Chiếm ¾ diện tích đất cả nước, đất rừng có ý
nghĩa cực kỳ quan trọng trong sản xuất, phát triển kinh tế… Bởi vậy cũng có rất
nhiều bộ luật được đưa ra và áp dụng với loại hình đất này. Không ít những câu
hỏi và thắc mắc liên quan, cùng tìm hiểu đất rừng sản xuất qua
bài viết dưới đây.
1. Đất rừng sản xuất là
gì?
Định nghĩa
Đất sử dụng chủ yếu vào mục đích khai thác lâm sản, sản xuất
kinh doanh gỗ động vật rừng, đặc sản rừng, kết hợp với việc phòng hộ và bảo vệ
môi trường hệ sinh thái. Đất rừng sản xuất là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Phân loại
Phân thành hai nhóm sau:
– Đất rừng tự nhiên: dùng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên
và khoanh nuôi để phục hồi. Hình thức quản lý là giao và cho thuê đất với mục
đích để bảo vệ, quản lý và phát triển rừng
– Rừng trồng: Gồm rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư hoặc
rừng trồng bằng vốn có ngân sách nhà nước.
Đất
rừng sản xuất là gì?
2. Quy định sử dụng đất
rừng sản xuất
Quy định giao khoán
Quy định cụ thể về hình thức giao, cho thuê đất rừng này với các
đối tượng như sau:
– Nhà nước cho thuê, giao thu tiền hàng năm để sử dụng vào mục
đích sản xuất lâm nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân và tổ chức kinh tế.
Nhà nước cho thuê, giao, thu tiền hằng năm hoặc một lần cho cả
thời gian thuê đối với người Việt định cư ở nước ngoài để đầu tư sản xuất lâm
nghiệp. Nhà nước cho thuê thu tiền hàng năm hoặc thu tiền thuê đất một lần cả
thời gian thuê đối với cá nhân, tổ chức nước ngoài.
– Cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế được trồng rừng hoặc
trồng cây lâu năm ở diện tích đất chưa có rừng khi được Nhà nước giao đất.
– Kết hợp kinh doanh môi trường dưới tán rừng, cảnh quan, du
lịch sinh thái khi sử dụng đất rừng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc
người Việt định cư ở nước ngoài.
– Nhà nước giao cho tổ chức để phát triển, bảo vệ rừng kết hợp
với sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nếu đất rừng ở
những nơi khu dân cư không thể giao trực tiếp cho cá nhân, hộ gia đình.
Xem thêm:
Đất
SKC là gì? Những ký hiệu đất trên bản đồ địa chính
Đất sản xuất
kinh doanh là gì? Quy định mới nhất về thủ tục chuyển đổi
Quy
định giao khoán đất rừng dùng để sản xuất
Quy định chuyển đổi mục
đích sử dụng rừng sản xuất
Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 nếu có sự đồng ý của cơ quan
có thẩm quyền, đất rừng đều có thể được chuyển mục đích sử dụng sang đất ở.
Điều kiện để được chuyển
nhượng đất rừng
Theo quy định của pháp luật được phép chuyển nhượng, mua, bán
nếu đáp ứng đủ các quy định chuyển nhượng nhưng phải thực hiện đầy đủ các khoản
thuế phí khi chuyển nhượng.
Điều kiện:
– Hạn mức chuyển nhượng có giới hạn tối đa 300ha.
– Có GCN quyền sử dụng đất
– Phải không có thế chấp, tranh chấp
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên
– Đất còn thời hạn sử dụng
– Các giấy tờ về giao rừng khác
3. Đất rừng có sổ đỏ
không?
Đất rừng hoàn toàn có thể được cấp GCN quyền sử dụng đất (sổ
xanh, sổ đỏ theo cách hiểu của người dân) nếu đảm bảo các quy định về về điều
kiện cấp GCN quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng (điều 33, Nghị định
43/2014/NĐ-CP) và đóng góp các khoản lệ phí khi làm thủ tục như:
– Tiền sử dụng đất, tùy trường hợp sẽ có mức nộp tiền sử dụng
đất theo quy định ( Nghị định 45/2014/NĐ-CP)
– Lệ phí trước bạ
– Lệ phí địa chính
– Phí lập bản đồ, đo đạc địa chính (<1.500 đồng/m2)
– Phí thẩm định (<7.500.000 đồng/hồ sơ)
Đất
rừng có sổ đỏ không?
4. Đất rừng có được thế
chấp không?
Đây là tài sản hợp pháp, có GCN quyền sử dụng đất rừng thì hoàn
toàn có thể dùng để thế chấp, tuy nhiên không vượt hạn mức 300ha. Quy định tại
điểm a, b khoản 1 Điều 4 Nghị định 102/2017 Việc nhận thế chấp sẽ phải đăng ký
giao dịch đảm bảo.
5. Lưu ý khi mua bán đất
rừng
Mua đất rừng cần chú ý những vấn đề sau:
– Kiểm tra kỹ sổ đỏ
– Đất không bị tranh chấp, không bị cầm cố, không vướng pháp lý
– Không nằm trong quy hoạch hoặc có kế hoạch sử dụng chi tiết
– So sánh giá để không mua hớ giá hay bị bán quá thấp
– Không nên mua qua trung gian, cò mồi
– Thông qua đấu giá sẽ đảm bảo và định giá chính xác hơn.
6. Chế độ sử dụng
Rừng tự nhiên
Tổ chức quản lý rừng được nhà nước giao để quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng
Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sống trong khu vực rừng sản xuất
chưa có tổ chức quản lý rừng có khả năng bảo vệ, phát triển rừng, có nhu cầu
được giao đất rừng không thu tiền sử dụng. Được khai thác các lợi ích, bảo vệ
và phát triển rừng.
Rừng trồng
Quy định giao, cho thuê:
– Giao cho hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp hạn mức
không quá 30 hecta để sản xuất lâm nghiệp. Nếu vượt hạn mức đó thì phải chuyển
sang thuê đất.
– Cho thuê đất với người Việt định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư từ nước ngoài. Dùng diện tích đất chưa có rừng để trồng thêm hoặc
trồng cây lâu năm.
Nhận xét
Đăng nhận xét