Tháp là gì?
Theo Từ Hải Từ Điển của Trung Hoa có viết như sau: sách "Từ Vực" nói: Tháp là phù đồ, nơi chôn xương Phật, cũng gọi là Tháp bà, Phù đồ (hay Phù tề); còn có một tên nữa là Phù họa hay Phật Đồ đều là tiếng Phật; nó do chữ "Hãn Đổ ba" (Stupa) hat"Xuất đô bà" (Dagoba) nói chếch ra. Theo nghĩa đạo Phật, nó là mồmả, là linh miếu. Về tầng tháp thì nhiều ít không nhất định, Phậttháp thì 13 tầng, Bích Tri Phật tháp thì 11 tầng. A la hán thápthì 4 tầng...
Nhưng theo Từ Nguyên Từ Điển giải thích rằng: Tháp bà tứlà tháp, trong Thích Thị Yếu lãm nghĩa là Phù đồ, tiếng Phạn làTháp bà, có nghĩa oà cao và rõ, hay gọi là tháp.- Trong Phật Học Từ điển của Đoàn Trung Còn viết: Tháp (stupa),Dagoba, Tháp, Tháp bà, Đâu bà, Du bà, Tuỵ đổ ba, Tụy đô bà, Phùđồ, Dagoba đều là những tiếng âm theo Phạn. Thường đọc Tháp. Cũng đọc: Bảo tháp, Thất bảo tháp, Dịch nghĩa: Miếu, linh miếu. Ấy là những toà cao, nhiều tầng, dưới lớn trên nhỏ, để thờ xá lỵ (trotàn) của chư Phật hoặc của các nhà thành Đạo: Bồ tát, Duyên Giác,La Hán, hoăc để chôn di cốt của các vị thượng toạ các ngôi chùa. Có cảnh Tháp cất riêng một mình. Song phần nhiều cất trong vòngrào nhà chùa.
Tháp lại là những ngôi đền, dựng ra để thờ di tích, tro tàn, hàicốt của các nhau vua, hiểu theo nghĩa thế gian.Trong những tài liệu lịch sử Phật Giáo, có 4 ngôi tháp, mà các nhà tu hành nào đến đến hành hương chiêm ngưỡng, "thì được phước đức to". đó là: - Tháp kỷ niện chỗ Phật đản sanh. - Tháp kỷ niệm chỗ Phật thành đạo nơi gốc cây bồ đề. - Tháp kỷ niệm chỗ Phật chuyển Pháp luân, bắt đầu thuyết pháp. Như đức Thích Ca chuyển pháp luân trong vườn Lộc (Lộc uyển), độ cho 5 vị Tỳ Kheo. - Tháp kỷ niệm chỗ Phật nhập diệt, nơi hai cây sa la, gần thành Câu Thi Na. Ngài Huyền Trang đời Đường trong khi đi Thiên Trúc, có viếng và chiêm bái bốn ngôi tháp nầy.
Trong Niết Bàn Kinh,quyển 41, Phật có chỉ cách xây tháp: Tháp để thờ xá Kỵ của Phậtthì cất 13 tầng, Tháp để thờ Bích Tri Phật thì có 11 tầng. Thápcủa vị A La Hán thì xây 4 tầng. Còn Tháp của vị Chuyển Luân Vươngthì chẳng nên xây tầng; là vì vị Chuyển Pháp Luân chưa thoát khỏi các mối khổ trong Tam giới....Căn cứ theo những tài liệu dẫn trên, thì sự biến đổi của Tháp bát úp như loại tháp Sanchi (Ấn Độ) để trở thành thành nhiều tầng chính là một hiện tượng phản ảnh về ý nghĩa của Phật Giáo khitruyền sang các nước phương Đông, trong một môi trường xã hội khác. Những tháp Phật Giáo tại Việt Nam về việc quy định các tầngđã không theo những ý nghĩa nêu trên. Tính chất và thể loại của những loại tháp được phân chia ra: Phùđồ (stupa) và bảo tháp (pagoda). Cả hai được kiến tạo để ghi dấu tích Phật. Tuy nhiên, nếu xét về hình dạng kiến trúc thì hoàn toàn khác, mặc dù bảo tháp bắt nguồn và là biến thể của phù đồ.
Những nhà khảo cổ cho rằng: Phù đồ được hình dung từ thời tiềnsử; đó là những nấm mồ của các vị tù trưởng hay vua chúa. Phù đồ đắp kiểu hình vòm cầu, rồi sau nầy phát triển thêm thành đài kỷ niệm. Trong kiến trúc Phật Giáo, phù đồ dược sử dụng như là vật tiêu biểu chính, đồng thời là trung tâm của những chốn thờ tự.
Chức năng
Tại Ấn Độ, trong thời Phật Giáo hưng thịnh, vua A Dục (Asoka) đã cho dựng trên 4,800 toà phù đồ; những công trình nầy để ghi dấu tích đức Phật Thích Ca rải rác khắp lãnh thổ của ngài; thời đó, vật kiến trúc này trở thành yếu tố căn bản cho mỗi tu viện, mỗcảnh chùa. Kiểu thức như những toà phù đồ Ấn Độ, có nơi biến dạng đôi chút, nhưng căn bản kiến trúc vẫn không đổi. Thành thử, phù đồ hay bảo tháp dựng lên, nếu không là nơi chứa những vật kỷ niệm, cũng là nơi tàng chứa xá lợi Phật hay những di vật của những cao tăng, thiền đức viên tịch.
Tại Ấn, phù đồ được coi như là chính sự hiện diện của đức Phật; thành thử, trong khi xây dựng thì hướng về những tổ chức nghi lễcần thiết. Vì thế, những phù đồ thường xây lên một cách độc lập,riêng rẻ, mặc dù đây chỉ là một vật liên hệ phụ thuộc trong lòngmột điện thờ. Phù đồ là vật kiến trúc xưa nhất của Phật Giáo. Thời đó, các tusĩ chỉ cần một chỗ trú ngụ tạm thời trong những hang động; cònnhững cơ sở lớn dùng trong việc thờ phụng, với những tượng pháp,thì chỉ bắt đầu khi Phật Giáo Đại thùa phát triển.Những giáo phái Phật Giáo cũng đã có những giải lý khác nhau vềtháp. Chẳng hạn như Tịnh Độ Tông đã cho chúng ta loại tháp HoàPhong (chùa Dâu - Bắc Ninh) hay tháp Cửu Phẩm Liên Hoa (chùa ĐộngNgọ - Hải Hưng) Bút Tháp (Hà Bắc) thì biểu trưng các tầng tháp vềcác kiếp tu của con người (Tam phẩm vãn sanh). Những ngọn tháp có8 mặt thì lại biểu hiện cho 8 hướng trong ý thức Phật pháp viễnchiếu tám phương.Kiến trúc của những tháp Trung Hoa được xây chắc chắn, cho nêncác tầng tháp phía trên nhô ra không lớn lắm. Nhưng khi những ngôi tháp được truyền sang Nhật Bản và Hàn Quốc, thì thân tháplại có phần nhỏ, các lớp mái thì lại mở rộng ra.Phật Giáo Mật Tông Tây Tạng khi xây tháp thì chủ trương xây theo loại hình "Cối Kinh". Phật Giáo Tiểu thừa thì về sau đã chuyển đổi loại tháp "bát úp" để trở thành những loại "That" (That Luồng) hay "Vát". Những loại tháp nầy thì xây theo hình chuông.Những ngôi tháp nầy chính là ngôi đền thờ, trong đó thờ đức ThíchCa Mâu Ni. Những loại tháp không có tầng nầy được gọi là "Hoả châu tháp". Người ta kể rằng Cao Biền đã cho đúc "Bát Vạn Sơn Tháp" dùng để trấn yểm các mạch trên đất Giao Chỉ. Nhưng di tíchnầy đã không tồn tại nữa.
Các đặc tính và dân tộc tính
Cần phân biệt kiểu tháp Ấn Độ và kiểu tháp Trung Hoa, Việt Nam. Tháp theo nghĩa Ấn Độ, là một kiến trúc theo chiều cao, không phải theo dạng thứcnhà ở, nghĩa là không có khoảng không gian bên trong kiến trúcnầy. Kiến trúc của tháp tạo ra để tạo "không giao chứa đựng". Táptheo nguyên nghĩa vốn là ngôi mộ, tức là bình đồ kiến trúc đặc. Tự ngôi tháp là biểu tượng thờ Phật từ nguyên ủy, được đặt bên ngoài kiến trúc chứ không phải bên trong kiến trúc. Đây là nộidung và hình thứ của tháp (stupa) của Ấn Độ.
Tuy nhiên những tháp của Việt Nam và Trung Hoa thì lại pháttriển theo kiểu "kiến trúc nhà". Cũng có khoảng không gian bên trong tháp. Xét về mặt kiến trúc, những ngôi tháp Trung Hoa chia ra 2 phần: phầm diêm thức và phần lầu thức. Diêm thức là kiến trúccó nhiều điểm nhô ra. Tiêu biểu cho loại nầy tháp ở Tung Nhạc Tự tại Khai Phong. Tháp bằng gạch, bình đồ 12 cạnh, 15 tầng. Tầng dưới là một phòng bát giác với 4 cửa. Các tầng trên thì được xâybằng gạch nhô ra dần, rồi đặt cấp vào dần thành ra "diêm". Các tầng sát nhau, có tam cấp lên. Còn lầu thức thì tháp được xây theo kiến trúc lầu, vốn bằng gỗ, mỗi tầng có mái lợp nhô ra.Tiêu biểu là tháp Thích Ca của Phật Cung Tự (Sơn Tây).Ở nước ta, tháp kết cấu bằng gỗ duy nhất là tháp Một Cột ở HàHội. Tháp kiểu nầy không dùng đến "đấu củng" để chịu sức nặng, màlại dùng các đà ngang và các "con sơn". Tháp Bình Sơn thuộc vềloại diệm thức, tuy nhiên ban đầu có thể là xây theo kiểu lầuthức. Trong lòng tháp trước có tam cấp, nay đã mất. Tháp Cổ Lễ(Nam Hà) và tháp Thiên Mụ (Huế) có tam cấp lên tận tầng trêncùng.Đó là những dạng thức cơ bản của tháp.
Những ngôi tháp điển hình
Tháp Hoà Phong Chùa Pháp Vân (tức chùa Dâu) được xây dựng ngay cạnh toà thành cổ Luy Lâu; đây cũng chính là tu viện của ngài Khâu Đà La hồi cuối thế kỷ thứ II. Ngày nay di tích của chùa nầy vẫn còn. Về phương diện kiến trúc, ngôi chùa đã có nhiều thay đổi qua những lần trùng tu; lần trùngtu sau cùng thực hiện vào năm 1974. Tuy nhiên, tục thờ cúng thìvẫn như cũ; việc thờ "sanh thực khí" vẫn còn lưu hành (tín ngưỡngphồn thực). Trước chùa Dâu có một ngôi tháp xây bằng gạch, cao vào khoảng 17 mét, có 3 tầng, gọi là tháp Hoà Phong. Tháp dựng ở sân chùa Pháp Vân ngày nay còn lại xây bằng loại gạch nung già để trần (không tô), tường rất dày, hình đồ vuông.
Những tầng cách nhau bằng những vành mái nhỏ, mỗi tầng đều có trổcửa cuốn tò vò nằm trong ô chữ nhật cả bốn mặt, nhưng trong lòng thì để thông suốt từ nền tháp lên đến vòm nóc.Vòm mái tháp thì xây cuốn bằng gạch, trông bề ngoài uốn khum như mái long đình. Những đường bờ bằng đá, từ chân bệ, một hồ lô hình bầu rượu đặt trên chóp mái, chạy đổ xuống viền 4 cạnh mái. Những di tích cho thấy những đầu rồng nầy trước kia có ngậm những chùm chuông khánh, gọi là "lục nhạc" rủ xuống ở các cạnh góc tháp. Tương truyền rằng tháp nầy trước lên đến 9 tầng, nhưng sau những cơn mưa bão đã bị suy thoái dần.
Mặt trước ở tầng hai có gắn bảng đá khắc chữ "Hoà Phong Tháp". "Hoàng Triều Vĩnh Hựu Tam Niên tuế thứ Đinh Tỵ, trọng thu cốc nhật". (ngày tốt, tháng tám, năm Đinh Tỵ, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ ba -1737- Có thể đây là niên đại trùng tu ngôi tháp nầy. Chân tháp hình vuông, mỗi cạnh vào khoảng 7 mét. Tầng dưới có bốn cửa vòm. Trong tháp, có treo một quả chuông đồng đúc vào tháng 4năm 1793, một chiếc khánh được đúc năm 1817 đời vua Gia Long. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 mét ở bốn góc. Trước tháp phía bên phải có tấm bia hình vuông, được dựng lên vào năm 1738; bên tráicó tượng một con cừu đá, dài 1,33 mét, cao 0,80 mét, trông giống như hình dạng con cừu được tạc tại lăng Sĩ Nhiếp (tại thôn Tam Á, xã Gia Đông). Bố trí của hình con cừu nầy được nằm gọn trong một khối hình chữ nhật; sừng cừu uốn cong hình như hình cung, tai dài, có râu chải thẳng xuống rất đều đặn, nét tinh vi. Những chân cừu quỳ gập lại; trên đầu gối cừu có khắc hình hai hình hoa nhỏ, mà cánh hoa là những cung tụ lại ở nhụy hoa.
Trên đai thể thì hình tượng nghệ thuật nầy khá hiếm hoi trong nghệ thuật điêu khắc Việt Nam kể cả thời đại Lý, Trần. Có lẽ tượng nầy là dấu vết duy nhất còn sót lại từ đời nhà Hán.Lan can bậc cửa trước của tháp Hoà Phong được chạm khắc công phu, thành khối tượng hình tròn. Mỗi bên có hình một con sóc (theo kiểu ginara của Ấn), nằm phủ phục, theo tư thế đang cố muốn bòtừ phía trên lần xuống dưới. Nhìn chung, tượng sóc tạc theo thể hình khối, cho nên trông hơi thô. Trên cổ có đeo lục lạc, mặt hơi ngửa lên phía trên, mắt tròn xoe. Những chùm râu từ tai mọc vòng qua cằm; chân sóc có bốnngón dài chụm khít lại với nhau.
Tất cả những chi tiết tạo hình nầy cho thấy rõ đường nét nghệ thuật đời Trần. Tháp nầy được trang hoàng bằng những đường trụ viền ở cạnh góc tháp và bằng hàng gạch Tàu, nhô dần ra, đỡ lấy những tầng máinhỏ. Dưới chân tháp Hoà Phong có dựng cây bia đá, khắc một bài văn, đại ý là: Trong niên hiệu Vĩnh Hựu nhà Lê, nhà sư trụ trì phápdanh là Tĩnh Mộ cùng đệ tử thấy ngôi tháp cổ nơi đây đã đổ nát nhiều, cho nên đã hô hào tín hữu thập phương góp công của đ ểtrùng tu lại.
Trên bi ký có ghi rõ năm dựng lên bia nầy là 1738 (Hoàng Triều Vĩnh Hựu, tứ niên, tuế thứ Mậu Ngọ, Mạnh Hạ, cốc nhật).Ở phía cuối sân chùa Dâu, khi trèo qua ba bậc cấp bằng đá, thì đến ngôi Tiền Đường. Những cấp bậc nầy chạy suốt năm gian giữa.tại gian chính giữa, có hai thành bậc đá, chạm hình rồng. Hình thể con rồng tại đây trong tư thế uốn lượn sóng, nhô lên thànhnăm đoạn. Trên mình phủ những lớp vảy đơn. Trên sống lưng rồng có đường vẩy, hình răng cưa; bờm của rồng uốn theo đường sóng, nếpthu nhỏ dần lại về phía trên lưng. Hai sừng rồng nhú dài, phânhai nhánh nhỏ, mắt tròn, lông mày dài, dai đầu xoáy ốc, mũi phồng to, răng nanh nhô ra, mào ngắp, cằm dài, miệng có ngậm ngọc. Chân trước nâng cằm lên. Những chi tiết cấu tạo hình rồng trên đâycho thấy rất rõ nét chạm khắc thuộc đời Trần.
Những cột kinh tại Hoa Lư
Tại thành Hoa Lư, có chùa Nhất Trụ (Một Cột). Ngôi chùa hiện tạikhông phải là theo kiểu kiến trúc cổ qua những lần trùng tu. Chùa nầy có tên là chùa Nhất Trụ, vì trước chùa hiện còn một trụ đá chiều cao đến 3 mét. Cột có 8 mặt, có khắc bài "Thần chú" trongkinh Lăng Nghiêm (Surangam Sutra). Ngoài ra còn có một số bài kệ, phần cuối có những dòng chữ của vua Lê Đại Hành đã ban lệnh dựnglên cột đá (năm 995).
Trong những công trình khai quật và nghiên cứu vừa qua, đã tìm thấy được khoảng 20 cột đá, có chạm khắc các minh văn, có những liên quan đến Phật Giáo. Hầu hết đều khai quật được hai bên bờsông Hoàng Long, vị trí cách đền thờ của vua Đinh Tiên Hoàng chừng 2 cây số. Trên một cột đá tìm ra được vào tháng 2 năm 1963 có ghi dòng chữ "Nam Việt Vương Đinh Khuông Liễn" (con trai của vua Đinh Tiên Hoàng), dựng lên vào năm Quý Dậu (973) khoảng 100 cột kinh như thế. Trên cột nầy lại có khắc bài "thần chú" Phật Đỉnh Tôn thắng Đà La Ni (Usisa Vijaya Dharani) bằng Hán Văn ghi âm theo Phạn Văn.
Ngoài ra, trên một cột kinh khai quật được vào năm 1964, bên cạnh bài chú Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni ra, lại còn có một bài kệ bằng Hán Văn. Qua nội dung của bài kệ nói trên, có nói đến một thần điện Đại Thừa Phật Giáo, với những đức Phật, Bồ Tát, La Hán, Kim Cương, các vị thần Thiện, Ác, Diêm Vương, đoàn quỷ Dạ Xoa, dưới quyền sai khiến của thần Tán Chi (Sanjaya). Nhiều tài liệu được ghi trên phần phụ chú của các cột kinh; chẳng hạn như trên một cột kinh được tìm thấy năm 1987 có ghi: Nam Việt Vương Đinh Khuông Liễn đã dựng 100 bảo tràng (Ratnadhvaja) để cầu nguyện cho linh hồn của người em là Đinh Noa Tăng bị ông giết. Tội trạng bị giết là vì "không trung hiếu thờ cha và trưởng huynh". Nhìn chung lại, những cột kinh tìm thấy chung quanh đền vua Đinh Tiên Hoàng có những niên hiệu không giống nhau. Mỗi cột kinh đều nói lên một sự kiện quan trọng và mang tính chất cầu đảo. Trêntất cả các cột kinh đều có khắc bài chú "Phật Đỉnh Tôn Thắng Đà La Ni" (Đà La Ni = thần chú).
Tháp đời nhà Lý
Trong những giai đoạn đầu tiên trong việc hành đạo và truyền đạotại nước ta, những sư tăng đều thực hiện ở các tháp hơn là chùa như sau nầy. Vua Lý Thánh Tông cho xây 4 tháp lớn: tháp Đại thắng Tư Thiên tức là tháp Báo Thiên (1057) tháp Tường Long (1057 - 1059), tháp chùa Phật Tích (1066), tháp Thăng Bình(1068). Vua Lý Nhân Tông cũng cho xây rất nhiều tháp. Có những tháp phảixây trong nhiều năm mới hoàn tất. Chùa Lãm Sơn (tức chùa Dạm -Hà Bắc) dựng cây tháp lớn từ năm 1088 cho đến cuối năm 1094;năm 1105 lại cho xây thêm ba tháp nữa. Năm 1105, cho sửa chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) đã cho xây hai thápbằng sứ trắng và trang trí rất lộng lẫy, quy mô.Tháp Vạn Phong Thành Thiện ở núi Chương Sơn xây từ năm 1108 chođến 1117 mới hoàn tất; sau lại tu sửa thêm nhiều lần kế tiếp. Năm 1110 khánh thành bảy bảo tháp và tháp Sùng Thiện Diên Linh ở chùa Đọi (Nam Hà), được khánh thành trang nghiêm vào tháng chín năm 1121.
Trong số gần 20 ngọn tháp kể trên, cho đến sau nầy đều bị hủy hoại, những phế tích cũng đã bị vùi lấp; những thập niên gần lại đây mới khai quật được một ít, nhưng vẫn chưa phục chế lại những vị trí cần thiết. Nhiều cuộc khai quật sớm hơn. Tháp Báo Thiên được khai quật mộtphần vào năm 1791, được Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án dã ghi những gì đã chứng kiến trong những tác phẩm của họ (Vũ Trung Tùy Bút). Những ngôi tháp Phật Tích, Chương Sơn và Tường Long (Hải Phòng) đã được những nhà khảo cổ học trong và ngoài nước khai quật nghiên cứu trong mấy chục năm vừa qua. Họ đã tìm thấy được một số bộ phận củatháp, nhất là phần nền móng.
Về tháp chùa Đội (Nam Hà) chưa khai quật, tuy nhiên hiện còn giữ gìn được một số bộ phận của thápdùng làm căn bản để tìm hiểu những nét khá quát. Tất cả những ngôi tháp nói trên đều xây dựng trong quy mô lớn, thực hiện giống như một đền thờ như tại Ấn Độ; được xây dựng bằng những loại chất liệu khác nhau, có nhiều bộ phận được dùng gạchvà chất kết dính khá vững chắc. Điều đáng nói là những viên gạch dùng trong việc kiến tạo nầy đều có ghi rõ thời điểm sản xuất.Thông thường ghi năm sản xuất (1057, 1059) như trường hợp gạch xây tại các tháp Báo Thiên (Đại Thắng Tư Thiên), Phật Tích, TườngLong; cũng có nơi ghi năm sản xuất là 1105 như tại tháp Chương Sơn. Tại đây dùng cả hai thứ gạch.
Căn cứ vào những vết tích được bảo lưu, thêm vào những tài liệuthư tịch cổ rải rác đó đây, có thể cho biết được những nét cơ bản về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và bài trí của những ngôi thápnầy. Ngoại trừ ngôi tháp Báo Thiên được xây như một đài tưởng niệm chiến sĩ được xây lên giữ kinh thành Thăng Long, nằm trên địa diện của đường phố như còn thấy hiện nay, còn những ngôi tháp khác mang tính chất thờ phụng như tháp chùa Phật Tích,Tường Long, Chương Sơn và chùa Đọi (tháp Sùng Thiên Diên Linh) đều được dựng lên ở lưng chừng núi đất lẫn núi đá không cao lắm,đột khởi giữa vùng đồng bằng, cho nên trở thành những thắng cảnhuy nghi, trang nghiêm "như chọc thẳng lên trời xanh" (Phạm SưMạnh), thường lấy thế núi, thế đồi cao làm nền tảng, có đủ tiềnán, hậu chẩm, sơn triều, thủy tụ, thanh long, bạch hổ.Về chiều cao: Cho đến nay, với những phương thức nghiên cứu khoahọc, hình thái học và tỷ giảo học, cũng khó biết rõ được chiềucao chắc thật của những tháp nầy. Theo Việt Sử Luợc thì tháp Báo Thiên được ghi là "cao vài mươi trượng, ngọn tháp lại được đúc bằng đồng, có khắc những chữ "Đạo Ly Thiên". Chừng đó cũng đủ thấy được ấn tượng lớn lao của tháp,như nhà thơ Phạm Sư Mạnh, đời Trần trong "Hiệp Thạch Tập" có hình dung chiều cao của tháp là một "cây cột trụ chống trời" và cảnh trí toàn vùng, thì tháp hiện ra "cao sừng sững trội hẳn lên, đểgiữ vững kinh kỳ".
Với nhận định nầy cho thấy được cảnh quan khác thường của tháp giữa kinh thành Thăng Long đời Lý đã chiếm giữ vị trí trang trọng là chừng nào. Tháp nầy được dựng lên sau khi đã có chùa rồi, nhưng thời giancách nhau thì không muộn lắm nằm trong tổng thể của chương trìnhxây dựng. Tháp Báo Thiên với tính chất như một đài chiến thắng của nhà Lý,t hì số tầng là 12 (con số chẵn). Có nơi ghi là cao đến 30 tầng(?).
Tháp Tường Long:
Tháp nầy ở Hải Phòng cũng là một kỳ công khác. Cho đến đời nhà Nguyễn tức là trải qua 8 thế kỷ sau đó, tháp nầy còn được cáctác giả trong "Đại Nam Nhất Thống Chí" ghi là "cao đến một trăm thước". Cuộc khai quật thành công vào năm 1978 đã tìm được rõ nétnền của tháp: "lõi tháp hình vuông, cạnh vào khoảng 8 mét, xây bằng gạch chỉ, bên ngoài tháp được ốp bằng loại đất nung" (Khảo Cổ Học). Một tấm bia khai quật được ghi niên đại là 1686 cho biết "Tháp cao ngàn trượng (?), trong có pho tượng Phật cao 6 thước". Pho tượng tháp Tường Long nay vẫn còn, đo thì thấy có chiều cao 1,84 thước, tức là 6 thước đời nhà Lý. Nhưng nói đến chiều cao đến"ngàn trượng" thì rõ ràng là con số biểu trưng "rất cao" không phải là số học. Nhiều nhà nghiên cứu Tây Phương thuộc trường Viễn Đông Bác Cổ đãra công khảo chứu về tháp Tường Long.
Tháng sáu năm 1940, nhà khảo cổ L. Bezacier đã ra công khai quật căn cứ theo những tư liệu tìm kiếm. Ông cho biết: Khu gạch nền xếp vuông, mỗi cạnh là 8.50 mét, bề dày 2,15 mét. Theo ông thì đây là chân của tháp. Nhưng một số nhà nghiên cứu khác tỏ ra hoài nghi.
Tháp Chương Sơn (Vạn Phong Thành Thiện):
Tháp nầy chỉ lưu lạinền móng hình vuông, mỗi cạnh đo được 19 mét, xây bằng đá. Những thành phần khác chỉ được các nhà nghiên cứu so sánh các tháp khác và bối cảnh chung quanh để mô tả.Căn cứ vào những sử liệu ghi chép tản mạn và những di tích, dichỉ của những phế tháp khai quật được cho thấy rằng: Trong thời nhà Lý, những nghệ nhân trong ngành xây dựng đã từng xâp tháp đềnbằng đá và gạch với nhau, chất kết dính vững, như trường hợp tháp Chương Sơn, tháp Phật Tích, tháp chùa Đọi, cũng có trường hợp dùng cách ốp đất nung thêm vào bên ngoài, như trường hợp tháp Tường Long ở Hải Phòng; lại có ngôi tháp dùng toàn bằng đá như tháp chùa Dạm.
Môt số nhỏ các tháp xây gốm sứ như tháp chùa Diên Hựu trong lần xây cất đầu tiên. Tháp Báo Thiên có chỏm trên cùng bằng đồng tinh chất, như nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy rằng những ngọn tháp nổi tiếng về đời Lý tại kinh thành Thăng Long cũng như tại những vùng đồi núi, cho đến nay không tồn tại,kể cả những lần trùng tu; tuy nhiên hình ảnh tổng quan có thể căncứ vào những viên gạch để minh định vài phần. Tháp chùa Phật Tích, nền tháp chùa Tường Long, những chi tiết được ghi chép trên văn bia chùa Đọi... những dấu ấn ghi lại đã khẳng quyết rằng đâylà những ngọn tháp nhiều tầng (đa số là con số lẻ: 3 tầng, 5tầng, 7 tầng, 11 tầng...) càng lên cao chừng nào thì lại càng thu nhỏ lại theo những tỷ lệ cần thiết.
Tháp còn lưu lại qua nhiều đời chứng tỏ: - Tường tháp xây rất dày, có thể chịu đựng được sức ma sát của khí hậu nhiệt đới. - Chiều cao từng tầng, tính toán xác đáng, hoà hợp, cân xứng, cósức chịu đựng vững. Những chuyển biến về chiều cao thu nhỏ lại từ từ, không đột ngột. - Hai bên cửa khắc chạm những ổ rồng, những ổ hoa, dàn ra điều hoà, đăng đối.- Trên cùng của tháp xây bằng một hàng gạch, có độ cao dần, từ giữa ra góc, để tạo thành đầu đao, có mái cong như cánh xoè ra.Dưới mái tường có những chạc đấu nhô ra để làm bệ cho những mẫu điêu khắc: hình hoa văn, hình tượng, hình chim thần (garuda)... - Cửa lên thường xây bên trong, một số xây bên ngoài, chia ra nhiều bậc, càng lên càng thu nhỏ lại vừa phải .- Tượng Kim Cương: Kim Cương và Hộ Pháp thường chạm khắc hay dựnglên hai bên cửa chính, kể từ dưới cùng. - Thông thường, những tháp xây cao như thế không đứng trơ trụi, đơn độc; vì chung quanh tháp thường có những hành lang giải vũ hai bên; lại có những toà nhà thờ, bên phải và bên trái cân xứng nhau. Cây cối chung quanh thường được chăm sóc khiến cho toàn cảnh thêm hùng vĩ, gần với thiên nhiên, phát triển bề rộnglẫn bề sâu. Thông thường, tháp được xây bên cạnh các ngôi chùa; tuy nhiên trong kiến trúc đời Lý, tháp được xây như kiến trúc chính. Chiều cao vời vợi của tháp trở thành trọng điểm cho toàn bộ cảnh quan. Như vậy, những ngôi tháp vào thời nầy chưa hẳn là mộ của các vị sưtrong chùa, mà chính là những đền thờ.
Tháp đời nhà Trần
Những ngôi tháp xây dựng đời nhà Trần chính là sự tiếp nối thêm những ông trình đời Lý, số lượng khá nhiều, có vị trí quan trọng trong kiến trúc Phật Giáo của giai đoạn nầy. Những ngôi tháp nầy được dựng lên không ngoài mục đích làm nơi thờ Phật, có tính chấtkỷ niệm, như tháp Phổ Minh (Hà Nam Ninh) tháp Bình Sơn (Lập Thạch, Vĩnh Phú) tháp Bảo Thắng, chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều,Quảng Ninh)... Cũng có tháp để làm mộ của các sư tăng, như các tháp của vua Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang (Trúc Lâm tam Tổ) ở quần thể chùa chiền núi Yên Tử.
Ngoài ra, còn có nhiều tháp nhỏ được làm ra để trong vật thờ cùng các chùa làm như tháp gốm tráng men ở chùa Chò (Bình Xuyên, Vĩnh Phú) hay tháp đất nung ở hang Thiện Kế (Tuyên Quang) và các tháp tìm thấy vùng Hà Nội.Trong những ngôi tháp đời nhà Trần, cũng có những tháp vốn đã cótừ đời Lý bị hư hỏng, nên trùng tu lại; có tháp làm hoàn toàn trên nền tháp cũ, như trường hợp tháp Linh Tế.
So với những tháp đời Lý, tháp đời Trần có kích thước nhỏ hơn, tuy nhiên, xét về kiểu thức hình dáng, đều giống nhau ít nhất trên những phần đại cương. Đây là những tháp gồm nhiều tầng mặtcắt vuông; cũng có một số tháp mặt cắt hình lục giác (tháp vua Trần Nhân Tông); càng lên cao thì hình thể của các tầng càng nhỏ dần theo tỷ lệ; tận cùng là một khối tròn vút nhọn như hình quảbầu. Các tầng tháp thường có mái hẹp nhô ra và các mặt đều trổ cữa, nhưng trừ cửa dưới cùng ra, các cửa nầy đều là cửa giả (tượngtrưng). Ngay cả về độ cao của tầng dưới cùng cũng có kích thước trội hẳn, các tầng khác thì hẹp và đặc kín.
Tính chất tháp:
Vào đời nhà Lý các tháp thường là kiến trúc chính, là trung tâm điểm của toàn bộ ngôi chùa. Tuy nhiên các tháp của đời Trần đều là những kiến trúc có tínhchất phụ thêm cho quần thể chùa chiền. Chẳng hạn: tháp Phổ Minh ởchùa Phổ Minh, tháp Bình Sơn ở chùa Vĩnh Khánh, tháp Trần NhânTông ở chùa Hoa Yên. Những tháp nầy thường xây phía trước sânchùa, cao vút lên, trông như cột nêu khổng lồ, như để phô trương bề thế của mình. Những điệu thức trang trí của các tháp đời trần cũng không được phong phú như tháp đời Lý trước đó. Không còn thấynhững tượng Kim Cương đứng gác hở các cửa, những loại hình "tiên nữ hứng ngọc" ở đỉnh tháp, những loại chim thần; đa số chỉ là những hoa văn hònhrồng hay hoa lá. Trong việc sử dụng những chất lịêu cũng như về kỹ thuật xây dựng, những nghệ nhân xây dựng đời Trần đã tiếp thu và phá huy được truyền thống vốn có từ đời Lý. Nhiều tháp đời trầnđược dựng lên, kết hợp giữa đá, gạch và chất kết dính. Có một sốtháp bằng đất nung như kiểu tháp Chăm - Pa. Những nghệ nhân cũng đã sử dụng các mộng én và các hồ vữa kết dính đẻ gắn ác thành phần kiến trúc lại với nhau. Cũng cónơi, họ dùng dây đồng dùi xuyên qua gạch, để tăng thêm độ bền nhiều hơn. Họ còn biết dùng chữ để đánh dấu các tầng tháp, để công trình tiến hành nhanh chóng và có hệ thống, tránh nhầm lẫn.
Tháp Bình Sơn
Chùa và tháp Vĩnh Khánh nằm trong địa phận của xã Tam Sơn, tỉnh Vĩnh Phú. Tài liệu trong Đại Việt Dư Địa Chí có ghi: Chùa Vĩnh Khánh còn có tên gọi là chùa Then do Trần Thánh Tôn xuống chiếu xây cất. Phần chính của công trình nầy đã được xây ở trên một ngọn đồi cao, phong cảnh hùng tráng. Ngày trước, ngôi chùa nầy nổi tiếng có nhiều danh tăng trú trì để truyền Chánh pháp. Nhưng sau đó, cuộc chiến với nhà Minh bị tàn phá gần như toàn vẹn, không còn có một vết tích gì của ngôi chùa chính nầy.Điều đáng nói trong những di tích sót lại là ngôi tháp cổ kính, gọi là tháp Bình Sơn (có sách ghi là Đình Sơn). Tháp Bình Sơn được xây ngay ởtrước chùa Vĩnh Khánh, toàn bằng gạch nung, màu đỏ pha sắc đen.
Kiểu xây gần giống kỹ thuật xây dựng của Chiêm Thành. Niên đại xây ngôi tháp cổ kính nầy chưa rõ vào lúc nào qua những chứng liệu hiếm hoi còn để lại. Theo một nhận định của nhà khảo cổ danh tiếng của trường Viễn Đông Bác Cổ là Bezacier thì ngôi chùa nầy đã được dựng lên đầu tiên từ thời Bắc Thuộc, nhưng không có được những chứng cứ để dẫn giải. Trong khi đó thì một số sử liệu Tây Phương khác thì cho rằng ngôi chùa nầy đã được dựng lên lần đầutiên vào đời nhà Lý.
Nhưng tất cả những điều nhận định khác nhau trên đâyđang còn trong vòng nghi vấn về mặt sử liệu. Theo Trần Lâm Biên một trong những nhà nghiên cứu của Hà Nội gần đây thì ngôi tháp chỉ có thể vào thế kỷ XVI. Tháp Bình Sơn phía dưới cùng có hình vuông, bốn góc không rõ cạnh, đượctrang trí bằng những mẫu cành lá và hoa văn, nhưng cũng đã mờ dần theothời gian vì chất liệu kiến trúc không vững chắc. Tính ra thì mỗi cạnhchừng vào khoảng 4,45 mét trong khu kiến trúc cũ. Chiều cao vào khoảng15m, nhưng phần trên đã bị gãy đổ từ nhiều thế kỷ về trước không đượctrùng tu lại. Những tầng trên của ngôi tháp nầy đã bị phá khá nhiều, naychỉ còn lại là 11 tầng, nhưng 3 tầng trên đã hư hại đến 50%. Theo những nhà khảo cổ thì có thể lúc đầu lên đến 14 tầng hay nhiều hơnthế nữa. Những chi tiết cấu trúc của toàn bộ ngôi tháp khá tỉ mỉ và công phu. Nền của tháp được xây theo hình hoa sen, gồm có ba lớp cánh chìa lên trên, còn tám cánh kia thì vươn ra phía ngoài. Cửa tháp nhỏ hơn nếuso với toàn bộ những ngôi tháp cùng thể loại và cùng thời kỳ.
Theo những dư luận thì trong tháp có chứa nhiều di vật quý giá, nhưng đến nay thì trống không. Hai bên xây hai hàng gạch theo hình chữ nhật. Những hình lá bồ đề bên trong có những hình rồng ở phía trước cửa. Mái nhỏ giữa 2 tầng uốn cong vút, kết bằng những sành sứ theo hình sóng nước và hoa văn, chen vào những mặt nguyệt tròn trịa, những hoa sen và hình kỷ hà như đã thấy trong nhiều tháp cùng loại đời Lý. Lớp ngói giả bọc ngoài những mái xuôi, cho thấy được những kỹ xảo trong nghệ thuật cấu trúc khá tinh vi, hài hoà và khá cân đối. Tất cả đều làm bằng gốm, nhưng nước men tráng khá tốt, đến nay vẫn cònthấy được một số nét chính. Thông thường, những đài kết của các tháp đềulà hoa mai 6 cánh xoè ra khá mỹ thuật.
Tháp Phổ Minh
Kiến trúc đời Trần được bảo tồn khá nguyên vẹn ở đây là tháp Phổ Minh. Tháp nầy nằm trước nhà tiền đường, đối diện với bộ cánh cưa trên và cao vượt lên. Tháp xây muộn hơn chùa, khi quy mô chùa được mởrộng. Giá trị nghệ thuật của tháp, theo nhiều nhà nghiên cứu, đã dành cho tháp một vị trí xứng đáng trong toàn bộ lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Nhiều viên gạch xây tháp ghi rõ niên hiệu "Hưng Long năm thứ 13"(tức năm 1305). Nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào đây để ghi niên hiệu kiến tạo tháp.Tháp được xây trên một sân nhỏ hình vuông, mỗi chiều khoảng 8,7mét, ăn sâu xuống đất khoảng 0,5 mét. Chung quanh sân tháp có tường hoa bao bọc. các góc sân có xây câycột, mà đỉnh cột là hộp đèn lồng. Mỗi mặt tường đều có trổ một cửa ra vào chính giữa.
Phía ngoài các cửa sân tháp có hai thành bậc, có chạm tượng rồng bằng đá; những tượng bị hư hỏng thì được đắp thêm bằng vôi vữa.Phía trong có bậc tam cấp, đi sâu xuống sân. Riêng chỗ tam cấp của mặt cửa bên trong, có xây chắn lõm xuống, thành một kiểu bể thiêu hương nhỏ, dùng để đốt vàng mả.Trong sân, phía trước tháp có một chiếc chậu lớn đưng đầy cátdùng để đốt nhang.Tháp nầy có chiều cao 20,7 mét, gồm 14 tầng.Chân đế tháp hình vuông, cạnh dài khoảng 5,2 mét Nền tháp và tầng thứ nhất thì được xây bằng đá; những tầng khác thì nguyên xưa làm bằng gạch mộc. Tầng nào cũng trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái.tầng tháp thứ nhất đặt trên bệ đá, có hai lớp cánh sen, lớp dưới thì chúc xuống; lớp trên ngửa lên, đỡ lấy đáy tháp hình vuông; mỗi cạnh rộng khoảng 5 mét. Bệ và tầng thứ nhất có những hình chạm nông trên mặt đá: hoa lá, sóng nước, mây cuốn; đây là những nét đặc trưng về phong cách trang trí của đời Trần. Mặt ngoài của những viên gạch của tầng trên của ngôi tháp được trang trí hình rồng. nhưng khoảng đầu thế kỷ XX, khi tu bổ lại chuà, thì đã trát vữa kín hết mô hình trang trí. Thành thử, nếu tìm hiểu vẻ đẹp cổ kính của tháp nầy, chỉ có thể tìm ở kiểu dáng và các hoa văn chạm trên phần đá của tháp.
Chạm khắc: Tại cấp cuối của phần nền, trước khi vào tầng thứnhất, ở mặt ngoài có những nét rạch nong tạo thành một vành đaitrang trí, xen kẻ hoa lá chéo nhau, những hoa hình tròn, cánh hoa ngã vòng quanh. Ở giữa, có cánh hoa cất lên và xoáy ốc.vành đai nầy là bức diềm những nét khắc hình hoa lá, cân đối, đều đặn bao quanh. Cửa tháp: bốn cửa tháp của tầng dưới, có gờ nhô ra; trên mặt gờ nhẵn, có những đường khắc rạch những hình hoa lá được cách điệu. Hoa sáu cánh, có vòng tròn ở tâm, cánh hoa được toả ngược ra hai nhánh, lượn thành đường xoắn ốc. Hai bên có những lá nhỏ, đan sát nhau. Mô hình khác: Trong lòng của tầng tháp đá, từ dưới nền nhô lên khối đá mặt hình vuông là bệ tượng. Sau nầy có khắc bàn cờ tướng.Trên vòm trần, có khắc vòng tròn, có khắc chạm nổi lên hình hai con rồng.
Tháp đời Nguyễn
Tháp Bồ đề chùa Từ Hiếu:
Tháp Bồ Đề được lập lên để thờ Tuyên Quận Vương, một Tôn thất nhà Nguyễn từng đóng góp nhiều trong các chươngtrình xây dựng ban đầu. Tháp nầy cũng dùng để tàng trữ nhiều kinhsách, Phật bảo, sắc phong của nhà vua.Tháp bị tàn phá nhiều lần,nhưng vẫn còn giữ được những tài liệu kinh sách quý giá. Về phíatrái là phần nằm sát với khuôn viên của chùa Từ Hiếu, có lăng củabà Tuyên Phi Lê Thị Nhàn, một trong những phụ nữ đóng góp nhiềucông sức tu bổ sau nầy. Lăng tẫm nầy được bao quanh bởi những lathành cao và rộng, dài chừng 30 mét, rộng 33 mét, lát toàn bằng đá ong. Đây là lăng tẩm duy nhất của triều Nguyễn đến nay vẫn còn được nguyên vẹn trong khi những di tích khác đã không còn nữa. Về kiến trúc đại thể, chùa Từ Hiếu xây theo hình chữ khẩu, được bao kín bốn phía trong một khung cảnh thâm u. Chánh điện thờ đức Thích Ca trong dạng Tuyết Sơn; hai bên là tượng của đức Phật Di Đà và Di Lặc. Phía sau chùa là một ngôi biểu tự dùng trong việc thờ cúng vị tổ khai sáng ngôi chùa nầy. Nhà hậu có tên là Quảng Hiếu đường, ở giữa thờ Ngài Thánh Quang; bên trái là nhà Tổ, thờ những hương linh của các tín đồ thuần thành với ngôi cổ tự nầy. Ngoài ra còn có án thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, một trung thành của vua Gia Long.
Tháp Nguyên Thiều:
Bảo tháp ngài Nguyên Thiều được xây lên sau lưng chùa Quốc Ân, nhưngvề sau thì phần lớn đã bị phá hủy vào trận chiến năm 1755. Hiến Tông Hoàng Đế đã ban Thụy Hiệu cho ngài là Hạnh Đoan Thiền Sư và sai lậpđàn cúng bái trong suốt ba ngày trời. Hoàng Đế đã đích thân đến chiêm bái trong suốt thời gian nầy. Chùa Quốc Ân nổi tiếng là đã lưu trữ nhiều bộ kinh Phật Giáo cùng những Pháp cụ quý giá cho đến nay. Nhiều đại giới đàn cũng được tổ chức tại đây.
Tháp Liễu Quán:
Một công trình kiến trúc nổi tiếng trong vùng nầy là Tháp Liễu Quán.Nghệ thuật xây dựng và điêu khắc của ngôi tháp nầy khá hài hoà, khúc chiết, nếu so với những ngôi tháp các chùa khác. Sau lưng chùa Thuyền Tôn, sâu vào trong núi, còn có một bảo tháp khác, lớn hơn và tinh vi hơn: đó là bảo tháp của ngài Đệ Nhị Tăng Thống Giáo Hội PGVNTN Đại Lão Hoà Thượng Thích Giác Nhiên, cố trụ trì của chùa Thuyền Tôn. Cả hai ngôi tháp nầy được ca tụng là đẹp nhất trong toàn vùng nầy.
Những tài liệu lịch sử Phật Giáo Việt Nam dẫn: Chùa Thuyền Tôn nguyên trước do Hoà Thượng Liễu Quán khai sáng ra vào trung tuần tháng sáu năm 1708 thì hoàn thành. Cơ sở nầy ban đầu còn thô sơ, nhà tranh vách đất, nhưng về sau những vị cao tăng kế nhiệm đã ra công tu bổ dần thêm. Vào trung tuần tháng chín năm Cảnh Hưng thứ bảy (1747), Đàn Việt Chương Thái Giám là Mai Văn Hoan, pháp danh Tế Y, vốn sinh trưởng trong vùng nầy, đã bỏ nhiều công sức và tiền bạc để trùng tu ngôichùa trở nên khang trang hơn. Một bảo tháp dựng lên để thờ ngài Liễu Quán; lại đúc thêm một đại hồng chung mà nay vẫn còn. Mai Văn Hoan cũng đã ra sức vận động thiện nam, tín nữ góp tiền để mua nhiều vùng đất cúng chùa, dùng làm sở phí hương khói quanh năm. Nhờ vậy, càng ngày ngôi chùa trở nên rộng thoáng, đầy đủ những cơ sở tu hành và chiêm bái, tụng niệm. Qua thời kỳ Tây Sơn, chiến tranh xẩy ra vôcùng gay gắt trong vùng nầy; ngôi chùa Thuyền Tôn hư hại gần nhưhoàn toàn, hoang phế đi một thời gian khá lâu.
Cho đến năm 1810, đời vua Gia Long thứ chín, một tín đồ thuần thành tên là Lê Thị Tạ (có sách chép là Lê Thị Tài) đã đứng ra quyên góp để tu sửa lại toàn diện ngôi chùa nầy; hai năm sau thì toàn bộ đã hoàn tất và một lễ trai đàn cũng được tổ chức vào tháng 12 năm đó.Ngoài ra bà ta cũng cho sưu tầm lại nhưng văn khế liên quan đến chùa,vận động để chuộc lại những phần đất bị tranh cướp đi. Thế là chùacó được cơ sở vững chắc để kiện toàn thêm nữa.
Tháp Phước Duyên (Thiên Mụ - Huế)
Tháp Phước Duyên nằm trong khu vực trước chùa Thiên Mụ Huế. Vào trung tuần tháng ba năm Giáp Thìn, niên hiệu Thiệu Trị thứ 4(1844), nhân ngày lễ bát tuần của Thái Hoàng Thái Hậu Nhân Tuyên Tử Khánh (tức Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, bà nội của vua Thiệu Trị), cũng là người nuôi dưỡng vua Thiệu Trị, vì mẹ của vua mất sau khi sanh xong có 13 ngày. Vua cho lập chùa Diệu Đế (nơi vua Thiệu Trị sanh ra và sanh sống lúc còn nhỏ), đồng thời xây tháp bảy tầng trước Nghi Môn chuà Thiên Mụ; tháp được đặt tên là Từ Nhân và đình Hương Nguyện ở trước tháp nầy.
Việc xây tháp Từ Nhân và đình Hương Nguyện được giao cho Hổ Uy Thống chế Huỳnh Văn Hậu làm Đổng Lý. Theo sách Đại Nam Thực Lục Chánh Biên có ghi chép về việc xây ngôi tháp nầy như sau:- Năm Giáp Thìn, Thiệu Trị thứ tư, tháng 3, lập Tháp bảy tầng ở chùa Thiên Mụ. Bắt đầu xây tháp bảy tầng chùa Thiên Mụ gọi là tháp Từ Nhân, trước tháp xây đình Hương Nguyện, giao cho Hổ UyThống Chế là Huỳnh Văn Hậu đổng lý mọi việc...
Việc xây tháp Từ Nhân và đình Hương Nguyện có lẽ cũng do bộ Binh phái thợ và binh lính đến xây cất như trường hợp chùa Diệu Đế (Gia Hội). Hiện chưa biết rõ việc xây tháp nầy được tiến hành như thế nào, vì không còn tài liệu nào lưu trữ; chỉ được biết tháp và đình được hoàn thành vào tháng 7 năm Ất Tị (1845); vua Thiệu Trị cho đổi tên là "Bảo Tháp Phước Duyên". Sách Đại Nam Thực Lục ghi thêm các chi tiết:- Năm Ất Tị, Thiệu Trị thứ 5, tháng 7, đổi tên tháp Thiên Mụ: Tháp Từ Nhân xây xong, nhà vua đổi tên là "Phước Duyên bảo tháp", lấy ý nghĩa là: mười phương công đức phước duyên, muônviệc đều lành...Sau đó, lại mở trai đàn tại chùa Thiên Mụ; sai Thự Chưởng Vệ Tôn Thất Cung và Thị Lang Tôn Thất Hiệp đổng lý việc trai đàn nầy.Khi bảo tháp mới tạo thành, nhà vua và những người trong Hoàng tộc cùng một số văn quan trong triều đến vãn cảnh, đồng thời cũng đã làm thơ văn để lưu niệm việc xây tháp và đình Hương Nguyện. Sau khi tháp Phước Duyên được hoàn thành, các Hoàng tửchọn ngày mồng 6 tháng 7 năm đó (Ất Tị) cung nghinh kim thân Thế Tôn đưa vào bảo tháp và tụng kinh Chúc Hổ. Năm sau (1846) vuaThiệu Trị viết văn bia kể lại việc xây tháp Phước Duyên và bài thơ "Thiên Mụ chung thanh" khắc vào bia đá tại chùa nầy. Tháp Phước Duyên có 7 tầng, cao 5 trượng, 3 thước 2 tấc (21,2mét).
Tháp xây theo hình khối bát giác (có 8 mặt) bên trong, từ tầng thứ 2 trở lên đỉnh có bực thang đi lên theo hình xoắn ốc. Bảy tầng nầy thờ 7 vị Phật khác nhau: Tầng thứ nhất thờ Phật quá khứ Tì Bà Thi; tầng thứ hai thờ Phật Thi Khi; tầng thứ ba thờPhật Thi Xá Phù; tầng thứ tư thờ Phật câu Lưu Tôn; tầng thứ năm thờ Phật Câu Na Hàm Mâu Ni; tầng thứ sáu thờ Phật Ca Diếp; tầng thứ bảy thờ Trung Nhiên Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Văn Phật; đứng hầu hai bên Ngài là Tôn Giả Ca Diếp và Tôn Giả An Nan. Bảy tượng Phật nầy lúc trước bằng vàng y, tượng Phật ở tầng trên cao lớn hơn tượng Phật ở tầng thấp. Tượng Phật Tì Bà Thi ở tầng dưới cùng nặng 25kg, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở tầng thứ 7 nặngđến 300kg.
Nhận xét
Đăng nhận xét