Người dân Khánh Hòa

 Lịch sử Khánh Hòa
Cập nhật: Thứ sáu, 4/9/2009
 
Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, tại đây đã từng tồn tại một nền văn hóa Xóm Cồn, có niên đại lâu trước cả văn minh Sa Huỳnh.

Quốc sử quán triều Nguyễn – sách Đại Nam nhất thống chí còn ghi vùng đất tỉnh Khánh Hòa ngày nay chính thức trở thành đất đai Đại Việt vào năm 1653.Tuy nhiên,phải đến đời vua Minh Mạng thứ 13,năm 1832,tên gọi tỉnh Khánh Hòa mới được xác lập.
Dưới triều Nguyễn và thời Pháp thuộc,thủ phủ của Khánh Hòa đóng tại Bình Khanh,sau đó dời về Diên Khánh.Dưới thời chính quyền ngụy Sài Gòn,được dời về Nha Trang.Sau giải phóng miền Nam,trải qua hai lần tách nhập tỉnh,nhưng Nha Trang vẫn là trung tâm hành chính của Khánh Hòa.
Khánh Hòa là vùng đất có bề dày lịch sử,văn hóa.Nhiều tài liệu khảo cổ học đã chứng minh rằng ngay từ thời tiền sử,con người đã sinh sống ở đây.Trên Hòn Tre,người ta đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá.Việc phát hiện ra đàn đá Khánh Sơn đã minh chứng rằng chủ nhân của nó từng sống vào giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên.Những dấu tích còn lại sau thời đại kim khí ở Khánh Hòa cho phép khẳng định ở đây đã từng tồn tại một nền văn hóa Xóm Cồn,có niên đại lâu trước cả văn minh Sa Huỳnh.
Khánh Hòa vốn là nơi sinh sống của bộ tộc Cau – một trong hai thị tộc chính của vương quốc Chăm-pa xưa.Đây từng là Thành đô của Vương quốc Chăm-pa,với khu tháp thờ bà mẹ xứ sở Ponagar.Hiện ở Khánh Hòa vẫn còn nhiều di tích văn hóa Chăm-pa như bia Võ Cạnh,miếu ông Thạch,Am chúa…Dấu vết thành Diên Khánh ngày nay là chứng tích một công trình văn hóa vật thể,được xây dựngtừ khi bắt đầu hình thành phủ Thái Khang và Diên Ninh.

Người dân Khánh Hòa chân thành, cần cù, giản dị và hiếu khách

Thiên nhiên đã ban tặng cho Nha Trang tất cả những gì mà một vùng duyên hải có thể có:từ những hòn đảo ngoài khơi tới những bãi tắm cát trắng mịn,từ những rặn san hô kì ảo dưới lòng đại dương tới những ngôi đền Chăm cổ kính rêu phong trên núi,từ những làng chài xôn xao ven biển tới nhữngbảo tàng tĩnh lặnggiữa lòng thành phố.Những yếu tố đó đã tạo nên tính cách chân thành,thân thiện,hiếu khách và cần cù của người dân Khánh Hòa.Không kín đáo như người Hà Nội,không cầu kì như người Huế,và nhịp sống cũng chậm hơn người Sài Gòn,người Khánh Hòa có tính cách phóng khoáng mà giản dị hệt như những đặc tính của vùng biển Khánh Hòa kín gió, sóng nhẹ.

Nhận xét