Doric, Ionic, Corinth là 3 thức cột cơ bản trong kiến trúc cổ điển. Đây là đặc trưng nổi bật nhất trong kiến trúc cổ điển, không chỉ giữ vai trò quan trọng trong kết cấu mà còn tạo nên sự bề thế, uy nghi và tính thẩm mỹ cho các công trình.
Khái niệm về thức cột
Thức cột là hệ thống tỷ lệ, hình thức trang trí cột và cũng chính là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng.
Thức cột nổi tiếng nhất phải kể đến thức cột Hy Lạp và La Mã. Tuy nhiên khi đem so sánh thì dễ dàng nhận ra chúng rất giống và hòa quyện với nhau. Có một điểm ai cũng phải công nhận rằng kiến trúc thời La Mã gần như không có đặc trưng riêng biệt. Những đặc điểm tìm thấy trong nền văn minh La Mã thì đều có dấu vết của kiến trúc Hy Lạp.
Có 3 thức cột cơ bản trong kiến trúc Hy Lạp đó là: Doric, Ionic và Corinth. Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển.
Thức cột là cách người Hy Lạp tìm đến vẻ đẹp lý tưởng trong một công trình.
Thức cột Doric
Thức cột Doric có hậu thân là thức cột Toscan, là thức cột cổ nhất (vào khoảng thế kỷ 7 TCN và hoàn thiện vào thế kỷ 5, đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. Thức cột Doric do người Dorian sáng tạo ra, sau đó phát triển mạnh ở Peloponnesus (miền Nam nước Ý).
Thức cột này được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy. Thức cột này không có phần đế cột lẫn đầu cột. Người ta hay so sánh vẻ đẹp thức cột này với vẻ đẹp khỏe mạnh của người đàn ông cường tráng, tuy nhiên điều này không nhất thiết phản ánh sự duyên dáng và vẻ đẹp mềm mại của người phụ nữ. Cột này cũng có khả năng chịu lực cao nhất. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4. Từ nửa sau thế kỷ 6 TCN, người Hy Lạp dùng thức cột Doric với tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột là 1:5 hay 1:6.
Thức cột Doric được sử dụng ở đền Parthenon và đền Propylaea ở Athena. Trong kiến trúc La Mã, thức cột Doric ít được sử dụng trong các công trình công cộng giống như kiến trúc Hy Lạp, có lẽ vì người La Mã thích vẻ đẹp giàu sang và tinh tế của các thức cột Ionic và thức cột Corinth. Trong kiến trúc La Mã, thức cột Doric thường có một vài sửa đổi như thêm phần đế cột và vài chi tiết ở đầu cột.
Thức cột Doric là thức cột đơn giản nhất trong hệ thống thức cột cổ điển.
Thức cột Ionic
Thức cột Ionic mang vẻ đẹp nữ tính, mảnh dẻ và giàu tính trang trí hơn cột Doric. Nguồn gốc cột Ionic là Ionia – thuộc địa của Hy Lạp và từ giữa thế kỷ 6 TCN. Thức cột Ionic được bắt đầu sử dụng ở Hy Lạp từ thế kỷ 5 TCN.
Thức cột Ionic đặt trên phần đế và có phần bệ đỡ nằm giữa thân cột và đế cột. Đầu cột có 2 vòng xoắn ốc được gắn trên đầu cột được trang trí gờ chỉ. Đầu cột được trang trí với các họa tiết khắc chìm. Cột Ionic có 24 gờ sống trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ. Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành 3 dải. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao là 1:9.
Người ta tìm thấy sự xuất hiện của thức cột Ionic tại các công trình nổi tiếng như: đền thờ Hera ở Samos, đền Artemis ở Ephesus, đền Apollo ở Bassae, đền Erecteyon ở Athena.
Thức cột Ionic mang vẻ đẹp nữ tính, mềm mại.
Thức cột Corinth
Thức cột Corinth ra đời sau 2 thức cột trên, vào khoảng thế kỷ 5 TCN. Nguồn gốc của cái tên Corinth là từ một thành phố ở Hy Lạp, nhưng thức cột này lại được xuất hiện và sử dụng rộng rãi ở Athens.
Thức cột Corinth có đường nét mảnh mai, giàu trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết đẹp, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe). Thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra và có ưu điểm hơn so với 2 thức cột trên là: đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được không gian.
Người ta tìm thấy cột Corinth tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae, đền Mars Ultor trong hệ thống tòa án Augustus, đền bậc đài vòng ở Vienne. Thức cột Corinth được chia thành 2 loại: Corinth La Mã và Corinth Renaissance.
Thức cột Corinth với vẻ đẹp kiều diễm giống như một lẵng hoa.
3 thức cột trên sau này được người La Mã cổ đại kế thừa và phát triển, đồng thời sáng tạo thêm 2 loại thức cột mới là Toscan và Composite.
Thông thường để phân biệt các thức cột, người ta hay dựa vào các chi tiết trên cột, đặc biệt là đầu cột. Nếu như thức cột Doric tương đối đơn giản nhất với phần đầu cột trơn đơn giản thì thức cột Ionic lại có phần cột trang trí gờ chỉ và đầu cột là 2 vòng xoắn ốc cuộn vào trong. Thức cột Corinth là thức cột tỉ mỉ và hoa mỹ nhất với những đường rãnh nhỏ trên thân cột, đầu cột được trang trí bằng các hình hoa lá, các lá phiến thảo hình xoắn ốc cầu kỳ.
Các thức cột cơ bản trong kiến trúc cổ điển vẫn còn được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tại Việt Nam, thức cột cơ bản xuất hiện nhiều trong các công trình cổ điển, Tân cổ điển với quy mô lớn, bề thế. Cho dù có rất nhiều phong cách kiến trúc mới mẻ khác ra đời sau này nhưng phong cách cổ điển và vẻ đẹp ấn tượng của nó vẫn luôn được yêu thích tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thậm chí suốt một khoảng thời gian dài và một bộ phận khách hàng không nhỏ thì những công trình cổ điển chính là hiện thân của vẻ đẹp hoàn hảo, của một không gian sống lý tưởng chỉ dành cho những người biết thưởng thức cái đẹp. Các thức cột cơ bản cũng hiện diện không chỉ ở ngoại thất mà còn cả nội thất, với những kiểu biến tấu độc đáo cho phù hợp với văn hóa riêng của quốc gia, vùng miền.
So sánh những đặc điểm cơ bản của các thức cột cổ điển.
Nhận xét
Đăng nhận xét