Sự thật là tới nay, con người chưa thể hiểu hết mọi điều về bản thân, từ bộ máy cơ thể đến cách vận hành bộ máy đó. Và ngay trong lĩnh vực tâm lý, phần ta khám phá ra chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi.
Dẫu vậy, bạn vẫn sẽ vô cùng ngạc nhiên với những sự thật tâm lý dưới đây.
1. Hầu hết hành động của chúng ta được quyết định thực hiện trong vô thức
Mọi người vẫn thường nghĩ, hành động ta thực hiện hàng ngày là kết quả của một kế hoạch kĩ lưỡng. Tuy nhiên, trên thực tế, 60% – 80% quyết định hành động của con người đều được thực hiện trong vô thức. Chúng ta không hề nghĩ là sẽ làm những việc đó nhưng cứ “tự nhiên mà làm thôi”.GIF.
Mỗi giây, não bộ con người thu nhận hàng triệu dữ liệu. Để tránh tình trạng quá tải cho bộ máy xử lí này, một số việc sẽ được tự động chuyển sang phần tiềm thức. Với những việc như thò tay vào túi lấy chìa khóa, tắt đèn, đóng cửa… ta hoàn toàn làm trong vô thức.
Tuy nhiên, điều này cũng có mặt trái của nó. Điển hình là việc thường xuyên thực hiện hành động trong vô thức, ta sẽ dễ rơi vào trường hợp… bất an, nghi ngờ mọi thứ.
Cụ thể, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng có lần đi đến trường, cơ quan rồi mới bắt đầu giật mình hoảng hốt vì không nhớ đã khóa cửa hay tắt bếp chưa.
2. Số bạn bè chúng ta có thể có thường giới hạn
Các nhà tâm lí học và xã hội học đã tạo ra khái niệm gọi là “con số Dunbar”. Cụm từ này chỉ con số bạn bè tối đa mà chúng ta có thể duy trì mối quan hệ thân thiết được. Và con số này luôn nằm trong khoảng từ 100 – 250 người. Trong hầu hết các trường hợp, con số Dunbar là 150.
Có ba nguyên nhân dẫn đến sự giới hạn này. Đầu tiên, quỹ thời gian của chúng ta có hạn. Thứ hai, quỹ cảm xúc của ta cũng không vô hạn. Hơn nữa, điều này có thể đã được tích hợp vào gene của chúng ta.
Cụ thể, theo các nghiên cứu, từ trước khi loài linh trưởng tiến hóa thành con người, số lượng con trong một đàn thường là 150.
Khi đó, việc săn mồi, hái lượm sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Trải qua các giai đoạn, con số đó vẫn được giữ nguyên. Trong thế kỉ 18, số lượng người trong một làng cũng thường nằm trong khoảng đó.
3. Chúng ta thường xuyên thay đổi kí ức của mình
Theo nhà tâm lí học, giáo sư người Anh – Frederick Bartlett thuộc ĐH Cambridge, kí ức của chúng ta được sắp xếp theo trình tự thời gian và được ghi lại theo kiểu… một cuốn phim. GIF.
Tuy nhiên, khi chúng ta cố nhớ lại sự kiện nào đó đã xảy ra, một số chi tiết trong cuốn phim đó sẽ bị mờ đi, để lại một khoảng trống ngắt quãng.
Khi đó, não bộ của chúng ta sẽ tự động “điền” chi tiết giả định vào đó, làm cho đoạn kí ức trở nên hợp lí, rõ ràng mà chúng ta không hề hay biết.
Việc kí ức thường xuyên bị thay đổi này là lí do tại sao chuyện khi nhớ về cùng một việc, mỗi người nhớ mỗi kiểu thường xuyên xảy ra.
4. Điều mắt chúng ta nhìn thấy chưa chắc đã là cái não ta nhìn thấy
Theo một nghiên cứu của ĐH Cambrigde, thứ tự của các chữ cái trong một từ không thực sự quan trọng, miễn là chữ cái đầu và cuối ở đúng vị trí. Bằng chứng là chắc chắn bạn vẫn có thể hiểu đoạn này nói gì.GIF.
Lí do cho việc này là vì não bộ của ta thường xuyên tự động phiên dịch những gì mắt nhìn thấy.
Quan trọng hơn, não bộ sẽ cắt bớt những gì phải nhìn để tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sự rối loạn thông tin có thể xảy ra nếu thu nhận quá nhiều hình ảnh cùng lúc.
Cách này rất tiện lợi, nhưng có đôi khi, điều này cũng có thể dẫn đến một số hiểu lầm.
Bạn có thể thử nghiệm lần nữa bằng hình ảnh này. Trên thực tế, hình ảnh này chỉ là một hình tam giác bị cắt khúc và 3 hình Pacman ở ngoài. Nhưng hẳn ai cũng tự động nhìn ra có hai hình tam giác đan xen nằm ngược nhau đúng không?
5. Thức ăn, sự nguy hiểm và sex – luôn được ta dồn lực tập trung đến mỗi khi chúng xuất hiện
Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao khi có tai nạn giao thông trên đường, mọi người thường xúm lại xem?
Câu trả lời không hẳn là vì tò mò mà còn bởi khi có dấu hiệu của sự nguy hiểm, não bộ của bạn sẽ ra lệnh: TẬP TRUNG CHÚ Ý.
Một lần nữa, điều này lại được thiết lập ngay trong tiềm thức của chúng ta ngay từ thời cổ đại.
Nhiệm vụ bản năng nhất của não bộ con người là quét môi trường xung quanh, khi gặp bất cứ vật gì, nó sẽ trả lời các câu hỏi: Ăn được không? Quan hệ với nó được không? Nó có giết mình không?
Các câu hỏi này đã được thiết lập tự động sẵn trong não bộ chúng ta. Đó là lí do khi gặp đúng những thứ đó, chúng ta sẽ tập trung vào chúng.
Nguồn: Brightside
Nhận xét
Đăng nhận xét