Tìm hiểu thêm về trường Đại học Kiến trúc TP.HCM




Lịch sử
Thời Pháp thuộc tại Đông Dương chỉ có Ban Kiến trúc thuộc trường Mỹ thuật Đông Dương (Ecole des Beaux Arts) tại Hà Nội, lập ra năm 1926. Từ năm 1942, Ban Kiến trúc thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật. Năm 1944, lập Trường Kiến trúc thuộc Cao đẳng Mỹ thuật, chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt, rồi chuyển từ Đà Lạt vào Sài Gòn cuối năm 1950. Từ năm 1954 đến 1975, trường có tên Trường Đại học Kiến Trúc Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Hiện nay trường trực thuộc Bộ Xây Dựng.

Hiệu trưởng hiện nay là Tiến sĩ Kiến trúc sư Phạm Tứ.

Các Phó Hiệu trưởng gồm: TS. Lê Quang Quý; ThS. Trương Ngọc Ẩn; TS. Lê Văn Thương và TS. Nguyễn Thanh Nghị.

Vài nét quá trình phát triển của trường Đại học Kiến Trúc TpHCM:
1926: Ban Kiến trúc thuộc trường Mỹ thuật Đông Dương (Ecole des Beaux Arts) tại Hà Nội
1942: Ban Kiến trúc thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật
1944: Trường Kiến trúc thuộc Cao đẳng Mỹ thuật, di chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt
1945: Văn bằng Kiến trúc sư của Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương được công nhận có giá trị hành nghề tại Pháp và Đông Dương.
1945: Ngưng hoạt động do chiến tranh
1947: Hoạt động trở lại từ 01/02/1947
1948: Trường Cao đẳng Kiến trúc tách khỏi Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nhưng quy chế, văn bằng... như là Trường địa phương thuộc trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris
1950: Trường Cao đẳng Kiến trúc không trực thuộc vào Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris. Cuối năm 1950 Trường cao đẳng Kiến trúc chuyển từ Đà Lạt về Sài gòn
1954: Trường Cao đẳng Kiến trúc trực thuộc Viện Đại học Sài gòn. Trường mở thêm Ban thiết kế đô thị, thời gian đào tạo là 2 năm và Ban cán sự Kiến trúc thời gian đào tạo là 3 năm
1967: Trường cao đẳng Kiến trúc trở thành trường Đại học Kiến trúc thuộc Viện Đại học Sài gòn. Từ năm 1967 ngưng đào tạo Ban cán sự Kiến trúc
1969: Ngưng tuyển sinh vào Ban thiết kế đô thị
1972: Nghiên cứu thành lập phân khoa thị tứ.
1976: Thành lập Trường Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh

Giám đốc, Khoa trưởng và Hiệu trưởng qua các thời kỳ trước:
1950-1954: Giám đốc O. Arthur Kruze. Kiến trúc sư (KTS) trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris (QGCĐMT)
1955-1966: Giám đốc Trần Văn Tải, Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Paris.
1967-1970: Khoa Trưởng Nguyễn Quang Nhạc, Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Paris.
1971-1973: Khoa Trưởng Phạm Văn Thâng, Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Paris.
1974-1975: Khoa Trưởng Tô Công Vân, Giáo sư, KTS trường QGCĐMT Paris.
1976-1978: Hiệu Trưởng Trương Tùng, PGS, Phó Tiến sĩ, KTS trường ĐH Kiến trúc Moscow.
1979-1995: Hiệu trưởng Mai Hà San, PGS, Kỹ sư trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
1995-2005: Hiệu trưởng Hoàng Như Tấn, KTS trường ĐH Xây dựng Hà Nội, PTS trường Đại học Kiến trúc Moscow.

Ý nghĩa logo

[Đăng nhập để nhìn thấy Links!

Logo được tạo từ hình ảnh đặc thù của 1 kiến trúc sư : thước T - thước EKE - bàn tay.
Ý nghĩa chính của logo: " Bàn tay làm nên tất cả." - logo được thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Thành Lân vào năm 1976.

Tuyên bố

Sứ mạng
“Tuyên bố sứ mạng của trường Đại học Kiến trúc TP HCM đảm bảo vị trí là một trong những trung tâm đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu-ứng dụng-chuyển giao khoa học công nghệ, đảm bảo cung cấp sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn mực quốc gia và khu vực thuộc các chuyên ngành kiến trúc, qui hoạch đô thị và nông thôn, xây dựng dân dụng và công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị, mỹ thuật công nghiệp và thiết kế nội thất, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu xã hội và sự phát triển của nền kinh tế."

Tầm nhìn
“Với tầm nhìn 2010 (và bước tiếp 2020), Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cơ sở lớn của ngành trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực và là một trung tâm nghiên cứu KHCN lớn của ngành ở khu vực phía Nam.”

Các khoa và bộ môn

Khoa Kiến trúc
Trưởng khoa TS.KTS.Trịnh Duy Anh, phó khoa TS.KTS Phạm Phú Cường và ThS.KTS. Hồ Đình Chiêu. Khoa gồm các bộ môn như sau:
Bộ môn kiến trúc công trình công cộng.
Bộ môn công nghiệp và kỹ thuật kiến trúc.
Bộ môn lý luận và lịch sử kiến trúc.
Bộ môn kiến trúc nhà ở.
Bộ môn tạo hình kiến trúc.
Bộ môn cơ sở kiến trúc.

Khoa Xây dựng
Trưởng khoa TS.KS.Chung Bác Ái, phó khoa ThS Trần Thạch Linh
Bộ môn cơ học ứng dụng: trưởng BM ThS Bạch Vũ Hoàng Lan
Bộ môn kết cấu công trình: trưởng BM ThS Hoàng Thiện Toàn
Bộ môn nền móng:trưởng BM ThS Phan Tá Lệ
Bộ môn thi công: trưởng BM ThS Phạm Khắc Xuân
Bộ môn thực nghiệm: trưởng BM ThS Trương Văn Chính

Thành phần giảng viên gồm rất nhiều Tiến sĩ,Thạc sĩ tốt nghiệp các trường Đại học nỗi tiếng nước ngoài.

Khoa Đào tạo không chính qui GS.TS.KS.Tô Văn Lận

Khoa Quy hoạch: trưởng khoa TS.KTS.Nguyễn Thanh Hà

Khoa Mỹ thuật công nghiệp: trưởng khoa CN.Nguyễn Đức Ánh

Khoa Kỹ thuật đô thị: Trưởng khoa TS. KTS Phạm Anh Dũng

Khoa Nội ngoại thất: quyền trưởng khoa TS.KTS.Phạm Tứ, phó khoa ThS Nguyễn Hữu Vinh.

Khoa Khoa học cơ bản: trưởng khoa TS. Bùi Tiến Dũng.

Bao gồm nhiều môn học khác nhau về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội & nhân văn, ngoại ngữ, giáo dục thể chất. Khoa Khoa học Cơ bản là nơi tạo ra nền tảng vững chắc cả về kiến thức lẫn phương pháp luận, thế giới quan khoa học cho sinh viên tất cả các ngành đào tạo, các hệ đào tạo trong trường để họ có thể vững bước vào chuyên ngành đào tạo sau đó. Khoa cũng là nơi nghiên cứu, ứng dụng khoa học cơ bản vào các chuyên ngành xây dựng, kiến trúc, qui hoạch đô thị, kỹ thuật đô thị, mỹ thuật công nghiệp.
Hiện nay, Khoa Khoa học Cơ bản gồm 3 bộ môn:
Bộ môn Toán - Cơ - Tin
Bộ môn Khoa học Xã hội
Bộ môn Khoa học Ứng dụng

Các phòng ban và trung tâm trong trường
Phòng đào tạo;
Phòng công tác chính trị - quản lý sinh viên;
Phòng quản lí hành chính;
Phòng kế toán - tài vụ;
Phòng nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại học;
Ban thanh tra;
Trung tâm tin học;
Trung tâm hướng nghiệp;
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Thực nghiệm Kiến trúc và Xây dựng;
Công ty thiết kế kiến trúc P.A

Tuyển sinh
Hiện trường có khoảng 5000 sinh viên hệ chính quy. Mỗi năm tuyển thêm hơn 1000 sinh viên hệ chính quy. Do nhu cầu đào tạo nhân lực, số lượng tuyển sinh về sau càng lúc càng tăng cao.

Mã trường (dành cho tuyển sinh): KTS

Các ngành đào tạo trình độ Đại học:
Kiến trúc công trình (đạo tạo Kiến trúc sư công trình - thí sinh không đậu ngành Kiến trúc công trình nhưng đủ điểm vào ngành Quy hoạch đô thị sẽ được chuyển ngành tùy nguyện vọng)
Quy hoạch đô thị
Xây dựng dân dụng và công nghiệp (kỹ thuật công trình) (đào tạo Kĩ sư Xây dựng - thí sinh không đậu ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp nhưng đủ điểm vào ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị sẽ được chuyển ngành tùy nguyện vọng)
Kỹ thuật đô thị (kỹ thuật công trình) (đào tạo Kĩ sư Đô thị)
Mỹ thuật công nghiệp (gồm: thiết kế thời trang, thiết kế đồ họa và thiết kế tạo dáng công nghiệp) (đào tạo Cử nhân Mỹ thuật công nghiệp)
Thiết kế nội - ngoại thất (đào tạo Cử nhân thiết kế nội - ngoại thất)
Hiện nay có tuyển sinh thêm một số ngành đào tạo theo chương trình mới có hợp tác đào tạo và du học với nước ngoài: Quy hoạch đô thi, Thiết kế đô thị. Đối tượng: những thí sinh đã trúng tuyển, có xét trình độ Anh văn.
Ngoài ra, tùy từng năm và từng ngành, trường có tuyển sinh thêm hệ ngoài ngân sách.

Cơ sở

Cơ sở chính: 196 Pasteur - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích đất 6600 m2

[Đăng nhập để nhìn thấy Links!

[Đăng nhập để nhìn thấy Links!

Cơ sở 134 Nguyễn Đình Chiểu - Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh: 432 m2

Hiện tại tổng diện tích sàn các công trình là 16.940m2, phân bố trên các diện tích sau:
- Diện tích phục vụ đào tạo: 16.200 m2
- Diện tích khác : 295 m2

Cơ sở ký túc xá tại đường Nguyễn Kiệm, phường 4, Quận Phú Nhuận, TP HCM (diện tích: 445 m2, sức chứa khoảng 200 sinh viên)

Cơ sở tại Vĩnh Long:
Trước 2011, ĐH Kiến Trúc TP HCM tai Vĩnh Long mượn cơ sở vật chất và địa điểm giảng dạy tại trường Cao đẳng xây dựng miền Tây. Vì trường này đã lên ĐH (ĐH Xây dựng miền Tây) nên cơ sở Vĩnh Long đc chuyển qua Cần thơ, cơ sở vật chất được trường mua và tu bổ lại từ một công ty đã ngừng hoạt động. Cơ sở Cần Thơ gần ĐH Tây đô, cách cơ sở cũ ở Vĩnh long khoảng 40km và cách cơ sở chính ở TP HCM khoảng 160km, giao thông đi lai tương đối thuận lợi. Thuộc khu 201, Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.

Cơ sở 2 tại TP HCM:
Trước khi xây dựng, trường phát động cuộc thi “Phương án thiết kế trường Đại học kiến trúc TP.HCM” từ tháng 8/2006 với 11 đơn vị trong và ngoài nước dự thi. Có 3 phương án đồng giải nhì, phương án được chọn là phương án của Công ty C+A Coelacanth and Associates và Công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa. Hai phương án còn lai là của Công ty tư vấn thiết kế CPG (Singapore) và Khoa Kiến trúc trường Đại học Kiến trúc TP HCM.

Theo quy hoạch 1/500 đã được UBND TPHCM duyệt, trường ĐH Kiến trúc mới sẽ được xây dựng trên khuôn viên 40ha thuộc khu dân cư và công viên Phước Thiện (phường Long Bình và Long Thạnh Mỹ, quận 9).

Trường mới sẽ được thiết kế theo hướng hiện đại, tạo không gian xanh và mở, có cảnh quan tự nhiên, duy trì và tôn tạo cảnh quan đặc trưng của khu vực (sông, rạch, thảm cây xanh). Các tòa nhà chức năng được thiết kế theo hình khối, hình thức kiến trúc thể hiện nét đặc trưng của môi trường đào tạo chuyên ngành. Dự kiến kinh phí xây dựng lên đến 500 tỷ đồng.

Lễ hội Truyền thống

[Đăng nhập để nhìn thấy Links!

Lẽ hội Truyền thống ĐH Kiến trúc TP HCM diễn ra vào mỗi cuối năm, mang đậm tính đặc trưng của sinh viên Kiến trúc. Là sự kiện thu hút nhiều sự chú ý của dư luận từ báo chí đến an ninh. Lễ hội bắt nguồn từ ĐH Kiến trúc ở Paris, trước giải phóng 1975, do sinh viên du nhập về và cải biên lại cho phù hợp với phong tục của người Việt Nam. Cha đẻ của lễ hội là cố KTS Nguyễn Quang Nhạc.
Lúc đầu, sinh viên kiến trúc bắt đầu tổ chức lễ truyền thống của mình, tôn vinh tướng quân Cao Lỗ, người thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa làm thần Kiến trúc Việt Nam. Sau giải phóng, hình thức lễ hội này tạm ngưng. Năm 1982, hội truyền thống được khôi phục do KTS Trần Quang Minh (con trai của GS-TS Trần Văn Khê) và người đàn em là KTS Nguyễn Phước Thiện. Ông Minh cho biết lễ truyền thống thường có hai tiết mục "rửa tội" và "lột áo" với sự xuất hiện của hai nhân vật ông Táo và Pháp sư. Ông Táo có nhiệm vụ đọc sớ liệt kê mọi uất ức liên quan đến chuyện học hành, thi cử.
Ngày 24.10.1995, ban tổ chức lễ truyền thống thực hiện màn cúng tế thánh thần vào thời điểm xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, gây nhiều náo loạn.
Do nhiều hậu quả nghiêm trọng sau lễ hội 1997, nhà trường đành quyết định hủy bỏ lễ truyền thống 1998.
Năm 2000, BCH Đòan trường sử dụng danh nghĩa của mình để tổ chức Lễ hội. Chính thức kết thúc thời kỳ tổ chức tự phát của sinh viên.

Nhận xét