không còn là tranh chấp của một quốc gia với một quốc gia, hay của khu vực Đông Nam Á, mà là vấn đề quốc tế ảnh hưởng đến sự an nguy của nhiều nước.








Nhận xét