Bị chê vì làm ngơ người ăn xin nghèo, người đàn ông nói 1 câu và cho đi 300 USD, việc xảy ra nửa tháng sau khiến hàng xóm "ngã ngửa"
- Bị hàng xóm chê trách là vô cảm với người ăn xin nghèo khổ, người đàn ông cuối cùng đã đưa cho anh ta 300 USD và bảo những người hàng xóm "đợi mà xem".
Quan điểm của người Do Thái về tiền bạc
Người Do Thái rất giỏi kiếm tiền. Họ coi việc kiếm tiền là một loại bản lĩnh sinh tồn. Họ quan niệm rằng quan hệ giữa tiền bạc và trí tuệ giống như cá với nước, chặt chẽ không thể tách rời.
Hơn nữa, người Do Thái cũng dạy con mình cách kiếm tiền, làm giàu bằng trí tuệ. Chính nhờ kiểu tư duy khôn ngoan này, người Do Thái đã biến lối kinh doanh của mình thành lối kinh doanh bằng tài sản trí tuệ.
Kiểu tư duy kinh doanh khôn ngoan này của người Do Thái khiến họ ngày càng thông thái trong quá trình làm ăn, buôn bán, chứ không hề lạc lối hay bị mất phương hướng trong lối tư duy mòn.
Vì lẽ đó, các bà mẹ Do Thái cố gắng dạy con mình trở thành một người khôn ngoan, biết vận dụng trí tuệ để đạt được thành công mà chúng muốn.
Nhưng từ "trí tuệ" này cũng thuộc khái niệm mơ hồ, phạm vi rất rộng và định nghĩa lại không rõ ràng. Vậy thế nào là trí tuệ? Nhìn chung mỗi người sẽ có những quan điểm khác nhau.
Còn với các vị Rabbi Do Thái, họ khẳng định rằng trí tuệ quan trọng hơn tiền bạc!
Quan điểm này được chứng minh qua câu chuyện thế này:
Người ăn xin và 300 USD
Có một người đàn ông Do Thái rất giàu có. Người đàn ông này chuyên lái một chiếc xe hơi sang trọng trở về nhà mỗi ngày.
Vào một lần khi bước xuống xe, ông bắt gặp một người ăn xin quấn lấy ông muốn xin cơm. Nhìn ông ta vô cùng cơ cực.
Ban đầu, người đàn ông giàu có không để ý đến người ăn xin này, thậm chí ông còn chẳng thèm nhìn anh ta. Hàng xóm xung quanh chê ông quá lạnh lùng vô cảm.
Lúc này người đàn ông nói: "Tôi làm như thế mới là biểu hiện của lòng nhân ái. Mọi người thử nghĩ xem, anh ta cứ trực chờ xin ăn ở nơi này. Nếu anh ta xin được một thứ gì đó, anh ta sẽ chẳng buồn đi làm bất cứ việc gì khác. Bởi anh ta nghĩ xin cơm được ngày nào thì sống được thêm ngày ấy. Nhưng có một sự thật là, chính cái nghèo đã tôi luyện nên những con người giàu có. "
Những người hàng xóm lắc đầu, cho rằng người đàn ông giàu có này chỉ biết nói khoác mà không thấy ngượng miệng, họ vẫn nghĩ rằng người nghèo rơi vào cảnh đường cùng mới phải đi kiếm sống mưu sinh.
Người đàn ông giàu chỉ đáp một câu: "Chúng ta hãy thử đợi mà xem".
Ngày hôm sau, người đàn ông giàu có ra khỏi xe và đi đến trước mặt người ăn xin, đưa cho anh ta 3 tờ tiền mệnh giá 100 đô và nói: "Ban đầu tôi bắt đầu việc kinh doanh nhỏ của mình chỉ bằng 300 đô, bây giờ tôi cũng đưa anh 300 đô, anh hãy sử dụng chúng một cách hiệu quả, biến nó thành công cụ kiếm sống, đừng mãi đứng xin ăn ở nơi này nữa."
Người ăn xin kia hồ hởi nhận lấy tiền, luôn miệng nói đồng ý. Kể từ đó, đã nửa tháng trôi qua không thấy bóng dáng người ăn xin đâu.
Khi những người hàng xóm xung quanh đang thầm nghĩ người đàn ông giàu có đã trao tiền cho đúng người thì người nghèo kia bất chợt quay lại và tiếp tục hành trình xin ăn của mình.
Vì đã tiêu hết tiền nên anh ta không thể không tiếp tục ngửa tay xin ăn người khác.
Chiếc xe của người đàn ông giàu có lại ngang qua. Thấy cảnh đó, ông quyết định phớt lờ người ăn xin. Rõ ràng, người ăn xin này không phải là "người nghèo vật chất " mà là người "nghèo nàn trí tuệ".
Lời bình
Theo quan niệm của người Do Thái, tài sản của thế giới sẽ không bao giờ phân đều vào tay tất cả mọi người. Có người giàu thì cũng sẽ có người nghèo. Vì vậy, họ giáo dục con cái họ theo châm ngôn" buồn không gì bằng nỗi buồn tuyệt vọng, nghèo không đáng sợ bằng cái nghèo tâm hồn".
Tâm hồn mà nghèo nàn thì thượng đế cũng không thể cứu được bạn. Đây cũng là một loại trí tuệ mà người Do Thái muốn con mình phải học hỏi.
Một vị chiến lược quân sự nổi tiếng cũng từng nói, trí tuệ đóng vai trò chủ chốt và là sức mạnh quan trọng hàng đầu.
Cả chiến trường và thương trường đều có chung một đặc điểm, đó chính là sân chơi dành riêng cho những con người thông minh cơ trí.
Đôi lúc chúng ta thường nghe thấy một phép so sánh thế này: Thương trường như chiến trường. Tuy nhiên, mọi người thường chỉ hiểu theo mặt nghĩa tàn nhẫn vô tình của nó, nhưng chưa nhận ra rằng cả chiến trường và thương trường đều có chung một đặc điểm, đó chính là sân chơi dành riêng cho những con người thông minh cơ trí.
Nếu một người có trí tuệ hiểu được giá trị của đồng tiền, vậy tại sao anh ta không sử dụng trí tuệ của mình để kiếm tiền mà lại đi làm công cho người giàu để kiếm chút thù lao?
Trí tuệ như vậy thì có ý nghĩa gì, sao có thể xứng đáng là trí tuệ được?
Nhưng nếu trí tuệ cúi đầu làm theo sự ngông cuồng của những người có tiền bạc thì trí tuệ đó không thể quan trọng hơn tiền bạc.
Nhận xét
Đăng nhận xét