Một công trình táo bạo vừa được 3 nhà thần học nổi tiếng ở Berlin (Đức) đồng khởi xướng, dựa trên ý tưởng mang tính đột phá nhằm dung hòa các nền tôn giáo với chiều dài lịch sử đầy xung khắc, để cùng nhau xây dựng một công trình chung là nơi cử hành các nghi lễ của cả 3 đạo phái khác nhau: Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo và Hồi giáo.
Đó là 3 nhà hoạt động tôn giáo nổi tiếng người Đức gồm: giáo sĩ Do Thái Rabbi Tovia Ben-Chorin, pháp sư Hồi giáo Kadir Sanci và linh mục Tin Lành Gregor Hohberg, vừa hoàn tất bản hợp đồng mua một miếng đất trống từ Tòa Thị chính Berlin, xúc tiến việc xây dựng ngôi nhà nguyện tổng hợp dành chung cho cả 3 đạo giáo khác biệt.
Tòa giáo đường đa tôn giáo được đặt tên theo Đức ngữ là "Haus von einer" (Chung một mái nhà), tọa lạc trên khoảnh đất rộng 600m2 đang được dùng làm bãi đậu xe công cộng, gần Quảng trường St Peter, quận Mitte, cũng là địa bàn đầu tiên nằm trong danh sách các quận trung tâm ở thủ đô Berlin, được sắp xếp lại địa giới hành chính sau khi nước Đức tái thống nhất hơn 1/4 thế kỷ trước.
"Sáng kiến độc đáo này nhằm mục đích mang lại một khu vực sinh hoạt tín ngưỡng chung cho người Do Thái giáo, người Kitô giáo và người theo đạo Hồi, tạo điều kiện để họ có thể cùng nhau trao đổi và thảo luận những vấn đề cần quan tâm, góp phần hòa dịu những mối xung đột căng thẳng không đáng có từng là vết nhơ trong lịch sử", giáo sĩ R. Ben-Chorin trình bày với báo giới địa phương.
Còn linh mục G. Hohberg cho biết thêm: "Công trình Chung một mái nhà không giống bất cứ địa điểm hành lễ tôn giáo nào khác trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà ngôi nhà nguyện tổng hợp này nằm đúng ở khu đất, nơi đã tồn tại những nền móng của 4 thánh đường tôn giáo khác nhau có từ thời Trung cổ dựa theo kết quả khảo cổ học năm 2007, bởi vậy công trình này sẽ mang ý nghĩa tinh thần tôn giáo hết sức bền vững".
Kiến trúc sư Wilfried Kuehn, người giành chiến thắng từ cuộc thi thiết kế tòa giáo đường tổng hợp "Haus von einer", quy tụ hơn 200 mô hình khác nhau từ khắp nước Đức gửi đến, nhận định: "Đây là một công trình sáng tạo đầy thách thức, bởi phải dung hòa nét kiến trúc phổ quát từ những trường phái khác biệt. Yêu cầu đặt ra là không được pha trộn các biểu tượng tôn giáo linh thiêng, trong khi vẫn phải đảm bảo việc cùng tồn tại giữa các dòng đạo khác nhau mang ý nghĩa công nhận lẫn nhau". Đồng thời, kiến trúc sư W. Kuehn cũng mô tả chi tiết rằng, các tín đồ của Thiên Chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo sẽ có không gian cầu nguyện riêng cho mình, với diện tích của các khu vực cử hành tín ngưỡng đều rộng lớn như nhau.
Các phòng cầu nguyện cho cả 3 tôn giáo đều được bố trí trên cùng một tầng nhà, với một lối vào chung cùng khu tiền sảnh duy nhất, tạo thuận lợi để mọi người theo những tín ngưỡng khác biệt có thể trò chuyện cả trước và sau khi hành lễ.
Vẫn theo lời kiến trúc sư W. Kuehn, thì tổng dự toán của công trình Chung một mái nhà ước tính vào khoảng 44 triệu euro (60 triệu USD), dựa trên một chiến dịch gây quỹ từ các nhà tài trợ tự nguyện. Ba nhà đồng khởi xướng ngôi thánh đường đa tôn giáo độc đáo này đã cho thiết lập trang web www.house-of-one.org lưu hành trên mạng Internet toàn cầu, trong đó có nội dung kể từ ngày 1/4/2015 bắt đầu rao bán những viên gạch "ảo", với trị giá mỗi viên là 10 euro nhằm thu thập lượng kinh phí cần thiết, trước khi tiến hành động thổ khởi công chính thức vào đầu năm 2016 sắp tới.
Nhân sự kiện công trình cầu nguyện đa tín ngưỡng duy nhất trên thế giới được xúc tiến xây dựng, ông Michael Muller, Thị trưởng thủ đô Berlin đã lên tiếng khẳng định: "Tòa thánh đường tổng hợp Haus von einer đã cho thấy tầm quan trọng của sự đối thoại giữa các nền tôn giáo khác nhau, trong bối cảnh thành phố Berlin nói riêng, cũng như trên toàn bộ lãnh thổ CHLB Đức nói chung đang trở thành một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc và đa tín ngưỡng. Chính quyền thủ đô Berlin cam kết sẽ trích tiền đóng góp vào công trình mang ý nghĩa tinh thần đặc biệt này".
Được biết, theo con số thống kê chính thức từ Ủy ban Tôn giáo trực thuộc Tòa Thị chính Berlin, trong tổng số 3,5 triệu dân thành phố có 19% người theo đạo Tin Lành, 8,1% là người Hồi giáo và 0,9% theo Do Thái giáo, hơn 60% số dân còn lại là người vô thần không theo bất cứ tôn giáo nào.
Kiến trúc sư W. Kuehn bên mô hình tòa giáo đường Chung một mái nhà. |
"Sáng kiến độc đáo này nhằm mục đích mang lại một khu vực sinh hoạt tín ngưỡng chung cho người Do Thái giáo, người Kitô giáo và người theo đạo Hồi, tạo điều kiện để họ có thể cùng nhau trao đổi và thảo luận những vấn đề cần quan tâm, góp phần hòa dịu những mối xung đột căng thẳng không đáng có từng là vết nhơ trong lịch sử", giáo sĩ R. Ben-Chorin trình bày với báo giới địa phương.
Còn linh mục G. Hohberg cho biết thêm: "Công trình Chung một mái nhà không giống bất cứ địa điểm hành lễ tôn giáo nào khác trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà ngôi nhà nguyện tổng hợp này nằm đúng ở khu đất, nơi đã tồn tại những nền móng của 4 thánh đường tôn giáo khác nhau có từ thời Trung cổ dựa theo kết quả khảo cổ học năm 2007, bởi vậy công trình này sẽ mang ý nghĩa tinh thần tôn giáo hết sức bền vững".
Giáo sĩ R. Ben-Chorin (giữa), linh mục G. Hohberg (trái) và pháp sư K. Sanci cùng nâng những viên gạch tượng trưng xây công trình "Haus von einer". |
Các phòng cầu nguyện cho cả 3 tôn giáo đều được bố trí trên cùng một tầng nhà, với một lối vào chung cùng khu tiền sảnh duy nhất, tạo thuận lợi để mọi người theo những tín ngưỡng khác biệt có thể trò chuyện cả trước và sau khi hành lễ.
Vẫn theo lời kiến trúc sư W. Kuehn, thì tổng dự toán của công trình Chung một mái nhà ước tính vào khoảng 44 triệu euro (60 triệu USD), dựa trên một chiến dịch gây quỹ từ các nhà tài trợ tự nguyện. Ba nhà đồng khởi xướng ngôi thánh đường đa tôn giáo độc đáo này đã cho thiết lập trang web www.house-of-one.org lưu hành trên mạng Internet toàn cầu, trong đó có nội dung kể từ ngày 1/4/2015 bắt đầu rao bán những viên gạch "ảo", với trị giá mỗi viên là 10 euro nhằm thu thập lượng kinh phí cần thiết, trước khi tiến hành động thổ khởi công chính thức vào đầu năm 2016 sắp tới.
Phối cảnh tổng thể khu cầu nguyện đồ sộ Chung một mái nhà. |
Được biết, theo con số thống kê chính thức từ Ủy ban Tôn giáo trực thuộc Tòa Thị chính Berlin, trong tổng số 3,5 triệu dân thành phố có 19% người theo đạo Tin Lành, 8,1% là người Hồi giáo và 0,9% theo Do Thái giáo, hơn 60% số dân còn lại là người vô thần không theo bất cứ tôn giáo nào.
Nhận xét
Đăng nhận xét