Các chính quyền Mỹ trong quá khứ từ George W. Bush đến Obama đều lo lắng về cái giá phải trả khi đối đầu với Trung Quốc nhưng Trump thì không.
Đưa đặc vụ vào Tổng lãnh sự Trung Quốc là một bước khởi đầu lớn
Hãng tin Fox News của Mỹ dẫn lời học giả, tác giả người Trung Quốc bản địa - bà Helen Raleigh cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cuối cùng đã gặp phải chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Trump, đặc biệt là sau sự kiện đặc vụ liên bang Mỹ (FBI) tiến hành một cuộc đột kích vào Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Texas – nơi bị nghi ngờ là “ổ gián điệp”.
Helen Raleigh, thành viên chính sách nhập cư tại Viện Thế kỷ (Centennial Institute) ở bang Colorado, nói với Fox News rằng lập trường hung hăng của Nhà Trắng là một lời cảnh tỉnh cho chính phủ Trung Quốc và đây không phải là điều mà các quan chức Bắc Kinh quen đối phó.
"Trung Quốc tin vào “luật rừng”. Tức đúng sai thuộc về kẻ mạnh” – bà Helen Raleigh giải thích. "Vì vậy, chính quyền Trump là chính quyền nước ngoài đầu tiên mà Trung Quốc từng đối mặt, Hoa Kỳ cũng tin vào "luật rừng" và không ngại đối đầu với ĐCSTQ. Những người trong chính quyền của ông Donald Trump cung đã sẵn sàng chịu những “chi phí” có thể phải bỏ ra."
Bà Helen Raleigh nói thêm: "Chúng ta có thể thấy rằng, từ việc đóng cửa lãnh sự quán, chính quyền Mỹ biết Trung Quốc sẽ trả đũa, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà không ai khác trên thế giới sẵn sàng chấp nhận như vậy. Vì vậy, Trung Quốc cuối cùng đã gặp phải đối thủ mạnh trong trận đấu."
Các quan chức Hoa Kỳ đã cho nhân viên mở cửa tòa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston vào thứ Sáu vừa qua và tiếp quản tòa nhà ngay sau khi các quan chức Trung Quốc rời khỏi cơ sở theo lệnh của chính phủ liên bang.
Sau khi người Trung Quốc được lệnh rời đi, Sở cứu hỏa Houston đã phản ứng với các vụ hỏa hoạn tại sân của tòa nhà, người ta nhận thấy các đám cháy hóa ra đó là một nỗ lực để hủy bỏ các tài liệu.
Các quan chức Trung Quốc tại tòa Tổng lãnh sự khi ấy đã từ chối cho phép bất kỳ người phản ứng đầu tiên nào xâm nhập vào khu vực để dập tắt đám cháy, kể cả đối với lực lượng cứu hỏa chuyên nghiệp - Fox 26 tại Houston đưa tin.
"Có một loạt các bước đi được chính quyền Donald Trump thực hiện - đặc biệt là vào tuần trước, hầu như hàng ngày – họ phát đi những thông báo liên quan đến các biện pháp trừng phạt mới và thay đổi chính sách mới chống lại Trung Quốc", bà Raleigh nói.
"Nhưng, tin tức lớn nhất là việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston và sau đó, như dự đoán của Nhà Trắng, Trung Quốc đã trả đũa, Bắc Kinh đã ra lệnh, yêu cầu đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô, Tứ Xuyên."
Đảo ngược chính sách, chấp nhận cái giá phải trả
Bà Helen Raleigh trích dẫn bài phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo về Trung Quốc trong tuần này nói rằng, Ngoại trưởng Mỹ đang dẫn đầu một sứ mệnh nhằm đảo ngược chính sách với Trung Quốc đã được áp dụng hàng thập kỷ qua.
"Ông ấy (Mike Pompeo) đã xác định vấn đề rõ ràng trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, đó là những thứ mà Trung Quốc đang gây ra và đối mặt với phần còn lại của thế giới", bà Raleigh tiếp tục nói.
"Trung Quốc có một hệ thống chính trị và tư tưởng rất khác biệt, đặc biệt là so với các quốc gia tự do như Hoa Kỳ. Trong nhiều thập kỷ qua, các quốc gia tự do đã lầm tưởng rằng chừng nào họ còn tiếp tục tham gia hợp tác với Trung Quốc, lôi kéo ĐCSTQ, cuối cùng là giải phóng bùng nổ kinh tế - ĐCSTQ sẽ thay đổi.
Hệ thống chính trị của Trung Quốc sẽ trở thành một xã hội tự do và cởi mở hơn như của phương Tây. Ngoại trưởng Mike Pompeo trong bài phát biểu đã nhận ra rằng giả định này là sai và nó đã sai trong nhiều thập kỷ".
"Đây không phải là bài phát biểu đầu tiên của ông Mike Pompeo về chủ đề này và có lẽ đó là một trong những điều duy nhất mà người từ hai đảng (Cộng hòa và Dân chủ) cùng đồng tình. Cách tiếp cận trong quá khứ đã thất bại.
Ngoại trưởng Mike Pompeo tóm tắt chính sách Trung Quốc của chính quyền Trump bằng cụm từ “tạo ra thay đổi. Họ muốn gây ra sự thay đổi hành vi của Trung Quốc”. – bà Helen Raleigh nói thêm.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump muốn đạt được mục tiêu này trong hai bước cùng một lúc, bà Raleigh giải thích.
Bước đầu tiên liên quan đến việc hình thành trạng thái đối đầu với Trung Quốc về các cuộc đàm phán thương mại, cáo buộc gián điệp, thay đổi chính sách thị thực và đóng cửa lãnh sự quán - tất cả đều thể hiện rằng đây là một "bước đi rất nghiêm túc và nghiêm trọng".
"Về cơ bản, chúng phù hợp với cường độ của sự hung hăng của Trung Quốc", học giả Helen Raleigh nói thêm. Theo bà Helen, bước thứ hai sẽ thấy Trung Quốc sẽ bị Mỹ gia tăng áp lực để buộc họ phải trở lại bàn đàm phán về các vấn đề lớn khác nhau.
"Trong bốn thập kỷ qua, Trung Quốc đã rất tích cực thúc đẩy các giới hạn. Đó là một quốc gia có đầu óc chiến lược. Họ muốn trở thành cường quốc thế giới duy nhất và thay đổi trật tự thế giới để phù hợp với hệ tư tưởng của Trung Quốc", bà Helen Raleigh nói.
"Các chính quyền trong quá khứ từ George W. Bush đến Barack Obama đều lo lắng về cái giá phải trả khi đối đầu với Trung Quốc trên mặt trận kinh tế và quân sự. Chi phí đối đầu với họ đã trở nên lớn hơn rất nhiều khi các chính quyền trong quá khứ, cũng như các nước khác, không muốn đối phó với nó. Cho đến khi chính quyền của ông Donald Trump.
"Trung Quốc ngày nay đã rất hùng mạnh, bất kể Hoa Kỳ chọn chiến lược nào, nó sẽ đi kèm với chi phí. Không có cách nào để tránh chi phí. Vì vậy, Hoa Kỳ thực sự phải trả bao nhiêu chi phí mà chúng ta sẵn sàng chịu đựng. Hãy nhớ rằng, khi Trung Quốc và Mỹ đối đầu nhau, Trung Quốc cũng phải trả giá. Cả hai nước sẽ phải tính toán về cái giá mà họ sẵn sàng phải chịu đựng khi đối đầu” - bà Raleigh kết luận.
Nhận xét
Đăng nhận xét