Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa 黄沙 có nghĩa là "cát vàng" (tiếng Anh: Paracel Islands, Pháp gọi là Îles Paracels, Nhật Bản gọi là Hirata Gunto, Trung Quốc gọi là Xisha (Tây Sa): 西沙) là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông, chia thành hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết


Quần đảo Hoàng Sa được chia làm hai nhóm đảo là nhóm đảo An Vĩnh và nhóm đảo Lưỡi Liềm. Có tài liệu chia quần đảo làm ba phần, trong đó ngoài hai nhóm trên thì còn có một nhóm nữa gọi là nhóm Linh Côn.Paracel Islands (Vietnamese names).png
Nhóm đảo An Vĩnh (tiếng AnhAmphitrite GroupTrung văn giản thể宣德群岛Hán-ViệtTuyên Đức quần đảo) bao gồm các thực thể địa lí ở phía đông bắc của quần đảo. Nhóm này bao gồm :
  1. đảo Bắc, North Island
  2. đảo Cây (đảo Cù Mộc), Tree Island
  3. đảo Trung (đảo Giữa), Middle Island
  4. đảo Đá, 
  5. đảo Linh Côn, Robert Island
  6. Đảo Nam, 
  7. đảo Phú Lâm, Woody Island
  8. đá Bông Bay, 
  9. cồn cát Bắc, North Sand
  10. cồn cát Nam, South Sand
  11. cồn cát Tây, West Sand
  12. cồn cát Trung, Middle Sand
  13. hòn Tháp,Pyramid Rock 
  14. đá Trương Nghĩa, 
  15. bãi Bình Sơn, Iltis Bank
  16. bãi Châu Nhai, Bremen Bank
  17. bãi Gò Nổi,Dido Bank 
  18. bãi Quảng Nghĩa,Jehangire Reefs/Bank
  19. bãi Thủy Tề,...Neptuna Bank

Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, An Vĩnh là tên một xã vào thời chúa Nguyễn (Đàng Trong), thuộc huyện Bình Dương (tức huyện Bình Sơn) phủ Tư Nghĩa trấn Quảng Nam (Tư Nghĩa tức phủ Hòa Nghĩa, đến thời nhà Nguyễn thì trở thành tỉnh Quảng Ngãi).[5] Sách Đại Nam thực lục (tiền biên, quyển 10) ghi chép về xã này như sau:
Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát... chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu... Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi...
Tên quốc tế của nhóm đảo là Amphitrite. Tên này là đặt theo tên một chiếc tàu Pháp trên đường đưa các giáo sĩ châu Âu sang Viễn Đông, gặp nạn rồi đắm ở vùng Hoàng Sa vào cuối thế kỷ 17.[6]
Nhóm đảo Lưỡi Liềm (tiếng AnhCrescent GroupTrung văn giản thể永乐群岛Hán-ViệtVĩnh Lạc quần đảo) bao gồm các thực thể địa lí ở phía tây nam của quần đảo. Nhóm này còn được gọi là nhóm Trăng Khuyết hay nhóm Nguyệt Thiềm. Nhóm Lưỡi Liềm bao gồm: 
  1. đảo Ba Ba鸭公岛, Yāgōng dǎo
  2. đảo Bạch QuyPassu Keah
  3. đảo Duy MộngDrummond Island
  4. đảo Hoàng Sa
  5. đảo Hữu NhậtRobert Island
  6. đảo Lưỡi Liềm
  7. đảo Ốc Hoa全富岛, Quánfù dǎo
  8. đảo Quang ẢnhMoney Island
  9. đảo Quang HòaDuncan Island
  10. Đảo Quang Hoà Tây-Palm Island
  11. đảo Tri TônTriton Island
  12. đá BắcNorth Reef
  13. đá Chim Én (Yến)Vuladdore Reef
  14. đá Hải SâmAntelope Reef
  15. đá LồiDiscovery Reef
  16. đá Sơn Kỳ
  17. đá Trà Tây
  18. bãi Đèn Pha
  19. bãi Ngự Bình
  20. bãi Ốc Tai VoiHerald Bank
  21. bãi Xà Cừ,...Observation Bank

Đảo Phú Lâm (Woody island, Île Boisée), ngư dân còn gọi là đảo Bầu Trắng. Trung Quốc gọi là 永兴岛 (Yongxing Dao: Đảo Vĩnh Hưng)




Đảo Hòn Đá (đảo Bàn Thạch, Rocky Island). Trung Quốc gọi là 石岛 (Shi Dao)



Đảo Linh Côn (Lincoln Island), Trung Quốc gọi là 东岛 (Dong Dao)



Đảo Hòn Tháp (đảo Đá Cao, Pyramid Rock). Trung Quốc gọi là 高尖石 (Gaojianshi: Cao Tiêm Thạch)




Đảo Bắc (North Island). Trung Quốc gọi là 北岛 (Bei Dao)



Đảo Trung hay đảo Giữa (Middle Island). Trung Quốc gọi là 中岛 (Zhong Dao)



THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HẢI CHIẾN HOÀNG SA NĂM 1974

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân chính quyền Sài Gòn và Hải quân Trung Quốc từ 17 đến 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa.

Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Sài Gòn đã thu hồi chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ chính phủ bảo hộ Pháp nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi, chính quyền Sài Gòn chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo cho đến nay.

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà chính quyền Sài Gòn bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời chính quyền Sài Gòn đã có đài khí tượng do Pháp xây( báo Tuổi Trẻ có bài viết về đài quan sát khí tượng này, những nười làm việc tại đây hiện vẫn còn sống tại VN), trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.

Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo.

Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân chính quyền Sài Gòn chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, chính quyền Sài Gòn cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.

Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu) (tức Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của hạm đội 7 Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân chính quyền Sài Gòn thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho chính quyền Sài Gòn trong việc bảo vệ Hoàng Sa..

Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân chính quyền Sài Gòn tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. [5] Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của chính quyền Sài Gòn tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.

Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Đệ thất Hạm đội sau khi rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của chính quyền Sài Gòn .

Năm 1974 Bộ tư lệnh Hải quân chính quyền Sài Gòn quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa để máy bay vận tải hạng nặng C-7 Caribou có thể hạ cánh, để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân đội chính quyền Sài Gòn thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì phát hiện ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.

Thời gian: 18 tháng 1 năm 1974 
Địa điểm: Quần đảo Hoàng Sa 
Kết quả: Trung Quốc chiếm đóng trái phép Hoàng Sa





























Nhận xét