Trụ sở Ủy ban nhân dân TP.HCM hiện nay, trước đây đã từng trải qua các tên gọi: Dinh Xã Tây, dinh Ðốc Lý, tòa Ðô Chính (tòa Ðô Sảnh), là một trong những kiến trúc lớn và cổ kính.
Theo Cổng thông tin điện tử Sài Gòn
Sau khi chiếm được một số tỉnh của Nam Kỳ, người Pháp tổ chức một hội đồng thị xã để cai trị nhưng chưa có trụ sở chính thức, phải đi thuê. Đến năm 1871, chính quyến Pháp mới bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng một nhà làm việc chính thức cho Hội đồng thị xã. Khu kinh lấp (tức đường Nguyễn Huệ hiện nay) đã được lưu ý đầu tiên, nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề đổ móng xây nền vì nơi đây là vùng đất bùn. Nhiều phương án được đưa ra nhưng vẫn không đạt được sự thống nhất, khiến dự án kéo dài trong nhiều năm.
Tuy nhiên, trong thời gian từ 1898 đến 1899, tòa thị sảnh được khởi công xây cất ngay trên vùng đất đã chọn trước đó. Kiến trúc sư Gardès chịu trách nhiệm xây dựng đồ án và họa sĩ Ruffier chịu trách nhiệm trang trí. Nhưng do nhiều lý do không thuận lợi, do sự bất đồng ý kiến giữa họa sĩ Ruffier và các nghị viện Việt Nam trong hội đồng thị xã.
Trước sự bất đồng giữa các nghị viện và họa sĩ Ruffier, thị trưởng Cuniac có ý hòa giải bằng cách gửi một tấm ảnh về cái trung đoạn kỳ dị của tòa nhà về Pháp cho Ruffier và đề nghị nếu có thể tìm đề tài khác thay thế. Nhưng vì thay đổi quá tốn kém, nên viên Thống đốc Rodier từ chối những chi phí mới.
Sự bàn cãi giằng co kéo dài mãi đến năm 1907, sau đó hợp đồng của Fuffier bị bãi bỏ và một họa sĩ khác là Bonnet nhận lãnh hoàn toàn mọi công việc trang trí. Ðến năm 1908 tòa Ðô sảnh được hoàn thành và vụ Ruffier được đưa ra trước Tham chính viện vì Ruffier đã nhận trước một khoản kinh phí là 2/3 trong tổng số kinh phí để thực hiện công việc. Mãi đến năm 1914 vụ kiện này mới được giải quyết, Ruffier buộc phải hoàn lại toàn bộ số tiền đã lĩnh.
Tòa nhà được khánh thành vào năm 1909 với sự tham dự của viên toàn quyền Ðông Dương nhân kỷ niệm 50 năm duy trì chánh quyền thực dân Pháp tại Sài Gòn (1859-1909).
Tòa nhà được thiết kế theo kiểu lầu chuông đúc cao có nóc nhọn thường lấy ở vùng miền Bắc nước Pháp, mang phong cách pha trộn hai văn hóa Ý và Pháp thời kỳ Phục Hưng. Hai cánh bên lầu chuông được xây thêm về sau này. Chính giữa mặt tiền có trang trí đắp nổi hình một người phụ nữ mạnh khỏe tiêu biểu cho nước Pháp, một hình đứa bé đang chế ngự thú dữ, hai bức đắp nổi hai bên tượng trưng cho nước Pháp cầm gươm đi chinh phục thuộc địa.
Tòa nhà thời kì đang xây dựng, lúc họa sĩ Ruffier đảm nhiệm phần trang trí. Đối chiếu những chi tiết trang trí mặt tiền tòa nhà trong các bức ảnh sau này, có thể thấy một loạt khác biệt ở tháp đồng hồ, hình dáng bờ mái, họa tiết trang trí và đề tài của ba bức tượng. Dãy đèn chiếu sáng đặt trên tầng một cũng sẽ không còn. Bất đồng ý kiến giữa Ruffier và hội đồng thị xã dẫn tới việc thay họa sĩ trang trí.
Nhóm các bức ảnh chụp trước khi ba bức tượng phụ nữ được đắp trên mặt tiền tòa nhà. Hoa trang trí phần trên tháp đã thay đổi. Trên quảng trường trước Dinh xã tây xuất hiện hệ thống cột điện và đèn chiếu sáng. Như vậy có thể xác định các bức ảnh trên đây được chụp trước năm 1907.
Con đường lát đá trước tòa nhà
Trong hai bức ảnh này không thấy đồng hồ trên tháp. Để tránh nắng các cửa sổ trên lầu được treo các tấm bạt cuốn.
Con đường lát đá trước tòa nhà
Cận cảnh với những chi tiết trang trí trên mặt tiền
Quang cảnh Dinh xã tây ngày bầu cử
Đèn trang trí trên Dinh xã tây vào một dịp lễ
Trong hình có lẽ là một trong những chiếc ô tô đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam
Bức tượng chính trên mặt tiền đang được sửa chữa (?)
Những cây đèn chiếu sáng trồng giữa bãi cỏ. Dinh xã tây có thể coi là điểm cuối của đường Charner (Nguyễn Huệ) và nhà thờ Đức Bà là điểm cuối của đường Catinat (Đồng Khởi) song song với nó. Do vậy nếu người chụp đứng cách xa tòa nhà và lệch về bên trái thì khuôn hình có thể thu được hai tháp chuông nhà thờ Đức Bà giống hai trong ba bức ảnh trên. (Bấm vào đây để tham khảo)
Nhóm những bức ảnh chung có chung đặc điểm là bãi cỏ trước Dinh xã tây được chia thành nhiều ô, lối đi ở chính giữa, trên thân cây đằng sau cánh phải tòa nhà có một loại cây leo bám cao theo thời gian.
Dinh xã tây được xây thêm tầng lầu hai bên tháp chuông
Về đêm tòa nhà được chiếu sáng bằng đèn pha
Về tên gọi: Ủy ban thị xã (đô thành) do một xã trưởng Tây đứng đầu, nên khi xây dinh này xong, người Sài Gòn gọi là dinh Xã Tây. Thời kỳ thuộc chính quyền Sài Gòn, một chức Ðô trưởng được đặt ra để trông coi thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn mà trụ sở đặt tại đây, nên dinh này được đổi tên là tòa Ðô Chính.
Nhận xét
Đăng nhận xét