SÔNG TÔ LỊCH XƯA

Sông Tô Lịch là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận thủ đô Hà Nội. Dòng chính sông Tô Lịch khi chảy qua các quận huyện: Thanh Xuân, Hoàng Mai và Thanh Trì còn được gọi là Kim Giang. Sông Tô Lịch là một đường bao của kinh đô Thăng Long xưa, nó là một cạnh của tứ giác nước Thăng Long.
“Tứ giác nước” của Giáo sư Trần Quốc Vượng
“Tứ giác nước” của Giáo sư Trần Quốc Vượng
Tên sông Tô Lịch tương truyền lấy từ tên một vị thần sống vào thời nhà Tấn đô hộ xứ Giao Chỉ. Đến thời nhà Đường, nơi đây là vị trí xây dựng thành Đại La.
Họa đồ thành Thăng Long thời Lê với sông Nhị chảy ở phía đông, tháp Báo Thiên ở giữa, vương phủ chúa Trịnh chếch ở phía nam tháp, hồ Tây ở phía bắc và thành Thăng Long gồm hai vòng
Họa đồ thành Thăng Long thời Lê với sông Nhị chảy ở phía đông, tháp Báo Thiên ở giữa, vương phủ chúa Trịnh chếch ở phía nam tháp, hồ Tây ở phía bắc và thành Thăng Long gồm hai vòng lũy nằm giữa hồ Tây và tháp Báo Thiên
001.Bản đồ Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư, năm 1490.
Bản đồ Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư, năm 1490.
002.Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí.
Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí.
002a.Hoàng thành 4-Bản đồ thời Lê Vẽ năm Gia Long thứ 9 (1810)
Bản đồ thời Lê Vẽ năm Gia Long thứ 9 (1810), Nhị Hà(sông Hồng) số 33, Ngòi Tô Lịch số 35
Bản đồ năm 1873
Bản đồ năm 1873
Tô Lịch vốn từng là một phân lưu của sông Hồng, đưa nước từ thượng lưu ở sông Hồng sang sông Nhuệ. Đến đoạn trung lưu, nó gặp hồ Tây (là dấu tích của đoạn sông Hồng cũ, nằm cạnh Quán Thánh) và một phần nước từ hồ Tây được cung cấp cho đoạn sông từ đó đến hạ lưu. Sách Đại Nam nhất thống chí (soạn giữa thế kỷ 19) đã viết[1]:
Bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Hồng. Cửa ô ngoài cùng bìa phải là vị trí Ô Quan Chưởng (phố Hàng Chiếu) ngày nay.
Bến cảng nằm ở nơi hợp lưu của sông Tô Lịch và sông Hồng. Cửa ô ngoài cùng bìa phải là vị trí Ô Quan Chưởng (phố Hàng Chiếu) ngày nay.
Cảnh họp chợ ở bến sông.
Cảnh họp chợ ở bến sông.
Xem thêm minh họa tranh:  TÌM LẠI DẤU XƯA KẺ CHỢ
Sông Tô ở phía Đông tỉnh thành (Hà Nội) là phân lưu của sông Nhị, chảy theo phía Bắc tỉnh thành vào cửa cống thôn Hương Bài, tổng Đồng Xuân, huyện Thọ Xương (cửa sông xưa nằm ở vị trí phố Cầu Gỗ quận Hoàn Kiếm) chuyển sang phía Tây huyện Vĩnh Thuận đến xã Nghĩa Đô ở phía Đông huyện Từ Liêm và các tổng thuộc huyện Thanh Trì, quanh co gần 60 dặm, tới xã Hà Liễu chảy vào sông Nhuệ.
003a.Bản đồ Hà Nội năm 1873 của nhà địa lý Frederic Romanet du Caillaud.
Bản đồ Hà Nội năm 1873 của nhà địa lý Frederic Romanet du Caillaud.
004.Một tấm bản đồ khác của Hà Nội năm 1873.
Một tấm bản đồ khác của Hà Nội năm 1873.
005.Bản đồ khu vực trung tâm Hà Nội năm 1873 do người Pháp ban hành.
Bản đồ khu vực trung tâm Hà Nội năm 1873 do người Pháp ban hành.
006.Bản đồ Hà Nội năm 1890.
Bản đồ Hà Nội năm 1890.
000.Thuyền trên dòng sông Hồng
Thuyền trên dòng sông Hồng, một phương tiện đường thủy quan trọng cho sự phát triển Thăng Long-Hà Nội
001.Phong cảnh tượng trưng trên dòng sông Hồng gần Hà Nội
Phong cảnh tượng trưng trên dòng sông Hồng gần Hà Nội
001a.Một kiểu làng an-nam-mít dọc theo bờ sông Hồng
Một kiểu làng người Việt dọc theo bờ sông Hồng
002.Điện Long Thiên chuyển thành trạm lính phòng thủ (1884 – 86). Ảnh- Hocquard.
Điện Long Thiên chuyển thành trạm lính phòng thủ (1884 – 86). Ảnh- Hocquard. Lúc này dòng sông Tô vẫn còn trong mát uốn lượn quanh Hà Nội và khu vực đầu sông vẫn nổi tiếng trên bến đươi thuyền.
002a.Cửa Bắc thành Hà Nội, nhìn từ phía ngoài
Cửa Bắc thành Hà Nội, nhìn từ phía ngoài, cảnh sắc đã hoang tàn sau khi thành Hà Nội thất thủ và quân Pháp chiếm đóng.
003.Cầu Giấy gần Hà Nội)
Cầu Giấy gần Hà Nội), nơi ghi dấu những trận giao tranh quân Pháp với quân người Việt, quân Tàu (quân Cờ Đen).
004. Dẫn trâu đi ra sông, một cảnh que thuộc của làng quê ven sông, hồ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Dẫn trâu đi ra sông, một cảnh que thuộc của làng quê ven sông, hồ vùng đồng bằng Bắc Bộ.
005.Vùng lân cận Hà Nội – Sông Tô Lịch
Vùng lân cận Hà Nội – Sông Tô Lịch
006.Làng làm nghề giấy cũng nhiều làng nghề khác đòi hỏi dòng nước chảy Tô Lịch gần Hà Nội
Làng làm nghề giấy cũng nhiều làng nghề khác đòi hỏi dòng nước chảy Tô Lịch gần Hà Nội
007.Phong cảnh làng bên bờ Hồ Tây
Phong cảnh làng bên bờ Hồ Tây và dòng sông Tô Lịch chảy qua.
007.Bản đồ Hà Nội năm 1898.
Bản đồ Hà Nội năm 1898, lúc này thành Hà Nội đã bị phá hủy chỉ còn một số di tích trong đó có cột cờ và Cửa Bắc, nhiều nơi đã bị san lấp để phát triển đô thị theo kiểu Châu Âu trong đó có nhiều đoạn sông Tô Lịch
027.Khu bến bãi bán tre nứa ở sát sông Hồng với các bè tre được thả bè từ thượng du về.
Hà Nội xưa gọi là Kẻ Chợ bởi tự thân là một cái chợ lớn đáp ứng nhu cầu một thời là kinh đô của những vùng xung quanh. lúc đó giao thông luồng lạch rất quan trọng, nhưng khi đô thị phát triển theo kiểu Châu Âu đã cho lấp dần các ao hồ , ngòi lạch trong khu người Việt (khu phía Đông thành), trong bức ảnh này tại khu chợ Đồng Xuân mới hình thành cho thấy cửa sông vẫn còn dấu tích của bến bãi sông nước một thời.
037.Trong bộ sưu tập ảnh của ông, có thể đây là những tấm ảnh cuối cùng cho thấy kiến trúc thành còn khá nguyên vẹn. Việc quy hoạch hoàng thành mới được triển khai, thể hiện ở việc trồng cây xanh và làm đường ở khu vực cột cờ Hà Nội.
Trong bộ sưu tập ảnh của ông, có thể đây là những tấm ảnh cuối cùng cho thấy kiến trúc thành còn khá nguyên vẹn. Việc quy hoạch hoàng thành mới được triển khai, thể hiện ở việc trồng cây xanh và làm đường ở khu vực cột cờ Hà Nội.
011.Con phố mang tên “Rue de France - Nước Pháp” từ bờ sông Hồng đi thẳng vào trung tâm hồ Hoàn Kiếm, tạo nên một con đường mới và sầm uất nhất: Đường Paul Bert, nay là Tràng Tiền.
Con phố mang tên “Rue de France – Nước Pháp” từ bờ sông Hồng đi thẳng vào trung tâm hồ Hoàn Kiếm, tạo nên một con đường mới và sầm uất nhất: Đường Paul Bert, nay là Tràng Tiền.
014.Con đường đầu tiên mở mang không gian thành phố về phía nam hồ Hoàn Kiếm mang tên vị vua đã ký nhượng Hà Nội cho Pháp - Đồng Khánh - nay chính là phố Hàng Bài.
Con đường đầu tiên mở mang không gian thành phố về phía nam hồ Hoàn Kiếm mang tên vị vua đã ký nhượng Hà Nội cho Pháp – Đồng Khánh – nay chính là phố Hàng Bài.
Đoạn sông bị lấp: Đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa). Và do đó, Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay). Đoạn sông còn lộ thiên ở Thụy Khuê đó còn được gọi là mương Thụy Khuê, nối từ cống Đõ (ở đầu dốc Lafore), chạy tới cống ngầm dưới lòng chợ Bưởi rồi đổ ra sông Tô Lịch ngày nay. Đoạn mương đó đã được thông báo về dự án cống hóa từ cuối năm 2005, dự kiến khởi công vào quý I-2006 nhưng hiện nay vẫn đang bị bỏ dở, khiến người dân sống gần đó đang phải sống trong môi trường nước thải ô nhiễm
007.Nghề làm giấy
Nghề giấy làng Yên Thái – Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.
007.Nghề đúc đồng làng Ngũ Xá bên hồ Tây. Những ngưòi phụ nữ đang thực hiện công đoạn chế tạo loại khuôn mẫu từ đất sét.
Nghề đúc đồng làng Ngũ Xá bên hồ Tây. Những ngưòi phụ nữ đang thực hiện công đoạn chế tạo loại khuôn mẫu từ đất sét – Những nghề gây ô nhiễm và đòi hỏi có dòng sông chảy qua.
Những ngôi làng ven sông cùng với công trình tín ngưỡng cạnh cái ao và ven sông.
Những ngôi làng ven sông cùng với công trình tín ngưỡng cạnh cái ao và ven sông, một cấu trúc điển hình làng dọc sông Hồng và sông Tô Lịch-Ảnh chụp năm 1950
008. Ảnh chụp năm 1950 cho thấy những dải sông uốn lượn khi đó các con sông Hà Nội giao nhau còn nhiều ở vùng ven và chưa bị ô nhiễm như ngày nay.
Ảnh chụp năm 1950 cho thấy những dải sông uốn lượn khi đó các con sông Hà Nội giao nhau còn nhiều ở vùng ven và chưa bị ô nhiễm như ngày nay.
Có thể nói sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc tại mỗi thời kỳ. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số làng nghề. Ða phần đều được di dời từ nơi khác về nhưng trong đó ven sông Hồng, sông Tô Lịch đã để lại nhứng làng nghề nổi tiếng…
Các làng nghề chủ yếu ở Hà Nội như: làng đồ vàng bạc – kim hoàn, làng gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Yên Thái, những làng hoa, làng vải Ninh Hiệp, làng lụa Vạn Phúc…
Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc “Hà Nội 36 phố phường”. Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã nhiều thay đổi, cuộc sống và làng nghề cũng đổi thay, dòng sông Tô đã dần dần biến mất cảnh xưa…, không còn đóng vai trò quan trọng trong giao thương, giao thông tại Thăng Long-Hà Nội như trước đây nữa.
Bản đồ Hà Nội ngày nay đánh dấu dòng sông Tô Lịch bị lấp
Bản đồ Hà Nội ngày nay đánh dấu dòng sông Tô Lịch bị lấp
Đoạn sông ngày nay: Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy (phía nam đường Hoàng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì.
Nguồn:
Ghi chú:
(1) Ngô Văn Phú (31/05/2009, 13:05 GMT +7). “Tre xanh trong lòng Hà Nội”. Đại Nam nhất thống chí, NXB Khoa học Xã hội, 1971, tập III, trang 177 (bằng Tiếng Việt) (Báo An ninh thủ đô)

Nhận xét