Chùa Ngọc Hoàng nằm trên đường Mai Thị Lựu, quận 1 (TP HCM) có tuổi đời hơn một thế kỷ. Nơi đây đã được nhà nước công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Chùa Ngọc Hoàng có diện tích 2.300 m2, được xây dựng trong giai đoạn 1892-1900, kiến trúc theo kiểu đền chùa Trung Hoa.
Năm 1984, chùa Ngọc Hoàng được đổi tên thành Phước Hải. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Ngọc Hoàng bởi khu chánh điện là nơi thờ Ngọc Hoàng theo tín ngưỡng người Hoa.
Ngôi chùa toạ lạc ở số 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, quận 1 (TP HCM). Bên trong vẫn còn giữ nhiều liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án. Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam có những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng. Vào năm 1994, nơi đây được công nhận là di sản kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Bên trong ngôi chùa gồm 3 tòa: Tiền điện, Trung điện và Chánh điện. Tại khu chánh điện có thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, đức Phật cùng các vị chư thần.
Ngôi chùa còn thờ Kim Hoa Thánh Mẫu (thần coi việc sinh nở) cùng 12 bà mụ. Người dân đến đây cầu “mẹ tròn con vuông” khi có người thân đang mang thai. Mong muốn đứa bé chào đời được may mắn, bình an, hạnh phúc là tâm nguyện của nhiều người khi đến đây cầu nguyện.
Những liễn đối, tranh thờ, bao lam, hương án…được chạm trỗ tinh xảo bằng gỗ quý còn lưu giữ đến ngày nay.
Chùa còn có một số tượng mang tính đời sống như thần văn chương, thần cúng sao giải hạn, thần dạy nghề cùng những tín ngưỡng dành cho phái nữ.
Các bức tượng Nhị vị Song Án được chạm trổ tinh xảo.
Hàng ngày, đông đảo người dân đến viếng, cầu nguyện bình an, may mắn.
Vào chiều 21/5, nhân lễ Phật đản, các vị Hoà thượng, tăng, ni, phật tử cùng đọc kinh ở khu vực điện Quan âm.
Những vị sư có công với chùa được đặt trang trọng nơi thờ tự.
Bên trong chùa còn trang trí nhiều tranh tượng.
Ở khu vực chánh điện thờ hai bên hai vị thần to, cao, thể hiện uy nghiêm. Bên trái chánh điện thờ Đại tướng quân Phục Hổ.
Bên phải chánh điện thờ Đại tướng quân Thanh Long.
Mái ngói màu xanh ngọc bích theo kiến trúc Trung Hoa vẫn còn bền vững với thời gian.
Không gian trước sân chùa là nơi mọi người nghỉ nơi, tịnh tâm, tránh đi cái ồn ào, náo nhiệt vốn có của thị thành.
Bên ngoài khoảng sân chùa còn nuôi rùa, cá… đa phần được người dân đem đến phóng sinh cầu phước.
Ngày Phật đản 15/4 âm lịch, chùa thu hút đông đảo người dân đến thăm viếng. Nhiều người cũng hiếu kỳ khi nghe tin Tổng thống Mỹ Obama có thể sẽ đến thăm vào ngày 24/5 tới.
Nhận xét
Đăng nhận xét