Rừng đặc dụng là gì? Các dạng rừng đặc dụng

 

Bạn đang thắc mắc rừng đặc dụng là gì? Rừng này có ở đâu? Thành lập với mục đích gì? Rừng đặc dụng có thể là khái niệm xa lạ với người mới nghe lần đầu. Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan tại đây.

1. Rừng đặc dụng là gì?

Đối với những mục đích dưới đây được coi là rừng đặc dụng:

– Bảo tồn thiên nhiên, là nguồn gen thực – động vật rừng

– Là mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng của quốc gia

– Bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghiên cứu khoa học

– Phục vụ cho việc nghỉ ngơi du lịch kết hợp phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái.

Rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng

2. Phân loại rừng đặc dụng

Rừng đặc dụng dạng vườn quốc gia

Là vùng đất tự nhiên hình thành để bảo vệ lâu dài hệ sinh thái, cần đáp ứng yêu cầu:

– Vùng đất tự nhiên gồm các mẫu chuẩn của các hệ sinh thái ít bị tác động của con người cơ bản hoặc còn nguyên vẹn. Khu rừng này có giá trị cao về văn hóa, du lịch.

– Đủ rộng, chứa được một hoặc nhiều hệ sinh thái, những tác động xấu của con người không làm thay đổi rừng

– 70% trở lên là tỷ lệ diện tích hệ sinh thái cần bảo tồn.

Vườn quốc gia

Vườn quốc gia

Rừng đặc dụng dạng khu bảo tồn thiên nhiên

Khác với đất rừng sản xuất, dạng rừng ở vùng đất tự nhiên này gọi với nhiều tên khác nhau, Như khu bảo tồn loài, sinh cảnh hay khu dự trữ tự nhiên. Hình thành với mục đích đảm bảo quá trình tự nhiên, yêu cầu cần đáp ứng:

– Vùng đất tự nhiên có giá trị đa dạng sinh học, dự trữ tài nguyên thiên nhiên.

– Có thể chứa được một hay nhiều hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn là trên 70%

– Có các loài động thực vật đặc hữu, động vật hoang dã quý hiếm cư trú, ẩn náu và kiếm ăn tại đây.

– Có giá trị cao về du lịch, giáo dục và khoa học.

Khu bảo tồn thiên nhiên

Khu bảo tồn thiên nhiên

Rừng đặc dụng dạng rừng văn hóa – lịch sử – môi trường

Với nhiều cảnh quan đẹp và giá trị văn hóa du lịch, dạng rừng này được thành lập nhằm mục đích phục vụ các hoạt động du lịch, văn hóa hoặc để nghiên cứu như:

– Những khu vực có di tích lịch sử – văn hóa đã được xếp hạng

– Tỷ lệ cần bảo tồn >70% và đủ rộng để chứa một hoặc nhiều hệ sinh thái.

3. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển của rừng đặc dụng

Có những nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng như sau:

– Phải bảo đảm sự phát triển tự nhiên của rừng và bảo tồn được cảnh quan, sự đa dạng sinh học của rừng

– Phải xác định số phân khu hành chính dịch vụ, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, ngoài ra còn có vùng đệm. Đây là 3 phân khu vùng lõi của rừng đặc dụng.

4. Các phân khu của rừng đặc dụng

Phân khu hành chính và dịch vụ

Đây là nơi làm việc và sinh hoạt của ban quản lý rừng. Nơi có những khu vui chơi giải trí cho khách viếng thăm, cơ sở thí nghiệm của ban quản lý.

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

Khu vực này được bảo vệ chặt chẽ và đảm bảo toàn nguyên vẹn, theo dõi diễn biến tự nhiên. Chức năng của cơ quan này là nghiêm cấm những hành vi:

– Làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng

– Thay đổi đời sống tự nhiên của các loài động – thực vật hoang dã

– Nuôi, thả những loài động thực vật từ nơi khác tới

– Khai thác tài nguyên sinh vật, chăn thả gia súc, gây ô nhiễm môi trường, đốt lửa trong rừng…

Phân khu được bảo vệ và quản lý chặt chẽ

Phân khu được bảo vệ và quản lý chặt chẽ

Phân khu phục hồi sinh thái

Phân khu này cũng được bảo vệ và quản lý chặt chẽ, nhằm tái sinh và phục hồi rừng. Nhiệm vụ là nghiêm cấm mọi hành vi dẫn đến thay đổi cảnh quan tự nhiên của rừng như:

– Khai thác, tận thu, tận dụng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật

– Ban quản lý rừng cho phép mới được hoạt động nghiên cứu khoa học, phải trả tiền thuê hiện trường và các dịch vụ. Gửi lại kết quả nghiệm thu, tiêu bản cho ban quản lý.

– Phải được sự cho phép của thủ tướng chính phủ nếu sưu tầm mẫu vật liên quan đến động – thực vật quý hiếm của rừng.

– Cấm dân cư từ nơi khác đến, đối với dân cư sinh sống trong rừng phải tự ổn định chỗ ở và chuyển đi nếu có dự án được yêu cầu

– Đất ở, đất ruộng của dân không được tính vào diện tích rừng mà phải được thể hiện trên bản đồ, cắm mốc trên thực địa.

Vùng đệm

Có mặt nước nằm sát ranh giới rừng đặc dụng. Vùng đệm có tác dụng giảm hoặc ngăn chặn sự xâm hại rừng.

5. Quy định trong sử dụng đất rừng đặc dụng

– Nhà nước giao đất rừng đặc dụng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt để bảo vệ, quản lý theo kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất.

– Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt được tổ chức quản lý rừng giao khoán ngắn hạn cho cá nhân, hộ gia đình chưa có điều kiện chuyển ra ngoài để bảo vệ rừng.

– Phân khu phục hồi sinh thái được Tổ chức quản lý rừng giao cho cá nhân, hộ gia đình sinh sống ổn định trong khu vực đó để bảo vệ và phát triển rừng.

– UBND cấp có thẩm quyền giao, cho thuê đất, vùng đệm của rừng đặc dụng với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức để phục vụ vào mục đích sản xuất

– UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng thuộc khu vực kết hợp với du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng, kinh doanh cảnh quan.

6. Mức phạt khi vi phạm rừng đặc dụng là gì?

– Cây keo không thuộc danh mục thực vật nguy cấp, quý hiếm ( Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý động thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm)

– Khai thác gỗ có khối lượng gỗ là 1,4 mét khối, mức phạt từ 12 đến 20 triệu đồng.

– Hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật phạt từ 5 đến 10 triệu đồng

– Phạt thêm hình thực bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vận chuyển.

Phạt khi vi phạm rừng đặc dụng

Phạt khi vi phạm rừng đặc dụng

Nhận xét