Nhà Ông Huỳnh Thủy Lê.

Vừa qua Cầu Mỹ Thuận rẻ phải theo QL 80 chạy một quảng 20 cây số là đến Sa Đéc, Ghé chợ Sa Đéc nghỉ một tý và hỏi thăm đường đến Nhà Ông Huỳnh Thủy Lộc. Ngôi nhà cũng không khó tìm, nó nằm trên con đường nhỏ cạnh bờ sông. Ngày xưa, những nhà giàu có thường ở gần sông, vì đây là vị trí địa lý quan trong trong giao thông. Nhất cận thị, nhì cận giang mà.










Nếu có du xuân miệt đồng bằng, du khách hãy một lần ghé qua nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tại TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp để tham quan và chiêm nghiệm về mối tình không biên giới.
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nhìn từ bên ngoài.
Đây là ngôi nhà cổ có giá trị đặc biệt về sự  kết hợp giữa hai lối kiến trúc Đông – Tây do ông Huỳnh Cẩm Thuận, một thương gia người Hoa  nổi tiếng giàu có lúc bấy giờ ở Sa Đéc xây dựng vào năm 1895. Theo tài liệu tại khu di tích này, ban đầu đây là một ngôi nhà 3 gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ với nguyên vật liệu chính là gỗ quý và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương.
Nét xưa trong ngôi nhà cổ.
Đến năm 1917, ông Huỳnh Cẩm Thuận cho trùng tu lại ngôi nhà bằng gạch, bao lấy khung gỗ bên trong. Từ đây, ngôi nhà mang nét pha trộn hài hòa của ba phong cách kiến trúc Pháp, Việt, Hoa. Bề ngoài ngôi nhà là lối kiến trúc La Mã phục hưng ở thế kỷ 17 với các cổng vòm, hệ thống cột với các hoa văn và phù điêu hoa lá. Bên trong nhà, lối kiến trúc đặc trưng của người Việt kiểu ba gian truyền thống vẫn được lưu giữ. Riêng lối bài trí của các bao lam sơn son thiếp vàng trong nhà lại là các chủ đề trong mỹ thuật truyền thống Trung Hoa.
Gian thờ Quan công chính giữa ngôi nhà cổ.
Khi bước vào ngôi nhà, du khách sẽ có cảm giác ở gian giữa nền nhà có vẻ như bị trũng. Đây là chi tiết xây dựng có chủ ý của chủ nhà, vì theo yếu tố phong thủy thì tiền tài chảy về chỗ trũng. Một nét đặc trưng khác nữa, đó là bàn thờ Quan công được đặt ở giữa gian chính theo tín ngưỡng của người Hoa. Ngoài ra, du khách sẽ bắt gặp những nét chạm khắc tinh xảo, cầu kỳ hình chim muông, cây trái, tùng, cúc, trúc, mai trên gỗ quý, khắc họa cảnh sông nước Nam bộ  trù phú.
Một trong những tác phẩm chạm trổ xưa trong nhà cổ.
Về sau, người con trai út của ông Huỳnh Cẩm Thuận là ông Huỳnh Thủy Lê nhận quyền thừa kế ngôi nhà. Sau này, ngôi nhà nổi tiếng bởi liên quan cuộc tình không biên giới giữa chàng công tử Huỳnh Thủy Lê với của một cô gái Pháp tên Marguerite Duras, về sau là nhà văn. Ông Huỳnh Thủy Lê từng du học Paris về kinh doanh để trở về phụ giúp cha và ông tình cờ gặp  nữ văn sĩ Marguerite Duras trên chuyến phà Mỹ Thuận năm 1929.
Hai người đã yêu nhau tha thiết nhưng vì sự khác biệt văn hóa Đông - Tây và không môn đăng hộ đối giữa hai gia đình, người cha đã không thuận tình cho hai người đến với nhau. Mối tình này chỉ kéo dài khoảng một năm rưỡi thì Marguerite lên tàu về Pháp. Còn Huỳnh Thủy Lê vâng lời cha lấy cô vợ trẻ người Trung Hoa môn đăng hộ đối.
Câu chuyện tình buồn ấy, về sau đã được nhà văn Marguerite Duras kể lại trong t L’Amant (tiếng Việt là Người tình). Năm 1984, cuốn tiểu thuyết được xuất bản, gây tiếng vang lớn, được dịch ra 43 thứ tiếng trên thế giới và đoạt được giải thưởng Goncourt (giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp).
Năm 1986, cuốn tiểu thuyết đã được đạo diễn Jean-Jacques Annaud dựng thành phim cùng tên. Phim Người tình được dàn dựng khá công phu với nhiều cảnh quay tại Việt Nam và đặc biệt là ngôi nhà cổ Huỳnh Thủy Lê được lấy làm bối cảnh chính trong phim.Có lẽ điều này ngày càng hấp dẫn du khách khắp nơi tìm về, trong đó có rất nhiều du khách Pháp.
Du khách tham quan tìm hiểu ngôi nhà cổ và mối tình không biên giới.
Năm 2009, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê cũng vừa được Hiệp hội UNESCO Việt Nam vinh danh trong Top 100 điểm đến ấn tượng Việt Nam năm 2013.
Và mùa xuân này,  bên dòng sông Sa Đéc thanh bình, thơ mộng, nhiều du khách vẫn đang tìm về ngôi nhà cổ để tìm hiểu về một di tích kiến trúc đặc biệt và mối tình lãng mạn không biên giới cách đây gần trăm năm.








Nhận xét