Gò Quéo (Gò Cát) là một gò rộng lớn cao 2,5 m bao quanh bởi rạch Giồng Ông Tố. Quần thể mộ có hai ngôi mộ cổ từ thời vua Gia Long 18 và vua Tự Đức 4 là ngôi mộ ông Triệt thanh hầu Phạm Quang Triệt và mộ ông Phạm Duy Trinh.
Người dân ở đây gọi là lăng Ông Thượng (lăng ngài Triệt) và lăng Ông Tổng (lăng ngài Trinh) và gọi khu mộ này là nghĩa trang họ Phạm. Hai mộ cổ của ông Phạm Duy Trinh và Phạm Quang Triệt.
Dân quanh vùng nói hai ngôi mộ này rất linh thiêng, họ thường đến lễ bái, quét dọn. Họ còn treo đèn điện trước lăng thắp sáng mỗi đêm. Trong ảnh: Bảng thông tin về lịch sử khu mộ được đặt tại khu mộ cổ.
Các cơ quan chức năng đều xác nhận có nhiều khả năng là nghĩa trang họ Phạm bị hoang phế, hai tấm bia mộ hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.HCM.
Ông Phạm Duy Trinh - người tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Ông đỗ cử nhân Trường Gia Định khoa thi năm 1825; nguyên là Hộ phủ huyện Phước An, làm Tuần phủ Bắc Ninh, Hộ lý Ấn quan phòng Tổng đốc Ninh Thái năm 1847. Mộ ông Phạm Duy Trinh dài 8,7 m, rộng 6,9 m, cao 2,4 m, bị nước mưa xâm thực mạnh làm lộ móng tường thành sâu khoảng 1,2 m.
Quách bị đào phá để trộm của, bia mộ bị bứng dỡ, các trụ và tường thành, bình phong tiền đều nứt vỡ.
Toàn bộ ngôi mộ gồm các kiến trúc: Cổng và bình phong tiền, ngôi mộ hình chữ nhật, bình phong hậu, có tường bao xung quanh, kiến trúc ngôi mộ được xây dựng bằng hợp chất ô dước.
Bia mộ hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.HCM.
Bề mặt toàn bộ kiến trúc bị bong tróc nặng nên không thể nhận diện đề tài trang trí cũng như chữ trên các trụ, tường thành và bình phong.
Bình phong hậu của ngôi mộ cổ.
Phần mộ bị nứt, cây cỏ mọc khắp nơi.
Rễ cây bám chặt xung quanh tường thành ngôi mộ.
Ngôi mộ thứ hai là của ông Phạm Quang Triệt. Theo “Đại Nam chính biên liệt truyện” và “Đại Nam thực lục”, ông là em họ Phạm Như Đăng, quê gốc Quảng Nam, sau đến ở Gia Định.
Ông Phạm Quang Triệt là người cương quyết, ngay thẳng, học cao. Thời Trung hưng sơ (1794), ông sung vào Viện Cống sĩ, chuyển sang Thị học Viện Hàn lâm; năm Gia Long 14 (1815) thăng tả tham tri Bộ Lại. Năm Gia Long 15, ông sách lập hoàng thái tử (vua Minh Mạng sau này), được phong làm quan phụng chiếu. Ông mất năm Gia Long 17. Trong ảnh: Bình phong tiền trước mộ với hình hoa văn nhưng đã phai không còn nhận ra.
Bình phong tiền phía trước mộ bám đầy rêu, nứt nẻ, xuống cấp nghiêm trọng.
Từ ngoài vào là bình phong tiền, hai cột trụ, tường bao quanh mộ, phần mộ và bình phong hậu.
Những hoa văn trên bình phong và hai trụ cột vào ngôi mộ bị phai dần đi.
Lối vào mộ có các trụ cột đài sen hình khối chữ nhật.
Hai cột trụ trên đầu có búp sen đã bị rơi rớt dần qua thời gian.
Tường bao quanh ngôi mộ, phía sau là bình phong hậu của ngôi mộ.
Ngôi mộ được giật hai cấp, rêu xanh bám đầy trên thành mộ.
Rễ cây bám chặt trên tường bao quanh ngôi mộ.
Các trụ cột dù bong tróc nhưng vẫn còn chắc chắn.
Nhận xét
Đăng nhận xét