Vì sao ở vị thế đỉnh cao, Nam Phương hoàng hậu lại hạ mình
viết thư cảm ơn ‘bóng hồng vũ nữ’ của vua Bảo Đại?
Biết rõ mối quan hệ thắm thiết của chồng mình vơí cô Lý,
hoàng hâụ với tư thế của một “người chị” đã viết một bức thư gửi “em Hà” mà hơn
50 năm sau Lý Lệ Hà vẫn còn giữ, lá không chút oán giận, không chút hờn ghen, đầy
dung dị như sau:
“Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm
trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở
Hồng Kông. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại
nhau. Đức Từ Cung thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương”.
Trong lá thư đó, ta không thấy một chút hận thù hay căm hờn,
như một minh chứng về phẩm chất nhẫn nhịn chịu đựng và luôn nghĩ cho người khác
của người phụ nữ quyền quý nhất Việt Nam:
Lại ngẫm đến những vụ đánh ghen thậm chí “hạ thủ” thời nay của
các bậc “phu nhân” với “tình địch”, mới thấy, những giáo dưỡng theo văn hóa
truyền thống và niềm tin tín ngưỡng sâu đậm đã giúp một phu nhân ở vị trí tôn
quý và quyền thế nhất của một quốc gia, nhưng vẫn một mực dung dị, và hành xử đầy
cao thượng, đầy tính nhân văn, lưu lại mãi mãi sau này cho hậu thế chúng ta những
suy ngẫm quý giá….Phải chăng khôi phục nền giáo dưỡng truyền thống là điều
chúng ta thực sự nên làm?
-----
Nam Phương Hoàng hậu (chữ Hán: 南芳皇后; 4 tháng 12 năm 1914
– 16 tháng 9 năm 1963), là Hoàng hậu của Hoàng đế Bảo Đại thuộc triều đại nhà
Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Bà cùng với Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, chính thất của Gia
Long và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu, chính thất của Tự Đức, là 3 vị Hoàng hậu trong
hoàng tộc nhà Nguyễn mang tước vị Hoàng hậu (皇后) khi còn sống. Bà cũng là Hoàng hậu
cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn nói riêng và chế độ quân chủ Việt Nam nói
chung. Bà đã có công đề xướng việc thành lập và mở các trường học thuộc Dòng Đức
Bà (Congrégation de Notre-Dame) tại Việt Nam vào năm 1935. Bà cũng được quý mến
vì tinh thần yêu nước và lòng chung thủy trong hôn nhân.
Nhận xét
Đăng nhận xét