Người Tày là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, nhóm địa phương Pa dí, Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, thuộc hệ ngôn ngữ Thái-Kadai sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía bắc Việt Nam. Người Tày trước đây hay được gọi là người Thổ (tuy nhiên tên gọi này hiện nay được dùng để chỉ một dân tộc khác, xem bài người Thổ). Người Tày có dân số đông thứ 2 ở Việt Nam sau dân tộcKinh, và có quan hệ gần gũi với người Nùng và với người Choang (Trung Quốc).
Người Tày | |
---|---|
Áo truyền thống của phụ nữ Tày.
| |
Tổng số dân | |
1.477.514 (1999)[1]; 1.626.392 (2009)[2] | |
Khu vực có số dân đáng kể | |
Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang,Bắc Kạn, Yên Bái, Thái Nguyên, Lào Cai, Đắk Lắk, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Lâm Đồng | |
Ngôn ngữ | |
Tiếng Tày, Tiếng Việt | |
Tôn giáo | |
Vật linh, Phật giáo, Đạo giáo[3] |
Người Tày chủ yếu cư trú tại các tỉnh trung du và miền núi phía bắc (1.400.519 người)[2]. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, người Tày còn di cư tới một số tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk và Lâm Đồng.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam, có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố. Người Tày cư trú tập trung tại các tỉnh: Lạng Sơn (259.532 người, chiếm 35,4% dân số toàn tỉnh và 31,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Cao Bằng (207.805 người, chiếm 41,0% dân số toàn tỉnh và 25,2% tổng số người Tày tại Việt Nam), Tuyên Quang (185.464 người, chiếm 25,6% dân số toàn tỉnh và 22,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Hà Giang (168.719 người, chiếm 23,3% dân số toàn tỉnh và 20,5% tổng số người Tày tại Việt Nam), Bắc Kạn (155.510 người, chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 18,9% tổng số người Tày tại Việt Nam), Yên Bái (135.314 người, chiếm 18,3% dân số toàn tỉnh và 16,4% tổng số người Tày tại Việt Nam), Thái Nguyên(123.197 người, chiếm 11,0% dân số toàn tỉnh và 15,0% tổng số người Tày tại Việt Nam), Lào Cai (94.243 người), Đắk Lắk (51.285 người)[4]...
Kinh tế
Tổ chức cộng đồng
Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ.
Trang phục
Người Tày tày mặc các bộ trang phục có màu chàm.
Hôn nhân gia đình
Gia đình người Tày thường quý con rể hơn và có quy định rõ ràng trong quan hệ giữa các thành viên trong nhà. Vợ chồng yêu thương nhau, ít ly hôn. Ở rể là một tục lệ bất thành văn với người Tày.
Người Tày nổi tiếng
- Khâu Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao[cần dẫn nguồn].
- Tổng đốc Vi Văn Định.
- Hoàng Văn Thụ, nhà lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương
- Nông Đức Mạnh, nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
- La Văn Cầu, một người chiến sỹ dũng cảm thời kháng chiến chống Pháp
- Thượng tướng Vũ Lập.
- Thượng tướng Đàm Quang Trung
- Trung tướng Bằng Giang
- Thiếu tướng Lê Quảng Ba.
- Hoàng Trường Minh, nguyên Bí thư tỉnh ủy Lào Cai, Bí thư tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng ban Dân tộc Trung ương, Phó Chủ tịch Quốc hội.
- Hoàng Yến Chao và Hoàng A Tưởng, dòng họ thổ ti tại Lào Cai.
- Đại tá Hoàng Biểu. Phi công người dân tộc thiểu số đầu tiên lái máy bay tiêm kích.
- Trung tá Đàm Thị Loan, người kéo cờ ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình
- Đạo diễn Lục Đại Lượng- Giải thưởng cánh diều vàng Hội Điện ảnh VN 2006
- Tô Đình Cắm: là một trong 34 đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân ra mắt tại khu rừng Trần Hưng Đạo ngày 22 tháng 12 năm 1944. Ông tên thật là Tô Đình Cắm (Có bí danh là Tô Tiến Lực), sinh ngày 16 tháng 10 năm 1922 tại bản Um, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Hiện sống tại tại Thôn 8B, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng.[5]
Âm nhạc
Hát then, hát lượn, hát sli được dùng vào các mục đính sinh hoạt khác nhau, các thể loại dân ca nổi tiếng của người Tày. Bộ nhạc cụ như Đàn tính, Lúc lắc. Đàn tính là loại nhạc cụ có mặt trong tất cả những sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Tày, như linh hồn trong nghệ thuật dân ca dân vũ Tày. Bao đời nay đàn tính có vai trò như một phương tiện giao tiếp mang đậm bản sắc.
Nhà ở
Những nhà truyền thống thường là nhà sàn, nhà đất mái lợp cỏ gianh và một số vùng giáp biên giới có loại nhà phòng thủ. Trong nhà phân biệt phòng nam ở ngoài, nữ ở trong buồng. Phổ biến là loại nhà đất 3 gian, 2 mái (không có chái), tường trình đất hoặc thưng phên nứa, gỗ xung quanh, mái lợp cỏ tranh, ngói âm dương hoặc tấm Prôximăng. Bố trí mặt bằng sinh hoạt được quy định thống nhất qua từng vị trí trong ngôi nhà. Người Tày sống định cư, quây quần thành từng bản chừng 15 đến 20 hộ, có quan hệ gần gũi với người Nùng và với người Choang (Trung Quốc).
Tín ngưỡng
Người Tày thờ tổ tiên và bái vật giáo. Bàn thờ tổ tiên của người Tày đặt chính giữa nhà và làm thành một không gian riêng và được cung kính hết mực. Khách và phụ nữ trong nhà chửa đẻ không được phép ngồi hay nằm trên ghế, giường trước bàn thờ. Trong tôn giáo của người Tày, ngày tảo mộ ngày lễ quan trọng nhất của người tày thường là những ngày cuối tháng chạp âm lịch.
Pẻng toóc - bánh gù
Bánh trứng kiến của người Tày.
The_house_of_Tay_people_in_a_central_highland.
Nhận xét
Đăng nhận xét