Rồng

Rồng là một loài vật xuất hiện trong thần thoại phương Đông và phương Tây. Trong cả phương Đông lẫn phương Tây, hình ảnh loài rồng đều được biểu thị cho loài linh vật huyền thoại có sức mạnh phi thường. Rồng ở các nước châu Á có nhiều khác biệt với rồng ở các nước châu Âu và châu Mỹ. Tại một số nước châu Á, rồng có mình rắn, vảy , bờm sư tử, sừng hươu và biết bay. Đa số các nước châu Á coi rồng là con vật linh thiêng trong khi các nước châu Âu lại coi rồng là biểu tượng của cái ác và sự hung dữ.
Tại Trung Quốc và các nước lân cận khác, rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Ký 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: "Long, lân, quy, phụng vị chi tứ linh" 麟鳳龜龍謂之四靈 (Long, lân, quy, phụng gọi là tứ linh). Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.
Trên thực tế, một số loài sinh vật cũng được gọi cho cái tên "rồng" dù chúng chỉ là loài bò sát như loài Rồng Komodo.
Con rồng Việt Nam là trang trí kiến trúcđiêu khắc và hội họa hình rồng mang bản sắc riêng, theo trí tưởng tượng của người Việt. Rồng là con thằn lằn. Nó khác với rồng trong trang trí kiến trúc và hội họa Trung Hoa và ở quốc gia khác. Các di tích về con rồng Việt Nam còn lại khá ít do các biến động thời gian và sự Hán hóa của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, nhà Nguyễn.
Con rồng ở Việt Nam cũng tùy theo thời kỳ. Như hình ở trên là con rồng thời Lý, thể hiện sự nhẹ nhàng. Còn con rồng thời Trần thì mạnh mẽ hơn, thân hình to và khoẻ khoắn, vì thời Trần 3 lần chống quân Nguyên-Mông.[1]
Rồng Việt Nam luôn có một mô-típ rõ ràng đặc trưng đó là:
  • Thân rồng uốn hình sin 11 khúc. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Trên lưng có vây nhỏ liền mạch và đều đặn.
  • Đầu rồng có bờm dài, râu cằm, không sừng. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh ngắt lên. Đặc biệt là cái mào ở mũi, sun sóng đều đặn chứ không phải là cái mũi thú như rồng Trung Hoa. Lưỡi mảnh rất dài.
  • Miệng rồng luôn ngậm viên châu (ở Nhật BảnHàn Quốc và Trung Quốc rồng hay cầm ngọc bằng chân trước).
Thường được tạc vào đá như biểu tượng linh thiêng canh giữ chùa chiền, lâu đài.
Vì đứng đầu trong tứ linh nên rồng có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương (濮陽) tỉnh Hà Nam, người ta khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi.
  1. Như vậy điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xã hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ (totemism: Đồ đằng sùng bái 圖騰崇拜)
  2. Và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm.
  3. Rồng luôn hiện hữu trong các truyện thần thoại Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu DịchSơn Hải KinhTả Truyện, v.v...
    Rồng chữ Hán viết là 龍 với các cách phiên thiết như:
    1. Khang Hi 康熙: lực chung thiết 力鍾切, như vậy đọc là lung; lô dung thiết âm lung 盧容切音籠, như vậy cũng đọc là lung.
    2. Chu Dịch Đại Từ Điển 周易大辭典 (căn cứ Thuyết Văn Giải Tự 說文解字): lực chung thiết chung vận 力鍾切鍾韻, như vậy đọc là lung.
    3. Từ Hải 辭海: lư dung thiết âm lung 閭容切音籠, như vậy đọc là lung.
      Theo các cách phiên thiết trên thì chữ 龍 nên đọc là «lung». Nhưng từ trước đến nay người Việt vẫn đọc là «long», có lẽ căn cứ vào thanh phù đồng 童 (giản lược thành chữ lập 立 trên đầu).
    4. Thuyết Văn Giải Tự giảng về rồng (long) là: «Lân trùng chi trưởng, năng u năng minh, năng tế năng cự, năng đoản năng trường, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên.» 鱗蟲之長, 能幽能明, 能細能巨, 能短能長, 春分而登天, 秋分而潛淵 (Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân thì bay lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy vực).
  4. Đoàn Ngọc Tài chú: «Mao Thi - Liệu Tiêu truyện viết: Long sủng dã. Vị long tức sủng chi giả tá dã. Chước truyện viết: Long hòa dã. Trường phát đồng. Vị long vi ung hòa chi giả tá tự dã.» 毛詩蓼蕭傳曰: 龍寵也. 謂龍即寵之假借 也.勺傳曰: 龍和也. 長發同. 謂龍為邕和之假借字也 (Truyện Liệu Tiêu trong Mao Thi viết: Long tức là sủng (bằng vinh diệu, yêu mến). Nói long tức là nói chữ giả tá của sủng. Chước truyện nói: Long tức là hòa. Đồng nghĩa với trường phát (bằng phát triển lâu dài). Nói long tức là nói chữ giả tá của ung hòa (bằng hòa mục, hòa hiệp).
  5. Theo lời chú của Đoàn Ngọc Tài, trong cổ văn, chữ long ngoài ý nghĩa là một linh vật còn được dùng như chữ giả tá của sủng và hòa với các ý nghĩa đã nêu trên).
Trong truyện cổ tích Nga hay của một số dân tộc ở châu Âu, rồng thường được miêu tả như một loài bò sát có vảy, đuôi dài, thường có ba đầu thổi ra lửa và biết bay. Các đầu này có khả năng tự mọc ra nếu bị chặt mất đầu cũ. Một số rồng chỉ có 1 đầu và có một cái mõm ngắn, quặp như mỏ đại bàng.
Cũng theo những truyện cổ phương Tây: rồng thường được giao nhiệm vụ canh giữ kho báu, lâu đài hay người đẹp, song thường tỏ ra là loài "hữu dũng vô mưu" vì thường chịu thua và thiệt mạng dưới tay một tráng sĩ.
Đối với phương Tây, rồng là loài quái vật, tượng trưng cho sức mạnh nhưng nghiêng về ý nghĩa độc ác, hung dữ. Nó có hình dáng của khủng long có thêm sừng, cánh, vây lưng và có thể phun ra lửa hoặc nước… Da của nó rắn chắc, không loại vũ khí nào có thể sát thương được nhưng lại có điểm yếu nằm ở mắt và lưỡi, thường sống nơi hẻo lánh,con người ít đặt chân đến.
Rồng cơ bản có 4 loại mang 4 sức mạnh của thiên nhiên là 4 yếu tố tạo nên vũ trụ: Gió, Lửa, Đất và Nước. Từ 4 loại chính này mà người ta tưởng tượng ra nhiều loại rồng khác nhau:
  1. Rồng Đất sống trong những hang động sâu thẳm trong núi hoặc thung lũng.
  2. Rồng Nước sống ở bờ biển, dưới biển, đầm lầy.
  3. Rồng Lửa sống ở các hang động của núi lửa.
  4. Rồng Gió sống ở các vách đá, đỉnh núi cao.
  • Sự thật có Rồng hay không?
    • Về khía cạnh sinh học, theo hình dáng và cách sinh sống thì đó có thể đây là những con khủng long của thời kỳ tiền sử còn sót lại, là loài thằn lằn khổng lồ sống trong hang động, vùng biển hay các thung lũng, cánh rừng mà con người ít đặt chân đến.
    • Vậy rồng có thể xuất phát từ một loài sinh vật có thật rồi trí tưởng tượng của loài người tô vẽ thêm nhưng cũng có thể chỉ là sản phẩm thuần túy của trí tưởng tượng khi người ta trực tiếp đối diện với sức mạnh siêu nhiên trong tự nhiên như bão tố, núi lửa phun trào, động đất, lũ lụt... và họ đã gán ghép hiện tượng thiên nhiên này với hình ảnh các con Rồng nổi giận.
Hình tượng của rồng bao gồm các loài:có mào,cựa gà,thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá. Có người cho rằng sau khi Hoa Hạ thống nhất các bộ tộc trung nguyên đã kết hợp vật tổ của mình cùng với vật tổ của các bộ tộc đó thành con rồng
Rồng có chín đứa con, là chín loài thần thú nhưng không phải rồng. tùy vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền... Là con thứ 9 của con Rồng theo quan niệm phương Đông. Đây là con vật rất trung thành với chủ, dù chủ nó làm nghề gì nên được rất nhiều người Trung Quốc và cả người Việt Nam rước về (để lấy may mắn).
  1. Tỳ mẹ
  2. TyNhai
  3. Trào Phong
  4. Lưu Bang
  5. Toan Nghê
  6. Bá Hạ
  7. Bệ Ngạn
  8. Phụ Tí
  9. Vy Cốt
Long (Rồng) là một hình tượng Linh Thiêng của Trung Quốc và một số nước Á Đông, đặt nó ở đâu thì nơi đó mang ẩn ý chứa đựng điều cát tường, nó cũng là đứng đầu trong bốn con thú lành của Trung Quốc. Trong truyền thuyết Long Sinh Cửu Phẩm (Rồng Sinh 9 con), các phẩm không giống nhau phân biệt như sau:
Bị Hí là con trưởng của Rồng.
Còn có tên khác là bá hạ, bát phúc, thạch long qui. Linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá...
Li Vãn là con thứ hai của Rồng.
Còn có tên gọi là si vẫn. Linh vật có đầu rồng, miệng rộng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…
Bồ Lao là con thứ ba của Rồng.
Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.
Bệ Ngạn là con thứ tư của Rồng.
Còn có tên gọi khác là bệ lao, hiến chương. Linh vật có hình dáng giống hổ, răng nanh dài và sắc, có sức thị uy lớn, thích lý lẽ và có tài cãi lý đòi sự công bằng khi có bất công, nhờ vậy bệ ngạn thường được đặt ở cửa nhà ngục hay pháp đường, ngụ ý răn đe người phạm tội và nhắc nhở mọi người nên sống lương thiện.
Thao Thiết là con thứ năm của Rồng.
Linh vật có đôi mắt to, miệng rộng, dáng vẻ kỳ lạ, có tính tham ăn vô độ nên được đúc trên các đồ dùng trong ăn uống như ngụ ý nhắc nhở người ăn đừng háo ăn mà trở nên bất lịch sự.
Công Phúc là con thứ sáu của Rồng.
Linh vật này thích nước nên được khắc làm vật trang trí ở các công trình hay phương tiện giao thông đường thủy như: cầu, rãnh dẫn nước, đập nước, bến tàu, thuyền bè… với mong muốn công phúc luôn tiếp xúc, cai quản, trông coi lượng nước phục vụ nhân dân.
Nhai Xế là con thứ bảy của Rồng.
Linh vật có tính khí hung hăng, thường nổi cơn thịnh nộ và ham sát sinh nên thường được chạm khắc trên các vũ khí như đao, búa, kiếm… ngụ ý thị uy, làm tăng thêm sức mạnh và lòng can đảm của các chiến binh nơi trận mạc.
Toan Nghê là con thứ tám của Rồng.
Còn có tên gọi khác là kim nghê. Linh vật có mình sư tử, đầu rồng, thích sự tĩnh lặng và thường ngồi yên ngắm cảnh khói hương tỏa lên nghi ngút nên được đúc làm vật trang trí trên các lò đốt trầm hương, ngụ ý mong muốn hương thơm của trầm hương luôn tỏa ngát.
Tiêu Đồ là con thứ chín của Rồng.
Linh vật có tính khí lười biếng, thường cuộn tròn nằm ngủ, không thích có kẻ lạ xâm nhập lãnh địa của mình nên thường được khắc trên cánh cửa ra vào, đúng vào vị trí tay cầm khi mở, ngụ ý răn đe kẻ lạ muốn xâm nhập nhằm bảo vệ sự an toàn cho chủ nhà.
Ngoài chín linh vật nói trên, gia đình Rồng còn có một số linh vật khác như:
Tù Ngưu: Linh vật giỏi về âm luật nên thường được khắc trên các nhạc cụ, nhạc khí...
Trào Phong: Linh vật thường được chạm khắc trên nóc nhà với ngụ ý chống hoả hoạn và thị uy kẻ xấu (gần giống với li vãn).
Phụ Hí: Linh vật được chạm khắc trên các bia mộ, bài vị với ngụ ý bảo vệ mộ phần người đã khuất.
Trong chín con của Rồng duy có Bá Hạ thích mang vật nặng, ngoại hình của nó giống con rùa, đầu thì giống rồng, gọi là con thú mang bia (Có một số người, thậm chí cả các nhà Sử Học có sự nhầm lẫn khi cho rằng các con vật đội bia ở Văn Miếu Quốc Tử Giám là loài Rùa, thật ra đó là Bá Hạ vì ngoài đặc tính thích mang vật nặng nó cũng rất thích văn chương nên người xưa dùng nó để đặt bia Tiến Sĩ - Điều này mang ý nghĩa sâu sắc hơn là một con rùa bình thường).
Trong dân gian thì các con rùa lớn linh thiêng cũng được gọi là Long Quy. Trong truyền thuyết cổ của Trung Quốc cũng có nói đến Nữ Oa Nương Nương dùng bốn chân rùa lớn để chống bốn góc trời bị Cung Công húc nghiêng lệch. Cũng vì Long Quy thích mang vật nặng, ngụ ý giúp con người chống lại Sát khí giảm tai họa, nên Long Quy thường dùng để trấn trạch hưng gia, nó cũng đem lại Phúc Trạch giúp cho cuộc sống tốt hơn. Long Quy đặt tại tài vị thì thúc đẩy tài lộc, đặt tại vị trí Tam Sát hoặc vị trí nhiều thủy khí thì tác dụng hóa giải rất lớn. Phong Thủy Học có nói: “Yếu khoái phát, đầu Tam Sát – Phát tác nhanh chóng nhất là Tam Sát”. Thủy khí lớn chủ thị phi khẩu thiệt, Long Quy đặt ở đó có thể hóa giải tranh cãi, còn đem lại nhân duyên nữa. Long Quy có thể chiêu tài hóa sát, thêm nữa rùa có hàm nghĩa Nhân Thọ, cho nên Long Quy sử dụng ít khi úy kỵ. Hình dáng nó cũng làm cho nhiều người thích, nhà nhà ai cũng muốn bày nó. Khi bày Long Quy tốt nhất nên lấy Mệnh Vận của chủ nhà mà tính toán, sẽ không bao giờ bất lợi khi quan hệ với người khác. Muốn dùng chiêu tài thì đặt nó hướng ra cửa như dùng Tỳ Hưu. Long Quy bài trí ở phía hậu nhà thì có tác dụng Trấn Trạch. Long Quy có tác dụng tụ sinh khí làm cho vượng nhân đinh. Long Quy trước tiên mang hàm nghĩa Vinh Quý, ngụ rằng Vinh Hoa Phú Quý hay Áo Gấm Về Làng. Cho nên nói đến Long Quy thì đó là một con vật rất Tốt Lành. Đời Tống có quan niệm cho rằng Long Quy tức là Thần Vật của Bắc Đế Chân Võ (Một trong các Hóa Thân của Ngọc Hoàng Thượng Đế).
Long Quy đầu đặt quay về cửa sổ (Bên ngoài cửa sổ có sông, ngòi, biển là tốt nhất), đặt tại phòng khách hoặc phòng đọc sách. Cửa sổ đặt ở vị trí phía đông càng tốt vì có câu “Tử Khí (Khí Lành) đến từ phương Đông”.
Tại phòng làm việc nên bày đối diện cửa phòng hoặc cửa sổ (bày ngay trên bàn làm việc của mình). Sau đuôi Long Quy nên bày Tử Tinh Động (Động đá tím) để khí tím đến nhập vào huyệt động. Trước mặt Long Quy nên bày một thủy tinh cầu trong suốt để bổ sung thủy khí cho Long Quy

HÌNH TƯỢNG CON RỒNG TRONG MỸ THUẬT DÂN GIAN VIỆT NAM

Là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Hình tượng con rồng cũng thay đổi theo dòng lịch sử qua các triều đại. Việc xác định phong cách thể hiện con rồng qua các thời kỳ sẽ là một căn cứ để xác định niên đại công trình kiến trúc nào đó.
Hình tượng rồng thời Lý
Rồng thời Lý
Trên các hiện vật điêu khắc đá và gốm còn truyền cho đến nay, các nhà khoa học chỉ thấy rồng tạc dưới dạng phù điêu, không thấy chạm chìm và chạm tròn. Đó là nhưng con rồng thân tròn lẳng, khá dài và không có vẩy, uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu đến chân, rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Các nhà nghiên cứu gọi đây là rồng hình giun hay hình dây và điều đập vào mắt mọi người là nó mang hình dạng của một con rắn.
Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với vòi lên bao lấy viên ngọc.
Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, đầu vây trước tua vào hàng vây sau. Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phiá trước, không có ngón chân sau. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định. Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn này. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều có khủy phía sau và có móng giống chân loài chim.
Hình tượng rồng thời Trần
Từ nửa cuối thế kỷ XIV, con rồng đã rời khỏi kiến trúc cung đình để có mặt trong các kiến trúc dân dã, không những chỉ có trên điêu khắc đá và gốm, mà còn xuất hiện trên điêu khắc gỗ ở chùa. Rồng cũng không chỉ có ở các vị trí trang nghiêm mà rồng còn có mặt ở các bậc thềm (như ở chùa Phổ Minh).
Rồng thời Trần
Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý. Có khi vảy lưng có dạng hình răng cưa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vẩy được chia thành hai tầng. Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu. Và có sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay
Đầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý. Rồng vẫn có vòi hình lá, vươn lên trên nhưng không uốn nhiều khúc. Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu.
Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng thường mập chắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắc khe như thời Lý.
Hình ảnh rồng chầu mặt trời sớm nhất là trong lòng tháp Phổ Minh ( Nam Định) có niên đại khoảng 1305 -1310. Đôi rồng ở đây được bố trí trong một ô tròn, chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu ngoái lại chầu một vòng tròn nhỏ ở giữa. Thể hiện mặt trời dưới dạng một vòng tròn đơn giản.
Hình tượng rồng thời Lê
Rồng thời Lê
Đến thời Lê, rồng có sự thay đổi hẳn, rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vải răng cưa kết lại như hình chiếc lá. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở gốc. Lông mày vẫn giữ hình dáng biểu tượng ômêga, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thướng thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó. Như vậy rồng mang dạng thú xuất hiện cuối đời Trần đã thấy phổ biến ở đời Lê Sơ nhưng vẫn còn mang dáng dấp truyền thống của loài rắn.
Hình tượng rồng thời Nguyễn
Rồng thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi.
Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vậy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.
Ngày nay, hình tượng rồng tuy không còn mang tính chất thiêng liêng, tối thượng nhưng vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật... Dù ở bất cứ thời điểm nào, rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt.



TẢN MẠN VỀ RỒNG
Trong 12 con giáp của âm lịch, 11 con thú là có thật trên địa cầu (chuột, trâu, cọp, mèo, rắn, ngựa, dê, khỉ, gà, chó, heo), chỉ có con rồng (thìn) là một loài thú thần thoại, nghĩa là không có thật.
          Không những là con thú thần thoại của văn hóa Đông Phương, nhất là văn hóa Trung hoa, mà văn hóa Âu Tây cũng có con rồng thần thoại. Một đặc điểm chung ở mọi văn hóa, rồng đều tượng trưng cho sức mạnh phi thường.
          Vì là thần thoại, hình dạng con rồng được mô tả khác nhau tùy theo văn hóa của mỗi dân tộc.
          Theo văn hóa Âu Châu, nhất là các thần thoại Hy Lạp, rồng là quái vật, có sức mạnh, hung dữ và ác độc. Đó là một loài bò sát khỗng lồ, thân có vảy,  đôi chân to giống chân thằn lằn, có cánh như dơi và bay được, đuôi dài, miệng phun ra lửa hay khói độc, mắt rất to thấy mọi vật từ xa. Riêng thần thoại Nga xô thì rồng có 3 đầu, đầu có khả năng mọc lại tức thì khi bị chặt đứt.
          Tùy theo thần thoại của mỗi dân tộc, rồng có thể không có chân, hai chân, 4 chân, hay nhiều hơn.

File:Ljubljana dragon.JPG
Rồng Âu Châu

Chữ “Dragon” có nguồn gốc Latinh “drakeîn”, có nghĩa là trông thấy rất rõ ràng, vì vậy, theo thần thoại Hy Lạp, rồng có nhiệm vụ canh gát kho tàng, đền đài hay mỹ nhân. Tuy có sức mạnh phi thường, da có vảy cứng gươm giáo không đâm thủng được, nhưng cuối cùng cũng bị giết chết bởi tráng sỉ dùng mưu kế để đâm vào miệng hay mắt, là hai tử huyệt.
Tại Châu Á, hình dạng rồng cũng thay đỗi tùy mỗi dân tộc. Hình tượng rồng Trung Hoa tỗng hợp của nhiều loài: thân rắn, đùi thằn lằn, móng vuốt của chim ưng, đuôi rắn, sừng hươu, vẩy cá.

Rồng Trung Hoa

          Hình tượng rồng Trung hoa được thấy khắc từ đời nhà Thương (Shang) và nhà Chu (Zhou) ở thế kỷ 16 trước Tây Lịch. Theo các nhà khảo cổ, rồng có nghĩa là “âm vang của sấm” – long trời lở đất. Người Tàu phát âm là “Lóng” theo tiếng Mandarin, hay "lùhng" theo tiếng Cantonese. Người Nhật gọi rồng là "ryū" hay "ryō", còn người Đại Hàn thì "ryong".
Theo văn hóa Trung Hoa, rồng là một trong bốn linh vật – Tứ Linh: Long, lân, quy, phụng. Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực.
Rồng Tàu có thể bay, có thể lặn trong nước, có thể ngậm nước phun tạo mưa bảo (vòi rồng) lụt lội, trên đất rồng rùng mình thì đất nghiêng núi lở, động đất, dưới biển thì tạo sóng thần. Theo Thuyết Văn Giải Tự thì: “Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân thì bay lên trời, tiết thu phân thì lặn sâu đáy vực”.
Rồng tiêu biểu cho 4 sức mạnh của thiên nhiên tạo thành vũ trụ gồm Gió, Lửa, Đất và Nước. Rồng Âu châu thì “hửu dũng vô mưu”, nhưng rồng Á châu tượng trưng cho quyền lực, thông thái, siêu việt, phép thuật, mưu kế, và trường thọ. Vì vậy rồng được tượng trưng cho hoàng đế.
Rồng Nhật Bản, tương tự rồng Tàu, có thân rắn khỗng lồ, không có cánh, chân có 3 móng, khác với rồng Tàu có 5 móng. Thân rồng chứa toàn nước. Rồng Nhật tượng trưng cho mưa bảo. Theo huyền thoại về vua Jimmu thì vua Nhật là hậu duệ của rồng.

File:Hokusai Dragon.jpg
Rồng Nhật Bản

Rồng Ấn Độ là rắn có 3 đầu, tượng trưng cho khô hạn, là kẻ thù của thần Indra. Thần Indra là thần gây chiến tranh, bão tố và mưa lũ. Rồng Ấn Độ cũng là kẻ thù của Voi, một linh vật trong Ấn giáo.

Indian dragon & elephant, Aberdeen Bestiary manuscript c. 1200, Aberdeen University Library
Rồng Ấn Độ

Rồng Việt Nam.
Dầu bị Tàu đô hộ ngàn năm, hình dạng rồng Việt Nam khác hẳn rồng Tàu. Rồng Việt Nam phối hợp cơ thể của 5 thú là cá sấu, rắn, thằn lằn và cá. Hình dạng rồng biến đổi theo thời đại:
Vì sống trong vùng đầm lầy sông Hồng, cá sấu (thuồng luồng, giao long) được dân Lạc Việt thờ phụng, là hình ảnh đầu tiên của rồng. Các khai quật khảo cỗ cho thấy con rồng thời tiền sữ Việt Nam là rồng thuồng luồng cá sấu, có đầu của cá sấu, thân dài của rắn. Các di chỉ khảo cỗ ở Bắc Ninh thì rồng có đầu của mèo, khóe miệng có râu, cỗ dài, thân có cánh và vi.
Vào đời nhà Ngô (938-965), con rồng khắc trong thành Cỗ Loa có thân ngắn, giống thân mèo và lưng có kỳ như cá.
Vào triều đại nhà Lý (1010–1225), rồng có thân hình con thằn lằn, thân uốn thành 12 khúc cân đối tượng trưng 12 tháng. Thân mềm mại uốn lượn thể hiện sự biến hóa. Lưng có vảy nhỏ nối tiếp và đều đặn. Đầu có bờm dài, râu cằm, không có sừng, đầu ngước cao. Mắt lồi to, hàm mở rộng có răng nanh quéo lên. Mũi có mào đều đặn, khác hẳn cái mũi thú của rồng Trung Hoa. Lưỡi nhỏ rất dài. Miệng rồng luôn ngậm viên ngọc lớn, gọi là “châu”, tượng trưng cho nhân ái, cao thượng và trí thức, khác vời rồng Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Hoa ôm ngọc bằng chân trước. Rồng có khả năng biến đỗi thời tiết, ảnh hưởng mùa màng. Ngày nay chúng ta có thể thấy rồng đòi nhà Lý ở Văn Miếu Hà Nội.
  Description: http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a4/R%E1%BB%93ng_t%E1%BA%A1i_%C4%90%E1%BA%A7m_Sen.jpg/300px-R%E1%BB%93ng_t%E1%BA%A1i_%C4%90%E1%BA%A7m_Sen.jpg
Rồng Việt Nam đời nhà Lý tại Công Viên Đầm Sen Sài Gòn.

          Vào đời nhà Trần (1225-1400), rồng tương tự như rồng nhà Lý, nhưng trông có vẽ hùng dũng hơn, có thêm chân và sừng, bờm ngắn hơn, thân cong và dẹp, càng gần đuôi thì thon nhỏ lại. Có nhiều loại đuôi, thẳng và nhọn, hay đuôi cong uốn khúc. Vảy cũng nhiếu thứ, đều đặn như nủa cánh hoa, hay hơi uốn cong.
          Vào đời nhà Lê (1428 – 1789), vì ảnh hưởng của Trung Hoa qua Khỗng Giáo, rồng Việt Nam giống rồng Tàu. Đầu sư tử, mũi lớn, thân chỉ uốn 2 lần. Chân có 5 móng.

File:RongMac.JPG
Đầu rồng (đời nhà Mạc)

Vào đời nhà Nguyễn (1802-1945), rồng có đuôi uốn khúc, kỳ dạng gươm nhọn, đầu và mắt to, có sừng, mũi sư tử, nhe răng nanh, vảy đều đặn. Rồng chầu có 5 móng, rồng thường 4 móng.

File:Roof detail, dragon.jpg
Rồng nhà Nguyễn
 


Rồng Việt Nam qua các hoa văn

Vào thời Việt Nam Cộng Hòa, hình dạng rồng không khác mấy với rồng đời nhà Nguyễn. Đối với người Việt, rồng tượng trưng cho nhà vua, sự thịnh vượng và sức mạnh quốc gia. Vì vậy, rồng thời Việt Nam Cộng Hòa thường được in trên quốc kỳ. Ngoài ra, Air Viêt Nam trước 1975 cũng lấy rồng làm kỳ hiệu, mong muốn vẫy vùng khắp năm châu. Vì thời cuộc đổi thay, con rồng hiện thành con thằn lằn, để đêm đêm chắc lưởi tiếc thầm.

File:Coat of Arms of South Vietnam (1954 - 1955).svg
Rồng thời Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975)

    af95_1.JPG (30315 bytes)  mvc-430s.jpg (84247 bytes)
Rồng Air Vietnam (1951-1975)









Hình ảnh Rồng trong lịch sử Việt

Rồng là một trong 12 con giáp, có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc và cũng là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết con rồng cháu tiên của người Việt. Qua mỗi triều đại phong kiến, hình ảnh rồng lại có sự thay đổi rõ rệt.

Hình tượng rồng đã được hình dung lên từ thời đại Hùng Vương qua con vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các sản phẩm đồ đồng thời bấy giờ. Tuy nhiên, thời kì này hình tượng rồng còn khá thô sơ, chưa được tinh tế.
Rồng thời Hùng Vương trông giống với hình dáng cá sấu
Sau thời kì bắc thuộc triền miên, con rồng Việt Nam xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Hình ảnh "rồng bay lên", Thăng Long, tượng trưng cho khí thế vươn lên của dân tộc, được đem đặt cho đất đế đô. Rồng thời Lý tượng trưng cho mơ ước của cư dân trồng lúa nước nên luôn luôn được tạo trong khung cảnh của nước, của mây cuộn.
Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, mép trên của miệng không có mũi, kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc răng nanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng nanh rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với vòi lên bao lấy viên ngọc.
Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, đầu vây trước tua vào hàng vây sau. Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phía trước, không có ngón chân sau. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định. Chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn này. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều có khuỷu phía sau và có móng giống chân loài chim.
Hình ảnh rồng thời Lý khá rõ nét mang khí thế thăng thiên tượng trưng cho khí thế của dân tộc
Hình tượng con rồng thời Trần có nhiều biến đổi so với thời Lý. Rồng thời Trần không còn mang nặng ý nghĩa mơ ước nguồn nước nữa. Dạng tự chữ "S" dần dần mất đi hoặc biến dạng thành hình con, đồng thời xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay.
Đầu rồng uy nghi và đường bệ với chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng. Có vẩy như những nửa hình hoa tròn nhiều cánh đều đặn, có vẩy chỉ là những nét cong nhẹ nhàng.
Rồng thời Trần có nhiều phá cách mới lạ
Sang đến đời nhà Hồ thân hình của hình tượng rồng có phần mập mạp hơn cho thấy sự sung sức, táo bạo của vương triều vừa mới sáng lập bằng cuộc cải cách của Hồ Quý Ly.
Rồng thời nhà Hồ có thân hình mập mạp hơn
Thời Lê, khi Nho giáo thành quốc giáo, uy lực của nhà vua lên đến tột đỉnh, thì hình dáng con rồng dũng mãnh hơn với móng quặp, sừng dài, bờm dựng… Rồng không nhất thiết là một con vật mình dài rắn uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế khác nhau.
Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to.Thân rồng lượn hai khúc lớn. Chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến. Cũng chính bắt đầu từ thời đại này xuất hiện quan niệm tứ linh (bốn con vật thiêng) tượng trưng cho uy quyền của vương triều Rồng đứng đầu trong tứ linh. Ba vật thiêng kia là lân (tượng trưng cho sự thái bình và minh chúa), qui (con rùa - tượng trưng sự bền vững của xã tắc) và phụng (tượng trưng cho sự thịnh vượng của triều đại).
Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến
Sang đến thời Mạc, rồng uốn khúc tùy tiện, phản ánh một thời kỳ hỗn độn, phân liệt, tranh chấp liên miên…
Rồng thời nhà Mạc uốn khúc thể hiện thời kỳ phân tranh
Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, rồng vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa, được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi, rồng trong cảnh lứa đôi.
Đến thời nhà Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằng mà uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vậy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng.
Rồng nhà Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng

Ý Nghĩa Hình xăm Rồng Phượng

Ý nghĩa chung

Rồng và phượng đều là những loài vật cát tường, linh thiêng trong quan niệm của mọi người, rồng phượng xuất hiện tượng trưng cho thiên hạ thái bình, ngũ cốc bội thu. Phượng trên thực tế là giống đực, chỉ có hoàng mới là giống cái, phượng và hoàng là một đôi, rồng và phượng ban đầu không phải là một đôi. Nhưng trải qua sự phát triển, về sau rồng và phượng kết hợp lại, lấy rồng tượng trưng cho trai anh hung, phượng tượng trưng cho gái thuyền quyên, tức trai tài gái sắc.

Ý nghĩa hĩnh xăm rồng phượng

Hình tượng rồng và phượng có đầy đủ ý nghĩa cát tường chúc cho vợ chồng hạnh phúc, sự nghiệp thành công. Bất luận là nam muốn tìm vợ có thể trợ giúp cho mình trong sự nghiệp, hay nữ muốn tìm người chồng có sự nghiệp thành công, đều nên treo tranh trang trí rồng phượng, hoặc xăm hình rồng phượng, bởi hình ảnh rồng phượng, chính là hình ảnh cát tường trong tình yêu và hôn nhân.

Rồng Phượng đối với xăm hình


Ý nghĩa hĩnh xăm rồng phượng

Nam giới chưa vợ có thể xăm hình tượng rồng phượng tại vị trí Tây Nam trên cơ thể, tức phần lưng vai trái. Vì Tây Nam là phương vị Khôn, chủ tính nữ, xăm tại vị trí đó vừa đẹp, lại vừa có trợ giúp cho nhân duyên của mình.

Nữ giới chưa chồng cũng có thể xăm hình tượng rồng phượng tại vị trí Tây Bắc trên cho thể, tức phần  ngực vai trái. Vì Tây Bắc thuộc Càn, chủ nam giới, nữ xăm hình vùng xương quai xanh vừa gợi cảm, lài vừa có trợ giúp cho nhân duyên của mình.

Vợ chồng cũng có thể xăm tượng rồng phượng, nam rồng, nữ phượng, có tác dụng chúc phúc cho vợ chồng hòa hợp, êm ấm, sự  nghiệp thành công.

Những người cầm tinh các con vật như mèo, chó, gà, rồng ( người tuổi Mão, Tuất, Dậu, Thìn) không hợp với phượng, không nên xăm hình rồng phượng, các trường hợp khác đều được.

Ý nghĩa hĩnh xăm rồng phượngÝ nghĩa hĩnh xăm rồng phượng






Rồng và Tiên trong lịch sử đồ tượng Việt Nam


Truyện Họ Hồng Bàng (Lĩnh Nam chích quái, thế kỷ 15) có chi tiết đáng chú ý: Lạc Long Quân dạy dân vùng cao xăm mình để tránh bị giao long làm hại. Con rồng Việt Nam xuất phát cụ thể từ con vật gọi là giao long/ thuồng luồng.


Một số nhà nghiên cứu khẳng định vật tổ của người Việt là con "cá sấu" (Theo Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân), là con "lân trùng" (rắn có vảy) hay con "giao long", một loài cá sấu (Ðinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên - Văn học dân gian Việt Nam). Và Nguyễn Minh Hiệu đã chứng minh bằng nhiều cứ liệu: con rồng Việt chính là con cá sấu, vật tổ chính của người Việt cổ (tạp chí Khảo cổ học, 1983, số 2). Khởi đi từ con rồng - sấu, con rồng Việt trong lịch sử đã biến đổi nhiều do sự tích hợp các yếu tố du nhập từ bên ngoài.

A. Các dạng Rồng.

1. Rồng - Sấu: Hình 1a

2. Rồng sấu - Rắn:

Rồng (đầu là cá sấu, dưới là rắn cuộn) trên tấm yểm tâm của áo giáp ở Ninh Bình.

3. Rồng - Rắn với đầu cá sấu:

Rìu vai, đồng, thế kỷ 5-3 trước CN, Ðồng Sơn, Bảo tàng lịch sử Hà Nội.


4. Rồng Mèo:

Rồng - Mèo là hình dạng rồng in trên mảnh sành được phát hiện ở Bắc Ninh: đầu sấu đã biến mất, đầu ngắn hơn và cổ dài, cánh và vây lưng là những đường vạch dài, râu và lông ở khuỷu chân đã có hình dạng của con rồng Ðại Việt.

5. Con Rồng thời Ngô (939 - 965):

Thể hiện trên một viên gạch tìm thấy ở Cổ Loa, chiều dài chung có ngắn, thân mèo, vây lưng cá.

6. Rồng - Rắn:

Là hình dạng loài rồng nổi tiếng của Thời Lý (1010 - 1225). Hình (6. a).

Và Thời Trần (1225-1400). Rồng thời kỳ này là biểu tượng cho vua, cho sự thịnh vượng. Có điều, con rồng Lý là rồng-văn, còn rồng Trần là rồng - võ, tức rồng Trần dũng mãnh hơn rồng Lý. Hình (6. b).


7. Rồng - Ðầu sư tử/ Lân:

Con rồng đời Lê tuy vẫn kế thừa hình tướng của rồng thời Lý - Trần, nhưng cũng đã du nhập ngoại dạng của rồng phương Bắc: dữ, uy nghi. Thời Tây Sơn phục hồi hình dạng của rồng đời Trần và Lê Sơ: thân rồng đẹp, mềm mại và cái đầu dũng mãnh. Ðầu rồng này giống như hình rồng trên đồng tiến Cảnh Thịnh (1792-1802): đầu sư tử/ lân.

8. Rồng thời Nguyễn:

Giai đoạn 1802-1883; sự mới mẻ của nó là đuôi xoắn ốc và toả nhiều vây dạng đao lửa dài. Rồng thời Nguyễn giai đoạn 1883-1945 biến đổi theo sự suy đổi của nghệ thuật giai đoạn này: mất đi vẻ tự nhiên và dũng mãnh, trở nên thô cứng và ước lệ.

B. Các dạng Tiên.

Chim lạc và Âu cơ:

Nếu truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái nói về tục vẽ mình theo hình giao long đã cho thấy người Việt cổ đồng nhất mình với vật tổ giao long, thì hình người hoá trang/ đội lốt chim trên các trống đồng đã cho thấy người Việt cổ cũng đồng hoá mình với chim. Giao long và chim là vật tổ của người Việt cổ (Văn Lang hay Lạc Việt).

Chim thấy trên trống đồng gồm loại chim bay và chim đứng. Loại chim bay là chim lạc. Chim đứng trên mái nhà hình thuyền giống chim công, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim nước: cò, bồ nông, xít...

Kết hợp thể "âm dương lưỡng hợp" chim-rồng ở đây là giao long và chim lạc. Ðó là những biểu hiện đơn nhất ở một số mặt trống đồng (Hoà Bình, Phú Xuyên) và không thuần nhất, tức chim lạc xen với các loại chim nước(âu) khác ở một số mặt trống đồng khác. Phải chăng do hiện tượng không thuần nhất này mà Lạc - Long đã thành Lạc Long Quân - Âu cơ? Chim-rồng là đề tài còn bảo lưu mãi về sau: hình in trên viên gạch phát hiện ở chùa Lim trong một ngôi mộ cổ (Thế kỷ 1, sau CN).


Cha Rồng - Mẹ Tiên:

Lạc Long Quân - Âu cơ ở đây đã là tôn danh: Quân (vua) và Cơ (cũng gọi là ky: mỹ hiệu của phụ nữ) theo Ðào Duy Anh (Hán Việt từ điển). ở đây vấn đề cần giải quyết là tại sao "Lạc Long Quân - Âu cơ" lại trở thành "Cha Rồng - mẹ Tiên"?

Việc xác định tông tích của Âu Cơ là tiên xuất hiện lần đầu trong Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ 15) tại đoạn đối thoại của Lạc Long Quân: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc, nàng là giống tiên, sống ở trên đất...". Do đó việc giải đáp vấn nạn trên buộc phải truy cứu các dữ liệu lịch sử-văn hoá của thời đại đó, tức trong và trước thế kỷ 15: thời Lý - Trần. Cụ thể trong nghệ thuật đồ tượng Lý -Trần, các công trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy có rất nhiều phù điêu, hình chạm khắc và tượng tròn (gỗ và đá) về đề tài "tiên" ở nhiều di tích khác nhau (chùa Phật Tích, Chương Sơn, Long Ðội, chùa Dâu, chùa Bối, Thái Lạc...) dưới các tên gọi và chú thích (chưa thật sự chính xác) là: "tiên nữ/ Apsara", "nhạc công/ Gandharva", "nữ thần chim/Kinnari"...Rõ ràng đây là kết quả có gốc từ tám loại chúng sanh gọi là "bát bộ chúng" của Phật giáo gồm:  1. Thiên (Ðêva); 2. Long (Naga); 3. Dạ xoa (Yasha); 4. Atula (Asura; phi thiên); 5. Ca lâu la (Garuda: chim thần Kim Sí điểu); 6. Càn - thát bà (Gandharva); 7. Khẩnnala (Kinnara); 8. Ma hầu la già (Mahôraga: đại xà vương). Trong tám loại chúng này có ít ra bốn loại có thể được coi là tiên. Hình minh hoạ:


Bốn loại có thể được coi là tiên gồm:

- Ðêva là thiên, Ðêvi: thiên nữ: tiên nữ. Xét về hình tướng thì đây là các loại tiên nữ trang trí mũ miện, đầu tóc mỹ lệ như vũ công, ca công hầu hạ, tán tụng việc thuyết pháp.

- Atula là loại phi thiên, thường có hình tướng tiên nhân đang bay lượn kèm với các dây lụa dài uốn lượn gọi là "phong đai" như vũ công múa lụa.

- Càn thát bà là nhạc thần, hương thần (thần chỉ sống bằng hương thơm). Ðây là thần Bàlamôn giáo (có đến 6.333 vị); trong kinh Diệu pháp liên hoa của Phật giáo có bốn loại. ở ấn Ðộ, Càn thát bà được hiểu là "diễn viên". Về hình tướng có thuyết cho rằng loại này thân có nhiều lông vũ, nửa ngưòi nửa chim, hình dáng đẹp. Có thuyết chỉ rõ; thân lộ màu da thịt, tay trái cầm sáo trúc, tay phải cầm bảo kiếm.

- Khẩnnala, dịch nghĩa là nghi thần (đầu có sừng nên khi thấy sinh tâm hoài nghi vì không giống người). Loại chúng này có biệt tài ca múa giỏi, chuyên tẩu các bài nhạc nói về đạo pháp. Về hình tướng thường có một cái trống nằm ngang hay hai cái trống đứng trước mặt, tư thế là nhạc công chơi trống.

Trong bốn loại tiên này thì Càn thát bà do có hình tướng người – chim nên dễ được đồng nhất với Âu Cơ (nói như vậy là xét về lý, còn trong thực tế về hình tướng cụ thể đều có khả năng tham chiếu cả Atula và Kanara/Kanari...). Phải chăng đó là cơ sở lịch sử - văn hoá của thời kỳ đạo Phật là quốc giáo mà tác giả Lĩnh Nam chích quái đã dựa vào đó mà "tiên hoá" mẹ Âu Cơ, tức chim đã được biến thành tiên. Ðó là nguyên nhân lịch sử mà cụ thể là sự tích hợp cũ- mới, nội sinh - ngoại sinh để "Lạc Long Quân - Âu Cơ" thành "Cha rồng - mẹ tiên" đầy thiêng liêng và tự hào đối với mỗi con dân Việt.
Traditional Vietnamese architecture
ROOF DECORATION OF VIETNAMESE IMPERIAL PALACE UNDER THE TRAN DYNASTY (13TH CENTURY)










image hosted on flickr


image hosted on flickr


















Bí ẩn về loài rồng
Tác giả: Epoch Times Staff   
Thứ tư, 10 Tháng 3 2010 08:10


RỒNG: Liệu rồng chỉ đơn thuần là trí tưởng tượng của con người trong đời sống tâm linh, hay chúng thực sự tồn tại? (Shioujen Wen/The Epoch Times)
RỒNG: Liệu rồng chỉ đơn thuần là trí tưởng tượng của con người trong đời sống tâm linh, hay chúng thực sự tồn tại? (Shioujen Wen/The Epoch Times)
Rồng đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của văn hoá cổ truyền Trung Hoa, và đã trở thành biểu tượng tâm linh mạnh đối với người Trung Quốc. Rồng có thực sự tồn tại không? Các sách lịch sử của Trung Quốc đã ghi chép nhiều trường hợp tận mắt chứng kiến sự xuất hiện của rồng, điều đó thật hấp dẫn để kiểm tra lại xem rồng có thực sự tồn tại hay không.
Phần tạp ký của “Ký sự về Huyện Nghĩa” từ triều đại nhà Thanh viết như sau: “Vào năm 1503 sau Công Nguyên [Triều Minh, năm Hồng Di thứ 16], 5 con rồng đã bay lượn trên không trung khoảng 10 lý [3 dặm] phía bắc cổng thành của huyện Nghĩa, tỉnh Hà Nam. Sau một lúc lâu ở trên cao, chúng rơi xuống đất, và không thể bay lên lại được nữa.
“Mây kéo đến đầy trời và biển bắt đầu nổi sóng. Một vị Thần trong trang phục màu xanh lá cây từ trên trời đáp xuống và ngay lập tức được vây quanh bởi những con rồng đã rớt xuống. Một lúc sau, mây tản hết và biển trở nên yên tĩnh. Năm con rồng vẫn chưa thể bay đi. Bấy giờ, một vị thần màu xanh lá cây khác hạ xuống, và những con rồng bò quanh ông ta. Đột nhiên bầu trời trở nên tối mịt. Những đám mây lớn và sương mù dày đặc xuất hiện trở lại. Cuối cùng khi bầu trời sáng trở lại, các vị thần và năm con rồng đã bay đi mất.
Phần Những hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy trong “Ký sự về thiên triều Gia Tĩnh”, cũng kể một câu chuyện tương tự: “Vào tháng 9 năm 1588 sau Công nguyên, một con rồng trắng đã được phát hiện trên hồ Bình thuộc huyện Bình Hồ, tỉnh Triết Giang. Nó đã bay lượn trên mặt hồ, chiếu sáng một nửa bầu trời với ánh sáng đỏ.
“Người chứng kiến là Shen Maoxiao, một vị quan chép sử cho triều đình, đã nhìn thấy một vị Thần với trang phục màu tím và một vương miện bằng vàng, cao hơn 30 mét, đứng giữa những cái sừng của con rồng. Vị thần này cầm một vật có hình cây kiếm. Một quả cầu ánh sáng to cỡ một cái đấu [một dụng cụ đo lường hình thang ở Trung Quốc] xuất hiện bên dưới đầu của con rồng.”
Phần Những hiện tượng Kỳ lạ và Hiếm thấy trong “Ký sự về thiên triều Tống Giang” đã ghi chép một sự việc được chứng kiến xảy ra 20 năm sau sự kiện con rồng trắng được trông thấy ở huyện Bình Hồ. Vào tháng 7 năm 1608 sau Công nguyên, một con rồng trắng giống như con rồng xuất hiện trên hồ Bình đã được nhìn thấy trên sông Hoàng Phố ở huyện Tống Giang, Thượng Hải. Cũng có môt vị Thần đứng trên đầu con rồng.
Phần Ngũ Hành trong “Ký sự về triều Hậu Hán” sau này được trích dẫn trong phần Hiện tượng Kỳ lạ của ‘Ký sự về huyện Lạc Dương”, đã ghi chép một trường hợp nhìn thấy rồng trong hoàng cung. Lưu Hồng, Hoàng đế của triều Đông Hán, có kinh thành nằm gần thành phố Lạc Dương ngày nay thuộc tỉnh Hà Nam; cung điện Văn Minh có thể là nơi ông đã cư ngụ.
Vào ngày 1 tháng 7 năm 178 sau Công nguyên, một vật đen khổng lồ rơi từ trên trời xuống sân phía đông của cung điện Văn Minh. Vật thể có hình tròn và giống như mái che của xe ngựa ngày xưa. Nó dài 20 mét, và lướt đi nhanh chóng, phát ra ánh sáng nhiều màu sắc. Vật thể này có một cái đầu, nhưng không có chân và đuôi, Nó trông giống một con rồng, nhưng có thể là không phải.
Phần Ngũ Hành trong “Biên sử của triều Nguyên” viết như sau: “Vào tháng 7 năm Chí Nguyên thứ 27 [tháng 8 năm 1290 sau Công nguyên], có một con rồng xuất hiện gần núi Long Sơn ở huyện Lâm Tùng, tỉnh Sơn Đông. Con rồng có khả năng làm cho một tảng đá lớn nặng nửa tấn lơ lửng trên không trung.”
Vào năm Cát An thứ 24 thuộc triều Đông Hán (219 sau Công nguyên), một con rồng vàng xuất hiện trên sông Trì Thủy thuộc thành phố Vũ Dương, và ở đó trong suốt 9 ngày trước khi rời đi. Một đền thờ được xây dựng và một bia đá được dựng lên trong đền thờ để ghi danh sự xuất hiện của con rồng.
Vào tháng 4, năm Vĩnh Hà thứ nhất, triều Đông Tấn (345 sau Công nguyên), hai con rồng, một trắng và một đen, xuất hiện ở núi Long Sơn (dịch theo nghĩa đen là “núi Rồng”). Mộ Dung, Hoàng đế nước Yên, đã dẫn các quan trong triều lên ngọn núi này và tổ chức một lễ tế cách chỗ hai con rồng 200 thước.
Các sách lịch sử địa phương từ triều Minh và triều Thanh cũng có chép những trường hợp nhìn thấy rồng. Theo “Ký sự về thiên triều Lâm An”, năm Sùng Trinh thứ 4 (1631 sau Công nguyên), một con rồng lớn đã được nhìn thấy trên hồ Kỳ Long (nghĩa là “hồ Rồng kỳ lạ”), phía đông nam huyện Thạch Bình, tỉnh Vân Nam.
Bản ghi chép đã viết: “Râu, chân, và vảy của con rồng nổi trên mặt nước, và con rồng dài khoảng vài chục mét”. Con rồng này có thể đã xuất hiện nhiều hơn một lần ở núi Long Sơn (núi Rồng) và hồ Kỳ Long (hồ Rồng kỳ lạ), do đó điều này giải thích cho việc đặt tên cho những địa danh này.
“Ký sự bổ sung của triều Đường” đã ghi chép rằng vào một ngày trong năm trị vì cuối cùng của Hoàng đế Hàm Thông, một con rồng đen đã rơi xuống mặt đất trong vùng lãnh thổ của huyện Thông Thành, và chết ở đó vì một vết thương trên cổ. Chiều dài đầy đủ của con rồng đo được là 30 mét, một nửa số đó là đuôi.
Cái đuôi có hình phẳng. Vảy của nó như vảy cá. Trên đầu có 2 cái sừng. Râu của nó mọc bên cạnh miệng dài khoảng 6m. Chân của nó, mọc ra từ dưới bụng, có một lớp màng màu đỏ che phủ.
“Thất Kinh Thư” của Long Anh chép rằng vào một ngày trong năm trị vì cuối cùng của hoàng đế Thành Hóa, triều Minh, một con rồng đã rơi xuống trên bãi biển huyện Tân Thủy, tỉnh Quảng Đông. Nó đã bị những người dân chài địa phương đánh chết. Con rồng cao như một người lớn, và dài hàng chục mét. Nó trông rất giống con rồng trong những bức tranh cổ chỉ trừ cái bụng của nó màu đỏ.
Một con rồng đã chết được tìm thấy bên bờ hồ Thái Bạch vào năm Thiếu Hưng thứ 32, triều Nam Tống (1162 sau Công nguyên). Nó có râu dài và những cái vảy rất lớn. Cái lưng màu đen và cái bụng màu trắng. Những cái vây mọc ra từ lưng, và hai cái sừng thò ra từ đầu. Nó bốc mùi xa hàng dặm.
Những người địa phương đã phủ nó lại bằng một tấm chiếu. Quan lại đã cho người đến làm lễ cúng tế tại đó. Tuy nhiên, sau một đêm sấm sét dữ dội, con rồng đã biến mất. Chỉ còn lại một cái mương nơi nó đã nằm.
“Biên sử về Thiên triều Vĩnh Bình” chép rằng, vào mùa hè năm Đạo Quang thứ 19 (1839 sau Công nguyên), một con rồng đã rớt từ trên trời xuống vùng hạ lưu sông Luân Hà, ở huyện Lao Đình. Con rồng nằm quay đơ, ruồi bọ vây quanh. Người dân địa phương làm một cái mái che để bảo vệ nó khỏi nắng, và phun nước lên người nó. Ba ngày sau, sau một đêm giông bão, con rồng đã bay đi.
Những trường hợp chứng kiến thời hiện đại
Nhiều sự kiện trong thế kỷ trước cũng được cho là những trường hợp nhìn thấy rồng.
Vào tháng 8 năm 1944, hàng trăm người từ làng Chenjiayuanzi, huyện Phù Du, phía bắc của sông Tùng Hòa Giang đã vây quanh một con vật màu đen nằm trên bờ sông. Yen Dianyuan, một nhân chứng, đã kể rằng con rồng dài chừng 7 mét và trông giống một con thằn lằn. Mặt của nó giống hệt như mặt của con rồng được vẽ trong các bức tranh cổ, với bảy hoặc tám cái râu dày và cứng. Thân trên có đường kính khoảng một phần ba mét. Bốn cái chân của nó bị lún sâu vào cát. Lớp vảy như vảy cá sấu phủ đầy thân nó.
Vào mùa hè năm 1953, một con vật chưa được xác định đã rớt từ trên trời xuống một nơi gần phía nam tỉnh Hà Nam. Theo miêu tả của một số nhân chứng, con vật trông giống một con cá mập khổng lồ. Mùi thối rữa của nó thu hút vô số ruồi nhặng. Nếu nó là một con cá mập, nó phải sống dưới vùng biển sâu. Tại sao nó lại rớt từ trên trời xuống? Trường hợp này có thể liên quan đến những con rồng rơi xuống từ bầu trời được ghi chép trong lịch sử.
Vào ngày 4 tháng 8 năm 2000, một trận mưa như trút nước xuống làng Hắc Sơn Tử, Trung Quốc, và sau đó ngôi làng được bao phủ bởi một làn hơi nước nóng. Đột nhiên, những đám mây dày từ bầu trời sà xuống và cuộn dọc trên mặt đất. Người dân trong làng vô cùng hoảng sợ, vì họ chưa bao giờ thấy một loại thời tiết như vậy trước đó. Họ ở yên trong nhà và tất cửa ra vào và cửa sổ đều đóng kín.
Có một chàng trai trẻ đã bước ra ngoài xem chuyện gì đang xảy ra. Chẳng mấy chốc anh ta đã ở ngoài rìa làng, và đột nhiên anh ta kinh ngạc vì nhìn thấy cảnh tượng hai con vật trông giống rồng, một con màu đen và một con màu trắng, nằm trên mặt đất trước mặt anh ta. Anh thấy rằng, những cái sừng, những cái vảy, những cái chân, và đuôi của hai con vật giống hệt với những con rồng trong các bức tranh truyền thống ngoại trừ râu của nó ngắn hơn. Anh ta quay đầu chạy về làng nhanh hết mức có thể, và la lên: “Đi xem rồng bà con ơi, đi xem những con rồng từ trên trời rơi xuống!”
Tin tức nhanh chóng lan rộng khắp vùng. Cảnh sát, các quan chức, các vị học giả đều đến ngôi làng Hắc Sơn Tử để điều tra. Cảnh sát bắt đầu giải tán đám đông, để lại một vài người canh chừng hai con rồng.
Sau đó, một trận gió mạnh cuốn những đám mây đen cuộn lên cuộn xuống. Khi nó đi qua, con rồng màu trắng đã biến mất khỏi những đôi mắt chăm chú nhìn của mấy người bảo vệ. Các quan chức không thể giải thích sự biến mất đó, và họ đều thấy chán nản về con rồng màu đen vẫn nằm ở trên mặt đất.
Một nông dân nói: “Tôi từng nghe điều tương tự thế này đã xảy ra nhiều năm trước, và người ta tưới nước cho con rồng để cho nó về nhà.” Ông đã sai một vài người trẻ tuổi trong làng lấy chiếu và dựng một mái che cho con vật đó. Rồi họ chở nước bằng xe cút kit, phun nước lên chiếu để nước có thể chảy xuống lưng nó. Cho đến tháng 12 năm 2000, con vật vẫn còn sống.
Khi trời bắt đầu tối vào lúc 6 giờ chiều ngày 18 tháng 9 năm 2000, ở thành phố Vụ Tùng, tỉnh Cát Lâm, một chùm ánh sáng kỳ lạ đã phóng ra từ vùng trời phía tây bắc của thành phố, và nó trở nên sáng hơn và nhiều màu sắc. Sau đó, một sinh vật trông giống rồng đã xuất hiện. Miệng, râu, chân, và vảy của nó đều có thể được nhìn thấy rõ ràng. Con rồng hiện hình khoảng 20 phút. Cuối cùng, ánh sáng mờ dần thành đỏ thẫm trước khi nó từ từ biến mất.
Rồng có phải chỉ là những điều tưởng tượng trong thế giới tâm linh, hay chúng thực sự hiện hữu vật chất? Đó vẫn là một điều bí ẩn đối với chúng ta ngày nay.




Tuyệt đẹp những hình tượng rồng trên cổ vật

Rồng có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, chính trị và tinh thần của người Việt Nam. Trước hết, rồng là biểu tượng thiêng liêng gắn với nguồn gốc “con rồng, cháu tiên” của dân tộc Việt Nam. 
Nhân dịp xuân Nhâm Thìn, Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam (Hà Nội) đã tổ chức trưng bày chuyên đề “Rồng trên cổ vật”. Hơn 60 cổ vật được trưng bày đều là hiện vật gốc, có niên đại từ văn hóa Đông Sơn đến giai đoạn đẩu thế kỷ 20. Triển lãm giới thiệu đến người xem trình độ thẩm mỹ cũng như sự thay đổi tư duy về hình tượng rồng trong văn hóa, tín ngưỡng của người Việt qua thời gian suốt hơn 20 thế kỷ.
Cổ vật có trang trí hình rồng được trưng bày đều là những hiện vật gốc, thuộc sở hữu quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng. Được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau như đá, gốm, giấy, gỗ, vàng, bạc, ngọc... Được trưng bày theo 5 chủ điểm về Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 1-10), thời Lý- Trần (thế kỷ 11-14), thời Lê (thế kỷ 15-18); thời Nguyễn (thế kỷ 18 - 1945) và trong văn hóa Champa (thế kỷ 17- 18), số hiện vật này gồm nhiều thể loại phong phú, trong đó có chuông, khay thờ, lư hương, trống đồng, chân đèn, hộp đựng đồ, chậu, đỉnh, sắc phong, vương miện hoàng hậu...
Trong tâm thức người Việt, rồng là biểu tượng linh thiêng và quyền lực song lại rất gần gũi với đời sống con người. Rồng có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, chính trị và tinh thần của người Việt Nam. Trước hết, rồng là biểu tượng thiêng liêng gắn với nguồn gốc “con rồng, cháu tiên” của dân tộc Việt Nam. 
Rồng là tín hiệu tốt lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Hình ảnh “rồng bay lên” (Thăng Long) thể hiện khí thế vươn lên và cường thịnh của dân tộc Việt Nam. Đó là hình ảnh đẹp, mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 
Rồng tượng trưng cho quyền uy tối thượng của các đấng Thiên tử. Dưới thời quân chủ, rồng là linh vật biểu trưng của vua chúa nên hình tượng rồng gắn chặt với đời sống hoàng tộc.
Hình tượng rồng xuất hiện sớm từ buổi đầu dựng nước, tồn tại và phát triển liên tục qua các thời kỳ và trở thành một trong những hình tượng chủ đạo của một số loại hình nghệ thuật Việt Nam. Trong kho tàng di sản văn hóa ấy, hình tượng rồng được thể hiện vô cùng sinh động và đa dạng trên mọi loại hình và chất liệu. 



Nằm ở vị trí trung tâm phòng trưng bày là chiếc cột đá được chạm khắc hình rồng 
thuộc triều nhà Lý (thế kỷ 11 – 13) được khai quật từ Thành Thăng Long (Hà Nội). 






Rồng trang trí trên chuông Văn Bản được làm bằng chất liệu đồng 
(thế kỷ 13 – 14, Đồ Sơn, Hải Phòng).


Trống đồng trang trí tứ linh: long, ly, quy, phượng. Triều Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh năm thứ 8 (1800). Ninh Hiệp – Hà Nội.







Rồng trang trí trên đỉnh bạc triều Nguyễn, niên hiệu Khải Định năm thứ 1 (1916).











Rồng trang trí trên bình bạc triều Nguyễn (1802 – 1945).


Đỉnh trang trí rồng và nghê được làm bằng chất liệu gốm men rạn, triều Lê Trung Hưng, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736), làng gốm Bát Tràng.


Rồng trang trí trên đĩa gốm hoa lam, triều Lê sơ (thế kỷ 15). Tàu đắm Cù lao Chàm, Hội An, Quảng Nam


Rồng trang trí trên bát gốm hoa lam, triều Lê sơ – Mạc (thế kỷ 15 – 16). Tàu đắm Cù lao Chàm, Hội An, Quảng Nam




Ấm đồng trang trí rồng , triều Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18)


Rồng trang trí trên bàn đạp yên ngựa làm từ chất liệu đồng. Triều Trần (thế kỷ 13 – 14).


Rồng trang trí trên bàn đạp yên ngựa làm bằng đồng. Triều Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 -18).


Đầu võng trang trí rồng thú Makara và rắn Naga được làm bằng đồng. Văn hóa ChamPa (thế kỷ 17 – 18).


Rồng trang trí trên chụp tóc Hoàng Hậu được làm bằng vàng. Văn hóa ChamPa (thế kỷ 17 – 18).


Tượng rồng bằng vàng, Triều Nguyễn, niên hiệu Thiệu Trị 2 (1842).




Ống cắm bút trang trí rồng và rùa được làm bằng bạc. Triều Nguyễn (1802 – 1945).






Rồng trang trí trên ấn “Mệnh đức chi báo” được làm bằng vàng. Triều Nguyễn, hiệu Gia Long (1802 – 1819).


Rồng trang trí trên chân đèn làm bằng chất liệu gốm hoa lam. Triều Mạc (1580). Cẩm Giàng – Hải Dương




Kiến trúc hình lá đề trang trí rồng được làm từ đất nung. Triều Lý – Trần (thế kỷ 11 – 14).


Rồng trang trí trên cánh cửa làm bằng gỗ chạm. Triều Trần (thế kỷ 13 – 14). Chùa Phổ Minh – Tức Mặc – Nam Định


Bệ kê chân cột trang trí “Lưỡng long tranh châu” được làm bằng đá. Triều Lý (thế kỷ 11 – 13). Chùa Phật Tích – Tiên Du – Bắc Ninh


Chậu trang trí rồng





Rồng trang trí trên hộp trầu, được làm bằng và và bạc, có thời thời triều Nguyễn 


Rồng trang trí trên hộp - triều Nguyễn 1802 – 1945


Ấm trang trí rồng, mây làm bằng vàng từ năm 1802 - 1945


Rồng trang trí trên ấm triều Nguyễn











Rồng trang trí trên hộp đựng kim sách, được làm bằng chất liệu Bạc, triều Nguyễn 1802 – 1945





Rồng trang trí trên kinh sách, vàng triều Nguyễn niên hiệu Tự Đức năm thứ 36 (1881)


Tượng rồng được làm bằng ngọc màu ngà xám. Thế kỷ 1 – 3




Gạch xây tháp trang trí rồng, vũ công. Chất liệu gốm men thế kỷ 11 – 13


Đầu rồng làm bằng đất nung 


Đầu rồng trang trí trên đá trong các công trình kiến trúc 


Hình ảnh rồng được sử dụng rất nhiều trong các hoa tiết trang trí kiến trúc đặc biệt là trên đá

Ngàn năm Rồng Việt - Tản mạn về Rồng

Năm 1986 nhà văn Đoàn Giỏi khi về Gò Công với tôi đã chỉ chỗ Nhà Mát (nhà nghỉ của Công sứ Pháp) ngày trước trên bãi biển và nói: Mùa hè 1944 mình ra đây chơi. Bãi biển đông đúc sớm chiều có người đi vớt dầu, vớt “của” của người Nhật bị đánh chìm ngoài khơi dạt vào. Một chiếc ghe vớt được một quả thủy lôi (về tháo thuốc nổ, cưa đôi làm chảo luộc tôm) cập bãi. Người trên ghe sợ sệt chỉ ra biển: “Nó đó! Nó còn ngoài đó!”. Mọi người ngạc nhiên hỏi: “Cái gì? Tàu lặn hả?”. Bởi mọi người đều thấy một vật đen dài nổi trên đầu sóng nhấp nhô, ngoài xa.

– Tàu lặn đâu mà tàu lặn! Con thuồng luồng đen thui dài hơn chiếc ghe. 

Lúc bấy giờ tôi nghĩ nó là con hải xà, chứ thật ra nó là con khủng long, hoặc rồng biển đó thôi.

Và nhà văn Đoàn Giỏi giải thích tiếp: Con rồng ta vẫn hình dung hay bắt gặp trong tranh cổ, tượng đá, khắc chạm trên bia, ở cột kèo các cung điện chùa chiền chỉ là con vật tưởng tượng. Tuy nhiên có một loài bò sát vừa sống được dưới nước vừa bay được trên không, các nhà động vật học thế giới vẫn gọi là rồng hoặc khủng long thì đã bị tuyệt diệt, may ra chỉ còn những mẩu xương hóa thạch thôi.
Hình rồng thời Lê sơ.
Con rồng Việt Nam là tiền thân của con rắn biển, tục thờ cúng rắn là tín ngưỡng của người Việt cổ. Những ngư dân Giao Chỉ xưa đã xăm mình hình con giao long để rắn biển tưởng đồng loại không xâm phạm đến. Và thuyền đi sông, đi biển của họ cũng chạm hình rồng, có vẽ mắt, vẽ đuôi để được bình yên khi vượt biển, thuồng luồng không làm dông bão nhấn chìm. Và truyền thuyết “con Rồng, cháu Tiên” cũng xuất phát từ huyền thoại Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ…

Một con sông lớn ở nước ta, sông Mê Kông, được nhân dân đặt tên sông Cửu Long tức Chín Rồng. Ở đây hình tượng rồng đã gắn bó trực tiếp với thiên nhiên, là biểu tượng trực tiếp của sông nước. Những địa danh Long An, Long Hải, Long Khánh, Long Xuyên, Vĩnh Long, Long Thành... đều dính dáng đến đất Cửu Long. Có lẽ vua Gia Long đã đặt những tên ấy để tăng thêm uy thế của mình chăng?

Và từ xa xưa kể từ Hùng Vương dựng nước qua các triều đại phong kiến, nhằm đề cao uy quyền của các con trời, nên việc đặt những vật dụng quanh mình của vua đều dùng từ Long: Long bào là áo thêu rồng, Long câu là ngựa vua, Long cổn là triều phục của vua, Long đình là sân rồng, sân chầu, Long giá là xe vua đi, Long huyệt là huyệt tốt có khí mạnh của rồng, Long nhan là mặt vua, Long sàng là giường vua nằm, Long thể là thân mình của vua, Long tu: râu rồng, râu vua, Long vương - Long quân: vua dưới thủy tề, Long thuyền: thuyền vua đi, Long môn: cửa vua ra vào…

Và trong sổ tay của Đoàn Giỏi, anh còn ghi: ngày 17-11-1970 một đài phát thanh của Mỹ đưa tin: “Một con hải vật, chết nổi lên, trôi vào bang Massachusetts nặng ước lượng 30 tấn, giống như con lạc đà không chân, đầu rất bé. Đó là một loài rắn biển sống trong hang dưới đáy đại dương rất sâu. Mỹ đã mời các nhà sinh vật và hải dương học các nơi đến nghiên cứu”. Cuối cùng dòng tin có buông một câu: “Có thể con rắn biển này chết vì những cuộc thí nghiệm hạt nhân dưới nước chăng?”.

Trước đó có một tác giả người Pháp Robert Lesève trong cuốn “Năm năm vòng quanh thế giới trên một chiếc tàu đánh cá thu” có mô tả đầy đủ về con rắn biển mà ông ta đã tình cờ bắt gặp. Con rắn này dài độ 20m, ông ta đã liều lĩnh lặn xuống chụp hình, quay phim. Dường như nó bị chân vịt một chiếc tàu nào chém bị thương. Và theo ông có lẽ con rồng phương Đông trên các sông biển là hình ảnh cách điệu hóa của loại rắn biển này.

Con rồng tre là vở kịch của Nguyễn Ái Quốc viết năm 1922 nguyên văn bằng tiếng Pháp Le Dragon de Bambou. Người viết vở kịch này ngay trước khi vua bù nhìn Khải Định và Phạm Quỳnh sang Pháp bán máu 10 vạn thanh niên làm bia đỡ đạn và sang Paris dự triển lãm thuộc địa do thực dân Pháp tổ chức tại cảng Marseille, nhằm vạch trần bộ mặt bán nước của vua quan nhà Nguyễn. Vở kịch có nội dung: Có những khúc tre thân hình cong queo, những người chơi đồ cổ nước ta lấy về đẽo gọt thành con rồng. Đó là một thứ đồ trang trí để ở tủ chè, phòng khách. Là rồng nhưng chỉ là một đoạn tre. Là một khúc tre nhưng hãnh diện có tên và mang hình dáng rồng. Tuy vậy nhưng chỉ là một con quái vật đầu khủng long, mình sấu vô dụng.

Năm 1965 có nhà nghiên cứu gặp Bác ở Bảo tàng Cách mạng Việt Nam xin vở kịch này. Bác suy nghĩ một lúc và đùa vui:

– Các chú muốn nghiên cứu vở kịch Con rồng tre phải không?

– Thưa vâng ạ!

– Thế các chú chờ cách mạng Mỹ thành công, lúc ấy sang Mỹ mà tìm!

Lúc bấy giờ ngỡ rằng Bác nói vui, nhưng năm 1969 Bác qua đời, nhân lễ tang Bác, các lãnh tụ cộng sản, quốc vương và quốc trưởng, tổng thống nhiều nước đến dự. Đồng chí Gớt Hôn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ mới cho các đồng chí ở viện bảo tàng biết: “Hồi ấy có một đồng chí cộng sản người da đen ở Mỹ - không rõ tên, xin Nguyễn Ái Quốc kịch bản ấy, Bác chỉ còn bản thảo viết tay bằng tiếng Pháp, trong đấy có bút tích của Tiến sĩ luật Phan Văn Trường hiệu đính. Bác tặng luôn cho đồng chí đó!”…

Phủ Đầu Rồng trước kia chính là Dinh Độc Lập và hôm nay ta gọi là Hội trường Thống Nhất. Đầu tiên đây là phủ toàn quyền Đông Dương có tên là Dinh Norodom, xây năm 1868 do kiến trúc sư Hermitte thiết kế, xây gần 2 năm mới xong. Sau Hội nghị Genève 1954, trở thành Phủ Tổng thống của Ngô Đình Diệm. Một ngày mùa xuân tháng 2-1962, phủ này bị ném bom hư hỏng nặng, Ngô Đình Diệm cho xây lại mới hoàn toàn và đổi tên là Dinh Độc Lập. Dinh được khởi công ngày 1-7-1962, đến ngày 31-10-1966 mới hoàn tất. Đây là công trình của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - khôi nguyên giải La Mã. Dinh có 5 tầng gồm 100 phòng, mỗi phòng đều bài trí, trang hoàng với những nét riêng. Trên chiếc “ngai vàng” của Nguyễn Văn Thiệu, hai tay gác trên hai đầu rồng nên các ký giả Sài Gòn lúc bấy giờ gọi châm biếm là Phủ Đầu Rồng.

Tại nơi đây ngày 30-4-1975 đánh dấu một sự kiện lịch sử, ngụy quyền sụp đổ và lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc ta tung bay rực rỡ. Và tháng 12-1975 tại nơi đây diễn ra hội nghị hiệp thương thống nhất đất nước sau bao hy sinh xương máu của nhân dân ta. Dinh Độc Lập, Phủ Đầu Rồng được mang tên Hội trường Thống Nhất là vậy. 

RỒNG TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM

Rồng là một biểu tượng văn hóa có độ phổ biến vào loại cao nhất thế giới. Xét theo hình thức cấu tạo, rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loài vật khác nhau, song luôn có hình dáng gần nhất với một loài vật chính. Dân gian phương Đông dùng thuyết “tam đình cửu tự” (thân 3 khúc: đầu, thân, đuôi, kết hợp từ 9 nét khác nhau của 9 loài vật có thật gồm “cửu tự” là chín nét giống, gồm: sừng giống nai, đầu giống đà, mắt giống thỏ, thân giống rắn, bụng giống trai, vảy giống cá, ngón chân giống chim, chân giống hổ, tai giống bò) để nói lên đặc trưng tổng hợp ấy, và để lý giải vị trí bá chủ vạn vật của rồng.
  1. Nguồn gốc Bách Việt của rồng
    Nghiên cứu cho thấy rồng Đông Á mang nguồn gốc Bách Việt cổ (cộng đồng cư dân cổ thuộc ngữ hệ Austro-asiatic cư trú từ hạ lưu Dương Tử đến Bắc Đông Dương, trong đó có tổ tiên Lạc Việt) trên cơ sở của sự kết hợprắn, cá sấu và nhiều loại vật khác. Rồng mang một số đặc trưng quan trọng liên quan đến văn hóa Bách Việt như
(1) nguyên mẫu chính từ rắn hoặc cá sấu, tức các loài động vật phổ biến của phương Nam (Rồng có các nguyên mẫu chính gồm rắn, cá sấu, cá, lợn, trâu, ngựa, hổ, chó, tia chớp, sinh thực khí nam - xem Nguyễn Ngọc Thơ: “Về vấn đề nguyên mẫu của Rồng Trung Hoa”, Tập san KHXH&NV, 2007),
(2) tính cách thích nước và sinh sống ở môi trường sông nước; và
(3) rồng là sản phẩm tổng hợp của tư duy âm dương phương Nam.
     Theo nhà ngôn ngữ học Nguyễn Tài Cẩn (2000), tên gọi Rồng vốn xuất hiện trong tiếng Việt và một số ngôn ngữ thuộc tiểu chi Proto Việt-Chứt; từ Thìn trong thập nhị địa chi là tên gọi do người Hán vay mượn từ ngôn ngữ Bách Việt cổ. Người Bách Việt, mà cụ thể là Lạc Việt, với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, tự xem mình là “conRồng cháu Tiên”. Nhiều nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng đồng nhất quan điểm này. Tác giả Văn Nhất Đa trong chuyên khảo “Đoan ngọ khảo” (1993) gắn nguồn gốc xuất hiện của rồng với tết Đoan ngọ và tục đua thuyền rồng của cư dân Ngô Việt vùng hạ lưu Dương Tử. Ngày nay, các vùng đất Nam Trung Hoa, Việt Nam, Đài Loan, Okinawa vẫn còn tục đua thuyền rồng trong các dịp đón năm mới, tết Đoan ngọ hay lễ hội truyền thống (Trịnh Tiểu Lô 1997). Tác giả Trung Hoa Nghê Nông Thủy (2010) chứng minh nguồn gốc Bách Việt của tết Đoan ngọ cùng tục đua thuyền rồng, sau được người Trung Hoa tiếp nhận và gắn thêm chức năng cứu Khuất Nguyên để giáo dục cội nguồn. Nhà dân tộc học người Nga D.V. Deopik (1993) từng viết “Rồng là con vật đặc thù chung cho tất cả các dân tộc Việt và chính từ đây nó đã đi vào văn hóa Trung Hoa”. Còn nhà Việt Nam học người Nga N. I. Niculin cũng nhận xét: “Trong văn hoá truyền thống của người Việt, hình tượng con Rồng – một con vật tưởng tượng – trở thành biểu tượng quan trọng nhất... Chính người Việt từ ngàn xưa đã biết trồng lúa nước và đánh cá... Hoàn toàn có cơ sở để cho rằng hình tượng con rồng trong văn hoá Trung Hoa có nguồn gốc từ phương Nam, từ vùng Đông Nam Á, từ Việt Nam và các quốc gia láng giềng....” (Xem Xem Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Ngọc Thơ: “Nguồn gốc con rồng nhìn từ văn hóa học”,Tập san KHXH&NV, 2011). 
    Từ chiếc nôi Bách Việt, rồng lan truyền ra xung quanh, tại mỗi địa phương rồng khoác lên sắc thái văn hóa của riêng địa phương mình. Chính vì vậy, rồng đã trở nên đa dạng về chủng loại và hình dáng, tạo nên một “Gia tộc họ rồng” cực kỳ đa dạng về hình thức lẫn chức năng.
  2. Gia tộc họ rồng
   Lấy giới tính làm tiêu chí phân loại thì có hai loại rồng đực đuôi có hạt châu hoặc chỉ có chiếc đuôi đơn thuần và rồng cái đuôi phân nhánh thành hoa văn hoa cỏ.
Photobucket
   Thứ hai là tiêu chí nguyên mẫu. Rồng hình thành từ sự kết hợp đa loài, dù vậy vẫn có thể nhận diện loài vật đặc trưng nhất. Tiêu biểu có rồng rắn, rồng cá sấu, rồng cá, rồng ngựa, rồng hổ, rồng chó, rồng chim, rồng thuồng luồng (giao long), rồng kỳ đà, rồng cáo…
PhotobucketPhotobucketPhotobucket 
     Còn nếu dựa vào tứ chi của rồng để phân thì có các loại rồng 5 móng, 4 móng, 3 móng; không chân và rồng có tứ chi là hoa văn cây cỏ. Rồng 5 móng là loại rồng chuẩn, từ đầu Công nguyên trở đi đã trở thành biểu tượng của vua chúa, thường xuyên bị hoàng gia lũng đoạn, dân gian bị cấm dùng. Quan lại chỉ được phép dùng rồng 4 móng, có thời kì bị bắt buộc dùng hình mãng xà (như thời Minh ở Trung Quốc). Rồng không chân thường được hiểu là thuồng luồng, xuất hiện nhiều trong truyền thuyết dân gian. Rồng có tứ chi phát triển thành hoa văn hoa cỏ thường được dùng nhiều trong nghệ thuật trang trí kiến trúc hay hội họa truyền thống.
Photobucket    Photobucket 
                                                                       Quỳ long 
-    Trong truyền thuyết phương Đông, rồng có chín con với hình dáng và sở thích hoàn toàn khác nhau, bao gồmbị hí, xi vẫn, bồ lao, bệ ngạn, thao thiết, công phúc, nhai xế, toan ngê, tiêu đồ; bên cạnh là một số linh vật họ rồng khác nữa như tù ngưu, phụ hý, trào phong, tỳ hưu, hải trãi v.v. [Nguyễn Ngọc Thơ: Rồng Trung Hoa, Luận văn thạc sỹ, 2003].
PhotobucketPhotobucketPhotobucket
3. Rồng qua các thời kỳ
    Con rồng đã từng là một tô tem trong tín ngưỡng sơ khai của người Việt Nam. Dân Việt cổ có tục xăm mình, phổ biến trong số ấy là họa tiết rồng (giao long). Theo ghi chép trong Hoài Nam Tử và Sơn Hải Kinh, rồng được người Việt xưa xăm lên đùi để khi xuống nước “tránh bị giao long làm hại”. Đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xăm mình. Rồng là hình tượng của mưa thuận gió hòa, là linh vật đứng vào hàng bậc nhất trong tứ linh “long, lân, quy, phụng”. Hình tượng rồng thời đại Hùng Vương là một linh vật thân dài có vẩy như cá sấu được chạm trên các đồ đồng, đặc biệt là trên trống đồng.
                              Photobucket
Qua thời kỳ Bắc thuộc, con rồng Việt Nam dần xuất hiện rõ nét dưới thời Lý. Thủ đô Thăng Long được đặt tên theo thế “rồng bay”. Rồng thời Lý là con vật mình dài như rắn, thường thân trơn, lưng có vây, thân uống cong nhiều vòng uyển chuyển theo hình sin mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi, tạo cảm giác dòng văn hóa dân gian mượt mà dài vô tận. Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba móng cong nhọn. Đầu rồng ngẩng cao, há miệng rộng với hai hàm răng nhỏ đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi thoát ra mào lửa. Trên trán rồng có một hoa văn giống hình chữ "S", tượng trưng cho sấm sét, mây mưa [Xem Mỹ thuật thời Lý, 1973]. Trên đại thể, rồng thời Lý là rồng văn, rồng Phật giáo.
Photobucket
     Hình tượng con rồng thời Trần có nhiều biến đổi so với thời Lý. Đây là thời kì người Việt Nam ba lần đánh bại quân thiện chiến Nguyên Mông, do vậy triều Trần được cho là triều đại trọng võ. Dấu ấn ấy có thể nhìn thấy rất rõ qua hình tượng rồng. Đầu rồng xuất hiện thêm hai chi tiết là cặp sừng và đôi tay, chiếc mào lửa ngắn hơn. Thân rồng tròn lẳn, mập mạp, nhỏ dần về phía đuôi, uốn khúc nhẹ, lưng võng hình yên ngựa. Đuôi rồng có nhiều dạng, khi thì đuôi thẳng và nhọn, khi thì xoắn ốc. Các vảy cũng đa dạng, có khi là những nửa hình nụ hoa tròn, có khi chỉ là những nét cong thanh thoát [Xem Mỹ thuật thời Trần, 1977].
     Rồng thời Lê (thế kỷ XV) hoàn toàn khác biệt với rồng thời Lý-Trần. Thân rồng có xu hướng ngắn lại, tư thế đa dạng phong phú. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn, chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn. Rồng thời Lê tượng trưng cho quyền uy phong kiến [Xem Mỹ thuật thời Lê Sơ, 1978].
     Rồng thời Lê Trung hưng nhìn chung ít thay đổi so với thời Lê Sơ, điểm nổi bật là hình tượng rồng dần dà đi vào đời sống thường dân, đặc biệt là các mô típ bầy rồng con quây quần bên rồng mẹ, rồng đuổi bắt mồi, rồng vui cảnh lứa đôi v.v..
 Photobucket
Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi vương quyền. Rồng được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc rồng hàm thọ, lưỡng long triều nhật, lưỡng long chầu hoa cúc, lưỡng long chầu chữ thọ v.v.. Thân rồng không dài ngoằn, uốn lượn với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu có nhánh phụ cùng chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ to, mũi giống mũi lân hoặc sư tử, miệng há to để lộ hàm răng răng nanh chắc khỏe. Vây trên lưng rồng có tia, thân cuộn hoa văn lửa hoặc mây, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua chân có năm móng mạnh mẽ, còn quan và tầng lớp quý tộc chỉ được pháp dùng rồng bốn hoặc ba móng, đuôi không có bờm lông, các chi tiết hoa văn lờ mờ hơn rồng cung đình. Rồng trên mái đình chùa miếu mạo thường cũng chỉ có bốn móng([1]).
Photobucket
Long ấn thời Nguyễn
    Kể từ khi triều Nguyễn kết thúc, tính phân tầng xã hội trong quy cách sử dụng mô típ rồng không còn nữa, chính vì vậy người ta có thể chạm khắc rồng với muôn hình vạn trạng, từ vân long, đoàn long, quỳ long, ứng long, li long, giao long, rồng 5 ngón, 5 ngón, 3 ngón v.v.. Hình tượng con rồng cũng không còn tính chất thiêng liêng, tối thượng như xưa, thay vào đó dân gian vẫn đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật với những ý nghĩa dân gian, bình dị.
  4. Rồng trong tâm thức người Việt  
       Như vậy, tổ tiên Bách Việt đã từng có tô tem rồng. Sau quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa với Trung Hoa, người Việt Nam tiếp nhận trở lại hình ảnh và ý nghĩa của mẫu rồng Á Đông đã hoàn thiện hóa từ người Trung Hoa. Từ đó trở đi, rồng ngự trị trong tâm thức người Việt như một linh vật đặc biệt, là “vạn vật chi đế”, là biểu tượng cộng gộp tất cả các ước vọng tốt đẹp nhất của cuộc sống nhân sinh.
      Trước nhất, rồng là linh vật tổng hợp từ nhiều loại vật có thật trong tự nhiên, do vậy rồng mang trong mình hết thảy các ưu thế vượt trội của các loài, trong đó sức mạnh và quyền năng thiên biến vạn hóa là hai đặc tính quan trọng. Rồng được cho là biểu trưng của sự mạnh mẽ, hùng tráng, là uy lực bất bại trước kẻ thù.
       Từ đặc tính tạo thành từ giới tự nhiên, rồng được người Việt Nam và Đông Á nói chung vay mượn để thực hành hoặc chuyển tải các thông điệp tâm lý – xã hội. Với tính năng siêu việt, rồng được tin là linh vật mang lại điềm lành, sự may mắn, thịnh vượng, sự thông thái; đồng thời còn là sứ giả để gửi gắm những ước vọng trong đời: cầu mưa, cầu phồn thực. Chính từ đó, trong dân gian xuất hiện các mô-típ rồng hút nước biển Đông để tưới vào đất liền, cá chép vượt vũ môn hóa rồng, rồng trừng trị kẻ ác để bảo vệ chúng dân; thế đất rồng trong phong thủy mang đến cuộc sống phồn vinh (long mạch, long hổ hội, Dinh Độc Lập = phủ đầu rồng); hiện tượng rồng “cù dậy” (cù lao); rồng là một trong 12 con vật đại diện trong dãy Thập nhị Địa chi; mượn tên gọi Long, Rồng để đặt tên đất (Thăng Long, Hạ Long, Cửu Long, Long Hải, Hàm Rồng v.v.), tên người, tên các loài động thực vật hay dụng cụ khác giống rồng (địa long = giun đất, cá mắt rồng;  long nhãn, rau long tu, cây long huyết, cỏ long đảm; đầu rồng = vòi nước v.v.); múa lân-sư-rồng v.v.. 
      Tương tự, rồng được khắc, họa trong nhiều công trình kiến trúc quan trọng từ kinh đô đến nhà dân, từ đình chùa miếu mạo đến các cơ quan công quyền (truyền thống) như một thể hiện sống động của rồng trong tâm thức người Việt. Lấy hoa văn trang trí trên đình chùa miếu mạo làm ví dụ, người Việt Nam có xu hướng quy tụ vào nhóm Tứ linh (long-lân-quy-phụng) hơn là xu hướng đa dạng hóa các mô típ trang trí của người Trung Hoa (rồng-phụng, bát vật, bát bảo, bát tiên quá hải, các nhân vật truyền thuyết-thần thoại, các linh vật họ rồng v.v.. – có thể xem ở miếu Thiên Hậu Tuệ Thành số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh). Các mô típ thường thấy nhất là “lưỡng long tranh châu”, “lưỡng long triều nhật”, “tứ linh hội tụ”, “dây lá hóa long” v.v.. Ở đất Nam Bộ, rồng còn gắn liền với cá chép, cả hai đều là loài vật thích nước, đều là vật biểu trưng của vùng đất phương Nam đầy sông nước, như ở Tổ đình chùa Giác Lâm (Tp. Hồ Chí Minh) chẳng hạn.
       Trong ca dao tục ngữ, phần đông rồng được dùng để chuyển tải ý nghĩa cao quý, thánh thiện, nhấn mạnh chức năng tâm lý:  
          - Một ngày dựa mạn thuyền rồng
            Còn hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài
        - Bao giờ cá chép hoá long
          Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa.
        Thế gian được vợ hỏng chồng
         Có đâu như rồng mà được cả đôi.
       - Dẫu ngồi cửa sổ chạm rồng
         Trăm khôn nghìn khéo không chồng cũng hư
       - Trứng rồng lại nở ra rồng
         Liu điu lại nở ra dòng liu điu   
      Đôi khi còn dùng rồng để chuyển tại thông điệp tình yêu:
       - Nhớ chàng như vợ nhớ chồng
         Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây
      - Tình cờ anh gặp mình đây
         Như cá gặp nước, như mây gặp rồng
      Trăm năm ghi tạc chữ đồng
        Dù ai thêu phụng vẽ rồng mặc ai
      Có chồng thì phải theo chồng
        Chồng đi hang rắn, hang rồng cũng theo..
     
    Hay kinh nghiệm sống:      
      - Rồng đen lấy nước thì nắng;
        Rồng trắng lấy nước thì mưa   
      - Rồng đen lấy nước được mùa;
        Rồng trắng lấy nước thì vua đi cày..     
   Dùng làm câu đố:           
        Đầu rồng đuôi phụng le te,
        Mùa xuân ấp trứng, mùa hè nở con
                                                (Cây cau – xem Phan Thuận An: cuasomoi.com)
  
    Hoặc dùng rồng như một thứ để giễu cợt, mỉa mai, trách móc:   
        - Rồng nằm bể bắc phơi râu,
          Đến khi nước cạn hở đầu hở đuôi    
        - Ăn rồng cuốn, nói rồng leo, làm mèo mửa v.v.. (Phùng Thành Chủng: newvietart.com) 
     Với thuyết Hồng Bàng thị, người Việt Nam còn coi rồng là một biểu trưng của nguồn cội, của ý thức giống nòi và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Ý thức “Con rồng cháu tiên” sớm ngấm ngầm vào da thịt từng người con đất Việt từ thuở lọt lòng mẹ.
Photobucket
      Cũng ở chức năng này, rồng sớm bị các bậc đế vương phong kiến lũng đoạn, bắt đầu từ nhà Hán ở Trung Hoa([2]), sau ảnh hưởng đến Việt Nam và các quốc gia Đông Á khác. Từ đó rồng được phân loại mạnh mẽ: rồng 5 móng là rồng chuẩn mực, là biểu tượng của vua chúa, hoàng gia nên dần dà trở thành vật sở hữu của họ([3]). Dân gian từ thời Lê trở về sau bị hạn chế dùng rồng trong trang trí, nhất là rồng 5 móng. Trong tâm thức dân gian Nam Bộ, rồng là biểu hiện của văn hóa cung đình, do vậy ca dao có câu “Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai..”. Tại các đình chùa miếu mạo do dân gian xây dựng, mô típ rồng thường thấy là rồng 4 móng hoặc 3 móng, tức chưa là rồng chuẩn. Như một sự phản kháng, dân chúng đã tạo ra các kiểu rồng không mọc chân mà thay vào đó là các kiểu hoa văn hoa cỏ sinh động để thể hiện ước vọng thăng hoa của nội tâm, đặc biệt là chạm khắc trên các công trình kiến trúc (quỳ long, li long, cù long v.v..).
Photobucket
Mô típ "Lưỡng long triều nhật" ở Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt (Tp.HCM)
      Ở chức năng tâm linh, rồng được hiểu là thần thánh, phần nhiều là thiện thần. Hai trong những nguyên do biến rồng thành thần gồm (1) linh vật tổng hợp từ sự vượt trội của nhiều loài; (2) rồng có thể thiên biến vạn hóa và thông thiên kết nối nhân gian và thế giới thần tiên. Chính vì vậy, người Việt sớm nhận thức rằng rồng là hiện thân của thần linh để trị ác cứu dân, là vật cưỡi của thần tiên (như mô típ tiên cưỡi rồng trong kiến trúc đình Bắc Bộ) hay chư Phật (trong kiến trúc chùa), là linh vật chầu phục Đức Thái Thượng Lão Quân trong Đạo giáo. Sự ngự trị tối cao của rồng so với các loài vật khác còn có thể thấy trong quần thể tòa thánh Cao Đài ở Nam Bộ (trần mái Cửu Trùng Đài, cột rồng v.v.). Ở chùa An Phước (Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh), người ta đúc thuyền hình rồng trên có năm thầy trò Đường Tăng đầu quay về Thiên Trúc với ý nghĩa rồng hộ tống, đưa Phật tử và chúng sinh thánh thiện về đất Phật.
PhotobucketPhotobucket  
                       Long ấn thời Nguyễn
    Tuy nhiên, chức năng tâm linh này của rồng thường được hiểu là gắn liền với chức năng ổn định tâm lý và giáo dục con người (tu tâm dưỡng tính, gửi gắm niềm mong mỏi một cuộc sống tốt đẹp hơn v.v.) là chính. Trong xã hội đương đại vẫn còn dấu vết của hiện tượng mê tín hóa biểu tượng rồng, chẳng hạn chuyện chọn năm Thìn để sinh con, hoặc chọn ngày giờ phù hợp sinh con để được quẻ Thuần Rồng (trong Tử vi); chuyện dùng nước “giếng rồng” để chữa bệnh; quan niệm ăn thịt rồng (thực chất là thịt rắn), trứng rồng (trứng đà điểu) để trường sinh bất lão; chuyện cúng tế “cù long” (rồng cù dậy) trong những ngôi nhà nền đất mặt sần sùi giống vảy rồng do đi lại lâu ngày tạo nên v.v.. 
     o0o
    Vậy đó, tổ tiên đã tạo ra biểu tượng rồng như là một biểu hiện của khát vọng vươn lên chinh phục tự nhiên và chinh phục chính mình. Cùng với thời gian, con người đã “thiên biến vạn hóa” biểu tượng rồng và sử dụng chúng theo những mục đích khác nhau, song chính những giá trị tốt đẹp của rồng trong tâm thức con người đã đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nó. 


bộ bàn ghế rồng



Rồng là con vật linh thiêng đứng đầu trong Tứ Linh tượng trưng cho quyền uy, phú quý cát tường nên tranh Rồng rất được ưa chuộng bài trí trong nhà.
Cùng Dothi.net ngắm những bức tranh Rồng được tạo nên từ nhiều chất liệu khác nhau:
tranh Rồng
Tranh Rồng thư pháp
tranh Rồng
Tranh Rồng thêu tay
tranh Rồng
tranh Rồng
Tranh Rồng làm từ tăm.
tranh Rồng
Tranh Rồng chạm gỗ
tranh Rồng
tranh Rồng
Tranh Rồng chạm đồng
tranh Rồng
Tranh Rồng của họa sỹ Nghiêm Diệp Anh vẽ chào mừng năm Nhâm Thìn.
tranh Rồng
Chị vẽ tất cả 19 bức tranh Rồng và sẽ tổ chức triển lãm vào dịp Tết Nguyên Đán.
tranh Rồng
tranh Rồng
tranh Rồng
tranh Rồng


tranh Rồng




Rồng vừa tượng trưng cho quyền uy, vừa tượng trưng cho sự phú quý cát tường. Rồng là con vật đứng đầu trong “tứ linh”. Vì vậy việc  có thể sinh vượng khí và chế ngự sát khí.
Dưới đây là một số lưu ý khi bài trí hình rồng trong văn phòng mà Archi.vn đưa ra để bạn tham khảo:

1. Vị trí đặt đồ trang trí

5 126 Những lưu ý khi bài trí rồng trong văn phòng.
Khi chọn đồ trang trí là hình con rồng thì nên đặt cạnh nước vì rồng gặp nước sẽ thể hiện được sự dũng mãnh thần kỳ của rồng, nước sẽ phát huy tối đa được những năng lượng của rồng. Từ đó sẽ mang đến điềm lành cho công ty. Có thể để đồ trang trí hình rồng trên bể cá hoặc hai bên bể cá, như vậy sẽ có tác dụng sinh tài lộc.
Rồng không được để tùy tiện để tránh hiệu ứng ngược. Không nên để rồng nơi khô ráo vì nó giống cảnh tượng “rồng bơi nước cạn gặp tôm đùa”. Điều này có thể mang đến những khó khăn, bất lợi trong việc làm ăn của công ty.

2. Hướng đặt hình rồng

Khi đặt đồ trang trí hình rồng thì nên để đầu rồng hướng ra sông hoặc ra biển. Tuy nhiên, nếu văn phòng cách xa sông, biển thì rất khó để thu được vượng khí. Trong trường hợp này nên đặt một đôi rồng đá màu đen hoặc xám trên khung cửa sổ trên gác cao, đầu cũng hướng ra biển hoặc sông. Như vậy là “song long xuất hải” có thể sinh vượng và mang đến nhiều may mắn cho văn phòng.
Nếu trong và ngoài văn phòng đều không có nước, thì có thể đặt hình rồng hướng về phương Bắc. Vì phương Bắc thuộc Thủy, là hướng có Thủy khí tương đối vượng, rất thích hợp đối với loài rồng vốn ưa nước.
5 127 Những lưu ý khi bài trí rồng trong văn phòng.

3. Nơi kỵ đặt hình rồng

Nếu trước văn phòng có rãnh nước bẩn thì không nên đặt đồ trang trí hình rồng, vì nó sẽ khiến cho con rồng bị bám bẩn, khiến cho nhân viên trong công ty hay ốm đau, bệnh tật.

4. Tuổi kỵ đặt hình rồng

5 128 Những lưu ý khi bài trí rồng trong văn phòng.
Rồng tuy là con vật cát tường nhưng vì nó là loài mãnh thú có khả năng khắc chế mạnh nên rất không có lợi cho những người tuổi Tuất. Vì vậy, những người đứng đầu văn phòng hay công ty là tuổi Tuất thì không nên bài trí hình con rồng.

5.  trong văn phòng

5 129 Những lưu ý khi bài trí rồng trong văn phòng.
Có rất nhiều đồ vật bài trí mang hình rồng, tuy nhiên khi lựa chọn  thì nên lồng trong khung kính, viền có màu vàng kim và treo hướng Bắc.
Nếu là bức tranh có chín rồng thì trong đó phải có một con làm đầu đàn . Nếu không chúng sẽ trở thành rồng mất đầu, gây ra nhiều điều tai tiếng, thị phi, mang lại những điều không may mắn cho công ty.

Khám phá Việt Nam qua 'biến thể' Rồng thiêng

Hình tượng rồng của Việt Nam mang bản sắc riêng, thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt.

Trong văn hóa, tín ngưỡng của nhiều dân tộc châu Á, con rồng là một hình tượng có vị trí đặc biệt, được xếp vào hàng bậc nhất trong tứ linh "long, lân, quy, phụng", là tượng trưng cho quyền uy tuyệt đối của các bậc vua chúa.

Đối với người Việt Nam nói riêng, con rồng còn là biểu tượng linh thiêng liên quan đến truyền thuyết con rồng cháu tiên, đồng thời còn thể hiện khát vọng mưa thuận gió hòa của người nông dân trong một nền nông nghiệp lúa nước. 

Bởi vậy, dù có phần chịu ảnh hưởng từ văn hóa ngoại lai, hình tượng rồng Việt Nam vẫn mang bản sắc riêng, thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt. Dù trải qua nhiều thay đổi trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, rồng Việt nhưng vẫn giữ những đặc trưng không thể nhầm lẫn với rồng trong các nền văn hóa khác.

Dưới đây là sự biến đổi của hình tượng rồng qua các triều đại phong kiến chủ chốt trong lịch sử Việt Nam:
Rồng thời Lý có mình dài như rắn, thường không có vẩy, uống cong nhiều vòng uyển chuyển, mềm mại và thoải nhỏ dần về phía đuôi, bụng phân thành nhiều đốt ngắn như bụng rắn. Dọc sống lưng rồng có một hàng vây thấp tỉa riêng ra từng cái, đầu vây trước tựa vào vây sau.
Rồng có bốn chân, mỗi chân có ba ngón. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một nơi nhất định. Một chân trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân kia nằm gần cuối khúc uốn này. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều có dải lông dài mọc từ khuỷu hất ra phía sau và móng cong nhọn giống chân loài chim.
Đầu rồng ngẩng cao, miệng há rộng với hai hàm răng nhỏ đang vờn đớp viên ngọc quý. Từ mũi thoát ra mào rồng có dạng ngọn lửa, được gọi là mào lửa. Trên trán rồng có một hoa văn giống hình chữ "S", cổ tự của chữ "lôi", tượng trưng cho sấm sét, mây mưa, yếu tố rất quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước.
Rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng chiếc, nhưng không tựa vào nhau như rồng thời Lý.
Chân rồng thường ngắn hơn, những túm lông ở khuỷu chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trong không gian thể hiện. Nhìn chung, rồng thời Trần có tạo hình uốn lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Ảnh: gạch đất nung có hình rồng thời Trần (Tiền phong).
Đầu rồng không có nhiều chi tiết phức tạp như rồng thời Lý, vẫn có mào vươn lên trên nhưng không uốn nhiều khúc. Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi. Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu. Ảnh: Đầu rồng đá thời Trần (hoangphaphanoi.com).
Rồng thời Lê có tạo hình thay đổi hẳn so với các triều đại trước đó. Không còn là một con vật mình rắn uốn lượn đều đặn, rồng được thể hiện trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Thân rồng lượn hai khúc lớn. Chân có năm móng sắc nhọn quắp lại dữ tợn.
Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng răng cưa kết lại như hình chiếc lá. Răng nanh cũng được kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở gốc. Lông mày vẫn giữ hình dáng uốn lượn, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt chếch lên phía sau. Trên lông mày là chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn.Ảnh: Rồng đá ở điện Kính Thiên - Hoàng thành Thăng Long (Non nước Việt Nam).
Một số đặc điểm khác của rồng thời Lê: rồng có mắt to, sừng lớn, râu ngắn, chân rồng có 8 móng, một chân trước thường đưa lên đỡ râu, cổ rồng thường nhỏ hơn thân - một hiện tượng ít thấy ở những con rồng thời trước. Ảnh: Các bức chạm rồng thời Lê tại chùa Bút Tháp, Bắc Ninh.
Nếu như vào thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, hình tượng rồng được nhân cách hóa và đưa vào đời thường thì từ thời Nguyễn, con rồng đã trở lại vẻ uy nghi, tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng của vua chúa. Rồng thời kỳ này được thể hiện ở nhiều tư thế phong phú. Ảnh: tượng rồng thời Nguyễn ở lăng Khải Định.
Mình rồng khá ngắn, uốn lượn vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng to, mũi như mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vậy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn. Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có năm móng, còn lại là bốn móng. Ảnh: Hình tượng rồng trên ấn "Sắc Mệnh Chi Bảo" của triều Nguyễn.
Nhìn chung Rồng thời Nguyễn toát lên vẻ mạnh mẽ, uy nghi, có pha chút vẻ dữ tợn. Ảnh: Hình tượng rồng trên áo bào của hoàng tử triều Nguyễn.








Nhận xét