Nói về sự hoành tráng của những ngôi đình, người xưa có câu: “Thứ nhất đình Đông Khang/Thứ nhì đình Bảng, thứ ba đình Diềm”...
Trong tiềm thức của người Việt, khi nói về một ngôi làng thì không thể nhắc đến ngôi đình của làng đó, bởi công trình này là sự kết tinh trí tuệ, công sức và thể diện của người dân cả làng. Có thể nói ngôi đình chính là biểu tượng thiêng liêng của một ngôi làng.
Ngôi đình càng to, đẹp thì người dân trong làng lại càng tự hào. Nói về sự hoành tráng của những ngôi đình, người xưa có câu: “Thứ nhất là đình Đông Khang/Thứ nhì đình Bảng, thứ ba đình Diềm”.
Ngày nay, Đình Đông khang đã không còn do chiến tranh tàn phá, đình Diềm cũng đã biến đổi nhiều, không còn bề thế như xưa. Chỉ còn Đình Bảng vẫn giữ được nguyên vẹn quy mô kiến trúc của mình. Giới kiến trúc cũng đánh giá đây là ngôi đình đẹp nhất của người Việt còn tồn tại cho đến nay:
Dưới đây là những hình ảnh Đất Việt về ngôi đình:
Ngôi đình càng to, đẹp thì người dân trong làng lại càng tự hào. Nói về sự hoành tráng của những ngôi đình, người xưa có câu: “Thứ nhất là đình Đông Khang/Thứ nhì đình Bảng, thứ ba đình Diềm”.
Ngày nay, Đình Đông khang đã không còn do chiến tranh tàn phá, đình Diềm cũng đã biến đổi nhiều, không còn bề thế như xưa. Chỉ còn Đình Bảng vẫn giữ được nguyên vẹn quy mô kiến trúc của mình. Giới kiến trúc cũng đánh giá đây là ngôi đình đẹp nhất của người Việt còn tồn tại cho đến nay:
Dưới đây là những hình ảnh Đất Việt về ngôi đình:
Đình Bảng nằm ở làng Đình Bảng, xưa là làng Cổ Pháp hay tên Nôm là làng Báng, nay thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đình được xây dựng từ năm 1700-1736. Đây là nơi thờ các vị thành hoàng gồm Cao Sơn Đại vương (thần Núi), Thủy Bá Đại vương (thần Nước) và Bách Lệ Đại vương (thần Đất) và sáu vị có công lập lại làng vào thế kỷ 15.
|
Kiến trúc ngôi đình gồm tòa đại đình (Bái đường) đồ sộ nối với hậu cung phía sau theo dạng mặt bằng hình chuôi vồ, còn gọi là kiểu "chữ đinh". Toà đại đình dài 20m, rộng 14m, cao 8m, phần mái rủ xuốngchiếm tới 5,5m.
|
Điểm nhấn trong kiến trúc ngôi đình là sự tỏa rộng trong không gian của mái đình với những đầu đao đồ sộ. Các các đầu đao của Đình Bảng vươn xa nhất trong các các công trình kiến trúc gỗ cổ tại Việt Nam.
|
Đình có kết cấu theo hệ kèo chồng rường, gồm bảy gian hai chái (gian phụ). Đặc biệt, đình mang kiến trúc nhà sàn với sàn gỗ bề thế cao 0,7 mét so với mặt nền, sáu hàng cột ngang và mười hàng cột dọc bằng gỗ lim có đường kính từ 0,55m (cột con) đến 0,65m (với cột mẹ) được kê trên các tảng đá xanh.
|
Mái đình được lợp ngói mũi hài.
|
Các đầu bẩy hiên dưới mái được điêu khắc hoa văn hình mây, rồng cách điệu. |
Hoa văn trang trí phía trên gầm sàn. |
Bộ khung đình rất vững chắc, gắn với nhau bằng các loại mộng theo lối chồng giường "Thượng tam, hạ tứ".
|
Nội thất đình được trang trí với những tác phẩm điêu khắc rất công phu trên rường, cột, xà, thể hiện sự tinh hoa của nghệ thuật chạm khắc thế kỷ 18.
|
Các bức chạm khắc thể hiện nhiều chủ đề phong phú như các loài linh thú, tùng, mai, trúc, bầu rượu, thanh gươm...
|
Mỗi bức chạm khắc là một tác phẩm độc nhất vô nhị, không có sự lặp lại. |
Đặc biệt, hình tượng rồng chiếm một tỷ lệ lớn với số lượng khoảng 500 bản khắc. |
Gian chính điện có sàn thấp, lát gạch lá nem. Gian này có bức cửa Võng lớn, phủ kín một diện rộng, kéo dài từ Thượng lương xuống Hạ xà và mở ngang hết một gian.
|
Bức cửa võng được chạm lộng kết hợp chạm nổi tinh xảo trên cả 7 lớp, 9 ô.
|
Các đề tài điêu khắc chủ yếu ở cửa Võng là tứ linh, tứ quí.... |
Vách gỗ ngăn gian chính điện với hai gian bên cạnh. |
Một chú chó đá trấn giữ bên ngoài tòa đại đình. |
Nhận xét
Đăng nhận xét