Sài Gòn – Gia Định và những điều chưa biết


Năm 1698, Nguyễn Hữu cảnh vào Nam kinh lý, đặt ra phủ Gia Định gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình. Thủ phủ Gia Định đặt ở Bên Nghé có rất nhiều lợi thế về mặt địa lý. Ban đầu, phủ Gia Định chỉ gồm miền Đông Nam Bộ, nhưng sau bao gồm cả địa bàn miền Tây Nam Bộ. Nửa thế kỷ sau, khi phủ Gia Định được mở rộng ra cả khu vực Nam Bộ thì vị trí của thủ phủ không còn ở trung tâm nữa, nhưng thủ phủ vẫn là Bến Nghé. Bến Nghé đương thời ở cạnh bờ sông là nơi trên bên dưới thuyền tấp nập, vô số thuyền bè lớn nhỏ chuyên chở theo đường sông rạch hay cận duyên mang hàng hóa nội địa đến buôn bán, tạo thành giang cảng rất lớn.
Nguyễn Hữu cảnh . Ảnh Internet

Còn Sài Gòn xưa là phố trụ Sài Gòn, tức thành phố Chợ Lớn (quận 5) sau này. Phố Sài Gòn ở phía Nam trấn thự, cách đường cái quan (đường Nguyễn Trãi ngày nay) gần 18 km. Năm 1859, sau khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định rồi đổi tên phố Sài Gòn (quận 5) là thành phố Chợ Lớn và phố thị Bến Thành là thành phố Sài Gòn. Thành Gia Định (tức thanh Phụng) người Pháp cũng gọi là thành Sài Gòn.
Các cổ lũy bảo vệ Sài Gòn rìa Bên Nghé xưa gồm Lão cầm và Bán Bích. Lão Cầm cổ lũy ở địa phận thôn Đức Hòa, huyện Bình Dương (quận 10) dài 10.447 m, nằm đối diện với lũy Hoa Phong và lũy Lão cầm, nên gọi là Giao Ba. Còn Bán Bích cổ lũy ở địa phận hai huyện Bình Dương và Tân Long (quận 11, quận 10, quận 3), dài 3.672 m; hình dáng tựa như nửa tấm vách, ở đây còn có lũy đất dài 5.610 m, đã được Đốc chiến Nguyễn cửu Đàm đắp trên nền các cổ luỹ Lão cầm và Ba Giao vào năm 1772. Năm 1862, một người Pháp là Coffyn vẽ dự án quy hoạch thành phố Sài Gòn cho 500.000 dân cũng lấy Bán Bích làm địa giới, nên người ta coi Nguyễn cửu Đàm là nhà quy hoạch đầu tiên của thành phố có tầm nhìn xa hiểu rộng.
Năm 1788, sau khi lấy lại Gia Định từ nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh thấy lũy đất tuy vững chắc và rộng lớn nhưng chưa đủ sức bảo vệ thủ phủ Gia Đinh, nên giao cho Trần Văn Học cùng một số người Pháp như Olivier de Puymanel, J.M.Dayot, Le Brun… xây một thành trì lớn theo kiểu phòng thủ quân sự Tây phương. Năm 1790 xây thành Gia Định, năm 1792 làm đến Mỹ Tho… với tài năng đó, Trần Văn Học xứng đáng là quy hoạch gia và công trình sư xây dựng thành phố thị Bến Nghé với thành Gia Định rất quy mô.

THÀNH GIA ĐỊNH

Thành xây năm 1790 ở gò cao thôn Tân Khai huyện Bình Dương (quận 1), hình dáng như hoa sen, mở ra 8 cửa, có 8 con đường ngang dọc, từ Đông đến Tây là 563,92 m, từ Nam đến Bắc cũng dài như thế, cao 5,51 m, thành đường 31,7 m, đắp làm 3 cấp. Trong thành đằng trước bên tả dựng Thái miếu, giữa làm sở hành tại, bên phải có kho Trừ tích, bên trái là cục Chế tạo, xung quanh là các dãy nhà kho quân túc vệ ở. Trước sau có làm vọng đầu bát giác ở vị trí cao 53 m, hảo bao quanh thành rộng 65,72 m, sâu 5,94 m, xây cầu ngang qua, ngoài đắp lũy bằng đất chu vi 3.366,56 m rất kiên cố và tráng lệ. Trừ 2 cửa thành mặt tiền, 6 cửa còn lại đều có xây thanh mặt tiền, ở ngoài 6 cửa còn lại đều có xây 6 thành nhỏ kiên cố để bảo vệ gọi là thành Dương Mã.
Để bảo vệ thành Gia Định, trên sông Sài Gòn có hai đồn bố phòng đó là đồn Giác Ngư và đồn Thảo Câu. Hai đồn này xây dựng năm 1789 đều có chu vi 54,06 m, cao 3 m, phía Tả mở một cửa, cả 4 mặt đều có súng ống đầy đủ. Trong thành Gia Định có các công trình kiến trúc chính như: cục Chế tạo, kho bạc tiền, kho đồn điền, trại súng, kho thuốc súng.
Phía ngoài thành Gia Định có các công trình kiến trúc được xây dựng như: xưởng Chu Sư (tức xưởng đóng tàu Ba Son ngày nay) nằm cách thành 763,2 m, xưởng Voi ở ngoài trại đất cửa Khảm Hiểm; trường thuốc súng ở ngoài cửa Khuôn Trình, cách thành khoảng hơn 1.500, dài 763m; khám đường địa ngục ở ngoài cửa Khuôn Trinh; sứ quán bên trại trước cửa Lý Minh, cách thành 763,2 m; học đường ở bên trái toại ngoại thành; kho bốn trấn xây dựng trên nền cũ của kho quản thảo ở phía Nam cách thành hơn 3.000 m, và trường diễn võ đặt ở Tây Nam cách thành hơn 7.600 m.
Năm 1832 Minh Mạng giải thể thành Gia Định. Năm 1836 – 1837 triều Nguyễn xây lại thành Gia Định với quy mô nhỏ hơn do Tổng đốc Định Biên và Tổng đốc Long Trường chỉ huy. Lúc này thành Gia Định không còn là lỵ sở của Gia Định thành là mà lỵ sở của tỉnh Phiên An, một trong 5 trấn thuộc thành Gia Định lúc đó, với 60 xã thôn và khoảng 100.000 dân.
Đầu năm 1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Định do viện cớ Việt Nam không có tự do tín ngưỡng (bách hại đạo Thiên Chúa). Sau khi chiếm được Gia Định, chúng phá hủy tỉnh thành và cho quy hoạch lại với tên gọi “Quy hoạch xây dựng thành phố Sài Gòn” với 500.0 dân vào năm 1861 do Coffyn thiết kế. Diện tích thành khoảng 2.500 ha, đủ chứa 500.000 600.000 dân.
Ranh giới xác định quy hoạch: một mặt là rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè, mặt kia là chính sông Sài Gòn và một đường rạch nối từ chùa Cây Mai đến những phòng tuyến cũ đồn Chí Hòa, tạo nên Sài Gòn thành một “đô thị ốc đảo”. Dự án quy hoạch Sài Gòn của Coffyn đề cập rất rõ về việc phân chia lô đất ở theo kiểu Pháp đã áp dụng ỏ Algérie lẫn Singapore, có bốn hạng lô như sau:
  • Hạng nhất (nhà buôn nhỏ trên bến cảng): 10 m X12 m = 120 m2.
  • Hạng hai (nhà buôn lớn trên bến cảng): 20 m X 20 m = 400 m2.
  • Hạng ba (nhà ở trong đô thị): 20 m X 80 m = 1600 m2.
  • Hạng tư (nhà ở ngoại Ô): 50 m X 9 m = 450 m2.
Những diện tích như vậy là phù hợp trong thời điểm đó.

VỀ BỐ CỤC KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ

Thành phố chia thành hai khu vực lớn là khu hành chính và khu thương nghiệp. Khu hành chính nằm ở phía Đông đường Imperial (đường Hai Bà Trưng ngày nay) cho tới rạch Thị Nghè, diện tích khu này rộng khoảng 200 ha. Còn khu thương mại nằm ở phía Tây đường Imperial cho tới Chợ Lớn và gồm cả thành phố này, rộng khoảng 2.300 ha.
Về tổ chức hạ tầng kỹ thuật: thành phố tổ chức mạng lưới đường phố và bến cảng rất quy mô. Chiều rộng của các đường phố chính được thiết kế rộng 40 m, vỉa hè hai bên rộng 4 m có hai hàng cây mỗi bên; đường phụ rộng 30 m, vỉa hè rộng 2 m, và mỗi bên trồng một hàng cây. Còn các bên sông Sài Gòn cũng như rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè đều rộng 40 m, vỉa hè rộng 6 m và cũng được trồng hai hàng cây ở hai bên.
Về tổ chức thoát nước mưa và nước thải: do địa hình Sài Gòn bằng phẳng, không cao hơn mặt nước mấy, lại hay xuất hiện triều dâng, nên không cho phép đặt những đường ống cống bình thường, mà thay vào đó phải làm những ống cống với cửa cống đóng mở tự động…
Mặc dù dự án ban đầu về quy hoạch xây dựng Sài Gòn còn sơ lược, nhưng nó vẫn đủ cho ta một khái niệm trọn vẹn về tương lai của đô thị Sài Gòn đương thời và về sau này.
Do quy hoạch Sài Gòn của Coffyn quá lớn, không thực tế, ngày 15/6/1865 mới có Nghị định chính thức thiết lập thành phố Sài Gòn với ranh giới địa phận nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé, đường mới cầu Ông Lãnh (Boresse cũ), một khúc đường đi Chợ Lớn, rẽ vào đường Nguyễn Thị Minh Khai (Chasselong Laubat cũ) thẳng tới rạch Thị Nghè. Như vậy, thành phố Sài Gòn rất nhỏ, nằm một góc trong quận 1 hiện nay. Khi ấy Sài Gòn có 24 con đường phố lớn, nhỏ và đầy đủ các cơ quan công quyền có tính chất thống trị.
Cùng vào năm 1865, ngày 14/7/1865, Chính phủ Pháp đã ban hành Nghị định về thiết lập thành phố Chợ Lớn trên địa bàn phố thị Sài Gòn với diện tích khoảng trên 300 ha và 31 đường phố lớn nhỏ.
Địa phận thành phố Chợ Lớn nằm trong khuôn viên bốn đường: Nguyễn Tri Phương về phía Đông, Minh Phụng – Bình Tiên về phía Tây, Tùng Thiên Vương về phía Nam, đại lộ Hùng Vương về phía Bắc.
Trải qua thời gian dài thuộc Pháp (từ năm 1862 -1945), địa bàn thành phố Sài Gòn phát triển từ quy mô lúc đầu chỉ có 300 ha đến ngày 27/4/193} theo Nghị định sát nhập hai thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn với nhau gọi là địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn rộng đến 5.100 ha, chia làm 5 quận cảnh sát (Sài Gòn 3, Chợ Lớn 2) với dân số 256.000 người. Như vậy địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn rộng gấp đôi quy hoạch của Coffyn năm 1862 (2.500 ha) và chủ yếu phát triển về phía Tây Nam, còn phía Đông thì bị ngăn lại bởi sông Sài Gòn





Nhận xét