Ernest Hébrard (1875 – 1933) sinh ngày 11/9/1875 tại Paris. Ngày 15/10/1891, khi 16 tuổi ông đã bắt đầu theo học tại Xưởng vẽ của Trường Đại học Mỹ Thuật Paris (Ecole nationale et spéciale des Beaux Arts de Paris). Ngày 1/8/1892, ông đỗ Khoa Kiến trúc và là học trò của hai kiến trúc sư rất nổi tiếng người Pháp là Ginain và De Risors. Ông đã có thành tích học tập tốt tại ngôi trường này và đạt được các giải thưởng danh giá về kiến trúc.
Đến Đông Dương năm 1921 làm việc theo hợp đồng lao động kí với Toàn quyền Đông Dương ngày 11/7/1921, Hébrard sẽ thực hiện nhiệm vụ ở thuộc địa trong 6 tháng. Sau đó có thể gia hạn tiếp. Đến tháng thứ 5, Hébrard phải báo cáo Toàn quyền về kết quả công việc và 15 ngày sau, Toàn quyền sẽ thông báo cho Hébrard về việc để ông về Pháp hay giữ lại Đông Dương. Trong thời gian ở Đông Dương, mức lương được hưởng của kiến trúc sư là 600 đồng bạc Đông Dương và 6400 francs. Mức lương này không bao gồm các trợ cấp khác. Hợp đồng còn ghi rõ các khoản tiền và cách chi trả cho kiến trúc sư khi ở Đông Dương và khi về Pháp. Bên cạnh đó, các điều khoản về quyền lợi dành cho kiến trúc sư cũng được chỉ rõ như: phí đi đường, phí vận chuyển, người giúp việc…[1]
Với kinh nghiệm cá nhân, Hébrard đã đưa hình mẫu đồ án đương đại như Canberra ở Australie hay New Delhi ở Ấn Độ vào quy hoạch Hà Nội. Đồ án dựa trên quy tắc zoning (quy hoạch theo vùng), không quy hoạch lại các khu phố trung tâm mà ưu tiên mở rộng độ thị. Đồ án tập trung vào khu trung tâm hành chính, gồm các công sở trung ương, đáp ứng yêu cầu của Maurice Long. Hébrard đề xuất tập hợp các công sở còn nằm phân tán trong thành phố giống như quy hoạch khu hành chính Rabat của Ma rốc của kiến trúc sư Henri Prost. Nha Tài chính, Nha Học chính, Tư Pháp và Sở Nông nghiệp được bố trí theo trục đối xứng xuyên tâm. Phủ Toàn quyền mới nằm trục chính, còn toà nhà cũ giao cho Hội đồng Đông Dương. Đồ án được toàn quyền Martial Merlin phê chuẩn năm 1925 và bắt đầu thực hiện từ việc quy hoạch góc tam giác ở giao lộ Puginier[2].
Mặt khác, Hébrard mong muốn ưu tiên phát triển công nghiệp bằng việc tập hợp các nhà máy ở Gia Lâm phía Tả ngạn Sông Hồng, đồng thời xem xét di chuyển cảng đường thuỷ vì quá nhỏ. Như vậy đường xá phải quy hoạch lại. Thành phố được chia thành hai theo trục được sắt. Việc xây dựng ga Gia Lâm được đề xuất, ga này nối với Ga Hà Nội bằng một cây cầu mới. Ông dự định thay thế các con phố theo trục thẳng bằng các con đường toả ra từ các quảng trường vòng cung theo tuyến giao thông. Các phố không được quy hoạch theo ô bàn cờ nữa. Đồ án của Hébrard chú trọng đến không gian xanh đảm bảo cho sức khoẻ, chính vì thế, xung quanh hồ ở phía Tây thành phố dự kiến sẽ lập một công viên lớn có khu liên hiệp thể thao giống như khu rừng Boulogne (Pháp).[3]
Tuy nhiên, đồ án những năm 1920 mới chỉ thực hiện được một phần nhỏ. Trung tâm hành chính mới chỉ có Nha Tài chính được xây dựng. Tuy nhiện, ảnh hưởng của đồ án này đóng góp đáng kể cho việc xử lí đô thị và là tiền đề cho các đồ án sau này.
Trong 10 năm làm việc tại Hà Nội, với tư cách là Kiến trúc sư trưởng – Chánh Sở Kiến trúc và Quy hoạch Đông Dương – vị trí mà ông đảm trách đến năm 1931, Hébrard đã để lại nhiều dấu ấn với các sản phẩm kiến trúc tiêu biêu cho phong cách Á Âu (hay còn gọi là phong cách Đông Dương) như các công trình:
Nha Tài chính Đông Dương (1928), nay là trụ sở Bộ Ngoại giao, Số 1 phố Tôn Thất Đàm. Đây là công trình duy nhất được xây dựng theo Đồ án Quy hoạch chi tiết khu tâm hành chính, chính trị Đông Dương cũng do chính kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế. Ảnh chụp năm 2017
Bảo tàng Louis Finot (1925), nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, ảnh chụp năm 2017
Đại học Đông Dương,1926. (Nguồn: Tư liệu TTLTQG1)
Nhà Thờ Cửa Bắc hoàn thành năm 1931. (Nguồn: TTLTQG1)
Trải qua gần trăm năm lịch sử, các công trình do kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế vẫn luôn được đánh giá là công trình kiến trúc đẹp, hài hòa, với hệ mái ngói nhiều lớp kiểu kiến trúc phương Đông, tiêu biểu cho phong cách Kiến trúc Đông Dương, tạo nên vẻ đẹp độc đáo góp phần tô điểm kiến trúc đô thị Hà Nội.
Đến Đông Dương năm 1921 làm việc theo hợp đồng lao động kí với Toàn quyền Đông Dương ngày 11/7/1921, Hébrard sẽ thực hiện nhiệm vụ ở thuộc địa trong 6 tháng. Sau đó có thể gia hạn tiếp. Đến tháng thứ 5, Hébrard phải báo cáo Toàn quyền về kết quả công việc và 15 ngày sau, Toàn quyền sẽ thông báo cho Hébrard về việc để ông về Pháp hay giữ lại Đông Dương. Trong thời gian ở Đông Dương, mức lương được hưởng của kiến trúc sư là 600 đồng bạc Đông Dương và 6400 francs. Mức lương này không bao gồm các trợ cấp khác. Hợp đồng còn ghi rõ các khoản tiền và cách chi trả cho kiến trúc sư khi ở Đông Dương và khi về Pháp. Bên cạnh đó, các điều khoản về quyền lợi dành cho kiến trúc sư cũng được chỉ rõ như: phí đi đường, phí vận chuyển, người giúp việc…[1]
Với kinh nghiệm cá nhân, Hébrard đã đưa hình mẫu đồ án đương đại như Canberra ở Australie hay New Delhi ở Ấn Độ vào quy hoạch Hà Nội. Đồ án dựa trên quy tắc zoning (quy hoạch theo vùng), không quy hoạch lại các khu phố trung tâm mà ưu tiên mở rộng độ thị. Đồ án tập trung vào khu trung tâm hành chính, gồm các công sở trung ương, đáp ứng yêu cầu của Maurice Long. Hébrard đề xuất tập hợp các công sở còn nằm phân tán trong thành phố giống như quy hoạch khu hành chính Rabat của Ma rốc của kiến trúc sư Henri Prost. Nha Tài chính, Nha Học chính, Tư Pháp và Sở Nông nghiệp được bố trí theo trục đối xứng xuyên tâm. Phủ Toàn quyền mới nằm trục chính, còn toà nhà cũ giao cho Hội đồng Đông Dương. Đồ án được toàn quyền Martial Merlin phê chuẩn năm 1925 và bắt đầu thực hiện từ việc quy hoạch góc tam giác ở giao lộ Puginier[2].
Mặt khác, Hébrard mong muốn ưu tiên phát triển công nghiệp bằng việc tập hợp các nhà máy ở Gia Lâm phía Tả ngạn Sông Hồng, đồng thời xem xét di chuyển cảng đường thuỷ vì quá nhỏ. Như vậy đường xá phải quy hoạch lại. Thành phố được chia thành hai theo trục được sắt. Việc xây dựng ga Gia Lâm được đề xuất, ga này nối với Ga Hà Nội bằng một cây cầu mới. Ông dự định thay thế các con phố theo trục thẳng bằng các con đường toả ra từ các quảng trường vòng cung theo tuyến giao thông. Các phố không được quy hoạch theo ô bàn cờ nữa. Đồ án của Hébrard chú trọng đến không gian xanh đảm bảo cho sức khoẻ, chính vì thế, xung quanh hồ ở phía Tây thành phố dự kiến sẽ lập một công viên lớn có khu liên hiệp thể thao giống như khu rừng Boulogne (Pháp).[3]
Tuy nhiên, đồ án những năm 1920 mới chỉ thực hiện được một phần nhỏ. Trung tâm hành chính mới chỉ có Nha Tài chính được xây dựng. Tuy nhiện, ảnh hưởng của đồ án này đóng góp đáng kể cho việc xử lí đô thị và là tiền đề cho các đồ án sau này.
Trong 10 năm làm việc tại Hà Nội, với tư cách là Kiến trúc sư trưởng – Chánh Sở Kiến trúc và Quy hoạch Đông Dương – vị trí mà ông đảm trách đến năm 1931, Hébrard đã để lại nhiều dấu ấn với các sản phẩm kiến trúc tiêu biêu cho phong cách Á Âu (hay còn gọi là phong cách Đông Dương) như các công trình:
Nha Tài chính Đông Dương (1928), nay là trụ sở Bộ Ngoại giao, Số 1 phố Tôn Thất Đàm. Đây là công trình duy nhất được xây dựng theo Đồ án Quy hoạch chi tiết khu tâm hành chính, chính trị Đông Dương cũng do chính kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế. Ảnh chụp năm 2017
Bảo tàng Louis Finot (1925), nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, ảnh chụp năm 2017
Đại học Đông Dương,1926. (Nguồn: Tư liệu TTLTQG1)
Nhà Thờ Cửa Bắc hoàn thành năm 1931. (Nguồn: TTLTQG1)
Trải qua gần trăm năm lịch sử, các công trình do kiến trúc sư Ernest Hebrard thiết kế vẫn luôn được đánh giá là công trình kiến trúc đẹp, hài hòa, với hệ mái ngói nhiều lớp kiểu kiến trúc phương Đông, tiêu biểu cho phong cách Kiến trúc Đông Dương, tạo nên vẻ đẹp độc đáo góp phần tô điểm kiến trúc đô thị Hà Nội.
Nhận xét
Đăng nhận xét