Những mộ cổ danh tướng, bác học ít người biết ở Sài Gòn


Ngôi mộ của tướng như Võ Tánh, nhà bác học Trương Vĩnh Ký, các vị quan, bá hộ... đang yên nghỉ ở Sài Gòn nhưng không phải ai cũng biết đến.

Nằm sâu trong đường số 10 (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức) từ xưa đã tồn tại một ngôi mộ cổ nằm sát đường qua lại. Đây là mộ của ông Tạ Dương Minh, hiệu Thủ Đức, tiền hiền thôn Linh Chiểu. Bia mộ không ghi năm mất chỉ viết thời gian lập mộ vào năm 1890. Tháng 7/2016 ngôi mộ đã được trùng tu với kinh phí 120 triệu.

Theo các tài liệu, ông là người là người có công khai sáng vùng đất Thủ Đức, tên hiệu của ông được đặt tên quận Thủ Đức ngày nay. Ông Tạ Dương Minh là thủ lĩnh của thiểu số người Hoa "bài Thanh phục Minh" di cư sang Việt Nam. Tại vùng Linh Chiểu xưa kia, họ đã cùng một số cư dân người Việt, người Champa, người Chân Lạp khai khẩn đất hoang, mở rộng canh tác rồi lập nghiệp.

Một trong những ngôi mộ lâu đời nhất ổ Sài Gòn la khu mộ cổ Gò Quéo (phường Bình Trưng Đông, quận 2). Gò Quéo là một gò rộng lớn cao 2,5 m bao quanh bởi rạch Giồng Ông Tố. Nơi đây gồm 17 ngôi mộ táng trong đó có hai ngôi mộ độc đáo của quan lại xưa.

Quần thể mộ có hai ngôi mộ cổ từ thời vua Gia Long và Tự Đức là của ông Triệt thanh hầu Phạm Quang Triệt và ông Phạm Duy Trinh. Cả hai đều làm quan dưới thời nhà Nguyễn. Hai tấm bia mộ hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP HCM.

Qua thời gian, hầu hết các mộ ở đây đều bám đầy rêu, nứt nẻ, xuống cấp. Các cơ quan chức năng, chuyên gia nhận định khu mộ nhiều khả năng là nghĩa trang họ Phạm bị hoang phế. Người dân trong vùng thường đến đây lễ bái, quét dọn.

Tọa lạc trong hẻm 79 đường Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú ) là cổ mộ rộng khoảng 100 m2, được xây từ 110 năm trước của vợ chồng ông Lý Tường Quan (tức bá hộ Xường, 1842 - 1896) - người đứng thứ ba trong bốn người giàu có nhất Sài Gòn xưa. Ở thời kỳ đầu Pháp đến chiếm đóng Việt Nam, trong dân gian có câu: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định.

Khu mộ được xây bằng đá, có tường rào, mái che, họa tiết chạm khắc công phu. Hơn 100 năm qua nhưng quần thể mộ cổ vẫn được bảo quản khá tốt. Khu mộ mang nhiều nét độc đáo của kiến trúc cổ Trung Hoa: có nhà mồ, hai bên cửa vào có cặp liễn khắc chữ...

Nằm ở hẻm 19 đường Hồ văn Huê (quận Phú Nhuận) là mộ gió của ông Võ Tánh (? - 1801), là một vị tướng theo phò vua Gia Long. Ngôi mộ chính của ông hiện nằm ở Bình Định. Phần nấm mộ có hình chữ nhật, dài 4 m, rộng 3 m và cao khoảng 4 tấc. Phía sau mộ là bình phong vẽ hình hạc, ngụ ý võ tướng công cưỡi hạc về trời.

Ngôi mộ gió của Võ Tánh do Nguyễn Ánh cho xây dựng tại Gia Định năm 1801. Mặt trước bức bình phong tiền vẽ hình con hổ. Sau bình phong tiền là cửa lăng rộng hơn 2 m, hai bên có trụ biểu, trên đầu mỗi trụ có chạm búp sen lớn.

Khu mộ được xây bằng đá, có tường rào, mái che, họa tiết chạm khắc công phu. Hơn 100 năm qua nhưng quần thể mộ cổ vẫn được bảo quản khá tốt. Khu mộ mang nhiều nét độc đáo của kiến trúc cổ Trung Hoa: có nhà mồ, hai bên cửa vào có cặp liễn khắc chữ...

Nằm ở hẻm 19 đường Hồ văn Huê (quận Phú Nhuận) là mộ gió của ông Võ Tánh (? - 1801), là một vị tướng theo phò vua Gia Long. Ngôi mộ chính của ông hiện nằm ở Bình Định. Phần nấm mộ có hình chữ nhật, dài 4 m, rộng 3 m và cao khoảng 4 tấc. Phía sau mộ là bình phong vẽ hình hạc, ngụ ý võ tướng công cưỡi hạc về trời.

Ngôi mộ gió của Võ Tánh do Nguyễn Ánh cho xây dựng tại Gia Định năm 1801. Mặt trước bức bình phong tiền vẽ hình con hổ. Sau bình phong tiền là cửa lăng rộng hơn 2 m, hai bên có trụ biểu, trên đầu mỗi trụ có chạm búp sen lớn.

Nơi an nghỉ của cụ Trương Vĩnh Ký (1837 – 1898) - người Việt được vinh danh là một trong 18 nhà thông thái thế giới - nằm ở số 520 Trần Hưng Đạo (quận 5). Cổng vào nhà mồ xây kiểu tam quan truyền thống của người Việt.

Còn bên trong là khu nhà mồ được xây vào năm 1889 theo phong cách kiến trúc Pháp kết hợp với một số họa tiết phương Đông, có diện tích khoảng 50 m2, nằm trong khuôn viên rộng hơn 2.000 m2. Hiện nay, phần lớn diện tích nơi đây được tận dụng làm bãi giữ xe.

Trong nhà mồ có 3 mộ phần, gồm 3 bia đá khác màu có chiều rộng khoảng 1 m, dài gần 2 m, được lát bằng phẳng nên dễ nhìn là nền nhà mồ. Mộ cụ Trương Vĩnh Ký nằm ở giữa, hai bên là người vợ Vương Thị Thọ và con trai cả Trương Vĩnh Thế. Theo tư liệu gia đình, nhà mồ này được xây dựng trước khi Trương Vĩnh Ký mất tại Chợ Quán, Sài Gòn.

Ở Công viên Tao Đàn có một ngôi mộ cổ được công nhận là di tích cấp thành phố. Đây là di tích mộ cổ họ Lâm hay còn gọi là Mả Ông Thượng. Mộ được xây dựng năm Ất Tỵ (1895), đây là mộ ông Lâm Tam Lang, người gốc Quảng Đông, cùng vợ là bà Mai Thị Xã. Hậu duệ đời thứ tư của ông là cụ Lâm Quang Ky - Phó lãnh binh của anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, đã góp phần không nhỏ trong trận chiến thắng Nhật Tảo lẫy lừng.






















Nhận xét