Có hơn 20 loại hình linh vật được giới thiệu trong chuyên đề Linh vật Việt Nam, khai mạc sáng 28.10 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội.
Các linh vật được giới thiệu trong chuyên đề gồm: chim lạc, rồng, kỳ lân, rùa, phượng, long mã, tích tà, tiêu đổ, thao thiết, bổ lao, si vẫn, chim thần Garuda, cá hóa rồng, sư tử/nghê, hổ, chó, hạc, rắn, uyên ương, khỉ, voi...
Các linh vật này được Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu kèm theo ý nghĩa biểu tượng của chúng.
Chẳng hạn, hình tượng rồng được coi như là một Phúc thần mang đến mưa thuận gió hòa. Điều đó khiến hình tượng này tuy không có thật nhưng rất gần gũi với con người Việt Nam - cư dân của nền văn minh lúa nước.
Phượng lại là biểu tượng của hoàng hậu. Linh vật này cũng được coi là biểu tượng của thái bình vì chỉ xuất hiện vào thời thái bình và ẩn mình khi thời loạn lạc. Hiện vật phượng tại triển lãm có lá đề hình phượng, đất nung thời Lý hay đĩa vẽ phượng, gốm thời Lê sơ.
Không chỉ là biểu tượng, các linh vật Việt trong triển lãm còn cho thấy sự giao thoa văn hóa Việt với các nước. Chẳng hạn, chim thần Garuda cho thấy giao lưu văn hóa Champa, hay một số hiện vật gốm vẽ ngựa có cánh phương Tây cho thấy sự thông thương của gốm Việt qua hàng đặt của thương nhân.
Sư tử đất nung - Ảnh: Dũng Minh
|
Bộ 12 con giáp bằng ngọc - Ảnh: Dũng Minh
|
Si vẫn - một linh vật dùng trong trang trí kiến trúc - Ảnh: Dũng Minh
|
Tượng voi bằng sa thạch - Ảnh: Dũng Minh
|
Bộ linh vật trang trí trên ấn - Ảnh: Dũng Minh
|
Tay nắm cửa hình linh vật - Ảnh: Dũng Minh
|
Hình rồng trên gương đồng - Ảnh: Dũng Minh
|
Ngựa có cánh trên bình gốm phát hiện ở Cù Lao Chàm - Ảnh: Dũng Minh
|
Hình phượng trên hộp trầu vàng - Ảnh: Dũng Minh
|
Lá đề hình phượng - Ảnh: Dũng Minh
|
Hình Giao Long trên tấm che ngực - Ảnh: Dũng Minh
|
Bộ ngọc hình mười hai con giáp - Ảnh: Dũng Minh
|
Cặp phượng chầu - Ảnh: Dũng Minh
|
Đĩa gốm cá chép hóa rồng - Ảnh: Dũng Minh
|
Tượng rồng trên ấn thời Nguyễn - Ảnh: Dũng Minh
|
Nhận xét
Đăng nhận xét