Kiến trúc xưa của Việt Nam

Hà Đông


―  Đình làng Dương Liễu - H . Đan Phượng -T.Hà Đông
Mặt khám thờ ở đáy gian giữa đình.

Đình Cổ mặt bằng chữ nhật không có hậu cung nên làm trang thờ thành hoàng ỡ  đáy gian giữa. Gian thờ có cửa bức bàn đóng mở như cửa nhà.

Góc đông nam đình Đắc sở có xà bẩy , cửa bồng chạm trổ. Dưới cửa chấn song con tiện bao quanh mặt sàn gỗ.

Đình de Dương Liễu - D.Đan Phượng- P.Hà Đông
C'est  ancien đình au plan rectangulaire. Le culte du génie tutélaire est représenté ici seulement par un autel installé au fond de la travée médiane. L'autel est fermé par des simples battants de porte en bois.

L'angle sud-ouest du đinh de Đăc-Sở décoré de sculptures aux pièces de bois en haut et par des balustrades en bas limitant le plancher.


― Góc Tây nam quán (đình ) Đắc sở

Có cửa từ bên ngoài bước vô sàn quán. Lan can con tiện và bên trên có cửa võng.

V.T.A.C.

Angle S.O. du quán (Maison communale) de Đắc Sở.

Il y a ici l'entrée de l'extérieur au plancher du quán. Balustrade en bois tourné et des cadres décors baies en haut qui sont sculptés de décorations.

― Đầu hồi một ngôi đền ờ làng Yên sở - H. Đan Phượng - T.Hà Đông

Đáng lưu ý là ở cuối độ dốc mái có 2 khung chữ nhật chồng góc lên nhau là một chi tiết trang trí đặc thù của xứ Đoài.

Pignon d'un temple au village Yên Sở - D.Đan Phượng - P.Hà đông

Il est à remarquer qu'à la descente de la rampe du toit deux rectangles qui se chevauchent en un coin. C'est un détail de décorations architecturales personnel du pays Đoài (occidentaux).


― Chùa Keo -T.Thái Bình

Điêu khắc gỗ trên vách sau của dãy hành lang bên trái có nét sinh động.

Pagode Keo  - P.Thai Binh
Sculpture sur bois de la cloison postérieure de la galerie latérale gauche -se remarque par
 son style actif.


Đông quang Chùa Keo

―  Chùa Keo  - L.Dũng Nghĩa -T. Thái Bình

Cột hàng hiên nhà Giá Roi có những chống tréo dưới tựa thân cột trên đỡ xà bẩy hiên là chi tiết kiến trúc độc đáo của chùa này.

Pagode Keo - Village Dũng Nghĩa - P.Thái Bình

Les colonnes de la véranda du pavillon des Giá Roi ont des supportes en inclinaison qui s'appuient en bas aux colonnes et qui consolident en haut les consoles des auvents sont les détails d'architecture originaux de cette pagode.


―  Kỳ đài thành Nam định

Kỳ đài cùng thành Nam định xây vào khoảng đầu thế kỷ 19. Kiểu cũng giống những kỳ đài của các tỉnh Bắc Kỳ xây vào thời này, xây kiểu bát giác .

Đến cuối thế kỷ 19 quân đội tỉnh này xây trên 2 hay 3 cấp vuông, thêm tầng trên hình ống tròn để cho đài canh gác cao hơn và truyền thông đi xa hơn. Do đó mà kỳ đài Nam Định có đường nét độc đáo .

―  Le Cavalier de la ville de Nam Định

Le cavalier (tour de drapeau) ainsi que le rempart de Nam Đinh a été construit au 1er temps du 19e siècle.

Pareil aux autres cavaliers des villes du Tonkin, c'est un tour octogonal s'érigeant sur 2 ou 3 terrasses carrées. Mais à la fin du 19e siècle, le corps armé de la province a surajouté un tour rond au-dessus pour augmenter la hauteur du poste de surveillance et pour que la télécommunication atteigne une plus grande distance. Par-là le cavalier de Nam Đinh a une silhouette originale.


― Hội chùa Đồng Quang ở trước gò Đống Đa

Thường mở ra cùng ở gò Đống đa để kỷ niệm chiến thắng quân Thanh vào mồng 5 tết năm 1789.

― La fête de la pagode Đồng Quang en face du tumulus Đống Đa  organisée en même temps que celle de Đống Đa pour célébrer la  victoire de Quang Trung remportée sur les années des Tsing en 1789. La fête est organisée annuellement à l'orée du Têt.


―  Đền Chèm hay đình làng Thụy Khuê - H.Từ Liêm - T.Hà đông

Đền thờ Lý Ông Trọng là một người khổng lồ được Tần Thủy Hoàng dùng làm tướng giữ biên cương phía bắc. Từ đó có danh từ Ông Trọng để chỉ một người cao lớn. Đền rộng lớn ở sân trước có dựng một phương đình hai tầng mái và  hai nhà bia, mái đền uốn cong duyên dáng trên một cây cột xây gạch Bát Tràng để trần.
― Le temple Chèm ou temple des Quatre colonnes à dix kilomètres à l'ouest de Hanoi est dédié à Lý Ông Trọng, un homme colossal engagé par Tsin Shi Huang comme un général valeureux gardien de la frontière Nord de la Chine  contre les barbares d'où le terme Ông Trong désignant un homme colossal.

Dans la cour du temple s'élèvent un kiosque à double toiture et deux pavillons de stèle. Ils sont couverts de toiture de tuiles dont les angles se relèvent gracieusement au-dessus des colonnes construites en briques Bat tràng laissées en apparence.

Nhận xét

Đăng nhận xét