Những ngôi nhà nấm của người Hà Nhì
Cổng vào nhà trình tường
Từ tháng 10 âm lịch trở đi đến trước Tết Nguyên đán, đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Hà Nhì trên các bản làng vùng cao tỉnh Lào Cai lại nhộn nhịp bước vào mùa trình tường nhà. Đây là thời điểm nông nhàn, vì những nương ngô, nương lúa đã được thu hoạch xong, bà con bán được nông sản có tiền làm ngôi nhà mới để đón Tết.
Nhà trình tường có kiến trúc khác nhau, nhưng đều có điểm chung là làm theo phương pháp trình tường. Sau khi chọn được vị trí đẹp để làm nhà, người ta dùng khuôn gỗ đổ đất vào nén thật chặt để làm tường nhà. Bức tường càng dày thì ngôi nhà càng vững trãi, kiên cố. Nhà trình tường của đồng bào dân tộc vùng cao Lào Cai có ưu điểm là chống được sương mù và cái rét cắt da cắt thịt vào mùa đông, nhưng vẫn mát mẻ vào mùa hè. Ngoài ra, làm nhà trình tường còn tiết kiệm được kinh phí, vì toàn bộ tường nhà được làm bằng đất sét. Có những ngôi nhà trình tường lợp mái cỏ, mái rơm dày, qua vài chục năm, mái nhà đã rêu xanh mà nhà vẫn chưa hỏng.
|
Nhà trình tường của người Hà Nhì, Bát Xát (Lào Cai) được làm bằng đất, đông ấm, hè mát. Đồng bào coi làm nhà của bất kể hộ nào cũng là việc chung của thôn.
Đồng bào Hà Nhì thường xây những ngôi nhà trình tường để ở. Những ngôi nhà kiểu này được làm theo lối kiến trúc riêng với tường đất, bốn mái và duy nhất một cửa ra vào. Một điều khác biệt là việc làm nhà trình tường của bất kể hộ nào đều coi là việc làm chung của thôn. Mọi công việc từ đào móng, trình tường đến dựng và lợp mái đều được làm theo kiểu đổi công. Theo anh Tráng A Lù, Phó chủ tịch UBND xã Ý Tý, người Hà Nhì quan niệm làm nhà là việc đại sự, lớn nhất đời người, vì vậy hôm dựng nhà dù rất đông nhưng người nào cũng có việc và điều quan trọng là tạo khí thế phấn khởi để mừng cho gia chủ. Người Hà Nhì thường chọn các sườn núi để dựng nhà. Nhà trình tường có hình chữ nhật, chiều dài trung bình 9,5 m và chiều rộng 8,5 m. Bộ khung nhà khá đơn giản, vì kèo cơ bản là kiểu ba cột. Nhà có hiên rộng, người ta còn làm thêm một cột hiên nên trở thành vì bốn cột. Nhà trình tường không có cửa sổ, cửa ra vào cũng ít, phổ biến là chỉ có một cửa ra vào mở ở mặt trước nhà và lệch về một bên. Nhà thường có ba gian, ít nhà bốn gian và có hiên rộng ở mặt trước nhà. Nghi lễ khởi công nhà rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa. Sau khi chọn được ngày, trước giờ đào móng, gia chủ nhà thả 3 hạt thóc xuống nền nhà tượng trưng cho con người (con đàn cháu đống), chăn nuôi (đầy đàn), hạt thóc (được mùa). Sau 3 giờ làm lễ, đồng bào bắt đầu đào móng độ sâu khoảng 1m, xếp đá để tránh ẩm ướt và có độ bền. Đồng bào Hà Nhì thường dùng sải tay để đo đạc trong khi làm nhà. Trong nhà đồng bào khép kín và chia theo chiều dọc. Nửa nhà phía sau là các phòng nhỏ, nửa phía trước để trống, một góc nhà có giường dành cho khách và bếp phụ. Cũng có trường hợp hiên được che kín như là một hành lang hẹp thì cửa mở ở chính giữa. Những trường hợp như thế này thuộc về gian chính giữa hoặc thêm một gian bên cạnh có sàn cao khoảng 40 cm để dành cho khách, ở đây cũng có bếp phụ.
Bếp củi trong phòng ngủ và nơi ăn. Có lẽ phải bố trí vậy để chống lại cái rét.
Do ở nơi khí hậu quanh năm sương mù ẩm ướt nên bếp của người Hà Nhì bao giờ cũng nấu trong nhà vừa ấm áp và làm cho cây cột chắc bền. Con trai Hà Nhì hầu hết đều biết trình tường và làm mộc. Tường của người Hà Nhì đều trình bằng đất nên chỉ làm trong mùa khô (từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch trong năm). Tường được trình rất công phu, quan trọng nhất là làm khuôn thẳng, chuẩn. Thông thường, khuôn rộng 60 cm, dài 2 – 2,5 m. Đất được đổ vào khuôn và đầm bằng chày gỗ cho chặt và chắc làm sao khi rút khuôn ra đất thành hình vuông thành, sắc cạnh. Công đoạn tiếp theo, người Hà Nhì dùng táp làm cho mặt tường phẳng và bóng. Người Hà Nhì làm tường dày nhằm giữ ấm về mùa đông và làm mát về mùa hè. Trước đây, ngay từ sáng sớm, phụ nữ mang theo liềm cắt cỏ tranh, còn nam giới mang dao, búa, đục để chặt gỗ, vầu và làm mộc giúp chủ nhà. Hiện nay, người ta không còn lợp mái bằng loại cỏ này mà dùng ngói fibro-xi măng nên phụ nữ chỉ đến giúp chủ nhà nấu nướng, dọn dẹp, cùng ăn bữa cơm rồi về, không tính tiền công. Trong ngày dựng và lợp mái, gia chủ sẽ đến từng nhà để thông báo và nhờ giúp đỡ. Lúc này dù bận việc đến đâu thì mỗi hộ trong thôn cũng cố gắng bố trí ít nhất một người đến giúp. Một ngôi nhà trình tường thường hết 340 công (trong đó móng 60 công, tường 160 công và mái 120 công. Với những bức tường như thế này có thể chịu được khoảng 60 năm. Phong tục vào nhà mới của người Hà Nhì cũng rất đơn giản, khi hoàn thành, nhà nào có điều kiện thì mời các hộ trong thôn, hộ nào khó khăn thì mời anh em trong nhà; họ đến ăn nhà mới theo đúng nghĩa đi ăn mừng mà không phải so đo tính toán. Hiện nay, đồng bào Hà Nhì không còn làm nhà trình tường, thay vào đó là những ngôi nhà gạch, lợp fibro – xi măng vừa nhanh vừa tiện lợi. Những ngôi nhà trình tường cổ đang dần mất đi. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhà trình tường mang đậm văn hóa của đồng bào Hà Nhì và rất cần được bảo tồn lưu giữ.
Mẫu miền xuôi, chụp trên nền một bản của người Hà Nhì có tên Lao – Chải
Những ngôi nhà san sát, tường trình và có mái lợp vật liệu hiện đại
Mái tranh theo lối làm xưa cũ, là một khu chăn nuôi của một gia đình
Nhìn rất ấm áp, vì đặc trưng ở vùng khí hậu núi cao lạnh quanh năm. Gia đình này tương đối quy củ, bếp – chuồng trại – nhà ở riêng biệt.
Ngõ vào với hai bên là vườn rau có rào tre nứa, dưới vẫn lối quây xếp đá.
Đàn ông ngồi phơi nắng và trữ rất nhiều củi đốt
Giàn su su trước cửa. Đặc biệt những ngôi nhà rất ít cửa sổ và cửa ra vào cũng nhỏ.
Một vườn rau được kè bằng đá xếp.
Khu vực bể nước. Hầu như gia đình nào cũng có những công trình kè theo lối xếp đá.
Lại một giàn su su bên trái nhà, rợp bóng cho ngõ vào
Chuồng gà cũng trong nhà, đảm bảo gia cầm sống được qua mùa đông.
Đối diện nơi nuôi gia cầm là một giường ngủ – bên trái cửa vào.
Những căn nhà để bảo vệ cối giã gạo lợi dụng sức nước.
Tường trình đất. Móng xếp đá. Mái lợp tấm Bro-ximang.
Lỗ thoáng. Có thể thấy tường trình đất rất dày.
Một căn bếp. Móng được xếp đá.
Tường trình đất rất dày (35cm) nên mùa hè mát và mùa đông rất ấm áp. Mái lợp tranh dày 30-40cm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------Nhà trình tường độc đáo của người Mông
Mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp, những ngôi nhà trình tường suốt bốn mùa đã che chở cho đồng bào Mông chống chọi lại khí hậu khắc nghiệt trên cao nguyên đá.
Dọc con đường Hạnh phúc (quốc lộ 4C) từ thành phố Hà Giang qua Vị Xuyên, Yên Minh lên Đồng Văn, Mèo Vạc, bên cạnh khung cảnh hùng vĩ, điệp trùng của núi non khiến nhiều người choáng ngợp là nét đẹp mộc mạc, thanh bình của những ngôi nhà trình tường trên cao nguyên đá.
So với nhà trình tường của người Hà Nhì, Lô Lô, Tày, Dao... nhà trình tường của người Mông có những đặc trưng riêng rất dễ nhận ra. Trước tiên là hàng rào đá bao quanh nhà. Không gạch vữa, xi măng, hàng rào của những ngôi nhà trình tường hoàn toàn được dựng lên từ đá núi.
Dọc con đường Hạnh phúc (quốc lộ 4C) từ thành phố Hà Giang qua Vị Xuyên, Yên Minh lên Đồng Văn, Mèo Vạc, bên cạnh khung cảnh hùng vĩ, điệp trùng của núi non khiến nhiều người choáng ngợp là nét đẹp mộc mạc, thanh bình của những ngôi nhà trình tường trên cao nguyên đá.
So với nhà trình tường của người Hà Nhì, Lô Lô, Tày, Dao... nhà trình tường của người Mông có những đặc trưng riêng rất dễ nhận ra. Trước tiên là hàng rào đá bao quanh nhà. Không gạch vữa, xi măng, hàng rào của những ngôi nhà trình tường hoàn toàn được dựng lên từ đá núi.
Tường rào đá bao quanh một ngôi nhà trình tường ở Phố Cáo, Hà Giang. |
Từ những viên đá nhọn hoắt, muôn hình vạn trạng nằm la liệt, ngổn ngang, bà con người Mông lượm nhặt rồi mang về xếp chồng lên nhau. Điều tài tình là chẳng gọt giũa hay cần một chất kết dính nào mà viên nào viên ấy lèn lên nhau khít đều chằn chặn, tạo nên bức tường kiên cố, vững chãi. Tường rào đá dựng chỉ cao nửa người, chủ yếu là để phân tách đất nhà với vùng đất đồi nương phía bên ngoài. Kề ngay tường rào, trước cửa nhà là lối vào với cánh cổng gỗ trên có mái che.
Bước qua lối cổng hẹp, người ta dễ dàng cảm nhận được không gian tách biệt phía bên trong so với cuộc sống ở ngoài dù chỉ cách một hàng rào đá. Được dựng sát nền đất chứ không xây trên nền móng cao như nhiều dân tộc khác, những bức trình tường của nhà Mông làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ.
Tuy nhiên, cấu trúc trình tường độc đáo ấy vẫn tạo được sự chắc chắn cho ngôi nhà, đồng thời làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông, lại có thể chống được thú dữ và thiên nhiên khắc nghiệt.
Không gian sinh hoạt của gia đình được gói gọn quanh tường rào. |
Để tạo nên những bức trình tường độc đáo ấy, người Mông thường chọn lại đất có độ kết dính cao, loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Trước khi trình tường, người ta làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5 m, rộng chừng nửa mét. Sau đó đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Trong quá trình này, người lạ và phụ nữ không được đến.
Dù to hay nhỏ, nhà trình tường của người Mông thường có ba gian. Trình tường xong, cây cột cái và cây đòn được đưa ngay lên nóc nhà sau khi chặt từ rừng mà không đặt xuống đất. Hai cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông, nhất là trong tang ma. Cuối cùng là khâu lợp mái. Cùng với tường đất, mái lợp bằng ngói hoặc tranh giúp ngôi nhà điều hòa nhiệt độ suốt trong năm.
Trong 3 gian nhà trình tường ấy, người Mông bố trí gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Phía trên là sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. Ngôi nhà có thể có một hoặc hai chái nhà, đặt cối xay ngô, giã gạo...
Ngoài cửa chính lúc nào cũng treo một tấm vải đỏ, nhà còn có thêm cửa phụ và cửa sổ thoáng khí làm bằng gỗ hoặc thân trúc, mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài. Chếch với cửa chính và tuỳ thuộc vào hướng gió người Mông đặt làm chuồng gia súc. Tất cả đều được gói gọn trong phạm vị hàng rào đá.
Mộc mạc là vậy nhưng điều làm nên nét đẹp nguyên sơ, thơ mộng cho những ngôi nhà trình tường của người Mông chính là những cây đào, cây mận được trồng ngay bên cạnh, khi thì trước cửa, lúc lại bên hiên nhà. Mùa xuân đến, màu xám của rào đá và đen nâu của tường đất bỗng nổi bật sắc hồng hoa đào và trắng muốt của hoa mơ, hoa mận. Tất cả như hòa quyện tạo nên một bức tranh thiên nhiên độc đáo giữa cao nguyên đá, khiến bất cứ ai ngang qua cũng phải dừng chân ghé lại ngắm nhìn.
“KIẾN TRÚC SƯ” CUỐI CÙNG Ở PHỐ NHÀ TRÌNH TƯỜNG
Hữu Khánh (Bình Lộc - Lạng Sơn) có hàng nghìn ngôi nhà trình tường có lịch sử vài trăm năm tuổi nhưng người biết chọn đất, làm tổng chi huy của công trình nhà trình tường chỉ còn mỗi ông già Hà Văn Dẩn đã hơn 80 tuổi ở bản Kiểng.
Bí quyết bị lãng quên
Người hiếu kỳ đi lên cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn) thì thấy ngạc nhiên với dãy phố những ngôi nhà trình tường cổ kính kéo dài dọc đường đến 3 km. Kỳ lạ hơn với kỹ thuật độc đáo có nhiều ngôi nhà trình 2 tầng hoàn toàn bằng đất sét nhưng vững trãi và kiên cố đã hơn 100 năm nay. Người xứ Lạng vẫn tôn vinh gọi Hữu Khánh bằng những mỹ từ như: Vương quốc nhà trình tường, phố trình tường hay xứ sở của những ngôi nhà trình tường…
Ông Hà Văn Dẩn với niềm vui cuối đời khi kể về lịch sử phố trình tường.
Mục sở thị thấy thán phục sự công phu của những ngôi nhà trình tường đã xây dựng lâu đời. Hỏi Trưởng bản Hà Văn Bôn thì ông trả lời rất tự hào: “Chẳng biết nhà trình tường có từ khi nào nhưng khi người Tày đến đây định cư hàng nghìn năm thì đã có nhà trình tường rồi. Bây giờ thì chẳng còn ai xây dựng nhà trình tường nữa nên bí quyết chỉ còn mỗi ông Hà Văn Dẩn còn biết”.
Đến nhà ông Dẩn thì thấy ngôi nhà ông đang ở quả là vĩ đại. Ba ngôi nhà trình tường 2 tầng kề liền nhau, có chiều dài hơn 30 m như nhà dài của người Ê đê. Ba ngôi nhà đều có cửa thông nhau. Ông Dẩn đã hơn 80 tuổi nhưng khi hỏi đến câu chuyện nhà trình tường thì ông toát lên vẻ tinh anh. Bởi lâu lắm rồi không ai trong bản nhắc đến câu chuyện làm nhà trình tường nữa. Dân bản chỉ bàn nhau xây nhà xi măng cho giống trên phố huyện thôi. Ngôi nhà trình tường cuối cùng được dựng ở xã này vào năm 1979, là ngôi nhà thứ 3 dành cho đứa con trai thứ 2 của ông kề liền với nhà ông và đứa con cả.
Một góc phố trình tường ở bản Kiểng.
Ông bảo: “ Người Tày chúng tôi có hai kỹ thuật dựng nhà trình tường. Loại nhà thứ nhất là trình tường trực tiếp bằng đất. Loại nhà này sau khi chọn đất thì dùng khung để nén đất sét trình tường. Loại thứ hai là dùng khuôn đúc gạch đất sét rồi xây như kiểu nhà hiện đại nhưng chỉ khác là hồ và vữa để xây cũng chỉ bằng đất sét”. Ông cũng cho biết, cái khó nhất khi làm nhà trình tường là chọn đất để cất nhà. Theo phong thủy của người Tày cũng giống như cách dựng nhà của người Kinh là nhà ngoảnh về hướng nam và tựa lưng vào núi. Ở Hữu Khánh địa hình chủ yếu là đồi núi dốc nên dựng nhà ở triền đồi là thích hợp nhất. Nhưng điều quan trọng nhất, xung quanh mảnh đất ấy phải có nhiều cây, cây cổ thụ thì càng tốt bởi theo kinh nghiệm truyền đời của người Tày, nơi có nhiều cây thì mảnh đất đó không bao giờ bị sạt lở.
Còn những ngôi nhà trình tường 2 tầng thì kỹ thuật rất cao. Cái khó nhất để dựng nhà 2 tầng là gia cố móng và trình tường các trụ nhà. Móng nhà thì chỉ gia cố duy nhất bằng kỹ thuật xếp đá, đá phải xếp khít để đủ chịu lực và chắc chắn. Bốn trụ nhà bốn góc tường chính là bốn cọc chịu lực cũng phải xếp đá rồi mới trình tường. Ngày xưa công đoạn chọn đất, xếp đá móng và xếp đá trụ thì phải chính tay ông trực tiếp làm. Bởi theo ông bảo nếu những công đoạn đó làm không chính xác thì ngôi nhà trình tường có thể sụp đổ bất kỳ lúc nào.
Những ngôi nhà xây xi măng đang dần thay thế những ngôi nhà trình tường truyền thống của người Tày.
Theo quan niệm của người Tày, một ngôi nhà trình tường tốt thì tường ngôi nhà đó mùa mưa không bị ngấm nước. Để tường đất không bị ngấm nước dù mưa dài ngày thì công trình nện đất tường phải công phu và cẩn thận. Có nhiều ngôi nhà ngày xưa chính tay ông trực tiếp làm thì riêng công đoạn nện đất trình tường phải mất hơn 3 tháng mới xong. Nhà trình tường mùa đông thì ấm, chống gió, còn mùa hè thì mát, chống nóng. Có một nhược điểm duy nhất của nhà trình tường là vào mùa mưa nhà hay bị ẩm mốc nhưng người Tày đã có sáng kiên làm ngay bếp lửa giữa nhà để chống lạnh và xua ẩm mốc. Chính vì có bếp luôn đỏ lửa trong nhà bám khói nên những ngôi nhà trình tường ở Hữu Khánh càng thêm rêu phong cổ kính.
Ngày xưa, thợ làm nhà trình tường thì nhiều vô kể nhưng cũng lần lượt về với tổ tiên. Riêng với ông Dẩn đó là nghề gia truyền của bố truyền lại. Ngày xưa bố ông đã từng đi khắp xứ Lạng để dựng nhà cho các quan lang và các gia đình quyền quý. Bây giờ ông chẳng biết truyền lại nghề này cho ai bởi 2 đứa con của ông nói lý: “Cả vùng này còn có ai làm nhà trình tường nữa mà học nghề của bố”.
Giấc mơ phố trình tường
Sở dĩ người xứ Lạng vẫn gọi Hữu Khánh bằng cái tên nghe sang trọng giữa heo hút núi rừng là: Phố trình tường, bởi nơi đây là nơi duy nhất còn lưu giữ được hàng nghìn ngôi nhà. Nhưng theo cách gọi của ông Dẩn thì bản ông đã thành “phố phá nhà trình tường” bởi đâu đó đã thấp thoáng những ngôi nhà bê tông cốt thép giữa khung cảnh trầm mặc.
Những viên ngói âm dương được dỡ xuống xếp đống như phế thải đang ngày một nhiều ở phố trình tường Hữu Khánh.
Chẳng biết cái xu thế phá nhà trình tường để xây nhà bê tông ùa về bản ông khi nào mà dân bản thi nhau dành tiền để xây nhà xi măng cốt thép. Cũng chẳng biết cái quan niệm rằng có nhà bê tông khang trang 2 – 3 tầng mới là người giầu ở bản xuất hiện khi nào nhưng theo ông nghĩ đó là quá trình “nghèo hóa” của phố bản mình. Cũng như bao tộc người khác, nhà trình tường chính là gia tài lớn nhất mà cha mẹ để lại cho con cái, là nơi giữ lửa và cho nhiều thế hê. Nếu không còn thấy nhưng bếp lửa bập bùng trong nhà trình tường thì đó không còn là bản làng của người Tày nữa rồi.
Ông Dẩn bảo: “ Cái “danh hiệu” phố trình tường mà người dân xứ Lạng thán phục đặt cho Hữu Khánh đã đang bị mai một rồi. Ngoài kia rất nhiều bức tường trình đang bị đạp đổ và những viên ngói âm dương đang bị vỡ vụn”. Ông cũng chỉ biết đến bàn với Trưởng bản khuyên con cháu hãy giữ lại nhà của cha ông truyền lại nhưng đều vô hiệu.
Điều ông Dẩn tiếc nhất là hàng nghìn ngôi nhà trình tường ở vùng này chính là công sức của nhiều thế hệ người Tày xây dựng. Bỗng dưng mỗi sớm mai, không còn thấy khói bốc lên từ mỗi mái ngói âm dương và thay vào đó là những mảng mầu ve xanh đỏ của những ngôi nhà bê tông cũng làm ông nhói lòng. “ Có thể tôi già rồi, lú lẫn rồi, không còn “hiện đại” như lớp trẻ bây giờ nên chúng mới không thích nhà trình tường. Đau lòng hơn, năm trước nhà anh Hùng ở bản bên thích làm nhà trình tường, tôi đã kỳ công gần 5 tháng mới xong nhưng đến mùa mưa thì sụp đổ. Cái rừng không còn, thì nền đất dễ lung lay lắm. Nhà trình tường với nền đất tuy là hai bộ phận nhưng phải có sự gắn kết như một”, ông buồn rầu bảo.
Quả thật, nhìn quanh tứ phía, Hữu Khánh đã trơ toàn đồi núi trọc. Chỉ cần một trận mưa nhỏ cũng khiến ngôi nhà trình trường mới dựng sụp đổ do nền đất bị sạt. “Ngày xưa cha ông người Tày chúng tôi giữ rừng chính là giữ lại phố trình tường này cho hậu thế. Ngày nay lớp con cháu nó đã không giữ được rừng thì phố trình tường này cũng sẽ không còn giữ được. Chỉ vài mùa mưa thôi, nhiều ngôi nhà sẽ bị sạt và thay vào trên nền đất ấy là những ngôi nhà xây xi măng”, ông như tự nói với mình tiếc nuối phố trình tường đang dần bị mất đi.
Người già ở Hữu Khánh vẫn gọi ông Dẩn là “Kiến trúc sư” cuối cùng của phố trình tường. Nhưng ông sẵn sàng đánh đổi danh hiệu đó lấy một ước mơ. “Người ta chỉ mơ ước khi người ta chưa thấy ước mơ đó. Đằng này, tôi đã sống và yêu phố trình tường Hữu Khánh này gần cả cuộc đời rồi mà đến cuối đời vẫn phải ước mơ thấy lại phố trình tường như ngày xưa. Có phải giấc mơ “bao giờ cho đến ngày xưa” của tôi là nghịch cảnh không nhỉ?”, ông thều thào hỏi chúng tôi như hỏi vào hư vô khi tiếng máy trộn bê tông đang ầm ào phía đầu bản.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Vẻ đẹp nhà tường trình của người Hà Nhì ở Ý Tý
Những ngôi nhà tường trình bằng đất mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông luôn tạo nên một nét kiến trúc nhà ở độc đáo của đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Ý Tý.
Hàng năm cứ sau mỗi mùa vụ, người Hà Nhì lại bắt tay vào làm nhà mới thay thế nếp nhà cũ đã xuống cấp. Khi chọn được mẫu đất ưng ý, người Hà Nhì bắt tay vào công đoạn trình tường nhà, đất đỏ được đưa vào khuôn, dùng chày nén chặt, hết lớp nọ đến lớp kia, tạo nên bức tường vững chắc. Thường những ngôi nhà được trình từ đất với độ dày của tường từ 40 - 50 cm, cao từ 4 - 5 m, diện tích trung bình của lòng nhà từ 60 - 80 m 2 …
Sau khi tường đã trình xong sẽ đến công đoạn lắp ghép các xà và đòn tay gỗ để lợp mái. Trước đây, người Hà Nhì lên rừng lấy cỏ gianh để lợp mái, vì vậy mỗi khi có gia đình làm nhà mới, các hộ xung quanh sẽ góp sức cùng nhau lên rừng lấy cỏ gianh. Cỏ gianh lấy về được bện lại thành từng nắm lợp liền nhau, lớp nọ chồng lên lớp kia tạo ra mái nhà có độ dày tới 50 cm, nên nhà mát vào mùa hè và ấm áp trong mùa đông.
Trong những năm qua, huyện Bát Xát đang đẩy mạnh phát triển du lịch, tạo nên các tua, tuyến du lịch mới, kết nối du lịch từ thành phố Lào Cai, Sa Pa với các địa điểm của Bát Xát như: Mường Hum, Ý Tý… Vì vậy, khách du lịch đến với Ý Tý ngày càng nhiều, để được ngắm những bản làng với những nếp nhà tường trình nằm san sát bên nhau, dựa vào lưng núi, tạo khung cảnh đẹp nên thơ. Tuy nhiên, nhiều gia đình đã dần thay những mái nhà gianh bằng mái Prô xi măng, tôn lạnh. Hiện nay, trên địa bàn xã Ý Tý chỉ còn hơn chục ngôi nhà lợp mái gianh, những ngôi nhà đầy rêu xanh trên mái ngày càng ít đi./.
|
Độc đáo nhà trình tường của người Hà Nhì ở Y Tý
- Thấp thoáng trong biển mây Y Tý (Lào Cai) là những ngôi nhà trình tường của người Hà Nhì mộc mạc với tường đất và mái xanh rêu tuyệt đẹp. Những ngôi nhà hệt như cây nấm khổng lồ nằm thoai thoải trên những sườn núi tạo nên một bức tranh đẹp như trong chuyện cổ tích.
Y Tý thuộc huyện Bát Xát nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 70 km với quanh năm mây phủ kín cùng thời tiết khắc nghiệt
Người Hà Nhì nơi đây đã tạo cho mảnh đất khô cằn và khắc nghiệt này một vẻ đẹp tuyệt vời bởi chính những ngôi nhà trình tường độc đáo của mình
Khác hẳn với những ngôi nhà đất của các dân tộc vùng cao, nhà trình tường của người Hà Nhì nằm ngay trên nền đất, móng được dựng bằng đá, tường được làm từ đất nện và mái trông xa như hình kim tự tháp
Vẻ đẹp của những ngôi nhà trình tường của người Hà Nhì thể hiện ở kiến trúc nhà đơn giản là các bức trình tường bằng đất đỏ dày 40 – 50 cm, cao 4 – 5 m với mái gianh để phù hợp với thời tiết khắc nghiệt ở đây
Những căn nhà trình tường bằng đất rất dày này sẽ giúp người Hà Nhì giữ ấm vào đông mà vẫn mát mẻ vào mùa hè
Để làm được những căn nhà đơn sơ này người dân phải làm ròng rã hàng tháng với nhiều công đoạn chủ yếu làm thủ công bằng sức người
Nhà trình tường không có hiên và mái dốc ngắn, mái được lợp bằng các lớp cỏ gianh. Mỗi ngôi nhà rộng 65 - 80 m2
Móng nhà được xếp từ những viên đá to, đặt ngay trên mặt đất bằng mà không phải đào sâu xuống, sau đó chọn ván khuôn đặt xuống nẹp lại cho chắc như đổ bê tông
Nhà của người Hà Nhì thường được dựng đa số theo hình vuông có một cửa ra vào và một cửa phụ ở đầu hồi bên trái, hoặc bên phải để ra chuồng trâu, ngựa phía sau
Ngày nay, nhiều gia đình đã chọn lợp mái tôn thay cho mái gianh vì sự tiện dụng và vẫn duy trì những nếp nhà xưa này bởi nó vẫn giữ nguyên được nét đẹp độc đáo vốn có cùng với phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa của bản vùng cao Tây Bắc
Những ngôi nhà trình tường theo nguyên mẫu của người Hà Nhì ở Y Tý không còn nhiều nhưng nó luôn là điều đặc biệt hấp dẫn đối với những người đam mê khám phá đặc biệt là giới nhiếp ảnh.
--------------------------------------------------------------------Hà Giang – Ngôi nhà trình tường đẹp nhất cực Bắc
Giữa vùng núi đá tai mèo Hà Giang mọc lên một ngôi nhà bằng đất cao hai tầng. Dinh cơ này đã làm nền cho phim nhựa “Chuyện của Pao” do đạo diễn Quang Hải thực hiện, đoạt giải Cánh diều Vàng từ năm 2006.
Ngôi nhà đó là của ông Mua Súa Páo ở xã biên giới Sủng Là Hà Giang. Ông Páo từng giữ chức Trung đội trưởng Đội quân của vua Mèo thời trước Cách mạng tháng tám 1945. Do võ nghệ hơn người, lại có sức khỏe phi thường, có thể một mình tay không đánh thắng hổ, ông Páo được vua Mèo tin tưởng giao chức vụ cao nhất trong đội quân tháp tùng. Du lịch Hà Giang - Đến chiêm ngưỡng ngôi nhà trình tường cổ đẹp nhất cực Bắc.
Có tiền, ông Páo thuê thợ giỏi nhất về xây dựng ngôi nhà trong mấy năm ròng. Tòa nhà trình tường vững chãi 2 tầng với 3 dãy nhà ghép thành hình chữ U để lộ phần sân nhỏ lát đá tảng được đánh bóng cẩn thận. Bây giờ ở bản Lũng Cẩm Trên chỉ còn ông Mua Vản Sấu là còn nhớ được chuyện nhà ông Páo. Ông Sấu bảo: “Ngôi nhà của ông Páo thuộc loại đẹp nhất không đâu sánh được”.
Leo lên một ngọn núi cao phía sau ngôi nhà nhìn xuống sẽ thấy giữa những làn sóng đá vôi xám ngoét, đen kịt dưới thung lũng, bên kia là Trung Quốc, bên này là nhà cổ vững chãi như cột mốc trấn giữ vùng biên. Ngôi nhà trình tường cao hai tầng này được ví như là “điểm tựa” cho bà con dân tộc nơi đây, và là điểm đến không thể bỏ qua của những người ưa khám phá vùng núi đá Hà Giang.
Ngôi nhà cổ của ông Páo xếp vào hàng “tứ đại đồng đường”. Năm 1979 con trai ông Páo là Mua Súa Vừ qua đời, một năm sau thì ông Páo cũng về với tổ tiên. Anh Mua Phái Tủa đứng ra gánh vác việc gia đình và lấy chị Ly Thị Chúa làm vợ. Anh Tủa thì cứ đi biền biệt, làm thuê ở vùng biên. Anh làm đủ thứ nghề, từ bốc vác đến thồ hàng, ai thuê gì anh cũng làm để có tiền nuôi vợ con.
Nhà giữa cùng sân với anh Tủa là nơi ở của ông Mua Sín Già. Căn nhà được soi sáng bởi ánh lửa trong bếp ở gian bên cạnh. Ông Già thấy nhà có khách thì cười ha hả lôi chum rượu ra mời. Ông bảo: “Tao có 2 vợ cùng sống chung một nhà, vui lắm. Ở Sủng Là không ai được như tao”.
Theo quan hệ gia tộc, ông Già là cháu gọi ông Páo là bác ruột. Ông Già lấy vợ đã lâu nhưng không có con. Mấy năm vừa rồi, bà vợ cả đã đi tìm vợ hai cho chồng. Bây giờ, con cái đã đề huề, ông Già chỉ còn mỗi việc trông nhà và uống rượu để hai bà vợ lên nương trồng ngô, làm sắn.
Ông Vàng Mý Tính, trưởng bản Lũng Cẩm Trên cho hay, ngôi nhà cổ của ông Páo là tài sản quý nhất của bản. Khách du lịch dưới xuôi lên, người Tây cũng đến ngắm nghía suốt ngày, nhưng không ai dám vào bên trong vì sợ phong tục, sợ bóng tối, sợ ngôi nhà bị sập, vì xuống cấp quá rồi.
Đứng ngay cạnh bờ rào được xếp bằng đá núi tai mèo bên cổng vào, ông Mai Bá Nin, Phó chủ tịch UBND xã Sủng Là bảo, xã này đang được chọn làm xã điểm để xây dựng nông thôn mới của huyện Đồng Văn, ngôi nhà cổ của ông Páo cũng sẽ được đầu tư, tôn tạo và nâng cấp để kết hợp làm làng văn hóa du lịch các dân tộc.
“Nhà trình tường nói chung là một nét văn hóa đặc sắc của bà con dân tộc vùng cao. Nhà người Mông ở Sùng Là dù to hay nhỏ, dù mới hoặc truyền thống đều được xây 2 cửa, một chính và một phụ. Nhà cổ của ông Páo cũng thế, đó không chỉ là thể hiện kiến trúc của người Mông mà còn mang giá trị tư tưởng, là chỗ dựa văn hóa của bà con dân tộc”, ông Mai Bá Nin nói.
-------------------------------------------------------------------NHÀ TRÌNH TƯỜNG Ở HÀ GIANG
Một ngôi nhà trình tường có tuổi thọ hơn 100 năm ở phố cổ Đồng Văn
Nhà trình tường là sản phẩm thủ công thuần túy của người Mông.
Lên Hà Giang bạn sẽ gặp rất nhiều những ngôi nhà tường đất, dày đến 2 gang tay. Trong nhà rất tối vì người Mông thường chỉ làm ô cửa nhỏ, thậm chí không có cửa sổ. Sống trong ngôi nhà này bạn sẽ thấy mùa đông rất ấm và mùa hè rất mát. Và tuổi thọ của nó, với mái ngói máng (cũng được làm thủ công) có thể lên đến hàng trăm năm. Có thể 3,4 thế hệ sống trong nó, sinh ra và chết đi ở đó.
Giờ người ta đã có thể sử dụng những thứ vật liệu mới để lợp mái nhà, nhưng tường thì vẫn rất nhiều hộ gia đình trình bằng đất.
Một người đàn ông Mông, ngoài việc biết làm những việc nhà nông, biết thổi khèn khiến đám gái trong chợ phiên say như say rượu thì còn phải biết cách dựng lên một ngôi nhà trình tường đất. Đó là nơi gây dựng một tổ ấm.
Đầu tiên phải có một cái khuôn như thế này | |
Cần một tốp thợ khoảng 10 người Tường cao dần, và được chống cẩn thận. Gùi đất lên Dùng vồ nện cho chặt Làm mịn tường bằng vồ, bằng tay. Bà chủ bên ngôi nhà đang hình thành Ông chủ nhà tự tay bào chiếc xà gồ, chống đỡ mái nhà cho gia đình. Và đây là một mái ấm bình yên, cửa luôn mở ra khi bạn tới, trong nhà luôn có rượu ngô, uống một lần, say suốt đời |
--------------------------------------------------------
Nhà trình tường độc đáo của người Mông
Mùa hè mát mẻ và mùa đông ấm áp, những ngôi nhà trình tường suốt bốn mùa đã che chở cho đồng bào Mông chống chọi lại khí hậu khắc nghiệt trên cao nguyên đá.
Dọc con đường Hạnh phúc (quốc lộ 4C) từ thành phố Hà Giang qua Vị Xuyên, Yên Minh lên Đồng Văn, Mèo Vạc, bên cạnh khung cảnh hùng vĩ, điệp trùng của núi non khiến nhiều người choáng ngợp là nét đẹp mộc mạc, thanh bình của những ngôi nhà trình tường trên cao nguyên đá.So với nhà trình tường của người Hà Nhì, Lô Lô, Tày, Dao... nhà trình tường của người Mông có những đặc trưng riêng rất dễ nhận ra. Trước tiên là hàng rào đá bao quanh nhà. Không gạch vữa, xi măng, hàng rào của những ngôi nhà trình tường hoàn toàn được dựng lên từ đá núi.
Tường rào đá bao quanh một ngôi nhà trình tường ở Phố Cáo, Hà Giang.
Từ những viên đá nhọn hoắt, muôn hình vạn trạng nằm la liệt, ngổn ngang, bà con người Mông lượm nhặt rồi mang về xếp chồng lên nhau. Điều tài tình là chẳng gọt giũa hay cần một chất kết dính nào mà viên nào viên ấy lèn lên nhau khít đều chằn chặn, tạo nên bức tường kiên cố, vững chãi. Tường rào đá dựng chỉ cao nửa người, chủ yếu là để phân tách đất nhà với vùng đất đồi nương phía bên ngoài. Kề ngay tường rào, trước cửa nhà là lối vào với cánh cổng gỗ trên có mái che.
Bước qua lối cổng hẹp, người ta dễ dàng cảm nhận được không gian tách biệt phía bên trong so với cuộc sống ở ngoài dù chỉ cách một hàng rào đá. Được dựng sát nền đất chứ không xây trên nền móng cao như nhiều dân tộc khác, những bức trình tường của nhà Mông làm hoàn toàn bằng đất nện dày mà không có bất cứ cột hay cọc nào làm trụ.
Tuy nhiên, cấu trúc trình tường độc đáo ấy vẫn tạo được sự chắc chắn cho ngôi nhà, đồng thời làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông, lại có thể chống được thú dữ và thiên nhiên khắc nghiệt.
Để tạo nên những bức trình tường độc đáo ấy, người Mông thường chọn lại đất có độ kết dính cao, loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác. Trước khi trình tường, người ta làm những chiếc khuôn gỗ có chiều dài 1,5 m, rộng chừng nửa mét. Sau đó đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Trong quá trình này, người lạ và phụ nữ không được đến.
Dù to hay nhỏ, nhà trình tường của người Mông thường có ba gian. Trình tường xong, cây cột cái và cây đòn được đưa ngay lên nóc nhà sau khi chặt từ rừng mà không đặt xuống đất. Hai cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông, nhất là trong tang ma. Cuối cùng là khâu lợp mái. Cùng với tường đất, mái lợp bằng ngói hoặc tranh giúp ngôi nhà điều hòa nhiệt độ suốt trong năm.
Trong 3 gian nhà trình tường ấy, người Mông bố trí gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Phía trên là sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm. Ngôi nhà có thể có một hoặc hai chái nhà, đặt cối xay ngô, giã gạo...
Tấm vải đỏ treo ở cửa chính để trừ tà.
Ngoài cửa chính lúc nào cũng treo một tấm vải đỏ, nhà còn có thêm cửa phụ và cửa sổ thoáng khí làm bằng gỗ hoặc thân trúc, mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài. Chếch với cửa chính và tuỳ thuộc vào hướng gió người Mông đặt làm chuồng gia súc. Tất cả đều được gói gọn trong phạm vị hàng rào đá.
Mộc mạc là vậy nhưng điều làm nên nét đẹp nguyên sơ, thơ mộng cho những ngôi nhà trình tường của người Mông chính là những cây đào, cây mận được trồng ngay bên cạnh, khi thì trước cửa, lúc lại bên hiên nhà. Mùa xuân đến, màu xám của rào đá và đen nâu của tường đất bỗng nổi bật sắc hồng hoa đào và trắng muốt của hoa mơ, hoa mận. Tất cả như hòa quyện tạo nên một bức tranh thiên nhiên độc đáo giữa cao nguyên đá, khiến bất cứ ai ngang qua cũng phải dừng chân ghé lại ngắm nhìn.
---------------------------------------------------------------
Nét văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của người H'mông
Du lich Sapa và tìm hiểu về kiến trúc nhà của dân tộc H'Mông. Người H’Mông coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu thối cụt ngọn.
Cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người H’Mông.Địa hình cư trú của người dân tộc H’mông, Việt Nam đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc của dân tộc này. Nhà của người H’mông dù to hay nhỏ đều theo một khuôn mẫu, nhà ba gian và hai cửa, một cửa chính, một cửa phụ và phải có hai cửa sổ trở lên.
Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo. Nhà bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, ngoài ra, sàn gác có còn có thể làm nơi ngủ khi nhà đông khách.
Khi chọn đất làm nhà, người Mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3 tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Còn ngược lại, nếu như số gạo bị sâu, kiến ăn hết nghĩa là đất ở đó xấu không làm nhà được phải tìm địa điểm khác.
Trong 3 gian nhà chính, gian bên trái dùng để đặt bếp lò và chỗ ngủ của vợ chồng chủ nhà. Gian bên phải đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa rộng hơn để đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi tiếp khách, ăn uống của gia đình. Hai gian trái đặt cối xay ngô, giã gạo. Nhà bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, ngoài ra, sàn gác có còn có thể làm nơi ngủ khi nhà đông khách.
Khi chọn đất làm nhà, người Mông lấy 3 hạt gạo hoặc ngô đặt xuống khu đất đã chọn rồi đặt bát hoặc chậu gỗ lên trên, sau đó thắp 3 nén hương khấn thần đất, đốt 3 tờ giấy bản xin thổ công thổ địa cho gia chủ làm nhà. Sáng hôm sau hoặc sau 3 tháng, chủ nhà quay lại xem số hạt ngô đặt dưới đất, nếu thấy vẫn còn nguyên thì coi như đất ở nơi đó tốt, làm nhà được. Còn ngược lại, nếu như số gạo bị sâu, kiến ăn hết nghĩa là đất ở đó xấu không làm nhà được phải tìm địa điểm khác.
Sau khi chọn được đất tốt người ta tiến hành san nền, kê móng, trình tường nhà. Công việc trình tường được làm khá công phu. Trong quá trình trình tường, người lạ không được đến, nhất là phụ nữ. Khi trình tường người ta đổ đất vào khuôn gỗ và dùng những chiếc vồ nện chặt đất. Đất dùng để trình tường được loại bỏ sạch rễ cây, đá to, cỏ rác,cứ như thế khuôn nọ nối tiếp khuôn kia cho đến khi ngôi nhà hoàn thành.
Trình tường xong, ngưòi H’Mông vào rừng chọn cây cột cái đem thẳng từ rừng về, không đặt xuống đất mà đưa lên nóc ngay. Họ coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà thể hiện sự ngay thẳng cứng cáp vững vàng của chủ nhà, nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu hay cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của họ.
Cửa chính nhà của ngưòi H’Mông cũng phải tìm gỗ tốt để làm, nếu là tre nứa thì phải là thân trúc hoặc mai già. Cửa bao giờ cũng mở vào trong chứ không mở ra ngoài. Người H’Mông không sử dụng bản lề, then chốt bằng sắt mà hoàn toàn bằng gỗ, bởi người H’Mông coi cửa mở ra đóng vào là lòng bụng con người, trong khi đó bản lề sắt thép là những vật cứng được ví như dao kiếm. Ngoài cửa chính, nhà của người H’Mông còn có cửa phụ, là lối để đưa đồ dùng cho người chết vào nhà lúc tang ma. Chỉ khi đưa ra nghĩa địa mới đi qua cửa chính.
Làm nhà được coi là một việc hệ trọng trong đời người H’Mông, do vậy ngày về nhà mới là ngày đại sự của gia chủ. Ngày hôm ấy, người ta tổ chức ăn uống vui vẻ, chúc nhau mọi sự tốt lành.
Cùng với việc làm nhà mới là làm chuồng gia súc. Chuồng gia súc được làm chếch với cửa chính, tuỳ thuộc vào hướng gió. Để làm chuồng gia súc, người ta cũng phải xem tuổi gia chủ, tính ngày tháng rồi mới làm. Người H’Mông rất yêu quý gia súc, có khi còn làm chuồng gia súc tốt hơn làm nhà ở. Khi làm chuồng gia súc người H’Mông đều thắp hương cúng ma chuồng, ma trại phù hộ cho gia súc hay ăn chóng lớn, dễ nuôi.
Trải qua bao đời, sinh sống bên những sườn núi cao, những ngôi nhà trình tường của người H’Mông vẫn giữ nguyên vẻ đẹp cổ xưa, luôn hấp dẫn khách du lịch đến và tìm hiểu phong tục tập quán của một dân tộc vùng cao ở Sapa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét