4 chiếc ấn báu ‘ngọc tỷ truyền quốc’ độc nhất vô nhị của vua chúa Việt Nam


Xuyên suốt lịch sử các vương triều ở Việt Nam, có rất nhiều loại ấn tín khác nhau, trong đó không thể không nhắc đến những ấn tín có xuất xứ khá đặc biệt.
Trong 143 năm tồn tại của mình, nhà Nguyễn cũng như các vương triều trước đó đều coi ấn tín biểu thị cho quyền lực tối cao, là báu vật của quốc gia và tượng trưng cho đế quyền. Triều Nguyễn đã cho làm hơn 100 chiếc ấn báu, có rất nhiều loại ấn tín khác nhau từ hình dáng đến họa tiết, chất liệu… Rất nhiều trong số đó là những ấn tín độc đáo có một không hai. 
1. Vua Minh Mạng và những chiếc ấn ngọc “tình cờ có được”
Điển hình nhất, có giá trị cao nhất là loại ấn tín của hoàng đế được gọi chung là “Kim ngọc Bảo tỷ”. Kim Ngọc Bảo tỷ là những ấn của nhà vua dùng trong trường hợp danh nghĩa quốc gia trọng đại hay được đóng trên các văn bản quan trọng. Những loại ấn này nếu được làm bằng ngọc gọi là “Ngọc tỷ”, được đúc bằng vàng gọi là “Kim Bảo tỷ”.
Vua Minh Mạng trong thời gian ở ngôi đã cho làm nhiều loại ấn tín bằng các chất liệu khác nhau với mục đích sử dụng cụ thể. Ngoài ra trong số ấn tín của vua lại có những chiếc ấn có được một cách tình cờ. Sách Minh Mạng chính yếu cho biết vào năm Mậu Tý (1828) “có người ở Quảng Trị là Nguyễn Đăng Khoa, được viên ngọc tỷ đem vào dâng vua, trong có khắc bốn chữ: “Vạn thọ vô cương” bằng lối chữ triện.”
Ngọc tỷ khắc chữ “Vạn Thọ vô cương” của vua Minh Mạng. (Ảnh: Doanhdoanh)
Ngọc tỷ khắc chữ “Vạn Thọ vô cương” của vua Minh Mạng. (Ảnh: Doanhdoanh)
Các quan đều tâu mừng rằng: “Đây là điềm đức Hoàng thượng thọ khảo và phúc quốc gia vô cương vậy!”. Nhà vua đem việc ấy mà dụ các quan rằng: “Khi trẫm mới lên ngôi, người ở Long triều đã từng dâng ngọc tỷ khắc bốn chữ: “Trung hòa vị dục”, nay lại được ngọc tỷ này, xem nghĩa bốn chữ ấy thì có lẽ là bảo vật của triều trước di truyền, để lâu ngày mờ ám nên chưa biết rõ”.
Về sau người ở Đông Trì, tỉnh Thừa Thiên là Hoàng Nghĩa Thắng đào được một ngọc tỷ đem dâng, trong có khắc bốn chữ nổi là: “Phong cương vạn thổ”.
Ngọc tỷ khắc chữ “Vạn Thọ vô cương” của vua Minh Mạng. (Ảnh: Doanhdoanh)
Phong cương vạn cổ được làm bằng loại bích ngọc, quai núm vuông, 4 mặt vát hình thang chạm khắc 2 hàng hồi văn chữ S, 4 phía thành hình chữ nhật. (Ảnh: Internet)
Trên mặt núm vuông chạm hình rồng. Mặt ấn chạm 4 chữ Triện: Phong cương vạn cổ. Ấn này không thấy ghi chép trong sách vở nào nhưng rất cổ kính và độc đáo.
Sách Quốc sử di biên cũng cho biết như sau: “Lấy được ấn ngọc ở Quảng Bình. Tôn Thất Sưởng bắt được ở xã Nhan Biều, trấn Quảng Bình, ấn có bốn chữ “Vạn thọ vô cương”. Chiếu cho dùng ấn ngọc này đóng vào tờ ấn chiếu tiết Vạn Thọ. Trước có 6 ấn ngọc như “Quốc gia tín bảo”, “Trị lịch minh thời”.v.v…, đến đây, tăng thêm 6 ấn ngọc nữa là “Hoàng đế chi tỷ”, “Tôn nhân chi tỷ”, “Khâm văn”, “Duệ vũ”, “Sắc chánh vạn dân” và “Thảo tội an dân”, cộng với 6 ấn cũ thành 12 ấn ngọc, đều tùy việc mà dùng”.
2. Chiếc ấn báu của vua Thiệu Trị được làm từ một viên ngọc cực quý hiếmTheo sử sách ghi lại, vào năm Bính Ngọ niên hiệu Thiệu Trị thứ 6 (1846) có người dân trong khi tìm vàng và đá quý ở núi Ngọc, huyện Hòa Điền, vùng đất Quảng Nam đã đào được một viên ngọc cực lớn, ánh sắc rực rỡ vô cùng bèn dâng vua. Thấy đây là viên ngọc quý hiếm, vua Thiệu Trị rất mừng cho là điềm may mắn liền sai quan Hữu tư mang đi mài dũa, chế tác làm thành quả ấn.
(Ảnh: Internet)
Ấn ngọc “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”. (Ảnh: Internet)
Sau thời gian một năm trời bỏ công sức, trổ hết tài năng, thợ khắc đã chế tác xong chiếc ấn dâng lên, vua Thiệu Trị xem thấy ngọc tỉ cứng rắn, đẹp đẽ, ôn nhuận sáng sủa, trên núm ấn là hình rồng uốn khúc, cao hơn 4 tấc, mặt hình dấu khắc theo hình vuông, kích thước 3,1×3,1cm. Nhà vua cũng quyết định chọn thời điểm đẹp, ngày tốt là ngày 15 tháng 3 năm Đinh Mùi (1847), tổ chức việc khắc chữ triện vào Ngọc tỉ đúng theo nghi lễ.
Hôm đó vua Thiệu Trị đích thân làm lễ Đại tự, thỉnh mệnh trời đất, kính yết Tổ khảo giúp vận nước lâu dài, và khắc lên mặt ấn ngọc 9 chữ Triện: “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỉ” (Ngọc Tỷ truyền quốc của nước Đại Nam, nhận mệnh lâu dài từ trời)Nghi lễ xong xuôi, vua lệnh cho các cung giám phụng mang cất giữ cẩn thận ở điện Trung Hòa trong Càn Thành.
Với bảo ấn đó, vua Thiệu Trị cho dùng đóng trên những bản sắc mệnh ban cho các nước chư hầu, những việc ban bố cho thiên hạ và nó được coi trọng bảo vệ như Kim bảo “Nam Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn tri bảo” được đúc theo lệnh của chúa của Minh Vương Nguyễn Phúc Chu và truyền lại sử dụng trong thời gian cầm quyền của các chúa Nguyễn sau đó.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
3. Vua Đồng Khánh và chiếc ấn làm từ “thiên thạch”Để tỏ ý thân thiện hữu hảo với vua Đồng Khánh, chính phủ Pháp một món quà rất đặc biệt. “Đối với một vị con Trời như vua Đồng Khánh, không gì hay hơn là nên tặng vua một bảo vật đến từ trời. Vậy, tôi xin yêu cầu chính phủ xứ ta hãy cố tìm cho ra một thiên thạch, sau đó hãy khắc và tiện nó ra thành một cái ấn qúy”, Stanislas Meunier – nhà địa chất học, khoáng vật học, nhà báo khoa học- đã cố vấn cho Tổng thống Pháp và nhận trọng trách đi tìm báu vật.
(Ảnh: Internet)
Viên thiên thạch ‘trong mơ’ ấy cuối cùng cũng đã được tìm thấy tại thành phố Vienne – Áo. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Stanislas Meunier đã phải khắp các nơi để tìm một thiên thạch vừa ý, cuối cùng, tại thành phố Vienne (Áo), ông mới mua được một khối đá đã rơi xuống trái đất vào ngày 30/1/1868 tại Pultusk (Ba Lan). Thiên thạch này không bị nứt nẻ, có dáng đẹp mắt, kích thước thích hợp. Ông mừng quá và mang về giao cho thợ kim hoàn chế tạo. Mặt ấn bằng vàng ròng, có khắc chữ: “Le gouvernement de la République Française à S. M. Dong-Khanh, roi d’Annam” (Chính phủ cộng hoà Pháp tặng vua Đồng Khánh, quốc vương xứ An Nam).
Chiếc ấn của chính phủ Pháp tặng vua Đồng Khánh và mặt ấn. (Ảnh: Sachxua)
Chiếc ấn của chính phủ Pháp tặng vua Đồng Khánh và mặt ấn. (Ảnh: Sachxua)
Theo sách “Đồng Khánh chính yếu”, món quà này được gửi tới vua Đồng Khánh vào tháng 12 năm Đinh Hợi (1887). Khi nhận được chiếc ấn ngọc được gọi là Kim tinh hắc hỏa, vua đã viết thư cảm ơn chính phủ Pháp sau đó ban hành tờ cáo dụ cho toàn dân được biết.
4. Chiếc ấn báu nặng nhất thuộc về vị vua cuối cùng Bảo Đại – 10,7kg
Chiếc ấn quan trọng nhất, biểu tượng cho hoàng đế là ấn Hoàng đế chi bảo. Chiếc bảo ấn lớn và đẹp nhất Triều Nguyễn này được đúc bằng vàng ròng vào mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ tư (15-3-1823). Căn cứ theo ảnh tư liệu có được, TS. Phan Thanh Hải – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, mô tả bảo ấn này như sau:
ngoc ti 4
Ấn Hoàng Đế chi bảo nặng nhất (10,7kg vàng) hiện đang ở tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. (Ảnh: Internet)
… Ấn đúc hình vuông, quai ấn là một con rồng uốn khúc, đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước. Đỉnh đầu rồng khắc hình chữ vương; kỳ (vây lưng) dựng đứng; đuôi cũng dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước; 4 chân rồng đúc rõ 5 móng, tư thế chống chân xuống mặt ấn rất vững vàng. Mặt dưới của ấn khắc 4 chữ triện Hoàng đế chi bảo. Mặt trên của ấn, phía 2 bên quai khắc nổi 2 dòng chữ: Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo (đúc vào giờ tốt mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4); Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân (đúc bằng vàng, trọng lượng 280 lạng 9 chỉ 2 phân – Nếu tính 27 lạng tương đương 1kg thì chiếc ấn này nặng khoảng 10,7kg)”.
Theo quy định của Triều Nguyễn, ấn Hoàng đế chi bảo chỉ dùng khi “…gặp khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ cũng là các cáo dụ thân huân, đi tuần thú các nơi để xem xét các địa phương, mọi điển lễ long trọng ấy, và ban sắc, thư cho ngoại quốc”.
(Ảnh: Internet)
Kim Ngọc Bảo Tỷ “Sắc mệnh chi bảo” thời vua Minh Mạng (Ảnh chụp lại từ sách “Kim Ngọc Bảo Tỷ của hoàng đế và vương hậu triều Nguyễn Việt Nam”).

Nhận xét