- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhà thờ giáo sứ Bác Trạch – Một thành quả không ngờ của kiến trúc hiện đại theo phong cách cổ điển
Năm 1768, giám mục Bá Đa Lộc bắt đầu công cuộc truyền giáo tại Việt nam . Từ cột mốc lịch sử đó , Công giáo hay Thiên chúa giáo đã trở thành một trong những Đạo giáo quan trọng ở nước ta với hàng triệu tín đồ và hàng ngàn nhà thờ mọc lên khắp các xứ đạo trên cả nước . Trong khi Phật giáo với các đền chùa mang đặc trưng dấu ấn xây dựng Phương đông thì các nhà thờ lại mang phong cách Tây phương với kiến trúc Gothic kinh điển
Ngoại trừ nhà thờ đá Phát Diệm mang hơi hướng Phương đông, hầu hết các nhà thờ , từ nhà thờ lớn Hà Nội, nhà Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ Sở Kiện Hà Nam, nhà thờ Châu Sơn Ninh Bình… tất cả đều mang phong cách của kiến trúc Gothic với tháp chuông cao vút, mái vòm, các ô kính màu, các bức tượng thánh như những điểm nhấn kiến trúc không pha trộn
Thế nhưng tất cả các nhà thờ đó đều trở thành những thánh đường cổ kính với tuổi đời cả trăm năm . Trong khi đó, tại xứ đạo Bác Trạch thuộc xã Vân Trường huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình vừa khánh thành một nhà thờ vừa to vừa đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại có thể xếp vào bậc nhất Việt Nam
Sáng chủ nhật 6-4 , chúng tôi đã tìm đến chiêm ngưỡng ngôi nhà thờ này. Đúng như những gì đã được thấy trên internet, trên khuôn viên rộng hàng chục hecta, một nhà thờ lộng lẫy sừng sững đã mọc lên có vẻ hơi xa lạ với phong cảnh thôn dã nơi đồng bằng Bắc bộ, vựa lúa của Miền Bắc . Nhưng chính những làng quê bình dị lại làm tôn lên vẻ đẹp hùng vĩ của một giáo đường của một xứ đạo có tới 7000 giáo dân .
Ngoại trừ nhà thờ đá Phát Diệm mang hơi hướng Phương đông, hầu hết các nhà thờ , từ nhà thờ lớn Hà Nội, nhà Đức Bà Sài Gòn, nhà thờ Sở Kiện Hà Nam, nhà thờ Châu Sơn Ninh Bình… tất cả đều mang phong cách của kiến trúc Gothic với tháp chuông cao vút, mái vòm, các ô kính màu, các bức tượng thánh như những điểm nhấn kiến trúc không pha trộn
Thế nhưng tất cả các nhà thờ đó đều trở thành những thánh đường cổ kính với tuổi đời cả trăm năm . Trong khi đó, tại xứ đạo Bác Trạch thuộc xã Vân Trường huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình vừa khánh thành một nhà thờ vừa to vừa đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại có thể xếp vào bậc nhất Việt Nam
Sáng chủ nhật 6-4 , chúng tôi đã tìm đến chiêm ngưỡng ngôi nhà thờ này. Đúng như những gì đã được thấy trên internet, trên khuôn viên rộng hàng chục hecta, một nhà thờ lộng lẫy sừng sững đã mọc lên có vẻ hơi xa lạ với phong cảnh thôn dã nơi đồng bằng Bắc bộ, vựa lúa của Miền Bắc . Nhưng chính những làng quê bình dị lại làm tôn lên vẻ đẹp hùng vĩ của một giáo đường của một xứ đạo có tới 7000 giáo dân .
Khởi công xây dựng năm 2006 sau 7 năm xây dựng , ngày 13-10-2013 đã tổ chức khánh thành . Tác giả của khối kiến trúc khổng lồ này chính là đức cha Linh mục Nguyễn Quang Huy , người đang cai qủan nhà thờ này từ năm 2003 . Ông vừa lái chiếc xe Toyota màu đen vào garage và sẵn sàng tiếp chuyện các vị khách đến từ Hà Nội. Ông cho biết, trước khi trở thành linh mục, ông đã theo học bảy năm Trường Đại học kiến trúc Sài Gòn và niềm say mê kiến trúc đã truyền cảm hứng cho ông khi đem những ý tưởng của kiến trúc Gothic vào tác phẩm của mình . Quả thật, những đường nét có thể nói là rất gồ ghề một cách hợp lý, những mái vòm, những tháp nhọn, vô số các bức tượng thánh được đặt hàng từ phương Tây, được gắn một cách hài hòa từ trên mặt đất đến những tầng cao đã làm nên sự khác biệt của giáo đường này
Mặt trước của thánh đường trông ra một quảng trường rộng lớn đang được hoàn thiện sau khi đã di dời 26 hộ dân đến vị trí mới bằng tiền đền bù thỏa đáng . Vẫn là những đặc điểm kiến trúc quen thuộc; Tượng thánh, đồng hồ đường kính lớn đến 4m, những cánh cổng cực lớn nặng đến 3 tấn một chiếc nhưng đóng mở rất nhẹ nhàng nhờ hệ thống “bản lề” bằng vòng bi
Hai bên thánh đường là bốn chiếc cổng phụ với những hàng chữ đầy ý nghĩa . Công viên với cây đá to lớn, Tòa biệt thự rất đẹp nơi ở và làm việc của Đức cha và còn nhiều kiến trúc phụ trợ đang được xây dựng bổ xung
Qua cánh cổng được phép mở cho khách vào tham quan, chúng tôi choáng ngợp với những hàng cột cao vút bằng chất liệu đá bóng nhoáng, những mái vòm , những hàng ghế sạch bong, những ô kính màu thường thấy trong các nhà thờ , nơi lấy ánh sáng tự nhiên chiếu sáng nội thất bên trong. Vì thế tuy không bật điện nhưng những tấm ảnh chụp vẫn đủ độ sáng cần thiết
So với những nhà thờ cổ như nhà thờ Lớn Hà Nội mái vòm phải làm bằng cốt tre với vôi vữa bằng mật , ngôi nhà thờ Bác Trạch này có lợi thế được sử dụng xi măng cốt thép, các loại đá quý, gỗ quý, các loại gốm ceramit…nên tất cả đều sáng bừng lên
Một công trình kiến trúc đồ xộ. dài 92,5m. rộng 42m tức là bằng một sân đá bóng , cao 57m, tháp chuông cao 61m. Ấy vậy mà theo Đức cha , “chủ đầu tư” theo cách nói bây giờ tổng chi phí chỉ có 60 tỉ kể cả tiền đền bù giải tỏa. Thiết nghĩ nếu là Nhà nước đầu tư thì chắc phải thêm một con số không . Tôi hỏi tiền đâu ra để làm ? Đức cha cho biết hoàn toàn do giáo dân, các nhà hảo tâm đóng góp. Bản thân ông đã đi Mỹ sáu lần, đi châu Âu nhiều lần và kêu gọi sự đóng góp của tất cả mọi người. Lại hỏi về phía Vatican và Nhà nước có sự giúp đỡ gì? Câu trả lời là Vatican không cho gì nhưng ngày 27 tháng tư này, một phái đoàn của quê hương xứ Đạo sẽ sang làm Lễ công nhận nhà thờ Bác Trạch. Còn phía Chính quyền chỉ giúp cho cái giấy phép xây dựng . Đức cha vừa nói vừa cười
Kể nhiều có khi hóa thừa, xin mời các bạn xem một số hình ảnh người viết đã ghi lại được trong chuyến đi này và sẽ quay trở lại nơi đây vào ngày trọng đại 27 tháng 4 này .
Mặt trước của thánh đường trông ra một quảng trường rộng lớn đang được hoàn thiện sau khi đã di dời 26 hộ dân đến vị trí mới bằng tiền đền bù thỏa đáng . Vẫn là những đặc điểm kiến trúc quen thuộc; Tượng thánh, đồng hồ đường kính lớn đến 4m, những cánh cổng cực lớn nặng đến 3 tấn một chiếc nhưng đóng mở rất nhẹ nhàng nhờ hệ thống “bản lề” bằng vòng bi
Hai bên thánh đường là bốn chiếc cổng phụ với những hàng chữ đầy ý nghĩa . Công viên với cây đá to lớn, Tòa biệt thự rất đẹp nơi ở và làm việc của Đức cha và còn nhiều kiến trúc phụ trợ đang được xây dựng bổ xung
Qua cánh cổng được phép mở cho khách vào tham quan, chúng tôi choáng ngợp với những hàng cột cao vút bằng chất liệu đá bóng nhoáng, những mái vòm , những hàng ghế sạch bong, những ô kính màu thường thấy trong các nhà thờ , nơi lấy ánh sáng tự nhiên chiếu sáng nội thất bên trong. Vì thế tuy không bật điện nhưng những tấm ảnh chụp vẫn đủ độ sáng cần thiết
So với những nhà thờ cổ như nhà thờ Lớn Hà Nội mái vòm phải làm bằng cốt tre với vôi vữa bằng mật , ngôi nhà thờ Bác Trạch này có lợi thế được sử dụng xi măng cốt thép, các loại đá quý, gỗ quý, các loại gốm ceramit…nên tất cả đều sáng bừng lên
Một công trình kiến trúc đồ xộ. dài 92,5m. rộng 42m tức là bằng một sân đá bóng , cao 57m, tháp chuông cao 61m. Ấy vậy mà theo Đức cha , “chủ đầu tư” theo cách nói bây giờ tổng chi phí chỉ có 60 tỉ kể cả tiền đền bù giải tỏa. Thiết nghĩ nếu là Nhà nước đầu tư thì chắc phải thêm một con số không . Tôi hỏi tiền đâu ra để làm ? Đức cha cho biết hoàn toàn do giáo dân, các nhà hảo tâm đóng góp. Bản thân ông đã đi Mỹ sáu lần, đi châu Âu nhiều lần và kêu gọi sự đóng góp của tất cả mọi người. Lại hỏi về phía Vatican và Nhà nước có sự giúp đỡ gì? Câu trả lời là Vatican không cho gì nhưng ngày 27 tháng tư này, một phái đoàn của quê hương xứ Đạo sẽ sang làm Lễ công nhận nhà thờ Bác Trạch. Còn phía Chính quyền chỉ giúp cho cái giấy phép xây dựng . Đức cha vừa nói vừa cười
Kể nhiều có khi hóa thừa, xin mời các bạn xem một số hình ảnh người viết đã ghi lại được trong chuyến đi này và sẽ quay trở lại nơi đây vào ngày trọng đại 27 tháng 4 này .
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét