KINH ĐÔ CỔ VIỆT NAM: DẤU TÍCH NHỮNG ĐÔ THỊ CỔ
Câu ca quan họ cổ Bắc Ninh từ bao đời nay vẫn đang nhắc nhớ về một vùng đất Dâu thuở nào: "Lênh đênh ba bốn chiếc thuyền kề. Chiếc ra bãi bể, chiếc về sông Dâu". Cái tên của dòng sông Dâu ấy gắn liền với nghề trồng dâu và những nương dâu xanh ngắt của mảnh đất Dâu.
Chùa Dâu
Đô thị cổ Liên Lâu:
Trong ngôn ngữ Hán - Việt được sử dụng để viết nên các văn bản cổ và thành cổ các cách gọi địa danh trên thực địa, miền đất có cây dâu, nghề trồng dâu, con sông Dâu còn được biết và đọc tên thành: Luy Lâu, Ly Lâu hay Liên Lâu.
Trong ngôn ngữ Hán - Việt được sử dụng để viết nên các văn bản cổ và thành cổ các cách gọi địa danh trên thực địa, miền đất có cây dâu, nghề trồng dâu, con sông Dâu còn được biết và đọc tên thành: Luy Lâu, Ly Lâu hay Liên Lâu.
Hai nghìn năm trước, đất Dâu là một vùng bậc thềm châu thổ, màu mỡ và cao ráo nhất miền đồng bằng phù sa sông Hồng. Chính vì thế mà cả một tòa đô thị trù phú, trung tâm đất nước cách đây trên dưới hai nghìn năm đã được đặt dựng ở miền đất Dâu này. Giờ đây, toà đô thị ấy với những tên gọi theo sách vở chữ nghĩa là Ly Lâu, Luy Lâu và phổ biến nhất là Liên Lâu chỉ còn in bóng trước hết vào một di tích kiến trúc cổ là chùa Dâu. Chùa Dâu hay Cổ Châu tự, bây giờ thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đến với ngôi chùa Dâu là ta đã đến với trung tâm của đất Dâu xưa, đến với bộ phận của đô thị cổ Liên Lâu. Ngôi chùa cổ nhất đất nước này cùng với các ngôi chùa cổ khác ở trong miền, làm thành hệ thống chùa cổ "Tứ pháp" nổi tiếng khắp xa gần, mà đứng đầu là Pháp Vân, rồi đến Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. "Dâu" chính là Pháp Vân. Vì thế, chùa Dâu không những là bộ phận của đô thị cổ Liên Lâu, mà còn chính là trung tâm văn hoá của đô thị cổ này. Phật Pháp Vân được thờ ở chùa Dâu tại Liên Lâu, trước khi hoá thân thành Phật, vốn là nữ thần "Mây", cùng với "Mưa", "Sấm", "Chớp" họp thành tứ pháp: "Vân, Vũ, Lôi, Điện" - tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên được sùng bái của người Việt cổ tại nơi đây. Nữ thần Mây, hay chính là Bà chúa Dâu- nữ thần nông nghiệp, chuyên phù trợ cho nghề trồng dâu còn có một phiên bản trong đời thường, đó là Man Nương. Người con gái Việt cổ này mang hình tượng và chức năng của Nữ thần nghề Dâu và cây Dâu, nữ thần Mây và phật Pháp Vân. Ở thời gian đầu Công nguyên đã sánh cùng sư Khâu Đà La - người gốc Ấn Độ từng đến nơi này truyền giáo và tu đạo, trở thành những người khai sáng đạo Phật đầu tiên trên đất Dâu.
Đến với ngôi chùa Dâu là ta đã đến với trung tâm của đất Dâu xưa, đến với bộ phận của đô thị cổ Liên Lâu. Ngôi chùa cổ nhất đất nước này cùng với các ngôi chùa cổ khác ở trong miền, làm thành hệ thống chùa cổ "Tứ pháp" nổi tiếng khắp xa gần, mà đứng đầu là Pháp Vân, rồi đến Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. "Dâu" chính là Pháp Vân. Vì thế, chùa Dâu không những là bộ phận của đô thị cổ Liên Lâu, mà còn chính là trung tâm văn hoá của đô thị cổ này. Phật Pháp Vân được thờ ở chùa Dâu tại Liên Lâu, trước khi hoá thân thành Phật, vốn là nữ thần "Mây", cùng với "Mưa", "Sấm", "Chớp" họp thành tứ pháp: "Vân, Vũ, Lôi, Điện" - tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên được sùng bái của người Việt cổ tại nơi đây. Nữ thần Mây, hay chính là Bà chúa Dâu- nữ thần nông nghiệp, chuyên phù trợ cho nghề trồng dâu còn có một phiên bản trong đời thường, đó là Man Nương. Người con gái Việt cổ này mang hình tượng và chức năng của Nữ thần nghề Dâu và cây Dâu, nữ thần Mây và phật Pháp Vân. Ở thời gian đầu Công nguyên đã sánh cùng sư Khâu Đà La - người gốc Ấn Độ từng đến nơi này truyền giáo và tu đạo, trở thành những người khai sáng đạo Phật đầu tiên trên đất Dâu.
Đô thị cổ Liên Lâu, với chùa Dâu, trở thành một trung tâm lớn nhất, lâu đời nhất của đạo Phật thời cổ đại trên đất Việt và cả vùng lân bang. Đến cuối thế kỷ thứ hai, Mâu Tử, người Trung Hoa, sang học Phật ở Liên Lâu đã viết bộ sách Lý Hoặc luận tại đây. Và như vậy, trên đất Liên Lâu, chùa Dâu cách đây khoảng 1800 năm, đã ra đời tác phẩm Phật học đầu tiên viết bằng chữ Hán. Đó là những đóng góp văn hoá của cụm di tích chùa Dâu hiện còn, cống hiến cho những giá trị của đô thị cổ Liên Lâu trên đất Dâu ngày xưa.
Từ thời Tây Hán, trước Công nguyên, Liên Lâu đã được nói đến như là đô thị thủ phủ của cả đất Việt. Những thế kỷ sau Công nguyên, cùng với Liên Lâu, còn thấy có tên "Long Biên" được chép trong nhiều văn bản cổ cũng với vai trò là thủ phủ. Nhưng chỉ đến gần đây, người ta mới nhận ra rằng, Long Biên cũng chính là Liên Lâu. Đô thị cổ Liên Lâu có lúc trùng vị trí và vai trò thủ phủ với Long Biên. Nơi đây, vào thời kỳ Thái thú Sĩ Nhiếp (người từng được tôn vinh không mấy chính xác làm Nam giao học tổ) đóng bộ máy cai trị nước Việt, đã trở thành một trung tâm hành chính - chính trị thịnh vượng nhất. Đó là vào thế kỷ thứ hai, thứ ba sau công nguyên. Di tích toà thành cổ Liên Lâu gần chùa Dâu bây giờ đang làm minh chứng cho sự tồn tại của Trung tâm hành chính - chính trị này. Thành đắp bằng đất, theo hình chữ nhật, có chiều dài khoảng 600 mét, chiều rộng hơn 300 mét. Xung quanh thành, bốn mặt đều có ngoại hào. Dòng sông Dâu, đoạn chảy qua mặt trước thành Liên Lâu, đã được lợi dụng để làm ngoại hào, phòng ngự tự nhiên bằng sông nước. Sau nhiều thế kỷ tồn tại như một Trung tâm hành chính - chính trị, giờ đây, thật khó có thể hình dung nguyên dạng về thành Liên Lâu xưa.
Từ thời Tây Hán, trước Công nguyên, Liên Lâu đã được nói đến như là đô thị thủ phủ của cả đất Việt. Những thế kỷ sau Công nguyên, cùng với Liên Lâu, còn thấy có tên "Long Biên" được chép trong nhiều văn bản cổ cũng với vai trò là thủ phủ. Nhưng chỉ đến gần đây, người ta mới nhận ra rằng, Long Biên cũng chính là Liên Lâu. Đô thị cổ Liên Lâu có lúc trùng vị trí và vai trò thủ phủ với Long Biên. Nơi đây, vào thời kỳ Thái thú Sĩ Nhiếp (người từng được tôn vinh không mấy chính xác làm Nam giao học tổ) đóng bộ máy cai trị nước Việt, đã trở thành một trung tâm hành chính - chính trị thịnh vượng nhất. Đó là vào thế kỷ thứ hai, thứ ba sau công nguyên. Di tích toà thành cổ Liên Lâu gần chùa Dâu bây giờ đang làm minh chứng cho sự tồn tại của Trung tâm hành chính - chính trị này. Thành đắp bằng đất, theo hình chữ nhật, có chiều dài khoảng 600 mét, chiều rộng hơn 300 mét. Xung quanh thành, bốn mặt đều có ngoại hào. Dòng sông Dâu, đoạn chảy qua mặt trước thành Liên Lâu, đã được lợi dụng để làm ngoại hào, phòng ngự tự nhiên bằng sông nước. Sau nhiều thế kỷ tồn tại như một Trung tâm hành chính - chính trị, giờ đây, thật khó có thể hình dung nguyên dạng về thành Liên Lâu xưa.
Tất cả cũng chỉ còn là vang bóng, in hình trong vài dòng sử cũ về thành cổ Liên Lâu, nơi từng có một bộ máy cai trị lớn, có quan đứng đầu là một thái thú, được phong tới tước "hầu", có đội quân thường trực đồn trú lớn mà người chỉ huy được phong tới cấp "Tả tướng quân", "Vệ tướng quân". Năm 1970, qua một cuộc khai quật khảo cổ, người ta đã tính ra được vị trí của mặt thành Liên Lâu thời Sĩ Nhiếp hiện đang lún chìm đến độ sâu một mét rưỡi dưới mặt thành bây giờ.
Hiện nay, tại Liên Lâu, nhiều cuộc khai quật khảo cổ vẫn đang được tiến hành. Và kết quả của những lần khai quật ấy đã đưa ra được khỏi lòng đất nhiều di vật cổ làm bằng chứng nói lên rằng: cũng đã từng tồn tại ở đô thị cổ này một trung tâm kinh tế quan trọng vào những thế kỷ trước (sau công nguyên) và kéo dài những hoạt động kinh tế đô thị tại đây cho đến tận cuối thiên niên kỷ thứ nhất. Những di vật khảo cổ đủ loại, bằng nhiều nguyên liệu, chất liệu khác nhau đã được tìm thấy tại Liên Lâu. Trong đó, lần đầu tiên sau bao năm tìm kiếm, đã thấy xuất lộ những mảnh khuôn đúc trống đồng. Đây là hiện vật quý báu, thiêng liêng và tiêu biểu của nền văn hoá Việt cổ thời Đông Sơn. Phát hiện khảo cổ học đã cho thấy, những điều tản mạn tìm được trong các trang cổ sử về một trung tâm kinh tế và dân cư ở Liên Lâu xưa là có cơ sở. Liên Lâu ngày ấy tấp nập những luồng hàng hoá, dịch vụ với lượng dân cư và thương khách trong nước, ngoài nước đông đúc, khiến cho tính quốc tế và sầm uất của đô thị này được tăng lên nhiều so với các toà đô thị cổ đại trước đấy.
Hiện nay, tại Liên Lâu, nhiều cuộc khai quật khảo cổ vẫn đang được tiến hành. Và kết quả của những lần khai quật ấy đã đưa ra được khỏi lòng đất nhiều di vật cổ làm bằng chứng nói lên rằng: cũng đã từng tồn tại ở đô thị cổ này một trung tâm kinh tế quan trọng vào những thế kỷ trước (sau công nguyên) và kéo dài những hoạt động kinh tế đô thị tại đây cho đến tận cuối thiên niên kỷ thứ nhất. Những di vật khảo cổ đủ loại, bằng nhiều nguyên liệu, chất liệu khác nhau đã được tìm thấy tại Liên Lâu. Trong đó, lần đầu tiên sau bao năm tìm kiếm, đã thấy xuất lộ những mảnh khuôn đúc trống đồng. Đây là hiện vật quý báu, thiêng liêng và tiêu biểu của nền văn hoá Việt cổ thời Đông Sơn. Phát hiện khảo cổ học đã cho thấy, những điều tản mạn tìm được trong các trang cổ sử về một trung tâm kinh tế và dân cư ở Liên Lâu xưa là có cơ sở. Liên Lâu ngày ấy tấp nập những luồng hàng hoá, dịch vụ với lượng dân cư và thương khách trong nước, ngoài nước đông đúc, khiến cho tính quốc tế và sầm uất của đô thị này được tăng lên nhiều so với các toà đô thị cổ đại trước đấy.
Đô thị cổ Liên Lâu trên đất Dâu, với chùa Dâu và thành cổ Liên Lâu là di tích và chứng tích của một mắt xích nối liền chuỗi phát triển lịch sử các đô thị - kinh thành trên đất nước ta, từ Văn Lang, Cổ Loa, qua Liên Lâu, đến các toà kinh đô thời Trung cổ tiếp theo sau này.
Đô thị kinh kỳ Mê Linh:
Chính vì sự phát triển của vùng Dâu thời ấy, mà cuộc tranh giành quyền làm chủ trung tâm đất nước diễn ra. Đầu tiên là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống giặc phương Bắc. Sau khi giành thắng lợi, Hai Bà đã chọn chính quê hương của mình tại làng Hạ Lôi làm nơi đóng đô.
Chính vì sự phát triển của vùng Dâu thời ấy, mà cuộc tranh giành quyền làm chủ trung tâm đất nước diễn ra. Đầu tiên là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống giặc phương Bắc. Sau khi giành thắng lợi, Hai Bà đã chọn chính quê hương của mình tại làng Hạ Lôi làm nơi đóng đô.
Đất Mê Linh, quê hương của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng oanh liệt hồi đầu công nguyên đã được lấy tên để đặt cho huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc bây giờ. Sử ca xưa còn truyền mãi những câu hát cổ về vùng đất này: "Đô kỳ đóng cõi Mê Linh. Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta". Đô thị kinh kỳ Mê Linh còn được ghi trong sử cũ với tên gọi nữa là Mi Linh. Mê Linh hay Mi Linh đều là tên phiên âm sang ngôn ngữ Hán Việt của một địa danh Việt cổ. Tương truyền rằng, tại làng Hạ Lôi bây giờ vẫn còn dấu vết một vùng luỹ đất, di tồn của thành cổ Mê Linh, Mi Linh - kinh đô nước Việt thời Hai Bà Trưng. Và ngày nay, trên đất Mê Linh, vẫn còn nhiều khu đình, đền thờ các vị tướng quân, những người đã giúp cho Trưng Trắc, Trưng Nhị đánh bại quân xâm lược nhà Hán.
Câu chuyện về toà thành cổ có tên gọi là Cự Chiền cũng gắn liền với những cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Tương truyền, đây là toà thành do Trưng Nhị dựng nên và hoàn tất trong một đêm để đánh lại quân Mã Viện. Toà thành cùng với những chứng tích huyền kỳ, những truyền thuyết truyền từ đời này sang đời khác đã nói lên công lao to lớn của hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc - Trưng Trắc, Trưng Nhị. Gần 2000 năm trước, đã có một thời gian ngắn ngủi, từ năm 40 đến năm 43 sau Công nguyên, dân tộc Việt được hưởng độc lập, tự do giữa đêm dài Bắc thuộc nhờ vào cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Hán thắng lợi của Hai Bà Trưng.
Câu chuyện về toà thành cổ có tên gọi là Cự Chiền cũng gắn liền với những cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Tương truyền, đây là toà thành do Trưng Nhị dựng nên và hoàn tất trong một đêm để đánh lại quân Mã Viện. Toà thành cùng với những chứng tích huyền kỳ, những truyền thuyết truyền từ đời này sang đời khác đã nói lên công lao to lớn của hai vị nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc - Trưng Trắc, Trưng Nhị. Gần 2000 năm trước, đã có một thời gian ngắn ngủi, từ năm 40 đến năm 43 sau Công nguyên, dân tộc Việt được hưởng độc lập, tự do giữa đêm dài Bắc thuộc nhờ vào cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Hán thắng lợi của Hai Bà Trưng.
Tại làng Hạ Lôi bây giờ, nơi trung tâm của những chứng tích huyền kỳ về kinh đô Mê Linh - Mi Linh ngày ấy, vẫn còn ngôi đền thờ ghi nhớ công lao của Trưng Trắc - Trưng Nhị. Tương truyền, ngôi đền được xây dựng ngay trên nền nhà cũ của gia đình Hai Bà. Ngoài ra cũng còn cả những dấu tích, huyền thoại về những con đường tiến quân, những trận đánh xa xưa trên đất Mê Linh. Rồi những công trình nghiên cứu cổ về địa lý lại nói rằng, nơi đây vào thời gian đầu công nguyên, vốn là dòng chảy của sông Hồng, khi nước dâng mùa lũ, thì phủ đầy tất cả, và làng Hạ Lôi nằm dưới lòng sông ấy. Đấy là trong truyền thuyết và sử sách, còn ở phương diện khảo cổ học, những di vật xuất lộ hoặc đào tìm được ở nơi đây, như những đồ gốm cổ, những đồng tiền và đầu mũi tên đồng cổ, vũ khí hay những viên gạch cổ cùng nhiều di vật có niên đại hai nghìn năm trước lại mách bảo về sự tồn tại một vùng tụ cư có vai trò trung tâm vào thời đầu công nguyên.
Bảng vàng, bia đá, tượng thờ và những trang dòng cổ sử, khi ghi chép, ngợi ca công đức của Hai Bà Trưng cùng truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc đều luôn nhắc nhớ đến toà kinh đô Mê Linh - Mi Linh. Đây cũng là một mắt xích quan trọng nữa, nối liền chuỗi lịch sử của những toà kinh đô cổ nước Việt, từ thời cổ đại, chuyển sang thời trung cổ.
Bảng vàng, bia đá, tượng thờ và những trang dòng cổ sử, khi ghi chép, ngợi ca công đức của Hai Bà Trưng cùng truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc đều luôn nhắc nhớ đến toà kinh đô Mê Linh - Mi Linh. Đây cũng là một mắt xích quan trọng nữa, nối liền chuỗi lịch sử của những toà kinh đô cổ nước Việt, từ thời cổ đại, chuyển sang thời trung cổ.
Nhận xét
Đăng nhận xét