Văn Hóa Việt bao gồm: Tộc Kinh,Tộc Chăm,tộc Khơ Me, các tộc Tây Nguyên (Sê Đăng, Bâhnar, Êđê, Jrai, Vân Kiều, Sơ Drá, Ca Tu, Brâu, Mnâm, Hrê, Ka Dong, K’Ho, Mạ….Mnông, Jẻ Triêng, Stieng) và các tộc phía Bắc từ tỉnh Quảng Bình trở ra.Các tộc phía Bắc gồm có các tộc nói ngôn ngữ Việt Mường (Mường, Thổ, Chứt), các tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơ me ở miền núi từ Quảng Bình trở ra (Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu , Bru – Vân Kiều), các tộc nói ngôn ngữ Tày – Thái ( Thái, Lào, Lự, Bố Y, Giáy, Nùng, Sán Chay),các tộc nói ngôn ngữ Hmông - Dao (Hmông, Dao, Pà Thẻn), các tộc nói ngôn ngữ Hoa (Hoa, Ngái, Sán Dìu), Các tộc nói ngôn ngữ Tạng– Miến (La Hủ, Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Cống và Si La), và Các tộc nói ngôn ngữ Ca Đai (Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha)I- Nhà cửa truyền thống của tộc Kinh (Việt)
Trong nghệ thuật kiến trúc, dân Việt lấy gỗ hay tre làm vật liệu căn bản. Nhà cửa đều là một hệ thống kèo cột rằng rịt lấy nhau có mái nặng đè xuống cho vững. Lấy cột làm chỗ tựa cho mái, chứ không lấy tường, như lối kiến trúc của nhiều dân tộc, vách và tường chỉ dùng để chắn gió mưa. Cột nhà đều tựa chân trên tảng đá. Bộ phận chính của nhà là 3 gian và hai hàng cột ở giữa. Nhà thì có 4 mái: hai mái chính và hai mái chái. Nhà nào cũng ít cửa, nên trong nhà thường tối.
Mặt sau của gian giữa thì không bao giờ có cửa vì đấy là nơi đặt bàn thờ Tổ Tiên. Nhà được cất theo chữ nhất kiểu nhà của vùng Quảng Trị hoặc chữ nhị gồm nhà trước nhà sau kiểu nhà vùng Quảng Nam hoặc chữ Đinh kiểu nhà của vùng Quảng Ngãi. Nhà dù kiểu nào đi nữa thì kết cấu vẫn gồmcột kèo, xiên, trính, đòn tay,rui mè.
Với thời gian, gỗ và tre bị mối mọt không bảo quản được, nên từ từ những vật liệu này được thay thế bằng xi măng và gạch ngói. Trong lối kiến trúc nhà thường dân ngày nay thì cửa sổ là một khung vòng tròn có bông sen. Vòng tròn biểu tượng bánh xe luân hồi và bông sen là hai âm hưởng của Phật Giáo được đưa vào kiến trúc.
Nhà là nơi diễn ra những sự kiện như sinh, hôn, tử của một vòng đời. Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh.
Người Kinh rất trọng hướng nhà, vì vậy, hướng nhà phải do một thầy địa lý có tiếng chọn riêng theo tuổi của gia chủ. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc và may mắn đến cho gia đình. Nhà cửa thường quay về hướng Nam để tránh thời tiết nóng và lạnh Nhà cửa thường tránh cổng ngõ hoặc lối đi, hoặc góc ao hoặc đao mái đình. Cổng ngõ hoặc lối đi không đâm thẳng vào trung tâm gian giữa . Nếu bất đắc dĩ, người ta không tránh được những điều kiêng kỵ đó, người ta chôn hoặc con chó đá ở trước cổng, hoặc treo một cái gương ở trên cửa chính trừ tà khí .Tại thành thị, nếu nhà mình phải nhà hàng xóm chiếu chính giữa, người ta thường treo cửa hình bát quái hay một tấm gương con nếu nhà đối diện cũng treo gương hay hình bát quái. Nhà lợp tranh vách đất vật liệu bằng gỗ hay tre. Loại nhà này không cao vì tránh gió to và bão táp,
Bên trong nhà không rộng lớn, vì phải dành chỗ làm sân, ao và vuờn. Người Việt quan niệm nhà lớn không tốt hơn là đủ thực phẩm để ăn. Lối kiến trúc nhà cửa hòa hợp với môi trường sống thiên nhiên
Nhà cửa thì chung chung ba gian hai chái, có khác chăng chỉ là chất liệu và kiểu dáng trang trínội ngoại thất căn nhà . Chẳng hạn đối với một số người giầu có và chữ nghĩa thì nhà của họ có các gian ngoài được trang trí bằng bao lam chạm khắc tinh tế cây trái như: dưa, cà, cam, xoài, lê, lựu (ước nguyện phồn thịnh ấm no) hoặc chạm khắc chim trĩ quấn theo hoa dây hóa long ( tượng trưng cho tinh thần phóng khoáng và trường tồn) hoặc chạm khắc hình tượng long mã. Theo truyền thuyết, long mã là một linh vật mình rồng, thân ngựa hiền lành biểu hiện sự thiện chân.
Còn gian giữa nơi sinh hoạt thờ cúng thì được trang trí bằng hai bao lam, đường nét chạm trổ đơn giản, nổi bật chủ đề con sóc chùm nho, ( mong muốn được vui vầy ấm no) kết hợp với hình tượng con dơi ( biểu hiện sự phúc đức đời đời). Những bao lam này được xây dựng theo tứ thời ( mai lan, cúc, trúc) và tứ linh ( long lân qui phượng). Gian giữa cũng được trang trí bằng những tấm gỗ gõ ghép lại, chạy chỉ nổi, có cưa lộng hình nấc thang tháp, lục bình ( bắt chước trang trí của người Miên xưa) kết hợp với chữ thọ hình vuông và kết hợp với bức hoành nổi bật ba chữ Hán Phúc Lưu Đường. Gian giữa là nơi thiêng liêng nhất trong nhà vì được kê bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ được trang trí bằng gỗ chạm hoa văn tỉ mỉ. Ngoài bàn thờ ra, còn kê tấmphản gỗ, nơi quây quần của gia đình, nơi diễn ra những bữa cơm thân mật, nơi thảo luận cả đến những chuyện đại sự. Gian giữa cũng là phòng khách của gia đình nên nó cần phải được trang hoàng, thường người Việt chữ nghĩa treo những trướng câu đối đượm mầu tôn giáo, chẳng hạn câu:
Tổ Tiên công đức muôn đời thịnh,
Con Cháu thảo hiền vạn kiếp vinh
Ý tưởng của câu đối này phản ảnh lòng sùng bái tổ tiên và đồng thời phản ảnh niềm tin vào kiếp luân hồi. Ngoài trướng câu đối ra , người Việt còn treo những hình ảnh lũy tre, cánh bèo hoặc trưng bày tượng các con trâu, chim hạc. Đó là những nét đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp của người Việt
| ||
II- Nhà cửa truyền thống của tộc Chăm
1/ Người Chăm ở Bình Thuận
Bộ khung nhà của khá đơn giản. Vì cột cơ bản là vì ba cột ( kèo được liên kết với cột hoặckhông có vì kèo thì dùng tường thay thế kèo). Nếu là vì năm cột thì có thêm xà ngang đầu gáclên cây đòn tay cái nơi hai đầu cột con. Từ các kiểu vì này dần xuất hiện cây kèo và trở thànhvì kèo.
Mặt trước nhà quay về hướng Nam hoặc hướng Tây. Gian giữa là trung tâm (ngườiChăm gọi là sang-yơ), phía phải là phòng ngủ của bố mẹ, bên trái là kho, sau là phòng ngủ của con cái. Mặt trước có một hiên ở giữa nhà.
Nhà bếp được xây dựng riêng biệt với nhà chính và ở phía Tây nhà chính, trong nhà bếp có khu bếp, khu chứa nước uống và kho chất đốt (củi, than, v.v.).
2/- Nhà người Chăm ở miền Nam.
Nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thước thợ. Nhà ở là nhà sàn, chân rất cao để phòng ngập lụt. Chuồng trâu bò và lợn được làm xa nhà ở.
Tộc người Khmer ở Việt Nam theo tổng điều tra dân số năm 2009, thì có dân số 1.260.640 người, sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long thuộc các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu,Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long,Đồng Tháp, Long An,Tiền Giang,Bến Tre
Nhà cửa là nhà sàn bằng gỗ trên cọc gỗ , mái có thể bằng ngói hay bằng cọ Nhà này khác nhà kia có thể vì khung mái nhà, vì vị trí cầu thang, vì hiên nhà, vì số cột mặt tiền, vì số cột toàn diện. Nhà cửa là nhà sàn trên cọc gỗ vì ở vùng nhiệt đới ẩm ướt hay ngập lụt không thuận lợi nếu xây cất trên mặt đất và vì nhà sàn có cầu thang nhiều bậc lẻ cản ngăn các ác thần đến làm hại.
Nhà cửa không có chỗ tắm và cầu tiêu trên sàn. Bếp riêng biệt khỏi nhà. Nhà có gian riêng cho bố mẽ, gian riêng cho con cái khôn lớn. Giường ngủ có thể chỉ là đệm lằm bằng rơm rạ hay chỉ là một cái chiếu, nhưng luôn luôn phải có mùng chống muỗi. Hiên nhà và gian chính là nơi xum họp gia đình và khách . Những cột của hiên nhà dùng làm cột mắc võng. Ngoài nhà chính ra, còn có làm thêm một cái nẫm đựng thóc gạo.
Dưới sàn nhà là nơi sinh hoạt và làm việc, nơi chứa dụng cụ nông nghiệp hay dụng cụ nghề nghiệp. Ở dưới sàn nhà thường có một cái phản gỗ lớn cho nhiều người có thể ngồi. Cũng chính là nơi truyện trò thảo luận bàn cãi mọi vấn đề. Ở đó không có bàn, không có ghế. Nấu ăn ở ngay mặt đất chỉ cần nhóm lửa. Đến bữa ăn thì giải chiếu xuống đất.
Vật liệu để xây dựng nhà cửa tuỳ vào mức độ làm ăn của gia đình. Cột dùng làm nhà là loại gỗ cứng. Sàn nhà có thể là những lát gỗ lớn và quí hay cũng có thể là tre nứa. Vách nhà cửa có thể là gỗ cũng có thể là những lá dừa. Mái nhà cũng có thể lợp bằng ngói hay bằng lá cọ hay dừa.
IV- Nhà cửa truyền thống của các tộc Tây Nguyên Các tộc Tây Nguyên gồm có Sê Đăng, Bâhnar, Êđê, Jrai, Vân Kiều, Sơ Drá, Ca Tu, Brâu, Mnâm, Hrê, Ka Dong, K’Ho. Mạ….Mnông, Jẻ Triêng, Stieng. dạng “ tạm dạng bán kiên cố dạng kiên cố
1/- Nhà dạng “ tạm ” :
Của nhóm các tộc người phía nam Tây Nguyên như Mnông, Jẻ Triêng, Stieng… cũng là nhà dài nhưng do có tập quán du cư, nên đều làm dạng nhà trệt bằng vật liệu không bền vững, như gỗ làm cột nhà thường là loại cây chỉ bằng bắp tay. Mái nhà lợp tranh rủ xuống sát đất, có hai cửa ra vào hình ovan. Dưới lớp tranh, trên hệ thống các vì kèo – dưới lớp tranh - là một tấm phên đan thưa thành các hình vuông, hoặc quả trám rất khéo léo.
2/- Nhà sàn thuộc dạng bán kiên cố ( nhà mu rùa ) :
Của nhóm Ca Tu, và một số tộc người khác như Brâu, Mnâm, Hrê, Ka Dong, K’Ho. Mạ…. Cột bằng cây gỗ loại vừa . Mái lợp tranh hình ovan. Hai đầu mái có thanh gỗ nhọn tượng trưng cho chiếc sừng trâu. Sàn lát bằng nứa, đập dập. Sàn chân thấp. 3/- Nhà sàn thuộc dạng kiên cố :
Kiến trúc nhà dài của các tộc người Êđê, Jrai tiêu biểu cho nhóm ngôn ngữ Nam Đảo. Nhà sàn dài. Một căn nhà sàn có chiều dài thường từ 25-50m.Trong những ngôi nhà thông thường, hệ thống cột gồm 6 cây gỗ ( ana) lớn chạy song song hai bên lòng nhà. Đồng bộ với các cột (kmeh sang ) là hai cây xà nhà (êyông sang) dài cũng suốt chiều dọc của căn nhà. Các cột nhà đều là thân cây gỗ lớn. Nhà ở làm theo hướng Bắc - Nam đón gió mát và không bị hắt nắng chiều, Sàn cao. .
Đập vào mắt du khách trước tiên là mái tranh ( hlang), với hai đầu hồi nhọn nhô ra phía sàn hiên trước và sau nhà. Mái thường lợp rất dày, đủ sức chịu đựng vài chục năm mưa liên miên ở Tây Nguyên. Dột ở đâu, người ta gỡ tranh tại đó ra dặm lại, khiến trên mái nhà có những khoảng tranh mới cũ khác nhau, tạo nên một ấn tượng vui mắt. Cửa vào nhà ở hai đầu hồi.
Người Jrai với tập quán chọn địa điểm cư trú gần kề sông nước ( sông A Yun Pa, Sông Ba, Sông Sa Thầy...), nên các cột nhà thường có độ cao hơn nhà Êđê, gần như lênh khênh trên hệ thống những cây gỗ nhỏ.Cửa vào nhà dài Jrai ở chính giữa hông nhà
Kiến trúc nhà dài của các tộc người Sê Đăng, Bâhnar, tiêu biểu cho nhóm ngôn ngữ Nam Á:Nhà sàn dài . Nhà ở cũng được làm từ những nguyên liệu truyền thống vốn có sẵn ở núi rừng như:Gỗ, tranh, tre, nứa, lồ ô... Nhà sàn có độ dài tuỳ thuộc vào số lượng thành viên trong từng gia đình, từ mặt đất đến gầm sàn khoảng dưới 1m.
Mỗi ngôi nhà có hai cửa: Cửa chính cầu thang đặt ở khoảng giữa của ngôi nhà dành cho mọi người trong gia đình và khách. Trước cửa có làm sàn bằng ván gỗ hoặc tre nứa, không có mái che, để khách dừng chân trước khi lên nhà và để giã gạo; cầu thang phụ đặt ở đầu hồi phía nam dành cho trai gái đến tìm hiểu để không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình
Kiến trúc nhà cửa truyền thống của các tộc Tây Nguyên
Điểm đặc biệt thứ nhất: Vật liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh….những loại cây cỏhiện diện trong rừng. Không có bất cứ một vật dụng nào bằng sắt thép hay những chất kết dính không mang tính tự nhiên. Phương tiện dùng để dựng nên căn nhà cũng rất đơn giản, chỉ với những chiếc rìu ( xagac).
Điểm đặc biệt thứ hai : các cột và xà nhà sàn hay nhà Rông chỉ được đặt chồng lên nhau, hoặc ghép mấu ( theo dạng ngàm) vào nhau rất trùng khít .
Điểm đặc biệt thứ ba : nghệ thuật tạo hình trên các thân cột, xà ngang bằng chạm khắc nổi, vẽ những hình ảnh quen thuộc với cư dân rừng núi, như chim, rùa, kỳ đà, hoặc các hình sao, hình dấu nhân, mặt trời...
Hầu như tất cả các tộc người đều sử dụng một loại nguyên liệu làm vách nhà bằng tre, nứa.Riêng với tộc người Tà Ôi & Ca Tu làm vách nhà bằng vỏ cây achoong ( còn có tên gọi là cây ươi bay ), một loại cây chỉ có ở rừng miền núi vùng huyện A Lưới ( Thừa Thiên – Huế ).
Kiến trúc nhà cửa truyền thống của các tộc Tây Nguyên
Điểm đặc biệt thứ nhất: Vật liệu hoàn toàn bằng gỗ, tre, nứa, tranh….những loại cây cỏhiện diện trong rừng. Không có bất cứ một vật dụng nào bằng sắt thép hay những chất kết dính không mang tính tự nhiên. Phương tiện dùng để dựng nên căn nhà cũng rất đơn giản, chỉ với những chiếc rìu ( xagac).
Điểm đặc biệt thứ hai : các cột và xà nhà sàn hay nhà Rông chỉ được đặt chồng lên nhau, hoặc ghép mấu ( theo dạng ngàm) vào nhau rất trùng khít .
Điểm đặc biệt thứ ba : nghệ thuật tạo hình trên các thân cột, xà ngang bằng chạm khắc nổi, vẽ những hình ảnh quen thuộc với cư dân rừng núi, như chim, rùa, kỳ đà, hoặc các hình sao, hình dấu nhân, mặt trời...
Hầu như tất cả các tộc người đều sử dụng một loại nguyên liệu làm vách nhà bằng tre, nứa.Riêng với tộc người Tà Ôi & Ca Tu làm vách nhà bằng vỏ cây achoong ( còn có tên gọi là cây ươi bay ), một loại cây chỉ có ở rừng miền núi vùng huyện A Lưới ( Thừa Thiên – Huế ).
| ||
V- Nhà cửa truyền thống của các tộc phía Bắc từ tỉnh Quảng Bình trở ra Nhà cửa của người Mường tiêu biểu nhà cho nhóm dân tộc ngôn ngữ Việt-Mường (Mường, Thổ, Chứt) Nhà cửa của người Tày – Thái tiêu biểu nhà cho nhóm tộc ngôn ngữ Tày – Thái (Tày, Thái, Lào, Lự, Bố Y, Giáy, Nùng, Sán Chay) Nhà cửa của người Bru – Vân Kiều tiêu biểu nhà cho nhóm tộc ngôn ngữ Môn – Khơ me (Mảng, Kháng, Xinh Mun, Ơ Đu, Bru– Vân Kiều) Nhà cửa của người Dao, tiêu biểu nhà cho nhóm tộc ngôn ngữ Hmông - Dao (Hmông, Dao, Pà Thẻn) Nhà cửa của người Hoa, tiêu biểu nhà cho nhóm tộc ngôn ngữ Hoa (Hoa, Ngái, Sán Dìu) Nhà cửa của người La Hủ & Hà Nhì tiêu biểu nhà cho nhóm tộc ngôn ngữTạng– Miến (La Hủ, Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Cống và Si La) Nhà cửa của người Cờ Lao, tiêu biểu nhà cho nhóm tộc ngôn ngữ Ca Đai (Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha)
Có nhiều nét tương đồng về loại hình, kiến trúc, cách thức sử dụng, cũng như các kiêng kỵ, nghi lễ liên quan. Điều này không chỉ các học giả ở các thế kỷ trước, mà còn đông đảo các nhà nghiên cứu hiện nay thừa nhận. Với người Mường, Thái, Tày nhà là nơi diễn ra và chứng kiến những sự kiện như sinh, hôn, tử của một vòng đời. Từ đó, ngôi nhà không chỉ có ý nghĩa đối với gia đình mà còn mang ý nghĩa cộng đồng xã hội, không chỉ là nhu cầu về vật chất là để trú ngụ nắng mưa, ngủ nghỉ, mà còn đáp ứng nhu cầu tâm linh. Theo quan niệm của họ, làm nhà không được ngược hướng với đồi núi, chính vì vậy, bề ngoài, nhà của họ có vẻ không theo một quy luật nào. Nhà dựng ở đồi gò thì lưng dựa vào đồi gò, cửa hướng ra khoảng không thung lũng, cánh đồng trước mặt. Nhà dựng ở ven sông thì mặt có thể hướng ra dòng sông hay hướng vào trong...
|
A-Nhà cửa của người Mường, Thái, Tày
Người Mường, Thái, Tày rất trọng hướng nhà, vì vậy, hướng nhà phải do một thầy địa lý có tiếng chọn riêng theo tuổi của gia chủ. Họ quan niệm làm nhà đúng hướng sẽ đem lại tài lộc và may mắn đến cho gia đình
Nhà cửa của họ đều được làm bằng gỗ, tre, nứa. Họ dùng con xỏ bằng tre, con then bằng gỗ, đinh kèo bằng gỗ… để đóng thay cho đinh sắt. Họ dùng lạt mây, giang hoặc tre bánh tẻ để buộc níu các ngoàm đẽo hoặc cột kèo. Tre nứa dùng làm nhà phải không được cụt ngọn, không bị sâu hay bị đốt cháy dở.
Gỗ làm nhà phải là loại gỗ chắc đảm bảo không mối mọt và thường là gỗ lim xanh, mài lái… Người Mường, Thái, Tày đặc biệt quan tâm đến những cây gỗ mọc ở núi đá như giống gỗ heovì giống gỗ này chặt đốn thì mềm nhưng khi chôn xuống đất hàng trăm năm cũng không mục mại. Có nơi đồng bào còn kéo gỗ ra ngâm bùn tại ngòi, suối khoảng một hai năm mới vớt lênlàm. Những cây gỗ được chọn làm cột, sau khi lắp mộng, dựng khung, được chôn thẳng xuốngnhững hố đã đào sẵn sâu khoảng 20 – 30 cm. Tục chôn cột nhà, ngoài dụng ý cho vững chắc khung nhà khi lợp mái, làm sàn, làm vách, còn có ý nghĩa tâm linh, thể hiện cho sự hoà hợp âm dương, một biến thể của tín ngưỡng phồn thực. Cho đến nay, đa số người Mường, Thái, Tày đã thay đổi tục chôn cột nhà bằng cách nâng cột lên mặt đất và kê lên những phiến đá chống mối mọt
Khung nhà sàn của người Mường, Thái, Tày được dựng hoàn toàn bằng cách đục đẽo ghép mộng, hoặc thiết kế theo kiểu vì cột, liên kết chủ yếu là buộc, gá hoặc dùng ngoẵm. Đòn tay(tôn thảy) được đặt dọc mái nhà. Đòn tay cái có miếng tre kẹp chặt đòn tay vào đầu cột cái gọi là cái khoá kèo. Khi bắc đòn tay thì ngọn phải quay về gian cuối, gốc ở gian đầu nơi có cầu thang lên xuống. Gian này được gọi là gian gốc. Sào nhà gác lên thượng lương. Gốc sào cũng phải quay về gian gốc. Khung nhà sàn gồm có một gian chính, hai chái, hai mái chính hình thang cân và phẳng, hai mái đầu hồi nhỏ và thấp.
Mái nhà lợp bằng lá cọ hoặc bằng cỏ gianh. Những cây nứa ngộ (loại nứa to và dày) vàng óng được lựa chọn kỹ để pha nan kẹp lá (như cái gắp dùng để kẹp cá nướng). Cứ như thế, nhữngkẹp lá cọ được đưa lên mái buộc thẳng vào dui mè. Đây là cách lợp mái nhà theo tục truyền thống còn tồn tại phổ biến cho đến ngày nay. Tuy vậy ở một số nơi, người Mường, Thái, Tày đã thay cách lợp nhà. Lá cọ được đưa lên lợp vào dui mè mà không cần kẹp nữa. Mái nhà sàn khum khum hình mai rùa. mái chảy xuống gần hết cửa sổ.
Cửa sổ thường được thiết kế ở đầu hồi và vách phía sau, vách làm bằng phên nứa. Đối với người Mường, Thái, Tày cửa sổ ở gian thờ tổ tiên (voóng tông) rất linh thiêng, kiêng đưa đồ vật và ngồi dựa vào đó.
Sàn nhà được làm bằng những cây bương già thẳng pha thành mảnh dát xuống lược bỏ mắt và cạnh sắc ghép liền với nhau, dùng lạt mây buộc chặt kết thành từng mảnh buộc chặt vào khung sàn. Nhà của người Mường, Thái, Tày thường ba đến năm gian. Những gia đình đông con thì nhà lên đến bảy – mười hai gian. Những ngôi nhà như vậy ngày nay còn rất ít. Nhà dù ít hay nhiều gian đều có một sàn bên trái để bắc cầu thang và máng nước sinh hoạt.Sàn nhà thườngcách mặt đất khoảng 2 đến 2,5 m tuỳ từng nơi ẩm thấp hay cao ráo .
Gầm sàn nhà người Mường, Thái, Tày thường được dùng phần lớn làm nơi nhốt trâu, bò, lợn và các loại gia cầm khác. Phần còn lại là nơi đặt các loại cối giã, để nông cụ, các công cụ sản xuất như cày, cuốc, liềm, nong, nia và các đồ dùng khác | ||
1/ Cách bố trí nơi ăn ở của nhà người Mường,Thái tương đối thống nhất.
Tại hai đầu hồi, có cầu thang với số bậc lẻ. Cầu thang phía thờ tổ tiên (voóng tông) dành cho nam giới, cầu thang phía bếp dành cho giới nữ. Phía trên (voóng tông), là nơi ngủ, phía dưới đặt bếp và là nơi sinh hoạt của gia đình. Tính theo chiều ngang sàn nhà, phía thờ tổ tiên (voóng tông), dành cho nam giới, phía giáp bếp là khu vực của phụ nữ, tiếp đó là sàn phơi và đồ đựng nước.
Gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là gian gốc. Đây là gian quy tụ mọi tính linh thiêng của ngôi nhà, là nơi xuất phát những tục lệ đối xử hành vi của con người với ngôi nhà.
Ở gian gốc có một cây cột to hơn các cây cột khác trong nhà gọi là cột gốc (còn gọi là cây cột chồ) ở đầu góc nhà gần cầu thang. Cây cột gốc được đồng bào trân trọng đặt khám (bàn thờ) thờ tổ tiên. Mọi người kể cả chủ hay khách đến nhà chơi đều không được bôi nhọ, dựa lưng, gác chân, buộc đồ vật hay treo quần áo vào cột này. Phần cột dưới sàn cũng không được buộc trâu bò hay dựng, treo công cụ lao động. Người Mường quan niệm nếu phạm phải những điều cấm trên thì bị coi là xúc phạm đến gia đình, tổ tiên và thần linh.
Gian nhà gốc chỉ dành riêng cho nam giới. Phụ nữ trong nhà không được ngồi nghỉ hoặc làm việc ở đây. Trong các ngày trọng đại như hôn lễ, ma chay thì chỉ nam giới có vai vế trong dòng họ được ngồi ăn uống.
Tại gian nhà linh thiêng này có một cửa sổ làm sát đến sàn nhà gọi là cửa sổ “voóng” linh thiêng, không ai được đưa vật gì hay chui qua. Cửa sổ voóng chỉ dành để đưa quan tài ra ngoài khi gia chủ có tang ma. Đối diện với cột chỗ ở gian gốc có một cột nhà tương đối quan trọng. Ở chân cột này, người Mường để vào cum lúa đã tuốt hết hạt. Đầu cột đội một cái giỏ thủng biểu hiện cho âm tính (đồng bào gọi là nường). Bên cạnh đó, người Mường treo một đoạn tre tước xơ một đầu cho bông lên biểu hiện cho dương tính (gọi là nõ). Điều này thể hiện đời sống tâm linh, nói lên sự hỗn hợp, cân bằng âm dương, sự ổn định và thuận hoà của cả gia đình.
Gian thứ hai của ngôi nhà (gian kế theo gian gốc) dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữathường là gian để thóc và làm bếp. Lúa gặt ở ruộng nương về phơi khô khi chuyển lên nhà được để ở đây. Họ xếp lúa vào một cái quây như cái bồ thủng đáy đan bằng nứa hoặc giang để gần bếp. Bếp của người Mường là rất công phu. Khuôn bếp được làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đường viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rải bùn lên trên. Khi chuyển bếp mới, người Mường tìm một số loại cỏ thơm như cỏ mật phơi khô để vào bếp đốt lấy tro rồi mới bắckiềng nấu nướng. Bếp thường đặt trên trục nhà nơi nóc dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để thông gió, tránh khói và hoả hoạn. Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít được ưa chuộng hơn vì đồng bào quan niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ẩm từ bếp toả ra ngôi nhà không đều. Nhà người Mường thường có hai bếp chuyên dụng. Một bếp để nấu nướng thức ăn, và phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sưởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian gốc dùng để cho đàn ông trong gia đình ngồi sưởi vào mùa đông và đun nước uống hàng ngày hoặc tiếp khách. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít khi được ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được yêu quý nhất.Gian thứ hai của ngôi nhà (gian kế theo gian gốc) dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa thường là gian để thóc và làm bếp. Lúa gặt ở ruộng nương về phơi khô khi chuyển lên nhà được để ở đây. Họ xếp lúa vào một cái quây như cái bồ thủng đáy đan bằngnứa hoặc giang để gần bếp. Bếp của người Mường là rất công phu. Khuôn bếp được làm bằng loại gỗ đặc biệt cứng, có đường viền xung quanh, đáy lót bằng bẹ chuối rồi rải bùn lên trên. Khi chuyển bếp mới, người Mường tìm một số loại cỏ thơm như cỏ mật phơi khô để vào bếp đốt lấy tro rồi mới bắc kiềng nấu nướng. Bếp thường đặt trên trục nhà nơi nóc dọi xuống. Có nhà bếp đặt gần cửa sổ để thông gió, tránh khói và hoả hoạn. Tuy vậy, việc đặt bếp ở cửa sổ ít được ưa chuộng hơn vì đồng bào quan niệm nếu đặt bếp gần cửa sổ thì hơi ẩm từ bếp toả ra ngôi nhà không đều. Nhà người Mường thường có hai bếp chuyên dụng. Một bếp để nấu nướng thức ăn, và phụ nữ, trẻ em trong gia đình ngồi sưởi. Một bếp nhỏ hơn đặt ở gian gốc dùng để cho đàn ông trong gia đình ngồi sưởi vào mùa đông và đun nước uống hàng ngày hoặc tiếp khách. Bếp này người phụ nữ trong gia đình ít khi được ngồi hoặc sử dụng, trừ phụ nữ cao tuổi như bà, cụ hay con gái út được yêu quý nhất.
Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt có chạn bát, để đồ dùng gia đình, nơi sửa soạn cơm nước. Gian này được ngăn với các gian khác trong nhà bởi một tấm liếp. Đây cũng là nơi người phụ nữ thay quần áo và ngủ nghỉ.
Đầu hồi nhà, người Mường, Thái để một cái cối đuống và một cối tròn. Cối đuống không chỉ dùng để giã thóc gạo mà còn là phương tiện để gia đình báo nhà có việc lớn như đám cưới mà tang ma. Bên cạnh đó, cối đuống còn là một nhạc cụ sử dụng để gõ những bản nhạc vui trong ngày lễ tết, hội hè với những bản đuống rộn ràng âm vang, người Mường gọi là “đâm đuống” hay “châm đuống”.
Nhà của người Mường, Thái thường chỉ có một cầu thang. Song những ngôi nhà dài từ 7 - 12 gian thì phải làm hai cầu thang ở hai đầu nhà. Những nhà có hai cầu thang như vậy khá hiếm vì người Mường, Thái quan niệm đó là sự xui xẻo, kiêng kị, của nả sẽ không giữ được trong nhà “vào đầu này ra đầu kia”.
| ||
Nhà người Mường
Nhà cửa người Mường chủ yếu ở những dải đồng bằng thung lũng hẹp, doi đất ven sông, ngòi, dưới chân các dãy núi hay trên các đồi gò thấp. Vì lẽ đó mà muốn vào nhà của người Mường thường phải băng qua con đường nhỏ hoặc lội qua những con suối, ngòi.
Trong tổ hợp kiến trúc nhà ở truyền thống của người Mường có chiếc lều nhỏ để thờ thổ thần, được dựng ở dưới vườn, đối diện với mặt tiền ngôi nhà. Vai trò tâm linh của chiếc lều này rất quan trọng. Tuy thế, việc dựng lều thờ thổ thần, đối với người Mường, không phải bất cứ địa phương nào cũng có. Xung quanh khuôn viên cư trú của họ thường bao bọc bằng hàng rào tre, nứa hoặc các loại cây gai (dứa, xương rồng, găng,... ), có cổng ra vào. Trong khuôn viên cư trú của người Mường, ngoài nhà ở thường là vườn trồng các loại cây ăn quả lưu niên, chè, mía, và các loại rau, đậu khác.
Nhà người Thái
Theo Robequain, nhà sàn người Thái hình chữ nhật. sàn trước nhà để phơi phóng, rửa ráy.Tại đây có vại nước để rửa chân trước khi vào nhà 2/ Cách bố trí nơi ăn ở của nhà người Tày
a/ Nhà sàn người Tày phía đông và đông bắc
- Phần dành tiếp khách: trước ban thờ gia tiên đặt một cỗ phản. Bên trái và bên phảiđạt 2 cỗ phản khác, thấp hơn để làm nơi ngủ cho đàn ông.
- Phần dành cho trẻ con và đàn bà được làm thành nhiều buồng kín.
- Chính giữa mỗi phần đặt 1 bếp. Khung bếp làm bằng gỗ, lót đất sét. Trên bếp có gác, dùng để muối, hong khô các đồ vật cần thiết.
b/ Nhà sàn người Tày phía Tây vùng Đông Bắc
Cửa ra vào chính ở đầu hồi, tiếp theo đó là phòng đợi có mái, phòng khách dành cho đàn ông, phòng cho phụ nữ, cuối cùng là sàn rửa, phơi,... Mỗi khu vựcđặt một bếp.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét