“Đất xen kẹt là gì?” là một câu hỏi
thường gặp của những người mới đi mua đất lần đầu. Đây là một thuật ngữ không
còn xa lạ với giới môi giới bất động sản. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người
có cái nhìn rõ hơn về đất xen kẹt.
Đất xen kẹt là gì?
Trong Luật đất đai 2013, không có khái niệm về đất xen kẹt. Đây
là một thuật ngữ mà người mua và người bán tự quy ước với nhau. Cụ thể, đất xen
kẹt thường là đất vườn, đất nông nghiệp (chưa được công nhận là đất ở) nằm
trong khu dân cư. Hoặc đây là đất sau dự án nhưng có sổ đỏ để thành đất ở.
Do những mảnh đất này nằm xen kẹt trong khu dân cư nên thường
không có diện tích lớn (khoảng 30-50 m²). Tuy nhiên, ngày càng nhiều dự án được
quy hoạch, cùng với sự phát triển của hạ tầng giao thông và khu đô thị làm đất
xen kẹt xuất hiện ngày càng nhiều.
Tuy chưa có trong luật nhưng khái niệm đất xen kẹt đã xuất hiện
trong Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2015 của thành phố Hà
Nội. Theo đó, đất xen kẹt gồm 3 loại sau:
– Đất vườn, ao liền kề với đất ở.
– Đất vườn, ao xen kẹt trong khu dân cư.
– Đất nông nghiệp được giao nằm xen kẹt trong khu dân cư.
Đất xen
kẹt là gì?
Xem thêm
Đất hiếm là gì? Những điều thú vị về
loại vật chất này
BHK là đất gì? Những thông tin cần
biết về đất BHK
Đất xen kẹt có được cấp
sổ đỏ không?
Bên cạnh câu hỏi “Đất xen kẹt là gì?” thì câu hỏi “Đất xen kẹt
có được cấp sổ đỏ không?”cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Về mặt pháp lý, đất
xen kẹt được xác định là đất nông nghiệp. Vì vậy không được phép xây dựng nên
không được cấp sổ đỏ, việc chuyển nhượng chỉ thông qua giấy tờ viết tay. Tuy
nhiên, trên thực tế, vẫn có một số trường hợp được xem xét cấp sổ đỏ.
Điều kiện chuyển đổi mục
đích sử dụng đất xen kẹt
Việc chuyển đổi đất xen kẹt cần đáp ứng được 3 điều kiện sau:
– Thứ nhất, thửa đất xen kẹt đó không thuộc diện vi phạm quy
hoạch, lấn chiếm hoặc sử dụng cho mục đích công cộng; đất nông nghiệp do hợp
tác xã và các tổ chức đang quản lý giao cho các hộ gia đình xã viên sử dụng.
– Thứ hai, thửa đất xen kẹt đó hiện đang sử dụng ổn định, không
có tranh chấp, khiếu kiện. Có diện tích đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức công nhận
đất ở (tùy thuộc vào mỗi địa phương/ tỉnh/ thành nơi có đất quy định).
– Thứ ba, hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất
phải là người chấp hành tốt pháp luật về đất đai ở địa phương. Có văn bản cam
kết bàn giao cho các tổ chức quản lý chuyên ngành phần diện tích nằm trong phạm
vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng. Như đê, kênh mương, di tích
lịch sử văn hóa, công trình an ninh quốc gia, thác lũ; bàn giao cho UBND xã
phường, thị trấn diện tích nằm trong phạm vi chỉ giới mở đường quy hoạch, lối
đi chung. Nộp nghĩa vụ tài chính khi được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất
xen kẹt
Nếu có mong muốn được cấp sổ đỏ đất xen kẹt, người xin cấp sổ đỏ
cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
– Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
– Phương án sản xuất kinh doanh (trường hợp chuyển đổi đất sang
mặt bằng sản xuất kinh doanh)
– Bản sao giấy chứng nhận hoặc giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng
thửa đất (nếu có)
– Bản sao hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân người xin
chuyển mục đích sử dụng đất
– Văn bản cam kết
Cấp sổ
đỏ cho đất xen kẹt khá khó khăn
Đất xen kẹt có được bồi
thường sau khi bị thu hồi không?
Hiện nay, vẫn chưa có quy định nào về về hệ số bồi thường cho
đất xen kẹt sau khi bị thu hồi, mới chỉ thực hiện theo hình thức hỗ trợ. Vì
vậy, nếu bạn đang sở hữu đất xen kẹt, hãy chuyển đổi mục đích sử dụng của mảnh
đất này sang đất ở. Tránh trường hợp đất xen kẹt sau khi bị thu hồi không được
bồi thường theo khung giá chung hiện hành.
Tiềm năng và rủi ro khi
mua đất xen kẹt
Đất xen kẹt mang đến những tiềm năng nhưng bên cạnh đó cũng là
không ít những rủi ro bạn cần tránh.
Tiềm năng khi mua đất xen
kẹt
– Vì không có sổ đỏ nên giá đất xen kẹt thường rẻ hơn đất thổ
cư.
– Nếu mua đất xen kẹt trong khu dân cư, bạn có thể hưởng các
dịch vụ cơ sở hạ tầng ngay trong khu dân cư đó.
Đất xen
kẹt có một số tiềm năng nhất định
Rủi ro khi mua đất xen
kẹt
– Đất thường nằm trong khu dân cư nên diện tích nhỏ, thế bí,
hướng không đẹp.
– Thủ tục chuyển đổi rườm rà, phức tạp, chi phí cao. Quan trọng
nhất là không phải lúc nào cũng có thể chuyển đổi mục đích sử dụng.
– Giao dịch mua bán thường được qua giấy tờ viết tay. Rất dễ bị
lừa đảo khi kẻ xấu bán cùng một mảnh cho nhiều người.
Nhưng
vẫn có nguy cơ rất cao
Nhận xét
Đăng nhận xét