Khái quát kiến trúc cổ Trung Quốc

Kiến trúc cổ đại TQ chủ yếu là kiến trúc kết cấu gỗ dân tộc Hán, bao gồm kiến trúc ưu tú của các dân tộc thiểu số. Những kiến trúc cổ đại này sinh ra và lớn lên trong nền văn hoá truyền thống TQ, từ thế kỷ thứ 2 trước công nguyên đến giữa thế kỷ 19, đã hình thành hệ thống khép kín và độc lập, có giá trị thẩm mỹ và trình độ công nghệ rất cao, bao hàm ngụ ý nhân văn sâu xa. Nghệ thuật kiến trúc cổ đại TQ là một hệ thống nghệ thuật độc đáo có lịch sử lâu dài nhất, phân bố địa vực rộng lớn nhất, phong cách rõ rệt nhất trên thế giới, ảnh hưởng trực tiếp đối với kiến trúc cổ Nhật, Triều Tiên và Việt Nam, sau thế kỷ 17, còn ảnh hưởng tới kiến trúc Châu Âu.
[​IMG]TQ đất đai rộng lớn, nhiều dân tộc, người TQ ngày xưa căn cứ điều kiện tự nhiên, địa lý khác nhau, sáng tạo ra kiến trúc cổ đại với phương thức kết cấu khác nhau và phong cách nghệ thuật khác nhau. Tại lưu vực sông Hoàng Hà miền bắc, người ngày xưa dùng gỗ và hoàng thổ xây nhà để chống lại giá lạnh và gió tuyết; còn ở miền nam, vật liệu kiến trúc còn bao gồm tre và lau sậy, để tránh ẩm ướt và tăng cường lưu thông không khí, một số nơi còn dựng nhà sàn.
Kiến trúc đời nhà Đường
Sự phát triển của kiến trúc cổ đại TQ đã trải qua ba cao trào, lần lượt là thời kỳ Tần Hán, thời kỳ Tuỳ Đường và thời kỳ Minh thanh. Ba thời kỳ này đều đã xây nhiều kiến trúc tiêu biểu, bao gồm cung điện, lăng mộ, đô thành cùng công sự phòng ngự, công trình thuỷ lợi v.v, hơn nữa hình thức kiến trúc, cách chọn vật liệu v.v đã ảnh hưởng đến đời con cháu.
Song, do niên đại lâu dài, chiến tranh phá huỷ, một số kiến trúc cổ đại lịch sử lâu dài đã biến mất trên đất nước rộng lớn TQ, hiện nay những kiến trúc cổ đại TQ còn giữ lại phần lớn đều là sau đời nhà Đường (thế kỷ thứ 7 sau công nguyên).
Đời nhà Đường (năm 618-907 sau công nguyên) là thời kỳ cao trào phát triển kinh tế văn hoá xã hội phong kiến, đặc điểm phong cách kiến trúc đời nhà Đường là khí phách hùng vĩ, nghiêm chỉnh sáng sủa, màu sắc gọn gàng lưu loát.
Quy hoạch tổng thể cụm kiến trúc TQ dần dần chín muồi vào đời nhà Đường. Kinh đô đời nhà Đường Tràng An (nay là Tây An ) và đông đô Lạc Dương đều đã xây dựng cung điện, vườn hoa, các cơ quan nhà nước quy mô to lớn, bố cục kiến trúc cũng hợp lý quy phạm hơn. Tràng An là đô thành to lớn nhất trên thế giới đương thời, quy hoạch của nó rất nghiêm chỉnh, Đại Minh Cung, cung điện đế vương trong thành Tràng An rất hùng vĩ, phạm vi di chỉ của nó rộng gấp hơn 3 lần so với diện tích Tử Cấm Thành Cố Cung đời Minh, Thanh.
Kiến trúc gỗ đời nhà Đường đã thực hiện sự thống nhất giữa gia công nghệ thuật và tạo hình kết cấu, các cấu kiện kiến trúc bao gồm mái cong, cột, xà nhà v.v đều đã thể hiện sự kết hợp hoàn mỹ giữa sức mạnh và cái đẹp. Đại điện chùa Phật Quang Ngũ Đài Sơn tỉnh Sơn Tây là kiến trúc đời nhà Đường điển hình, đã thế hiện được những đặc điểm kể trên.
Ngoài ra, kiến trúc gạch, đá đời nhà Đường cũng được phát triển thêm một bước, tháp phật phần lớn được xây bằng gạch đá. Các tháp đời nhà Đường hiện còn ở TQ bao gồm tháp Đại Nhạn, tháp Tiểu Nhạn Tây An và tháp Thiên Tầm Đại Lý đều là tháp gạch đá.
[​IMG]( Tháp Đại Nhạn Tây An )
Kiến trúc đời nhà Tống
Đời nhà Tống (Năm 960-1279 sau công nguyên) là triều đại chính trị, quân sự tương đối sa sút trong thời cổ TQ, nhưng kinh tế, thủ công nghiệp và thương mại đều có phát triển, khoa hoc̣ kỹ thuật cũng có tiến bộ rất lớn, đặc điểm kiến trúc thời kỳ này là tinh vi khéo léo và đẹp, chú trọng trang trí.
Thành thị đời nhà Tống đã hình thành bố cục mở cửa hàng mặt phố, mở phố theo nghề, kiến trúc phòng chữa cháy, giao thông vận tải, cửa hàng, cầu cống v.v thành thị đều đã có sự phát triển mới. Đô thành Bắc Tống Biện Lương (nay là Khai Phong Hà Nam) hoàn toàn xuất hiện bộ mặt một thành phố thương mại. Trong thời kỳ này, kiến trúc TQ đã tăng cường tầng thứ không gian đi vào chiều sâu, để làm nổi bật kiến trúc chủ thể, đồng thời ra sức phát triển trang trí kiến trúc và màu sắc. Chính điện cùng Ngư Chiêu Phi Lương trong đền thờ Tấn, thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây là kiến trúc điển hình đời nhà Tống.
[​IMG]
Ao cá thời nhà Tống
Trình độ kiến trúc gạch đá đời nhà Tống không ngừng nâng cao, kiến trúc gạch đá lúc này chủ yếu là tháp phật và cầu cống. Tháp chùa Linh Ẩn Hàng Châu Chiết Giang, Pháp Phồn Khai Phong Hà Nam cùng cầu Vĩnh Thông huyện Triệu Hà Bắc đều là mẫu mực kiến trúc gạch đá đời nhà Tống.
Đời nhà Tống, kinh tế xã hội TQ đã phát triển đến trình độ nhất định, viên lâm chú trọng ý cảnh bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ này. Viên lâm cổ điển TQ tập trung giữa cái đẹp tự nhiên và cái đẹp nhân tạo, lấy non nước gia dụng, đầm nước, cây cỏ, hoa lá v.v cùng biểu hiện cảnh trí nghệ thuật nào đó. Viên lâm nghệ thuật đời nhà Tống tiêu biểu có Thương Lãng Đình của Tô thuẫn Khâm và Độc Lạc Viên của Tư Mã Quang.
Đời nhà Tống đã ban hành sách kỹ thuật kiến trúc hoàn thiện mang tên “Doanh tạo Pháp Thức”, đánh dấu kiến trúc TQ đã đạt đến trình độ mới về mặt kỹ thuật công trình và quản lý thi công.
Kiến trúc đời nhà Nguyên 
TQ thời đời nhà Nguyên (năm 1206-1368 ) là một đế quốc quân sự với lãnh thổ rộng lớn do người thống trị Mông Cổ thiết lập, nhưng TQ thời kỳ này kinh tế, văn hoá phát triển chậm chạp, kiến trúc phát triển cũng cơ bản ở vào tình trạng sa sút, phần lớn kiến trúc đơn gian sơ sài.
Thủ đô đời nhà Nguyên Đại Đô (nay phía bắc Bắc Kinh) quy mô to lớn hơn nữa, quy chế xây dựng được nối tiếp, quy mô của hoàng thành hai đời nhà Minh, nhà Thanh tại Bắc Kinh đã được sáng lập vào thời kỳ này. Núi Vạn Tuế Thái Dịch Trì đời nhà Nguyên (nay là Quỳnh Đảo Bắc Hải Bắc Kinh) lưu truyền đến nayvốn là khung cảnh nổi tiếng đời nhà Nguyên.
Do những người thống trị đời nhà Nguyên sùng tín tôn giáo, nhất là phất giáo lưu truyền tại Tây Tạng, kiến trúc tôn giáo thời kỳ này rất phát triển. Tháp Trắng chùa Miêu Ứng Bắc Kinh tức là một tháp Lạt-ma do thợ người Nê-pan thiết kế xây dựng.
[​IMG]
( Tháp Trắng chùa Miêu Ứng Bắc Kinh )
Kiến trúc đời nhà Minh
Bắt đầu từ đời nhà Minh (năm 1368-năm1644), TQ đã bước vào thời kỳ cuối xã hội phong kiến, hình dáng kiến trúc thời kỳ này phần lớn kế thừa đời nhà Tống không có biến đổi rõ rệt nào, nhưng về quy mô thiết kế kiến trúc thì có đặc điểm chính là quy mô to lớn, cảnh tượng hùng vĩ.
Quy hoạch thành thị và kiến trúc cung điện thời kỳ này đều được người đời sau tiếp tục sử dụng: Thủ đô Bắc Kinh và Nam Kinh, thành cổ có quy mô lớn nhất hiện còn tồn tại ở TQ đều được quy hoạch và kinh doanh vào đời nhà Minh, cung điện đế vương đời nhà Thanh cũng đã được xây dựng thông qua việc không ngừng mở rộng và hoàn thiện trên cơ sở cung điện đời nhà Minh. Thủ đô Bắc Kinh trong thời kỳ này đã được xây lại trên cơ sở vốn có, sau khi xây lại chia làm ba phần ngoại thành, nội thành và hoàng thành.
Đời nhà Minh tiếp tục ra sức xây dựng Trường Thành—kiến trúc phòng ngự to lớn, nhiều đoạn tường thành quan trọng và thành luỹ Trường Thành đều xây bằng gạch, trình độ kiến trúc đạt tới mức cao nhất. Trường Thành đời nhà Minh phía đông bắt đầu từ sông Áp Lục Giang, phía tây đến Gia Dụ Quan Cam Túc, dài 5660 km. Các cửa ải nổi tiếng như Sơn Hải Quan, Gia Dụ Quan v.v là kiệt tác mang phong cách riêng trong nghệ thuật kiến trúc TQ; Trường thành đoạn Bát Đạt Lĩnh, Trường Thành đoạn Tư Mã Đài v.v Bắc Kinh còn có giá trị nghệ thuật khá cao
[​IMG]
Ảnh: Trường Thành
Thời kỳ này, trang trí, tranh màu, tô điểm kiến trúc kiểu cung đình ngày càng có xu thế định hình hoá; bày biện trong trang trí cũng để lại nhiều tác phẩm với vật liệu khác nhau như gạch đá, chất men, gỗ cứng v.v, gạch đã đươc̣ dùng phổ biến trong xây dựng kiến trúc nhà ở.
Đời nhà Minh, bố trí cụm kiến trúc TQ đã chín muồi hơn. Minh Hiếu Lăng Nam Kinh và Thập Tam Lăng Bắc Kinh là ví dụ thực tế xuất sắc của việc khéo lợi dụng địa hình và môi trường tạo nên bầu không khí trang nghiêm và kính trọng ở lăng mộ.
Điều đáng nhắc đến là, thuật phong thuỷ đã đạt tới mức cực thịnh ở đời nhà Minh, hiện tượng văn hoá thời cổ đại đặc biệt trong lịch sử kiến trúc TQ này, ảnh hưởng kéo dài đến tận cận đại. Ngoài ra, gia cụ đời nhà Minh cũng nổi tiếng thế giới.
Kiến trúc đời nhà Thanh
Đời nhà Thanh (năm 1616-năm 1911) là triều đại phong kiến cuối cùng ở TQ, kiến trúc thời kỳ này đại để kế tục truyền thống đời nhà minh, kiến trúc càng tôn thờ sự khéo léo hoa lệ.
Thành Bắc Kinh, thủ đô đời nhà Thanh đã cơ bản giữ nguyên hình dạng thời nhà Minh, trong thành có tất cả 20 cổng thành cao lớn, hùng vĩ, cái bề thế nhất là cổng Chính Dương Môn trong nội thành.
Do tiếp tục sử dụng cung điện đế vương đời nhà Minh, đế vương đời nhà Thanh đã xây dựng viên lâm hoàng gia quy mô lớn, trong đó bao gồm Viên Minh Viên và Di Hoà Viên hoa lệ.
Thời kỳ này, kiến trúc TQ còn du nhập và sử dụng kính, ngoài ra, kiến trúc nhà ở tự do, linh hoạt đa dạng cũng khá nhiều.
Kiến trúc phật giáo tại Tây Tạng có phong cách độc đáo khá phát triển tại thời kỳ này. Những chùa phật này tạo hình đa dạng, phá bỏ cách xử lý trình tự hoá đơn nhất truyền thống ở kiến trúc chùa miếu trước kia, đã sáng tạo hình thức kiến trúc phong phú đa dạng, tiêu biểu là một số chùa miếu phật giáo tại Tây Tạng như ở Thừa Đức và Ung Hoa Cung Bắc Kinh.
Cuối đời nhà Thanh, TQ còn xuất hiện một số kiến trục mới kết hợp phong cách TQ và phương tây.
[​IMG]
Ảnh: Ung Hòa Cung Bắc Kinh

Nhận xét