văn hóa Huế

Nhiều tác giả viết về văn hóa Huế có lưu ý đến vấn đề này. Nhưng nghiên cứu kỹ tại thực địa thì hầu như chưa có ai. Chính thực địa cho ta biết rõ và chính xác hơn một vài sự khác biệt để ta có thể hiểu rõ thêm về văn hóa sâu rộng của đất thần kinh.
1- TỨ
Đây là bộ tranh cổ truyền, thường gồm ba bộ, có sự khác biệt rõ trong các bộ tranh này. Nếu ta không chú ý thường rất dễ nhầm lẫn
a- Tứ hữu (4 người bạn) Mai, Lan, Cúc, Trúc
b- Tứ thời (4 mùa) Mai, Liên, Cúc, Tùng Xuân, Mai đi với chim (Mai Điểu) Hạ, Liên (Sen) đi với vịt (Liên Áp) Thu, Cúc đi với bướm (Cúc Điệp) Đông, Tùng đi với hạc (Tùng Hạc) Tất cả bức tranh tứ thời được ghép bằng sành sứ rất mỹ thuật trong Khải Thành Điện trên Ứng Lăng (Lăng vua Khải Định).
c- Tứ quý (Les quatres nobles) Mai, Liên, Cúc, Trúc.
2 – NGŨ
Có nhiều loại ở đây chúng tôi xin được nhắc đến ngũ phúc và ngũ quả.
a- Ngũ phúc: Con dơi đóng vai trò quan trọng trong trang trí Huế, nó biểu trưng cho hạnh phúc. Trong tiếng Hán Việt phúc (dơi) khi được đọc lên nghe như âm phúc trong hạnh phúc nên người ta mượn hình ảnh của con dơi để diễn tả hạnh phúc.
Dơi có thể ngậm khánh (đá). Khánh cũng có nghĩa là vui mừng. Vậy dơi ngậm khánh đá có nghĩa là đại hạnh phúc cũng có nghĩa là song hỷ (double happiness).
Dơi ngậm thọ có nghĩa là hạnh phúc và trường thọ.
Dơi ngậm giỏ hoa một trong bát bửu tượng trưng cho lạc thú và hạnh phúc.
Dơi cũng ngậm tua quả (dơi tua) và nút thiêng (là những điềm lành trong Phật giáo) thường được trang trí ở sập.
Dơi còn được trang trí trong các Đình, Chùa, Phủ đệ … và được tượng trưng cho phúc thần.
Ngũ phúc là 5 con dơi tượng trưng cho:
– Thọ
– Phú
– Khang ninh
– Du hảo Đức
– Khảo chung mệnh (chết già, tự nhiên không đau ốm, còn có nghĩa là chết theo thứ tự, ông rồi đến cha…)
b- Ngũ quả: Mâm ngũ quả không nhất thiết phải đủ 5 loại quả, có thể ít hơn hoặc nhiều hơn.
Mâm ngũ quả không có trong bàn thờ Tết (khác với tiết) của người Trung Hoa.
Họ chỉ sử dụng những quả sau để suy đoán sự được mùa của ngũ cốc.
Mận chủ về Đậu
Hạnh chủ về lúa Mì
Đào chủ vẽ Liễu Mạch
Lật (hạt dẻ) chủ về Nếp hương
Táo chủ và lúa (Chiêm Thư)
Chúng ta cũng biết số 5 ở giữa Lạc Thư nên số 5 được dùng để chỉ Trung tâm và Ngũ quả tượng trương cho sự đầy đủ của lễ vật.
vanhoahue-2
vanhoahue-3
Vào đời nhà Hạ, vua Vũ khi đi trị thủy thấy một con rùa nổi lên mặt nước khi trở về nhà Vua đã vẽ lại những gì thấy trên con rùa và phân chia làm 9 loại (xem hình vẽ). Đây là nhan đề các chương trong Thư Kinh: Ngũ Sự, Ngũ Hành, Tam Đức, Lục Cực, Tứ Chứng…Ngũ Phúc, Ngũ Ký 2.
Tất cả những điểm trên con rùa tạo thành một hình vuông. Triết lý Trung Hoa dựa và Lạc Thư cho là quả Đất có hình vuông!
Những ngũ quả Huế có gì đặc biệt
Nhìn lại mâm ngũ quả trên Xương Lăng (tranh gương), trên Ứng Lăng (ghép sành sứ) và dựa vào sách vở xưa ta thấy ngũ quả ở Huế thường là:
Quả Lựu, quả Mãn Cầu, quả Lê, quả Đào, quả Phật thủ, quả Dưa…
Nhưng vấn đề đặt ra cho chúng ta là tại sao lại là những quả này; điều đáng lưu ý thêm là trong trang trí cách điệu (hóa) ở Huế. Lê hóa Kỳ lân, Đào hóa Rùa, Phật thủ hóa Đầu rồng nhìn chính diện, Mãn cầu hóa Phượng và theo những nghệ nhân xưa ở Huế 4 loại này là Tứ hữu.
– Lựu, Mãn cầu: nhiều hạt, hạt trong tiếng Hán Việt là tử, tử cũng có nghĩa là con, vậy Lựu, Mãn cầu trong mâm ngũ quả Huế hàm nghĩa đa tử, đa tôn, đa phú quý. Ở Trung Hoa Lựu còn được tượng trương cho đôi tân hôn, biểu tưởng cho hạnh phúc.
– Lê: Lê tử cũng là bằng chứng nhiều con, ở Trung Hoa, Lê tử được phát âm như “Lập tử” nghĩa là tạo hậu duệ, điều quan trọng nhất trong Khổng giáo
– Đào: Tượng trương cho sự trường thọ (tích Tây Vương Mẫu dâng 7 quả đào tiên cho Hán Vũ Đế).
– Dưa cũng tượng trương cho sự phì nhiêu, sinh nở vì nhiều hạt (tử)…
3- BÁT (BỬU)
Kể trong những họa tiết trình bày những vật vô tri, bát bửu thấy được sử dụng trên xà nhà, Panô ở tường, đôi khi trên những đồ đạc trong nhà hoặc trên tráp.
Điều đáng nói là bát bửu không cố định nhất là trong trang trí Huế (thay đờn bằng mao tiết, tượng trưng cho vua như trên Ứng Lăng).
Vậy là mỗi một tác giả lại thêm vào hoặc bớt ra một vài loại và đến các nghệ nhân lại cũng như vậy.
– Bát bữu theo P. Huỳnh Tịnh Của.
+ Bầu trời (la Calebasse)
+ Quạt vả (quạt có hình lá vả)
+ Gươm
+ Đờn
+ Tháo sách (bó sách)
+ Tháp viết
+ Quyển sáo
+ Chủ phất (phất trần)
Theo Tissot trong Cours Supérieur d’Anamite (1909) Bát bữu ở Bắc Kỳ:
+ Pho sách
+ Như ý
+ Quần thơ
+ Cái Lẳng
+ Bầu rượu (la Calebasse)
+ Cái đàn
+ Cái quạt
+ Phất trần
Theo E.G. Dumoutier (1891) Bát bửu gồm có:
+ Đôi sáo
+ Cuốn thư
+ Đàn tì bà
+ Lang (lẳng)
+ Quạt
+ Pho sách
+ Khánh
+ Quả bầu
Cũng theo E.G. Dumoutier 3 trong bát bửu sáo,đàn khánh, nhạc cụ tượng trưng cho bát âm (bào, thổ, cách, mộc, thạch, kim, ti, trúc) (thính).
Hiện nay khánh không còn được coi như cổ đồ trong các đền, chùa … nhưng vẫn đứng đấu trong các dụng cụ âm nhạc.
Bát bửu, ghép sành sứ ở Khải Thành Điện (Ảnh Dương Đình Châu)
Lẳng hoa tượng trưng cho sự trổi dậy của mùa xuân sau mùa đông ảm đạm, sự bừng nở của tuổi trẻ, sự hoan lạc (khứu, thị). Quạt là làn gió nhẹ xua đi sự oi bức của mùa hè và tượng trưng cho cái duyên phụ nữ.
Cuốn thư tượng trưng cho văn chương.
Sách tượng trưng cho sự hiểu biết.
Trái bầu tượng trưng cho sự bình phục khỏi bệnh do ngày xưa người Trung Hoa đựng các vị thuốc trong trái bầu. Trái bầu còn là biểu tượng của hạnh phúc, ngày xưa rượu hợp cẩn được chứa trong ½ trái bầu. Trái bầu còn là vật mang lại hạnh phúc, xưa kia người Trung Hoa thường mang trên người trái bầu bằng gỗ liễu, trái bầu còn là vật phát ra âm thanh. Trong phật giáo trái bầu là vật tích thiện, tích đức, tích phúc …
Bát bửu thường để trong đình, chùa, đền, miếu…
Bát bửu có nguồn gốc Trung Hoa cũng như hầu hết những trang trí ở An Nam.
Trong cuốn nghệ thuật Trung Hoa. Bushell đã viết bát bửu tượng trưng cho Lão giáo.
– Quạt của Chung Ly Quyền (Hán Chung Ly) làm hồi sinh những linh hồn đã chết.
– Kiếm có thần lực (Lã Đông Lân)
– Trái bầu thần bí (Lý Thiết Quài)
– Đôi xênh (Tào Quốc Cậu)
– Lẳng hoa (Lâm Thái Hòa)
– Gậy (Trương Quả Lão)
– Ống Tiêu (Hàn Tương Tử)
– Hoa sen (Hà Tiên Cô)
Nghệ thuật trang trí Huế chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa vô cùng đa dạng từ vật vô tri cho đến hoa, lá, cành, quả; tứ linh (long, ly, qui, phụng); con dơi, con sư tử, con cá cho đến tranh phong cảnh.
Đây là loại hình nghệ thuật rất đa dạng có tính bác học ngay cả với những người có ít nhiều kiến thức.
Ví dụ như thật khó phân biệt đâu là Kỳ, Lân, Long Mã, Nghê … hoặc phân biệt giữa Rồng, Giao và Cù … cũng như Tứ hữu, Tứ thời, Tứ quý…
Nhưng dần dần loại hình nghệ thuật này đã lan tỏa trong dân gian lại được các nghệ nhân thể hiện theo ý tưởng của mình nên nghệ thuật này ngày càng phong phú về hình thể cũng như về ý nghĩa.

1 Viết và phóng dịch theo :
  • Linh Mục L. Cadière (l’Art à Hué)- E.G. Dumoutier (Les Symboles, Les Emblèmes et Les Accessoires du culte chez les Anamites, 1891)- P.Huard & M.Durand (Connaissance du Viet Nam)- P. Huỳnh Tịnh Của (Đại Nam Quốc Âm Tự Vị)- Huỳnh Ngọc Trảng (Mâm ngũ quả ngày Tết) – Thực địa tại Xương Lăng và Ứng Lăng …
2 E.G.Dumoutier, sđd trang 29 5

Nhận xét

  1. Bên anh có thiết kế spa quan 3 được không anh trai...?

    Trả lờiXóa
  2. Đệm lò xo Vạn Thành cao cấp Perfect chúng mang đến không gian ấn tượng và sang trọng cho gia đình bạn.

    Trả lờiXóa
  3. Đệm cao su Kim Cương Massage sản xuất từ 100% cao su thiên nhiên, được xử lý bằng công nghệ tiên tiến, có thể tiệt trùng vi khuẩn tác động đến da.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét