Dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng (các nhóm địa phương: Nùng XuồngNùng GiangNùng AnNùng LòiNùng Phàn SìnhNùng CháoNùng InhNùng Quy RịnNùng Dín[3]) thuộc ngữ chi Tai của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng SơnCao BằngBắc KạnThái NguyênBắc GiangTuyên Quang v.v (chiếm tới 84%). Hiện tại, một lượng lớn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên (11 %), chủ yếu tại Đắk Lắk. Quá trình di cư này bắt đầu vào năm 1954,[4] khi Việt Minh kiểm soát miền bắc Việt Nam. Người Nùng có quan hệ gần gũi với người Tày và người Choang (Zhuang) sống dọc biên giới với Trung Quốc. Tại Trung Quốc, người Nùng cùng với người Tày được xếp chung vào dân tộc Choang.
Dân số theo Thống kê dân số Việt Nam năm 1999 là 856.412 người[1], năm 2009 là 968.800.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có dân số 968.800 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnhthành phố. Người Nùng cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (314.295 người, chiếm 42,9% dân số toàn tỉnh và 32,4% tổng số người Nùng tại Việt Nam), Cao Bằng (157.607 người, chiếm 31,1% dân số toàn tỉnh và 16,3% tổng số người Nùng tại Việt Nam), Bắc Giang (76.354 người), Đắk Lắk (71.461 người), Hà Giang (71.338 người), Thái Nguyên (63.816 người), Bắc Kạn (27.505 người),Đắk Nông (27.333 người), Lào Cai (25.591 người), Lâm Đồng (24.526 người), Bình Phước (23.198 người)[2]...
Tộc danh "Nùng" chính thức được gán cho những nhóm người này ở Việt Nam bắt đầu từ thời điểm thành lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa năm 1945.[5] Chính phủ Việt Nam chính thức tuyên bố người Nùng là một trong số 54 nhóm sắc tộc vào 1979.[6] Tên gọi "Nùng", với tư cách là một tộc danh, được chính thức công nhận và gán ghép cho những nhóm cư dân cụ thể này tại Việt Nam liên quan nhiều đến sự vận động chính trị của các nhà nước-dân tộc và sự thiết lập của các đường biên giới quốc gia nơi không có ai tồn tại trước người Nùng cũng nhiều như nó liên quan tới hệ thống phân loại dân tộc của Việt Nam và sự tự nhận thức dân tộc.[5] Hầu hết người Nùng ở Việt Nam di cư từ Quảng Tây, Trung Quốc bắt đầu vào khoảng 300 năm trước.[5] Làm việc với khung thời gian 200-300 và lấy đường biên giới Việt-Trung ra làm ranh giới phân định không chỉ cho chủ quyền quốc gia mà còn cho các nhóm sắc tộc khác nhau có thể dẫn đến hiểu nhẩm rằng người Nùng là một nhóm thiểu số ngoại lai mới di cư đến hoặc bị trục xuất đến một vùng đất khác.[5] Khi xét đường biên giới cố định giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa được thiết lập vào thế kỷ 11 và các sự kiện lịch sử khác, sự di cư của người Nùng có thể được xem là sự di chuyển theo kiểu gia đình nhỏ bên trong một khu vực mà những người này và tổ tiên của họ đã sinh sống từ thời thượng cổ.[5] Nhưng thực tế không theo như vậy, các quá trình chính trị và lịch sử đi cùng với nhau đã tái dựng lại người Nùng như một nhóm sắc tộc thiểu số tách biệt trong suy nghĩ của những cá nhân mang tộc danh này, và các sắc tộc đa số và thiểu số khác, các viên chức chính phủ, và giới học thuật quốc tế.[5]
Tiếng Nùng là một nhóm các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Tai trong ngữ hệ Tai-Kadai. Hầu hết các phương ngữ Nùng đều được xếp vào nhóm Tai Trung tâm. Tuy nhiên Nùng An (và Tráng Long'an tại Quảng Tây, Trung Quốc) mang cả hai đặc điểm của nhóm Tai Bắc và Tai Trung tâm về mặt âm vị và từ vựng.[7] André Haudricourt xếp phương ngữ Nùng An cùng ba ngôn ngữ khác ở Việt Nam: Yáy (Giáy), Cao Lan, Ts'ưn-wa vào một nhóm riêng mà ông gọi là "Yáy".[8] Yáy của Haudricourt tương đương với nhóm Tai Bắc được Lý Phương Quế phân loại.[8] Pittayawat Pittayaporn (2009) xếp Tráng Long'an (Nùng An tại Việt Nam) vào tiểu nhóm M cùng với Tráng Vũ Minh, Yongnan, Fusui.[9]
Dựa trên các chứng cứ về di truyền, Jerold A. Edmondson cho rằng tổ tiên của các cư dân nói ngôn ngữ Tai-Kadai đi cư tới Myanmar, rồi sau đó Vân Nam (Trung Quốc) từ Ấn Độ khoảng 20.000 năm trước.[11] Sau đó họ chuyển hướng di cư xuống Thái Lan và Lào, vòng lại lên phía bắc vào Việt Nam và sau đó tiến vào lãnh thổ Trung Quốc.[11] Họ dừng chân sinh sống dọc vùng biên giới Việt-Trung rồi tiếp tục di cư dọc vùng duyên hải Hoa Nam lên phía bắc đến cửa sông Trường Giang, gần Thượng Hải khoảng 8-10.000 năm trước.[11]
Tuy nhiên, ý kiến khác cho rằng Proto-Daic/Proto-Tai-kadai di cư sang đảo Đài Loan, sau đó di cư trở lại vào đại lục khoảng 4000 năm trước và ngay sau đó hai nhánh Kra (Kadai) và Hlai tách ra khỏi Proto-Daic.[12] Kra di cư sâu vào đất liền qua Quảng Châu, còn nhánh Hlai di cư sang đảo Hải Nam. Gần như chắc chắn rằng sự di cư của các cư dân Daic được đưa đẩy bởi động cơ nông nghiệp vì dạng nguyên thủy của Daic (Proto-Tai-Kadai) dành cho các từ vựng về hoa màu và vật nuôi có thể được phục nguyên.[13] Ostapirat (2000) chỉ ra rằng các từ gồm "lợn", "chó" và ít nhất một số loại hoa màu đều tồn tại ở cả ba nhánh của Daic.[13]
Theo Jeffrey G. Barlow (1997) tổ tiên của người Tráng/Nùng là các cư dân thuộc nhánh Yue (Việt) phía nam mà ngày nay các hậu duệ của họ bao gồm cả người MiaoYaoDongBuyi, Shuiji, Li.[14] Trong số này, nhóm Luo Yue (Lạc Việt) sống tại vùng tây nam Quảng Tây và bắc Việt Nam.[14] Họ được cho là chủ nhân của các bức vẽ trên sườn dốc đứng của núi Hoa Sơn nằm ở huyện Ninh Minh gần biên giới Việt-Trung, được tạo ra vào khoảng thời gian giữa thời Chiến Quốc (403–221 TCN) và thời Đông Hán (26–220 SCN).[15] Theo phương pháp xác định niên đại bằng Carbon-14, các bức vẽ cổ nhất có niên đại 16.000 năm trước và các bức vẽ muộn nhất có niên đại 680 năm trước.[16] Người Việt Nam, dựa trên các truyền thuyết, cũng cho rằng họ là hậu duệ của nhóm Luo Yue. Tuy nhiên Liam C. Kelley (2012) chỉ ra rằng các truyền thuyết này đều là bịa đặt.[17][note 2]
Một loạt các cuộc nổi dậy nhỏ nổ ra ở Quảng Đông và Quảng Tây vào giai đoạn 597-769 nhưng chúng nhanh chóng bị dập tắt.[23]Chuỗi nổi dậy thứ hai diễn ra từ 756-830 do họ Hoàng và họ Nông lãnh đạo.[23] Chúng được gọi là nổi dậy Xiyuan (Tây Nguyên)(Xiyuan có gốc từ châu Xiyuan nằm dọc sông Tả Giang ở khu vực Fusui ngày nay, và đây cũng là tên một đơn vị hành chính dưới thời Đường nằm giữa Tả Giang và Hữu Giang).[23] Thế lực của họ Hoàng nằm ở khu vực NingmingLongzhouChongzuo và Fusui, những vùng này được gọi là các thung lũng[note 3] họ Hoàng.[23] Các thủ lĩnh họ Hoàng được gọi là huangdong man (Hoàng Động Man) hoặc xiyuan man (Tây Nguyên Man), và họ được cha con Huang Qianyao (Hoàng Càn Diệu 黄乾曜) và Huang Shaoqing (Hoàng Thiếu Khanh 黄少卿) lãnh đạo trong cuộc nổi dậy Xiyuan.[23]
Năm 822, Huang Qianyao lợi dụng mâu thuẫn nội bộ giữa các viên chức nhà Đường để tấn công Longzhou và chiếm thị trấn Zuojiang (Tả Giang, phía tây Nam Ninh ngày nay), tấn công Qinzhou và chiếm thị trấn Qianjin.[23] Năm 824, vùng Lĩnh Nam đổ nát do sự chiếm đóng của họ Hoàng ở hơn mười châu thuộc khu vực nam Quảng Tây và phía tây Quảng Đông.[23] Khi đó nhà Đường đang phải đối đầu với các cuộc khởi nghĩa nông dân và các cuộc bạo loạn của Nanzhao và Tufan (đế chế Tây Tạng), và chỉ có thể đối phó với tình hình ở châu Xiyuan bằng việc dụ dỗ quân nổi dậy đầu hàng với đề nghị xá tội cho họ.[23] Cuộc biến loạn Xiyuan cuối cùng chấm dứt khi các thủ lĩnh họ Hoàng chấp nhận đề nghị này.[23]Vào cuối thời Đường, thế lực của họ Hoàng suy yếu và họ Nông (thế lực tập trung ở Jingxi và Tiandeng thuộc quận Tả Giang) nổi lên.[23]
Vào thế kỷ 11, vùng biên giới Việt Trung do một nhóm nhỏ các dòng họ kiểm soát.[25] Họ Hoàng/Huang thống trị khu vực xa nhất về phía đông vùng biên giới.[25] Vào đầu thời Tống, họ Vi/Wei cư trú ở châu Tô Mậu, phía bắc Việt Nam và châu Tư Lăng (Siling 思陵), Lục Châu (Luzhou 綠洲), Tây Bình (Xiping 西平) thuộc lãnh thổ Tống.[26] Lãnh thổ của họ Nông gồm chín khu vực bán tự trị có diện tích khác nhau, được gọi là po hoặc bu,[note 4] bao gồm: Slốc, Ngàn, Dái, Lài, Nuống, Má, Héc, Ngả, Sằng.[27] Các dòng họ Hoàng/Huang và Vi/Wei cùng với Nông/Nùng, Chu/Zhou là các cư dân chủ yếu ở khu vực nằm giữa hai vùng sinh sống của người Việt Nam và Hán.[26] Thủ lĩnh của các dòng họ này duy trì quyền lực của mình qua các mối quan hệ theo kiểu gia đình và quan hệ cá nhân.[26] Miêu tả các cộng đồng bản địa ở khu vực biên giới tại Quảng Tây thế kỷ 16, một nhà sử học viết, "trong khi các thủ lĩnh có chung họ không nhất thiết phải có cùng tổ tiên...họ thường nêu ra các mối quan hệ tưởng tượng hoặc thực sự để thành lập liên minh hoặc để khẳng định ảnh hưởng của mình."[26] Các dòng họ này, được ghi chép lại sớm nhất vào thời Tống, thường cạnh tranh với nhau trong đó các dòng họ Nông/Nùng (儂), Chu/Zhou (周), Hoàng/Huang (黄), Vi/Wei (韋) thường xâm chiếm lãnh thổ của nhau.[28] Leo Shin, một học giả nghiên cứu hệ thống bộ lạc ở biên giới tây nam tại khu vực này vào thời Minh (1368-1644), sau khi đã kiểm tra bản chất tự trị của các thực thể chính trị nhỏ này và cách hành sử khắc nghiệt khi các bộ tộc lớn hơn săn đuổi các bộ tộc nhỏ xung quanh, đã so sánh mạng lưới quan hệ trong các khu vực này với chế độ phong kiến của thời Chiến Quốc (475-221 TCN).[29]
Đầu năm 977, một bản tấu từ trại Yongzhou (Ung Châu 邕州) báo cáo rằng: man tù[note 5] ở châu Quảng Nguyên, thủ lĩnh thản xước[note 6] Nông Dân Phú tự lập mình làm thủ lĩnh của một po gồm mười ngôi làng quanh vùng sau khi nhận được sự ủng hộ từ triều đình Nam Hán (907-971).[25] Nông Dân Phú sau được vua Tống phong tước Jinzi Guanglu Daifu(Kim Tử Quang Lộc Đại Phu 金紫光祿大夫) và Sigong (Tư Không 司空).[25] Dân Phú cuối cùng truyền lại các tước hiệu này cho con trai, Nông Tồn Phúc. Nông Tồn Phúc được ban thêm quyền kiểm soát châu Thảng Do nằm ở góc đông nam JingxiQuảng Tây ngày nay. Em trai của Tồn Phúc, Toàn Lộc kiểm soát châu Vạn Nhai (huyện Na Rì, Bắc Cạn ngày nay) và em vợ của Tồn Phúc, Nông Đanh Đạo kiểm soát châu Vũ Lặc.[25] Châu Quảng Nguyên được ghi chép lại là một nguồn vàng lớn, và sự trù phú thiên nhiên này khiến Nông Tồn Phúc trở thành một người giàu có.[25] Nông Tồn phúc gia tăng sự giàu có của mình qua thương mại địa phương.[25] Vị trí tòa thành của Tồn Phúc nằm ngay bờ sông Bằng gợi ý rằng ông đã thành công trong việc tận dụng vị trí căn cứ quyền lực của mình dọc huyết mạch thương mại chính của khu vực. Tống Sử miêu tả họ Nông vào thời này là chúng giàu có về vàng, đông đúc về dân số: "để tóc dài và cài áo về phía trái. Chúng thích chiến đấu và xem nhẹ cái chết".[31]
Cũng theo Tống Sử, qua một thầy cúng có thế lực tên là Ah Nông (阿儂), một phụ nữ thực hiện ma thuật và hiến tế người.[31] Dưới sự chỉ dẫn của cô, Nông Tồn Phúc giết huynh đệ của mình, một thủ lĩnh của họ Sầm (Shen/Cen 岑) và chiếm đất.[31] Nông Tồn Phúc thành lập một quốc gia tồn tại ngắn ngủi, Chang Qi Guo (長其國), nhưng sau bị vua của Đại Cồ Việt là Phật Mã bắt và giết.[31] Theo Sima Guang (Tư Mã Thiên; 1019-1086) Tồn Phúc giàu có là nhờ vào sự cai trị nhân từ của Trung Hoa, và tất cả dân dưới trướng Tồn Phúc cũng vậy. Hơn nữa, đó là do tài lãnh đạo của Trung Hoa và sự giàu có của Nông Tồn Phúc mà Giao Chỉ căm ghét, và là lý do khiến kẻ cai trị Việt đem quân đến chiếm lãnh thổ của Tồn Phúc và bắt vị tộc trưởng.[32]
Ah Nông và con trai 14 tuổi, Nông Trí Cao (儂智高) thoát được cuộc vây bắt bằng cách chạy sang phía biên giới Tống. Nông Trí Cao thừa kế vị trí thủ lĩnh của họ Nông, đầu tiên cố gắng vỗ về người Việt Nam và Trung Hoa bằng các cống phẩm vàng, voi và bạc.[31] Quân của Nông Trí Cao đánh bại đạo quân do Huang Deqing thuộc các thung lũng họ Huang/Hoàng chỉ huy, do đó trở thành thủ lĩnh của một liên minh gồm toàn bộ các dòng họ Tráng tại vùng Tả Giang.[23] Nông Trí Cao được Tống phong làm tri huyện châu Guangyuan (Quảng Nguyên) sau khi ông sáp nhập bốn thung lũng Lei, Shui, Pin, Po, và châu Silang thuộc Annam.[23] Sau đó ông lập vương quốc riêng, căn cứ ở Longzhou, khởi đầu đặt tên là Dali Guo (大歷国) nhưng sau đổi thành Nantian Guo (南天国).[31] Nông Trí Cao, được một người Quảng Đông tên Huang Wei (黄瑋) trợ giúp, đã tổ chức một đội quân vô cùng cơ động gồm các nhóm ba người: hai cung thủ phía sau và một giữ khiên chắn phía trước. Họ đã xâm chiếm các thành thị của Trung Hoa khắp Quảng Tây và phía tây Quảng Đông, và vây hãm Quảng Châu trong 57 ngày năm 1052 mà không thể chiếm được thành trì này.[31] Năm 1053 quân tiếp viện của Trung Hoa đến Quảng Tây và vào cuối năm đó hoặc tháng đầu tiên năm 1054, quân của Nông Trí Cao bị đánh bại ở phía bắc Yongzhou (Nam Ninh ngày nay).[31] Nông Trí Cao, Ah Nông và các con trai của Nông Trí Cao chạy đến làng Temo ở Vân Nam, nơi mà họ đã sống trong 5 năm sau khi Nông Tồn Phúc bị giết, vào khoảng thời gian đó Ah Nông kết hôn với thủ lĩnh địa phương Nông Hạ Khanh (Nong Xiaqing 儂夏卿).[31] Các dòng họ không tham gia vào cuộc nổi dậy tham vọng này trở thành mục tiêu đồng hóa của Trung Hoa.[33] Một số tàn quân nổi dậy tẩu tán về quê cũ nơi họ bắt đầu cuộc khởi nghĩa.[33] Một số khác lẩn sâu vào vùng đồi núi.[33] Các bộ tộc mang họ Nông và tự nhận là con cháu của quân nổi dậy định cư quanh vùng biên giới giữa Việt Nam-Quảng Tây-Vân Nam.[33] Một bộ phận khác vẫn mang họ Nông và ghi nhớ cuộc nổi dậy qua các câu chuyện truyền miệng sinh sống ở Sipsongpanna, Làn Nà, và Dehong. Tiếng Lự, Yuan (Làn Nà) và Dehong ở những khu vực này chứa các từ vựng và cấu trúc câu chỉ thấy ở người Tráng sống tại Quảng Tây.[33] Số phận cuối cùng của Nông Trí Cao vẫn còn là một truyền thuyết. Ông đã không thể lập lại đội quân đủ lớn để nổi lên chống lại Trung Hoa, và những năm sau, các viên chức Tống đã thành công trong việc lấy được lòng trung thành của hầu hết người Tráng, mặc dù vậy họ Sầm (Shen/Cen 岑) đã nổi dậy chống lại Trung Hoa vào thời Minh.[31]
Năm 1833, thủ lĩnh địa phương ở Bảo Lạc, Cao Bằng, là Nguyễn Văn Nha hay còn gọi là Nông Văn Vân (Nong Wenyun 儂文云) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn. Cuộc khởi nghĩa này lan ra các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên và gây ra cái chết của viên quan triều đình cao cấp Nguyễn Đình Trạc và lãnh binh Phạm Văn Lưu.[34] Theo ghi chép, Nguyễn Văn Nha phát động cuộc khởi nghĩa của mình khi biết đến cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (1833-35) mà khiến nhà Nguyễn phải bận rộn ở phía nam.[34] Sau 3 năm chiến đấu, Nguyễn Văn Nha đã không thể tận dụng được những chiến thắng ban đầu của mình. Khi các viên quan địa phương nhà Thanh từ chối không cho ông chú ẩn năm 1835 trong một cuộc rút lui lên phía bắc, Văn Nha và các thuộc hạ tẩu tán đến Tuyên Quang nơi ông bị quân Nguyễn đánh bại; trận đánh kết thúc với cái chết của Văn Nha trong một đám cháy rừng do những kẻ tấn công ông gây ra.[34]
Người Nùng dùng chữ Hán hay chữ Nôm Nùng (được phát triển khoảng thế kỷ 17) để ghi chép thơ ca và truyện cổ dân gian[35].
Trước đây, hầu hết người Nùng đều mù chữ, chỉ có những người giàu có mới được đi học, nhưng là học chữ Hán hoặc tiếng Pháp, để làm thầy cúng, thông ngôn. Hiện nay, phần lớn người Nùng đều không biết viết chữ của dân tộc mình. Mọi người đều được học chữ quốc ngữ của người Việt [35].
Năm 1924, tiếng Nùng lần đầu tiên được ghi theo hệ chữ Latinh nhờ linh mục người Pháp François M. Savina. Viện Ngôn Ngữ Học Mùa Hè (Summer Institute of Linguistics) trước năm 1975 cũng có một bộ chữ cho người Nùng Phản Slình sống ở miền nam Việt Nam. Ở miền bắc Việt Nam, có thêm phương án chữ Tày-Nùng dựa trên cơ sở chữ quốc ngữ từ năm 1961.






Nhận xét