Chuyển đến nội dung chính

Người chết cả trăm năm bị đòi tiền nước



Chú Hỏa đã chết từ đầu thế kỷ trước nhưng vẫn đứng tên trên giấy báo và hóa đơn tiền nước.Mặc cho chủ nhà thay đổi qua nhiều đời nhưng hóa đơn tiền nước của một dãy phố tại Chợ Lớn vẫn y sì tên người chủ đời đầu đã chết cách đây cả trăm năm.

Đến khi có sự cố, người dân “cầu cứu” công ty nước thì lại bị truy thu tiền nước mấy năm liền theo giá vượt định mức.

Chết rồi vẫn là khách hàng
Năm 2003, khi mua căn nhà 56 Phan Văn Khỏe (phường 2, quận 6, TP.HCM), bà Nguyễn Thị Hồng Lệ tiếp tục sử dụng đồng hồ nước đã gắn tại đây từ lâu. Hàng tháng bà Lệ sử dụng khoảng 40 m³ nước (định mức nước được sử dụng là 52 m³/tháng) và đóng tiền đều đặn cho Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn. Tháng 12-2007, bà Lệ thấy mức nước tiêu thụ bỗng tăng vọt nên báo cho công ty đến kiểm tra.

Qua kiểm tra, công ty phát hiện đồng hồ nước bà Lệ đang sử dụng do ông Hui Bon Hoa đứng tên. Công ty cho rằng bà Lệ không thông báo, làm thủ tục đổi tên trên danh bạ, điều chỉnh định mức nước cho đúng thực tế. Do đó, công ty đã truy thu hơn 1.400 m³nước từ năm 2005 đến thời điểm phát hiện với giá 8.000 đồng/m³ thay vì là 2.700 đồng/m³ theo định mức, tổng cộng hơn bảy triệu đồng. Bà Lệ khiếu nại nhưng công ty vẫn giữ nguyên quyết định truy thu tiền nước, đồng thời thông báo nếu bà không thanh toán thì sẽ cúp nước.

Theo tên trên danh bạ, người sử dụng đồng hồ nước của bà Lệ là ông Hui Bon Hoa, tức Chú Hỏa, nhân vật nổi tiếng giàu có ở đất Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn xưa. Dãy phố có nhà của bà Lệ xưa do Chú Hỏa và con cháu Chú Hỏa xây. Chú Hỏa đã chết hơn 100 năm nhưng tên của ông vẫn còn giữ nguyên trên danh bạ đồng hồ nước do Thủy cục Chợ Lớn lập từ trước năm 1975. Dù trải qua nhiều đời chủ nhà nhưng công ty nước vẫn đều đặn mỗi tháng gửi thông báo tiền nước mang tên Chú Hỏa yêu cầu thanh toán.

Biết sai nhưng mặc kệ?
Ông Thái Hồng Lĩnh, Tổ trưởng Tổ xử lý của Công ty cổ phần Cấp nước Chợ Lớn, cho biết việc thu tiền nước mang tên Chú Hỏa là do lỗi của bà Lệ không chuyển tên đồng hồ nước và định mức nước mới. Ông Lĩnh thừa nhận ông và công ty biết Chú Hỏa đã chết và khu phố ngày xưa Chú Hỏa đã xây. Khi được hỏi vì sao Chú Hỏa chết đã lâu mà công ty không làm các thủ tục xóa tên người cũ trên danh bạ, đổi tên cho chủ mới, ông Lĩnh cho rằng việc này phải do chủ mới tự đến công ty làm thủ tục, nếu không thì công ty vẫn truy thu tiền nước theo quy định.

Theo chúng tôi, ông Lĩnh và công ty truy thu tiền nước của bà Lệ là không thỏa đáng. Suốt một thời gian dài biết rõ chủ cũ đã chết, chủ mới tiếp tục sử dụng đồng hồ nước, lẽ ra công ty phải hướng dẫn chủ mới làm thủ tục đổi tên, xác định lại định mức nước tiêu thụ. Không nên để người dân sơ sót chưa chuyển tên đồng hồ nước rồi quay sang truy thu tiền nước và đòi cúp nước như vậy được.

Theo Từ điển Sài Gòn - TP.HCM và một số nguồn tư liệu khác, Hui Bon Hoa (sinh năm 1845, chết năm 1901, thường gọi là Chú Hỏa) là một trong những người giàu nhất Sài Gòn và cả miền Nam đầu thế kỷ 20.

Nguyên gốc ông là người Phúc Kiến (Trung Quốc), khi trở nên giàu có vào làng Tây mang tên là Jean Baptiste Hui Bon Hoa. Con cháu ông sau này đều lấy tên Hui Bon Hoa làm họ. Chú Hỏa và con cháu đã lập ra Công ty Hui Bon Hoa. Các con của Chú Hỏa chuyên về địa ốc.

Ngoài căn nhà đồ sộ ở quận 1 (khu tứ giác Phó Đức Chính-Nguyễn Thái Bình-Lê Thị Hồng Gấm-Calmette, thường được gọi nhà Chú Hỏa, nay là Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM), Chú Hỏa và con cháu ông còn xây dựng hàng chục ngàn căn phố lầu ở khắp Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định.
Nói thật mấy hôm đập khu tứ giác Eden mình không dám đi qua, cứ đi qua là tự nhiên rơm rớm nước mắt. Sao nhà mình không làm như Ấn Độ, Malaysia, v.v... mở rộng thành phố thành một New Saigon và xây dựng hệ thống đô thị mới + hiện đại ở đó, để giữ gìn và bảo tồn một Old SG rất nên thơ xưa kia.






GIVRAL café nè



Còn KS Continental bên kia đường, không biết bao giờ mới chịu cùng số phận với EDEN?
Nhìn phụ nữ mặc áo dài (giản dị, ko diêm dúa), đi trên phố thấy nao cả lòng.
Dù mình mặc áo dài chẳng đẹp, mình vẫn sẵn lòng mặc để góp vào cái hình ảnh nên thơ này.

Dinh Thống đốc xưa đẹp quá (nay chỗ này là Dinh Độc lập - Dinh Thống Nhất)

Còn gọi là dinh Norodom. Đây là hình ảnh trước khi dinh Norodom bị bom (vụ ám sát Ngô Đình Diệm):







Còn đây là tòa nhà nằm trên khu đất Sài Gòn Centre nhưng hướng ra phía Pasteur, nay đã bị đập, rào lại làm sân tennis (không hiểu mấy bác nghĩ cái gì???)

 Tuy giàu nứt đố đổ vách, song chú Hỏa được coi là người có tấm lòng hướng tới cộng đồng chứ không chỉ biết vun vén cá nhân, như lời cụ Vương Hồng Sển: “Tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam” (trích trong Sài Gòn năm xưa).

Ngoài các dinh thự của gia đình, chú Hỏa còn xây nhiều công trình dân dụng như bệnh viện, chùa chiền... Trong số những công trình được chú Hỏa xây dựng đến nay vẫn đang được sử dụng có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn (đường Lê Lợi), khu nhà khách Chính phủ (đường Lý Thái Tổ) và nhiều ngân hàng, trụ sở kinh doanh trên địa bàn quận 5, chùa Kỳ Viên...

Khách sạn Majestic, trên có ghi chữ Hoa, có lẽ cũng liên quan gì đấy đến chú Hỏa




Nhà thương chú Hỏa (nay là BV cấp cứu SG)



Giống như Khách sạn Majestic, Bảo tàng Mỹ thuật được kiến trúc sư người Pháp thiết kế theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và việc thi công được hoàn tất vào năm 1925. Sau gần một thế kỷ đã đi qua, dấu thời gian cũng đã hằn nhiều lên công trình kiến trúc này và có lẽ đã đến lúc nó cần được bảo trì, chăm chút hơn để không xuống cấp.





( nguồn : Duong Khue Site ) Ông là một trong những thương nhân người Việt, gốc Hoa, nổi tiếng là một trong tứ đại gia giàu có nhất khu vực Nam Bộ hồi đầu thế kỷ 20.

Chú Hỏa có tên Pháp tịch là Jean Baptiste Hui Bon Hoa (Hứa Bổn Hòa), lúc đầu là thợ dạo mua bán "lạc son", mua đồ cũ để chế biến và bán lạị, sau khi tạo được một số vốn, hùn hạp với một người Pháp thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ trong Nam kỳ và buôn bán bất động sản. Sau khi rã hùn, được chia một số tiền, làm chủ các sản nghiệp đất cát miền Lục Tỉnh. Các tài sản bất động sản ở trung tâm Saigon trên đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi của công ty Hui Bon Hoa được cho mướn. Công ty này được tiếng là rất "biết điều" và không eo sách, làm khó người mướn phố. Các con cháu của "Chú Hỏa" luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng một số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh khi ấy ngân hàng mới phát bạc.*



Cùng thời với chú Hoả là một người Việt gốc Hoa nổi tiếng ở Lục Tỉnh, Chú Hỷ. Ông cạnh tranh với công ty Pháp, công ty Vận tải đường sông rạch "Compagnie des Messageries fluviales" chuyên chở hàng và người trên sông ngòi miền Tây nam bộ. Tàu Chú Hỷ giá vé rẻ hơn và hành khách được lo chu đáo. Bởi vậy có câu " Đi tàu Chú Hỷ, ở phố Chú Hỏa".

Đầu thế kỷ 20, dân gian từng tôn vinh: "Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa" (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu tích nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông.

Chú Hỏa - Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương - nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhở .

Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền...Trong số những công trình tiêu biểu vẫn còn được sử dụng cho đến ngày này có Bào tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khác sạn Palace - Long Hải...Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.

Giai thoại hàn vi

Đó là giai thoại được kể nhiều nhất khi nói về chú Hỏa, trong đó có nhiều điểm trùng nhau, ví dụ sinh thời chú Hỏa làm nghề mua bán ve chai. Nhiều người kể, có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước 1975 đã nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, chưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi. Trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng.

Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, "chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra đó có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán".

Một giai thoại nữa cho rằng chú Hỏa rất rành về phong thủy nên đã an táng mộ cha đúng long mạch nên làm ăn phát đạt. Số khác cho rằng chú vốn dòng dõi nhà Minh, do ly loạn nên tạm chôn giấu của cải để lánh thân, về sau chú trở lại quê nhà Trung Quốc, đào số của cải gia bảo ấy lên mang sang làm vốn hùn hạp làm ăn với người Pháp rồi dần dà phát đạt.

Số khác lại cho rằng vào thời ấy chú đã là ... đại lý ve chai, khấm khá, chú chuyển sang mở tiệm cầm đồ, một mặt mua đất cất nhà bán hoặc cho thuê. Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì chú là "trùm nhà đất", mà "kinh doanh bất động sản thì thời nào chả chóng phất" - nhiều người bình luận. Một giả thuyết khác cho rằng chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp, nhờ tính siêng năng lại thật thà nên ông chủ Pháp thương, giúp chú vốn liếng mở tiệm cầm đồ và buôn bán. Các giai thoại trên đều mơ hồ nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng.

Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi nghệ thuật kinh doanh tài giỏi của ông.
NOSTALGIE club- Một trong những biệt thự trong khu nhà Chú Hỏa trên mặt đường Nguyễn Thái Bình

Nostalgie Club là cà phê – nhà hàng biệt thự sân vườn, được phục chế lại nhằm mang đến một phong cách mới trong văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn ngày nay.

Nostalgie Club thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art – déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á–Âu. Với tỉ lệ hình khối hài hòa, phong cách xử lý không gian mạch lạc và tràn đầy ánh sáng. Nostalgie Club được xem là một công trình độc đáo. Sàn gạch hoa của ngày xưa, trần cao với những khung cửa sổ màu xanh lá bằng gỗ rộng. Cửa ra vào lớn, cầu thang xoắn ốc hiện đại. Phía ngoài ban công có những tượng thạch cao theo lối trang trí mang của Châu Âu.





Bàn ghế được bài trí khá riêng biệt theo từng không gian của một ngôi nhà kiến trúc Pháp, vì thế đến đây, bạn luôn cảm giác thân thiện và riêng tư. Phía trong còn chia ra thành nhiều phòng nhỏ thông nhau hệt như một ngôi nhà để ở. Nơi này còn lưu lại các hiện vật cổ như loa phát nhạc, bàn ghế, tủ sách, bình phong, máy đánh chữ, tràng kỉ, đồng hồ... hòa với những điệu nhạc Pháp trữ tình xưa và những bản hòa tấu dân ca Việt mang đến cho bạn cảm giác ấm cúng như ở nhà.

Ngoài ra, Nostalgie Club còn có khu vực cafe ngoài sân vườn dành cho những bạn trẻ yêu không khí thiên nhiên. Với khoảng sân trộng cùng nhiều tán cây mát mẻ cùng bàn ghế gỗ màu trắng, Nostalgie Club mang lại cho bạn cảm giác trang nhã và thư thái như trở về với thiên nhiên.

Nostalgie Club cũng là nơi thường xuyên tổ chức những cuộc triễn lãm xe cổ. Dân chơi xe cổ đến đây để thưởng ngoạn xe, nhâm nhi cà phê và họp mặt các câu lạc bộ. Khu vực ngoài trời có thể tổ chức tiệc buffet vào buổi tối.



Nostalgie Club còn nổi tiếng với những chương trình mang đậm chất xưa và tập tục của người Sài Gòn. Mỗi buổi sáng chủ nhật, nơi đây đều tổ chức chương trình chợ xưa để mọi người có thể trao đổi đồ cũ với nhau. Chính điều này mang lại một nét riêng rất đặc biệt mà người ta chỉ tìm thấy ở Nostalgie Club.

Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức những loại cà-phê truyền thống với hương vị đậm đà đặc trưng. Bên cạnh đó là các món ăn Âu Á với hương vị đậm đà do đầu bếp nhiều năm kinh nghiệm chế biến.



Vô nhà chú Hỏa uống cà phê, nhớ Sài Gòn trăm năm trước

Xưa kia, những người Hoa lưu vong từ phong trào phản Thanh phục Minh vượt sóng xuôi phương Nam, xin chúa Nguyễn vào miền Nam khẩn hoang tìm sinh khí mới. Những Trần Thượng Xuyên làm nên đất Biên Hòa, Dương Ngạn Địch mở đất Cần Thơ, Mạc Cửu dựng nên trấn Hà Tiên... Bên cạnh đó, hậu duệ của những người Minh hương này có những người là thương gia lẫy lừng đã để lại dấu ấn rất đặc trưng cho Sài Gòn xưa.

Một trong số đó là chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” (Vương Hồng Sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều)
Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhở.

“Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn (kể sơ sơ vài gia sản của ông còn dùng đến bây giờ: Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… )., Ngôi nhà chính của Ông, Dinh thự 99 cửa, thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu.

Dinh thự 99 cửa gắn liền với giai thoại “Con ma nhà họ Hứa” và cũng là tựa bộ phim ma đầu tiên điện ảnh Việt Nam lúc bấy giờ.

Nhà chú Hỏa tọa lạc trên một khuôn viên 4.000 met vuông, giữa 4 con đường Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Clamette, Lê thị Hồng Gấm.

Phần chính tòa dinh thự này (số 97 Phó Đức Chính) đã được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật THCM, một phần bên được làm Trung tâm Hội chợ Triển lãm TP.

Từ cuối năm 2010, phần dinh thự bên đường Nguyễn Thái Bình (số 54, Nguyễn Thái Bình) đã là Nostalgie Club, một nhà hàng biệt thự sân vườn, được trang trí phục chế lại nhằm mang đến một phong cách mới trong văn hóa ẩm thực của người Sài Gòn ngày nay.









Mệt mỏi với Sài Gòn náo nhiệt, vào đây để tìm về Sài Gòn trăm năm xưa xem chừng cũng là một ý hay...

Giá cả có mắc không à? Trung bình, chấp nhận được. Thức uống 25.000 - 50.000 đ. Thức ăn 50.000 đ - 150.000 đ/phần. Buffet tự chọn 120.000 đ (giá ghi ngày 31/3/2011)
Mình rất thích cái nhà này vì nó được may mắn bảo tồn nguyên vẹn, từ cửa 2 lớp lá- kính đến gạch bông, đến kết cấu tường và cột. :)


Không gian cổ kính, trần nhà cao và rộng, những dãy phòng đan xen nhau tạo nên một không khí phảng phất hương xưa gợi nhớ cho Nostalgie.






Nostalgie – theo tiếng Pháp nghĩa là “hoài niệm”, chắc chắn sẽ là một điểm dừng chân cho những người yêu thích sự hoài cổ phong cách kiến trúc Pháp đầu thế kỷ 20. Nostalgie ngày này chính là ngôi biệt thự của chú Hỏa – một thương gia giàu có nhất nhì miền Nam Việt nửa cuối thế kỷ 19. Chính vì thế, khi đến đây, ngoài việc thưởng ngoạn không khí hoài cổ từ khung trần nhà rộng, những ô cửa sổ cao, hay tấm màn nhung dày xanh thẫm, … bạn còn có thể bạn còn có thể khám phá thêm về cuộc sống – con người Việt Nam xưa qua những hình ảnh được phóng to treo trên tường. Khách hàng đến đây còn được nhìn ngắm lại những đồ dùng xưa cổ như chiếc ghế nằm đọc báo của chú Hỏa, hay chiếc thang máy cổ… Trong không gian đẫm màu thời gian, những sắc màu nâu tinh tế của bàn ghế khiến căn phòng trở nên cổ kính mà sang trọng. Ngoài gian sảnh lớn, Nostalgie còn có những phòng được đặt tên kiểu xưa như Tonkin (miền Bắc), Cochinchine (miền )… có thể dùng làm nơi hội họp. Các bạn yêu thích chụp ảnh có thể ghé qua đây làm vài kiểu ảnh trong không gian rất đẹp nơi đây. Quán còn có khu vực ngoài trời và nhà kính dành cho ai ưa thích sự sôi nổi, náo nhiệt.






Cách chợ Bến Thành chỉ vài phút đi bộ, Nostalgie có được lợi thế nằm ngay khu vực đông đúc, nhiều người qua lại ở ngay trung tâm thành phố. Nhưng ngôi biệt thự cổ kính lại nằm hơi khuất trong góc đường, nên đôi khi nó dường như bị nhấn chìm trong sự ồn ào, nào nhiệt của khu vực kinh doanh kề bên. Tuy nhiên, nếu đến Nostalgie bạn sẽ có nhiều lựa chọn cho mình. Buổi sáng, bạn có thể thưởng thức một số món ăn khá ngon tại đây như mì nấu kiểu Thái, miến sườn, sandwich với giá chỉ từ 37.000đ. Ngoài ta, Nostalgie cũng vừa khai trương thực đơn buffet trưa khá hấp dẫn với món chả giò, gỏi bưởi, v.v… Một chi tiết tuy nhỏ nhưng sẽ khiến khách hàng hài lòng vì sự chăm chút của chủ nhân quán là quyển thực đơn được sáng tạo rất công phu từ các hình ảnh bắt mắt và toàn bộ là chữ viết tay. Với giá vé trọn gói 120.000đ, hoặc mua từng voucher với giá 50.000đ/ 4 món đây là một mức giá hợp lý cho một quán ở khu vực trung tâm thành phố, không gian đẹp, thức ăn ổn và phục vụ tận tình như Nostalgie.





Cổ kính và tinh tế như Nostalgie Club

54 Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM

Món ăn: Trung bình 35.000đ trở lên

Đồ uống: Trung bình 25.000đ trở lên

Mở cửa: 07h00 – 23h00

Nhận xét