Đảo Sơn Ca (Sand Cay)

Sơn Ca, đảo xanh


Toàn cảnh đảo Sơn Ca tháng 5/2013

Đảo Sơn Ca (Sand Cay) thuộc cụm đảo Nam Yết (Tizard Bank), ở vĩ độ 10022’42’’ Bắc, kinh độ 114028’33’’ Đông.
          Bia chủ quyền trên đảo Sơn Ca hiện nay  

          Đảo hình bầu dục, hẹp ngang, nằm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, dài khoảng 450m, rộng chừng 130m, khi thủy triều xuống thấp nhất đảo cao khoảng 3,5m-3,8m, diện tích tự nhiên khoảng 0,05km2. Cách bờ Đông Bắc của đảo khoảng 300m có một cồn cát cao, xê dịch theo mùa gió.
                                        Ảnh vệ tinh Đảo Sơn Ca năm 2004 
   Mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng là cát san hô được phủ một lớp phân chim. Bênh cạnh những cây bản địa Trường Sa như phong ba, bão táp, bàng vuông, tra, đảo Sơn Ca còn có nhiều cây xoài biển, mù u, vốn chỉ có ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vài năm gần đây, một số giống cây ăn quả như ổi, na, mít… được mang ra trồng tại đảo. Ở vùng biển quanh năm có gió mạnh, nhưng do được nhiều cây lớn che chắn, rau xanh ở Sơn Ca phát triển rất tốt.
Cây mù u tỏa bóng rợp mát ở công viên thanh niên, đảo Sơn Ca

Cây ớt “cổ thụ” của phân đội hỏa lực, đảo Sơn Ca

Tháng 7/1973, quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ đảo Nam Yết. Đầu năm 1974, quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ đảo Sơn Sa, cùng với các đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, Trường Sa. Rạng sáng ngày 25/4/1975, đặc công hải quân đi trên tàu 641 của Lữ đoàn 125 Hải quân giải phóng đảo Sơn Ca.
Kéo cờ lên đảo Sơn Ca vừa được giải phóng, tháng 4/1975 – ảnh tư liệu

Đảo Sơn Ca năm 1975 – ảnh tư liệu  

Cũng như các đảo Nam Yết, Đá Thị trong cụm đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca nằm trong khu vực có nhiều bên chiếm đóng xen kẽ nhất ở quần đảo Trường Sa. Cách đảo Sơn Ca 7 hải lý về phía Tây là đảo Ba Bình (Itu Aba island), đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, đang bị Đài Loan (Trung Quốc) chiếm đóng. Về phía Bắc, có hai đảo đang bị Philippines chiếm đóng là đảo Loại Ta (Loaita island, cách đảo Sơn Ca 19 hải lý) và bãi san hô Lan Can (Lamkian cay, cách đảo Sơn Ca 22 hải lý). Cách đảo Sơn Ca 18 hải lý về phía Tây Nam là đá Ga Ven (Gaven reef) đang bị Trung Quốc chiếm đóng. Gần đảo Sơn Ca còn có các bãi san hô đang bị một số nước tìm cách kiểm soát, như bãi Bàn Than (Banthan reef, giữa đảo Sơn Ca và đảo Ba Bình), bãi Én Đất (Eldad reef, cách đảo Sơn Ca 14 hải lý về phía  Đông)…
Bản đồ khu vực đảo Sơn Ca, Nam Yết… 

Tư lệnh Quân chủng Hải quân Giáp Văn Cương và Chính ủy Quân chủng Hải quân Hoàng Trà đến thăm đảo Sơn Ca, tháng 5/1978 – ảnh tư liệu

Luôn sẵn sàng đối phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra, nhưng quân dân đảo Sơn Ca vẫn xây dựng đảo ngày càng xanh, đẹp. Để dẫn luồng hàng hải và góp phần khẳng định chủ quyền Việt Nam, đèn biển đảo Sơn Ca được hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, với tâm sáng ở độ cao 25,5m, tầm hiệu lực ánh sáng 15 hải lý.
Mộ liệt sĩ và đèn biển trên đảo Sơn Ca

 Hiện nay, đảo Sơn Ca được đánh giá là một trong những đảo có cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp nhất ở huyện đảo Trường Sa.
          Một góc phía Tây Bắc đảo Sơn Ca

         Đường ven đảo Son Ca

Nhận xét