SAIGON

  1. (1790) http://tresites.com/hinhanh/var/albums/VI%E1%BB%86T-NAM-X%C6%AFA/Cholon%20-%20Maps/4747881815_3708b549d4%20Plan%20de%20la%20Ville%20de%20SAIGON%20en%201790_O.jpg?m=1312395560
  2. Plan de Saigon 1790  Repris dans l'ouvrage d'Hilda Arnold, 1949  http://belleindochine.free.fr/images/Plan/9411.JPG
     
  3. Bản đồ Sài Gòn 1815 do Trần Văn Học vẽTrần Văn Học - không rõ năm sinh năm mất, người huyện Bình Dương, thành Gia Định, nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh, là một võ tướng nhà Nguyễn và là người Việt đầu tiên vẽ bản đồ Sài Gòn - Gia Định xưa theo phương pháp phương Tây. Ông cũng được xem là một công trình sư của thành Gia Định.

    Ban đầu (Đại Nam chính biên liệt truyện không cho biết năm), ông theo giám mục Bá Đa Lộc đến yết kiến chúa Nguyễn Phúc Ánh tại Gia Định.

    Năm 1783, quân Tây Sơn vào đánh phá, ông Học và Bá Đa Lộc đưa mẹ chúa Nguyễn cùng gia quyến chúa chạy sang Cao Miên.

    Ở xứ người một thời gian, Trần Văn Học bàn cùng các tướng, nhờ người Cao Miên hộ giá tất cả về Cần Thơ, để tìm Nguyễn Phúc Ánh, chỉ riêng giám quân Nguyễn Hữu Thụy sang Xiêm cầu viện.

    Khi quân Tây Sơn đến truy đuổi nữa, chúa Nguyễn phải dong thuyền chạy ra biển Đông. Trần Văn Học theo Bá Đa Lộc đem quốc thư sang cầu cứu vua nước Xiêm, nhờ vậy chúa Nguyễn được phép cư trú nơi Xiêm quốc.

    Ngày 19 tháng 11 năm 1784, Nguyễn Phúc Ánh sai ông Học cùng Bá Đa Lộc đưa hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện. Cuối tháng 2 năm 1785 thì đến thành Pondichérey, một thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ, nhưng các nhà cầm quyền Pháp ở đây, như toàn quyền Contenceau des Algrains, thiếu tá hải quân De Souillac, từ chối trợ giúp.

    Thấy công việc không suôn sẻ, năm 1786, Bá Đa lộc xin các quan Pháp ở Ấn Độ cho mình cùng hoàng tử Cảnh quá giang trên thương thuyền Malabar, để tiếp tục sang Pháp, còn ông Học trở về Vọng Các, nước Xiêm.

    Nhưng khi thuyền ông Học đến đảo Thổ Châu, các tướng khác ở lại với chúa Nguyễn, còn ông lại theo thuyền ngoại quốc đi nữa.

    Mùa thu năm ấy, nước Portugal (Bồ Đào Nha) sai tướng Antonio Vincente Da Rosa mang quốc thư và lễ vật gặp Nguyễn Phúc Ánh mời sang nước họ để bàn việc viện trợ. Triều đình Xiêm biết được tỏ ý không vui. Chúa Nguyễn liền bảo sứ thần trở về, rồi chỉ phái quan Hộ bộ Trần Phúc Giai đi đến nước Portugal đáp lễ.

    Lúc thuyền Trần văn Học về lại Thổ Châu, vua lại sai ông Học đi sang thuộc địa của Pháp ở Ấn Độ, đem việc đó hiểu dụ Bá Đa Lộc và toàn quyền Pháp.

    Năm 1787, thuyền đưa Trần Văn Học từ Pondichérey về đến Malacca thì gặp gió lớn thổi bạt qua Lữ Tống (Lucon), hơn một năm sau mới về đến Gia Định.

    Nhờ giỏi quốc ngữ và tiếng Latinh nên từ đó, ông Học ở bên Nguyễn Phúc Ánh phụ trách việc thông ngôn, dịch sách, nhất là các sách kỹ thuật Phương Tây và kiêm cả việc chế tạo hỏa xa (một thứ chiến cụ), địa lôi và các loại binh khí khác.

    Năm 1790, Nguyễn Phúc Ánh cho xây thành Gia Định (thành Bát Quái). Ông Học được giao việc "phác họa đường sá và phân khu phố phường” đường trong thành.

    Tuy bố trí thành theo phương Tây, nhưng thành lại có 8 cạnh ứng với 8 quẻ của kinh dịch phương Đông. Ngoài phần xây cất thành lũy chủ yếu phục vụ yêu cầu quân sự, thì Trần Văn Học còn chịu trách nhiệm quy hoạch phố thị nằm ngoài thành lũy. Chính các trục đường do ông vẽ ra nay đang còn là những trục lộ chính của thành phố hiện đại, hướng về miền Trung, xuống miền Tây và đi Campuchia. Phố xá, khu nhà ở, khu buôn bán sắp đặt uyển chuyển theo hệ thống sông nước vùng Sài Gòn thời cũ là những sáng tạo của một nhà quy hoạch tầm cỡ...

    Sau đó, ông Học học cách đóng tàu đồng theo kiểu mới của người Pháp và ông còn cùng với Vannier chỉ huy các thuyền đồng này đi đánh quân Tây sơn.

    Năm 1792, Trần Văn Học xây và vẽ họa đồ thành Mỹ Tho.

    Năm 1802, nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Năm 1803, ông Học được thăng chức Cai cơ, rồi thêm chức Giám thành sứ Khâm sai Chưởng cơ. Đó là một trong những chức lớn trong hàng tướng lãnh của thời bấy giờ.

    Năm Gia Long thứ 14 (1815), vào ngày 4 tháng 12 âm lịch, ông Học vẽ bản đồ Gia Định.

    Năm Minh Mạng thứ hai (1821), vua sai ông Học vẽ bản đồ núi sông, đường sá các trấn ở thành Gia Định cho đến địa giới Chân Lạp.

    Lúc đó, ông Học đã già, nên nhà vua dụ rằng: Người cũng không sống được mấy ngày nữa, há chẳng nghĩ đến việc lưu danh hậu thế sao?

    Rồi vua ban cho ông 100 quan tiền, nhưng chẳng bao lâu sau, ông Học mất.

    Vào ngày 23 tháng 4 năm 1998 tại thành phố Hồ Chí Minh, liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật thành phố đã tổ chức buổi báo cáo về "Vai trò khoa học và kỹ thuật của Trần Văn Học trong lịch sử 300 năm thành phố".

    Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu đã giới thiệu và minh họa các công trình về bản đồ của ông Học. Cuối buổi, giáo sư Trần Văn Giàu đã tổng kết và đánh giá cao vai trò của Trần Văn Học trong tiến trình xây dựng các công trình ở miền Nam Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn cách đây mấy thế kỷ.

    Sách Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (tập I) ghi nhận:
    Ông được đánh giá là người rất có tài vẽ địa đồ, họa đồ kỹ thuật. Đem so sánh bản dồ Sài Gòn 1799 của Dayot với bản đồ Gia Định 1815 của Trần Văn Học thì, về kỹ thuật đồ bản như trắc địa hay tỉ lệ, bản đồ của ông Học chính xác hơn nhiều...

    Trong bảng danh sách các di tích tại miền Nam Việt Nam do Học viện Viễn Đông của Pháp (École Francaise d’ Extrême - Orient) đề nghị và đã được toàn quyền Đông Dương phê chuẩn vào ngày 19 tháng 5 năm 1925, thì lăng Trần Văn Học ở xã Bình Hòa, tỉnh Gia Định, được liệt vào hàng thứ 9.

    Theo tờ trình của ông H. Mauger, quản thủ Viện Bảo tàng Sài Gòn và kỷ yếu của Học viện Viễn Đông của Pháp, Vương Hồng Sển viết:
    Trước kia Pháp gọi là “tombeu du Maréchal Nguyễn Văn Học”. Nay truy ra không có công thần nào triều Nguyễn có tên họ như vậy. Có chăng là ông Trần Văn Học, tác giả bức địa đồ tỉnh Gia Định họa năm 1815?
    Ngày trước ngôi mộ Nguyễn Văn Học ở chỗ khác, chủ đất xin dời nên tham biện sai gỡ ra từng khối nguyên đem về ráp lại trong hoa viên gần tòa hành chính như hiện nay ta thấy.
    Mộ cải táng vào ngày 28 tháng 4 năm 1939, lấy được đồ trang sức phẩm bằng vàng, mão, đai của nhất phẩm đại thần, về sau ông quản thủ Pháp dời giấu ở Long Xuyên rồi bị cướp, chung một số kiếp với những đồ vàng đào được tại đường Công Lý...(theo Sài Gòn năm xưa).

    Ông Nghiêm Thẩm giải thích sở dĩ H. Mauger ghi Trần Văn Học họ Nguyễn, vì ông nghe những người ở chung quanh ngôi mộ cổ nói vậy. Nhưng tra kỹ trong Đại Nam chính biên liệt truyện, chỉ thấy có Giám thành Trần Văn Học, và không thấy chép việc ông Học được phép vua cho mang họ Nguyễn (quốc tính) bao giờ.
    Ông Thẩm đúc kết, chắc vì ông Học không có con hay thân nhân và cũng vì các người ở gần khu mộ nhớ lộn họ của ông, nên ông H. Mauger mới ghi sai. (theo Nghiêm Thẩm, Công trình sư Tần Văn Học, tạp chí Văn hóa, số 61, 1962)
  4. Bản đồ Sài Gòn 1795"Plan de la ville de Saigon, fortifiée en 1790 par le Colonel Victor Olivier. Réduit du grand plan levé par ordre du Roi, en 1795, par Mr Brun, ingénieur de Sa Majesté par Mr Dayot, 1799."

    Bản đồ thành phố Sài Gòn, được bố phòng vào năm 1790 bởi Đại tá Victor Olivier. Theo bản đồ lớn do kỹ sư hoàng gia Brun vẽ năm 1795 theo lệnh nhà vua, nay thu nhỏ lại bởi J.M. Dayot, 1799.

    A. Palais du Roi = Hoàng cung.
    B. Palais de la Reine = Mẫu hậu cung.
    C. Palais des Princes = Cung các hoàng tử.
    D. Hôpital = Bệnh viện.
    E. Magasin des Troupes = Kho quân đội.
    F. Arsenal et Forges = Kho võ khí và lò rèn.
    G. Charonnerie = Nhà xe.
    H. Magasin à Poudre = Kho thuốc súng.
    I. Corps de Caserne = Trại lính.
    K. Place d'Arme = Võ sảnh.
    L. Remises pour les pièces de Campagne = Trại tân tạo võ khí hành quân.
    M. Mât de Pavillon = Cột cờ.
    N. Maison de l'Evêque = Dinh Tân xá dành cho Bá Đa Lộc (Pierre Foseph Georges Pigneau de Béhaine - Giám mục người Pháp).
    O. La Monnoye = Trường đúc tiền.
    P. Magasin aux Vivres = Kho lương thực (Kho Quản Thảo).
    Q. Bazard = Phố chợ (Đa Kao).
    R. Chantiers de Construction = Xưởng Chu sư.
    S. Bassin = Bể sửa chữa tàu thuyền.
    T. Briqueterie = Lò gạch ngói.
    U. Pagode = Chùa (Cây Mai).
    V. Bazard chinois = Chợ người Hoa (Chợ Lớn).

    Bản đồ này do Le Brun, một sĩ quan người Pháp của Nguyễn Ánh vẽ năm 1795. Theo bản đồ này ta thấy một hệ thống đường bộ có hình bàn cờ và nhiều cơ sở hành chính, sản xuất, tín ngưỡng nằm bao quanh thành Bát Quái. Đó là kho hàng thực phẩm (P), xưởng gạch (T), xưởng đúc tiền (O), xưởng đóng thuyền (R), chùa Cây Mai (U), Chợ Lớn (V). Ngoài khu dân cư ở Sài Gòn còn có khu dân cư khá quan trọng ở Chợ Lớn. Quận 4 đông đúc hiện nay vẫn còn là vùng đất hoang sơ, có một đoạn đường đất nối rạch Bến Nghé đến đồn Vàm Cỏ.

    Ngôi thành Bát Quái được xây dựng năm 1790, bản đồ Le Brun cho thấy một con kênh khá dài nối liền thành Gia Định với sông Sài Gòn, tạo sự thuận lợi cho giao thông và vận tải bằng đường thủy vào trong thành
    Nguồn:
    Sài Gòn xưa và nay, NXB Trẻ, 2006
    100 câu hỏi đáp về GĐ - SG - TP.HCM (Nguyễn Đình Đầu)



    Các bạn chắc cũng có thắc mắc là tại sao tôi lại không xếp bản đồ này lên đầu tiên, dù nó thuộc hàng cổ nhất của Sài Gòn. Lý do cũng dễ hiểu, thứ nhất vì bản đồ 1815 là do ông Trần Văn Học, một người Việt Nam vẽ! Lý do thứ hai như các học giả đã nhận xét, bản đồ của ông Học vẽ chi tiết, đẹp hơn, chính xác về tỉ lệ hơn bản đồ 1795 này. Chỉ tiếc là vẫn không có được bản chính nguyên thủy của ông Trần Văn Học.

    Trên tấm bản đồ này, chúng ta còn biết được độ sâu của sông Sài Gòn lúc bấy giờ. Khu vực cảng Ba Son có độ sâu ven bờ từ 4-6m; khu bến tàu cánh ngầm, nhà hàng nổi 6-8m; còn khu hầm Thủ Thiêm khá sâu, từ 8-10m.

    Con kênh đào được đề cập đến trong bài viết, có lẽ là đường Nguyễn Huệ ngày nay. Ven kênh có lò gạch ngói phục vụ cho việc xây dựng, như vậy ta có thể thấy hệ thống giao thông vận chuyển thời này (1790) chủ yếu bằng đường thủy.

    Xưởng Ba Son từ xưa có lẽ đã là hải cảng với việc kho hàng thực phẩm nằm tại đây.

    Khu vực sở thú, hồ bơi Yết Kiêu là xưởng đóng thuyền và bể sữa chữa tàu thuyền, cây cầu Thị Nghè cũng đã được bắc qua rạch.

    Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn - Dinh Tân Xá đã xây dựng, nằm trong khuôn viện sở thú.

    Đường hướng tây bắc của bản đồ là đường Cách Mạng Tháng 8, đường hướng tây nam, chắc là Nguyện Thị Minh Khai - Hùng Vương?

    Con đường độc đạo nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn ứng với đường Nguyễn Trãi ngày nay.

    Chùa Cây Mai vẫn còn hiện diện, những khu đất bạc tỷ khu vực đường Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, khu "Tây balo" Phạm Ngũ Lão vẫn còn hoang sơ, ko một ai ở.

    Thành Gia Định (thành Sài Gòn, thành Phiên An).

    Là tên một thành cũ ở Gia Định, tồn tại từ năm 1790 đến 1859, bao gồm hai toà thành được xây lên ở đây rồi bị phá hủy hoàn toàn: thành Bát Quái và thành Phụng.


    THÀNH BÁT QUÁI (thành Qui, Gia Định phế thành):


    Sơ đồ Thành Bát Quái Sài Gòn do Trương Vĩnh Ký vẽ, Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú giải.




    Tháng 8 năm Đinh Dậu (7 tháng 9 năm 1788), lợi dụng khi quân Tây Sơn đang bận tái lập trật tự Bắc Hà và đánh quân Thanh, Nguyễn Ánh đánh chiếm được Sài Gòn và biến nơi đây thành cơ sở chống lại Tây Sơn.

    Hai năm sau, 1790, Nguyễn Ánh chọn đất Sài Gòn làm kinh đô, tên là Gia Định kinh; rồi ông nhờ hai người Pháp là Olivier de Puymanel (Việt danh là "Ông Tín") và Le Brun, đều là sĩ quan công binh Pháp) vẽ họa đồ và huy động 30.000 dân phu xây thành bảo vệ thật kiên cố theo kiến trúc Vauban nhưng mang hình Bát Quái, theo định hướng phong thổ Á Đông, theo mỹ thuật dân tộc Việt Nam, với tường thành cao mười lăm thước mộc, tính ra lối bốn thước tây lẻ tám tấc (khoảng 4 m 8), toàn bằng đá ong Biên Hòa kiểu "lục lăng", nhằm củng cố chân đứng của mình trên đất Gia Định.



    Victor Olivier de Puymanel (1768 tại Carpentras- 1799 tại Malacca), còn có tên là Nguyễn Văn Tín là một sĩ quan công binh và hải quân, một nhà phiêu lưu người Pháp, người có một vai trò khá quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò chủ chốt trong việc người Pháp giúp hiện đại hóa lực lượng của Nguyễn Ánh.

    Olivier de Puymanel là một người tình nguyện hạng hai trên chiến thuyền Pháp Dryade. Năm 1788 ông bị bỏ rơi ở Pulo Condor. Sau đó ông được giám mục Pigneau de Behaine vận động tham gia vào lực lượng tình nguyện của người Pháp giúp Nguyễn Ánh.

    Olivier de Puymanel là người giám sát thi công tòa thành Bát Quái theo thiết kế của kỹ sư người Pháp Théodore Lebrun.

    Ông còn huấn luyện các lực lượng người việt cách thức sử dụng hỏa khí hiện đại và đưa phương pháp tiến hành chiến tranh bộ binh châu Âu vào trong lực lượng của Nguyễn Ánh.

    Năm 1792, Oliver de Puymanel chỉ huy 600 quân được huấn luyện qua kỹ thuật quân sự Châu Âu, ông còn là người xây dựng Diên Khánh để phòng thủ chống Tây Sơn cùng với Pigneau de Behaine và hoàng tử Cảnh.

    Năm 1793, ông tham gia vào cuộc tấn công giành lấy Nha Trang của quân Nguyễn.

    Puymanel được ghi nhận là đã huấn luyện cho hơn 50.000 quân Nguyễn, còn Jean Marie Dayot thì lo về thủy quân. Kết quả của nó là việc du nhập kỹ thuật quân sự Châu Âu vào Việt Nam.


    Tháng 7 năm Nhâm Tý (1792), vua Quang Trung Nguyễn Huệ của nhà Tây Sơn băng hà, triều Tây Sơn lục đục nội bộ và rơi vào khủng hoảng, Nguyễn Ánh nhanh chóng tổ chức phản công và ông đánh bại nhà Tây Sơn sau đó nhiều năm. Sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, hiệu là Gia Long, rồi dời kinh đô từ Gia Định kinh (Sài Gòn) về Huế.

    Năm 1811, kinh thành Huế được làm xong thì Gia Định kinh được đổi thành Gia Định thành (cao hơn cấp trấn) và trở thành thị sở của quan Tổng trấn Nam Kỳ.Vị trí của thành Sài Gòn xưa so với các con đường của SG sau này. Màu đỏ là thành Bát quái (hay thành Quy) xây dựng năm 1790, bị vua Minh Mạng phá đi năm 1835. Màu xanh là thành Phụng, xây dựng năm 1836 dưới triều Minh Mạng, bị quân Pháp san bằng năm 1859 khi Pháp tiến đánh Sài Gòn. Màu đen là các con đường của SG sau này với tên đường trong thời Pháp thuộc.


    Đến đời vua Minh Mạng, năm 1830, Lê Văn Duyệt cho sửa thành Bát Quái. Tiếc thay việc sửa thành, cộng thêm tư thù khi còn trẻ với Lê Văn Duyệt (Lê Văn Duyệt đã cho xử chém Huỳnh Công Lý, cha đẻ một quí phi được vua Minh Mạng sủng ái), vua Minh Mạng đã vu cho ông tội nhị tâm (hai lòng) cho quân san bằng mồ mả sau khi Lê Văn Duyệt mất làm Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt, nổi loạn, đánh chiếm lấy thành Bát Quái và biến nơi đây thành căn cứ chính cho cuộc nổi dậy của mình từ năm 1833 đến 1835.

    Sau khi đánh bại Lê Văn Khôi rồi, vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái để lập thành Gia Định mới năm 1837. Chính vì sự phá hủy này mà thành Bát Quái còn bị gọi Gia Định phế thành.

    Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) là một công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có lần nhận mệnh tôn vua mới, và hai lần làm Tổng trấn Gia Định Thành. Tuy nhiên, sau khi ông mất, nhân cơ hội người con nuôi của ông là Lê Văn Khôi khởi binh chống Nguyễn, ông bị truy tội, mãi đến đời Tự Đức mới phục hồi danh dự cho ông.

    Ngày nay vẫn còn lăng Ông ở khu Bà Chiểu, q. Bình Thạnh. Hằng năm vào ngày rằm tháng giêng người dân vào thăm lăng rất đông, mọi người vẫn thường gọi Lăng Ông Bà Chiểu.


    THÀNH PHỤNG (Phụng Thành, Phượng Thành, thành Gia Định):

    Là tên một tòa thành cổ của Việt Nam do vua Minh Mạng ra lệnh xây mới sau khi thành Bát Quái bị phá dỡ. Thành tồn tại từ năm 1836 đến 1859 thì bị phá hủy khi người Pháp chiếm được thành từ tay quan quân nhà Nguyễn.Được xây dựng ở Đông Bắc thành cũ.

    Thành Gia Định mới cũng được xây dựng theo kiến trúc Vauban nhưng nhỏ hơn nhiều, dễ bị bắn phá hơn và chỉ có bốn pháo đài bốn góc so với tám pháo đài của thành Bát Quái cũ. Tường thành cao 20 m dài trên 475 m được làm từ đá granite, gạch và đất. Xung quanh thành có hào nước bao bọc.

    Ngày 17 tháng 2 năm 1859, quân Pháp mở cuộc tấn công thành thành Gia Định và một ngày sau thì chiếm được thành. Án sát Lê Tứ, Hộ đốc Vũ Duy Ninh tự vẫn, Đề đốc Trần Trí, Bố chánh Vũ Thực và Lãnh binh Tôn Thất Năng đem quân rút về Tây Thái, huyện Bình Long.

    Ngày 8 tháng 3 năm 1859, quân Pháp đốt cháy kho tàng, phá hủy thành Sài Gòn và rút ra để tránh quân triều đình nhà Nguyễn tấn công đánh chiếm lại thành. Dấu tích duy nhất còn lại đến ngày nay là bức tranh vẽ ảnh thực dân Pháp tấn công thành và những tàn tích dọc đường Đinh Tiên Hoàng về phía gần xưởng Ba Son.
  5. Bản đồ Sài Gòn 1859:

    Nguồn: http://my.opera.com/tahcm/blog/sg-qua-cac-ban-do

    Sơ đồ Sài Gòn và vùng phụ cận (Saigon et ses environs) do thiếu úy De Larclause vẽ ngày 1.3.1859. Chú thích:
    Thành Gia Định (Citadelle), xưởng Chu Sư đóng tàu (Chantier de construction de jonquen), trại binh (caserne), dấu vết thành Bát Quái (Anciennes for tifications).

    Đây là một phác thảo của De Larclause vào ngày 1 tháng 3 năm 1859 khi quân Pháp đang tấn công Gia Định.

    Bức phát thảo này không cho thấy được sự phát triển không gian đô thị Sài Gòn, nhưng cũng để lại dầu vết của thành Bát Quái và sự hiện diện của thành Quy, của xưởng đóng thuyền ở bên rạch Thị Nghè mà Nguyễn Ánh lập trước đây được chú ý.

    Sự chú ý này cho thấy tầm quan trọng của xưởng đóng thuyền này, mà sau này người Pháp đã phát triển lên thành xưởng đóng tàu Ba Son.


    Xin mời các bạn xem thêm trận chiến Gia Định:

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%B...%BB%8Bnh,_1859

    http://edu.go.vn/pages/hoc-truc-tuye...cid=4054&sid=0

    http://duongkhue.multiply.com/journa...eplies=reverse


    Trận chiến Gia Định:





    Thành Gia Định thất thủ, trong thành lúc này có hơn 2.000 quân với 200 đại bác bằng sắt, bằng đồng, một hải phòng hạm, bảy chiến thuyền, 25.000kg thuốc súng, tiền bạc trị giá tương đương 130.000 francs, thực phẩm đủ nuôi 8.000 quân trong một năm.

    Tuy thắng trận, nhưng thực dân Pháp không đủ quân để giữ thành, không nhận được sự hỗ trợ từ các giáo sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo và luôn bị các đội nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây, nên quân Pháp đã phải quyết định phá hủy thành Gia Định

    Vào ngày 8 tháng 3 năm 1859, tướng De Genouilly cho đặt mấy chục ổ thuốc nổ phá tung nhiều đoạn trường thành, đốt dinh thự kho tàng bên trong, đốt cả thóc lúa. Kể lại vụ việc này, sách Địa chí TP. Hồ Chí Minh tập I, có đoạn:

    Kho thóc thành Gia Định cháy mãi hai năm mà khói còn nghi ngút. Hai mươi bốn tháng nắng mưa không làm tắt được đám cháy nào. Quân Pháp cũng cướp giật, đốt luôn nhiều phố xá thương mãi và thôn xóm dân cư.

    Và nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã ghi:

    Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
    Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây...

    De Genouilly


    Phá tan thành Gia Định xong, De Genouilly chỉ để lại một số quân đóng giữ ở đồn Nam (đồn Hữu Bình), còn bao nhiêu rút hết xuống các tàu chiến.
    Ngày 20 tháng 4 năm 1859, viên tướng trên giao quyền cho Đại tá hải quân Jauréguibery chiếm giữ Gia Định, rồi lui tàu trở lại mặt trận Đà Nẵng, vì lúc này quân Pháp ở đó đang bị nguy khốn vì thương vong và dịch bệnh...


    Tháng 02/1861, Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hoà, Chí Hòa thất thủ, Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.

    Trận Chí Hòa:


    Trận Đại đồn Chí Hòa (Đại đồn Chí Hòa, Pháp gọi là Kỳ Hòa, gọi tắt là Đại đồn) xảy ra vào 4 giờ sáng ngày 24 tháng 2 năm 1861, và đến khoảng 8 giờ tối ngày hôm sau thì kết thúc.



    Xem thêm tại:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%B...C3%AD_H%C3%B2a


    Với sự tấn công của quân đội Pháp, cuối cùng nhà Nguyễn đã ký "Hiệp ước Nhâm Tuất" năm 1862, chính thức thừa nhận sự độ hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta, mở ra thời kỳ đô hộ 100 năm trong lịch sử dân tộc. Thế là chỉ sau hơn 50 năm, hòa bình, thống nhất của đất nước, chúng ta lại tiếp tục công cuộc trường kỳ kháng chiến.


    Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp ký hiệp ước 5-6-1862 tại Sài Gòn
  6.  Plan Ville Saigon Avant 1859
    http://belleindochine.free.fr/images/Plan/PlanVilleSaigonAvant1859.jpg
  7. Tại sao người Pháp lập "Phòng tuyến chùa chiền"?

    Ngày 17 tháng 2 năm 1859, thành Gia Định mất vào tay quân Pháp. Sau đó, họ nhanh chóng chiếm lấy các ngôi chùa cổ để làm đồn gọi là "phòng tuyến chùa chiền" (lignes des pagodes), gồm: chùa Khải Tường (pagode de Barbe), chùa Kiểng Phước (pagode des Clochetons), chùa Cây Mai (pagode des Pruniers), đền Hiển Trung (pagode de la Fidelite Eclatante, hay là pagode des Mares)...Phòng tuyến này trải dài từ Chợ Lớn đến Sài Gòn, chủ yếu là để bảo vệ con đường cái quan huyết mạch nối liền Gia Định-Chợ Lớn đồng thời lập thế trận bao vây và đánh Đại đồn Chí Hòa (quân Pháp gọi là "Kỳ Hòa").

    Trung úy Hải quân Pháp Léopold Pallu là sĩ quan tùy viên Tổng hành dinh của Đề đốc Leonard Charner trong đoàn viễn chinh đánh Sài Gòn năm 1861, và là tác giả cuốn Histoire de L’Expédition de Cochinchine en 1961 (Lịch sử cuộc viễn chinh Nam Kỳ 1861), do nhà xuất bản Hachette in tại Pháp năm 1864, đã viết về mục đích ban đầu của phòng tuyến chùa chiền như sau:

    "Kể từ tháng 6 năm 1860, quan quân An Nam (chỉ quân đội nhà Nguyễn) có ý cô lập người Pháp với thành phố Tàu (tức vùng Chợ Lớn ngày nay), nơi tồn trữ gạo mà người Pháp đem xuất đi từ cảng Sài Gòn....(Cho nên) chúng ta bắt buộc phải giữ vững vị trí
    ...
    "Hai chùa khác nằm giữa đồn Cây MaiSài Gòn liền được ta chọn thêm để củng cố làm đồn và ta sẽ giữ vững bất cứ giá nào. Việc sửa sang hai chùa để làm nơi phòng thủ bắt đầu ngay tức thời. Chùa thứ nhất là chùa Ao (đền Hiển Trung), sân chùa có tường gạch chung quanh, tạm có thể phòng thủ được ngay. Chùa cách xa các tuyến phòng thủ của địch. Chùa thứ hai là chùa Clochetons (chỉ chùa Kiến Phước) hoàn toàn trống trải và chỉ cách miệng đường hầm của địch (chỉ quân đội nhà Nguyễn) có 400 mét. Ta liền lấy ngay đất ở mồ mả chung quanh đắp tường phòng ngự."


    Nói chung, giặc Pháp chiếm hầu hết các chùa làm đồn, rồi sau đó phá hủy cốt để xóa “dấu vết cựu trào” và cũng để gạt bỏ các “di tích ngoại đạo”. Nói cách khác, làm một công để đạt cả ba việc: quân sự, chính trị và văn hoá-tín ngưỡng.Chiến tuyến Chí Hòa của Nguyễn Tri Phương (màu cam) và chiến tuyến các ngôi chùa của quân Pháp (màu vàng)
     
  8. Bản dồ hành quân ngày 24/25 tháng 2 năm 1861. Bản đồ này chỉ ra vị trí chùa Tháp canh nằm khá sâu trong cánh đồng Mả mồ. Khỏanh cách từ đường cái quan (đường Nguyễn Trãi) đến đồn khỏang gấp rưỡi khỏang cách từ rạch Bến Nghé đến đường cái quan. Vị trí đồn nằm ngay trên đường trục Bắc Nam vẽ từ ngã ba rạch Bến Nghé và rạch Ụ cây. Chiếu theo bản đồ ngày nay thì đồn nằm đâu đó phía Bắc ngã sáu Chợ Lớn khỏang 90-100 mét. 
  9.  
  10. Bản đồ dưới đây được ghi chú năm 1883 như vậy đến năm 1883 thì đồn Clochetons vẫn còn tồn tại? Tuy vậy nhìn đường xá nhà cửa trên bản đồ này thì Va nghĩ bản đồ này vẽ trước năm 1883 khá lâu, có thể khỏang đầu những năm 1870.

    Người vẽ bản đồ ghi chú chữ Clochetons một cách cẩu thả bên cạnh một hồ nước hình thoi. Màu hồng là thành Phụng, xây 1836 bị Pháp phá 1858. Màu xanh là mộ Giám mục Adran (GM Pigneau de Béhaine), tức lăng Cha Cả. Màu tím là đồng Mồ mả chạy dài suốt từ SG vào Cholon.

    Màu vàng là 4 ngôi chùa bị Pháp chiếm làm đồn lính (sau khi thành Gia Định mất vào tay quân Pháp vào tháng 2-1859), nhằm tạo thành “chiến tuyến các ngôi chùa” (lignes des pagodes) để chuẩn bị tấn công đồn Kỳ Hòa của Nguyễn Tri Phương năm 1861.

    Theo bản đồ trên, "chiến các ngôi chùa" từ trái qua gồm có:

    (1) Chùa Cây Mai - Pagode de Caï-maï - (có tài liệu ghi là Pagode Chinoise, pagode de prunier) là một chùa của người Hoa quanh chùa có hồ nước bao bọc, phía Bắc của Chợ lớn xưa (trước 1975 nơi đây là trường Quân Báo, nay là doanh trại quân đội). Tham khảo thêm tại đây:
    vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%A Dn:Ch%C3%B9a...

    (2) Chùa Tháp - Pagode des Clochetons - tên do Pháp đặt cho ngôi chùa mà ngày nay không còn dấu vết, nên không ai biết rõ vị trí của nó mà chỉ có thể đoán hoặc căn cứ theo các bản đồ xưa.
    Tham khảo thêm về chùa này tại đây:
    vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Ki%E1%BB%83ng _Ph%C6%B0%E1...

    (3) Chùa Ao - Pagode des Mares - nằm trong khu thành Ô Ma tức trại lính Camp aux Mares của Pháp, ngày nay không còn dấu vết nên vị trí cụ thể cũng chỉ đoán theo bản đồ xưa. Gọi như vậy vì khu này ngày xưa có ít nhất hai ao sen. Trước 1975 là khu Tổng Nha Cảnh sát. Vị trí này nhiều người đã biết rõ. Tham khảo thêm về chùa này ở đây:
    vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81n_Hi%E1% BB%83n_Trung

    (4) Chùa Khải Tường - Pagode Barbé (cũng có nơi viết là Barbet, pagode Advancee) - Vị trí chùa này nay là trường Lê Quý Đôn. Tham khảo thêm tại đây:
    vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Kh%E1%BA%A3i_ T%C6%B0%E1%B...            Nhận xét về vị trí chiến lược của các ngôi chùa trong phòng tuyến chùa chiền
    Chùa Cây Mai


    Dưới đây là hình vẽ đồn Cây Mai vào năm 1869. Bức họa này được vẽ theo bức ảnh do Emile Gsell chụp trước đó. Emile Gsell có lẽ đã chụp ảnh tất cả bốn chùa thuộc "phòng tuyến chùa chiền" và chúng ta hy vọng ngày nào đó các bức ảnh này sẽ xuất hiện trên internet. Bức họa được ghi chú "LA PAGODE SACREE DE CAÏ-MAI.EN COCHINCHINE".

    Ảnh chụp từ hướng đông. Khỏang một trung đội đồn trú đang tập họp trước sân đồn. Phía sau những hàng lính là một nhà bát giác có gác chuông, chắc đây không phải là phương đình mà Nguyễn Tri Phương đã cho xây dựng. Xa hơn nữa bên trái ta có thể thấy đường cái quan đi Mỹ Tho chạy giữa hai hàng cây bên dưới đồi.Bên cạnh nhà bát giác có một cột hay bức tường cổ có thể là phế tích của chùa trước đây.

    Ngôi nhà bên trái cũng được xây dựng kiểu Việt Nam với hàng cột gỗ, mái lá. Đây là ngôi nhà lớn nhất trong đồn Cây Mai nên chắc xưa là chỗ ở của chư tăng. Ngày nay ngôi nhà bên trái đã được cất lại nhiều lần còn nhà bát giác thì trước năm 1923 đã bị phá bỏ để xây dựng một ngôi nhà rồi sau đó lại bị phá bỏ để xây một hầm trú ẩn (có thể trong giai đọan quân Nhật chiếm đóng chùa?). Chỉ có cây bạch mai già bên rìa phải là vẫn còn tồn tại tuy nhiên nghe nói nó không còn ra hoa nữa.



    Ảnh lính Pháp chụp trong đồn Cây MaiTa thấy rằng ngoài chùa Barbe thì cả ba chùa khác đều nằm trên con đường cái quan nối thành Gia Định và Chợ Lớn rồi sau đó đi Mỹ Tho. Một điểm chung cho cả bốn chùa là nằm ở ranh giới giữa khu dân cư Bến Nghé -Chợ lớn trãi dài theo sông Bến nghé (sông Sài gòn) và vàm Bến nghé (rạch Tàu Hủ) và một bên là cánh đồng mồ mả.
    Quân Pháp từ cánh đồng Mả mồ nhìn về đại đồn Chí HòaLính Pháp (trái), lính An nam và lính Tây Ban Nha (phải) trong trận chiến nám 1861
    Quân Pháp tấn công phòng tuyến Chí Hòa
    Phó đô đốc Bonard, kẻ chỉ huy quân Pháp-Tây Ban Nha trong chiến dịch hạ đồn Chí HòaĐồn Rạch Tra ở tây nam đại đồn Chí Hòa bị chiếm ngày 24/2/1861Cách đây hơn 100 năm cả vùng quận 10,11 ngày nay (và một phần quận 1,3, 5) được mệnh danh là "đồng mả mồ", dịch theo tên gọi Plaine des Tombeaux của người Pháp.

    Theo miêu tả của các tác giả Pháp vào thời kỳ này như Jean Bouchot, J.C. Baurac, Silvestre..., đồng mả mồ là một vùng rộng lớn giới hạn bởi hai con đường Nguyễn Thị Minh Khai (xưa là đường Chasseloup Laubat và Jean-Jacques Rousseau) và Hai Bà Trưng (xưa là Impériale, rồi Nationale và Paul Blanchy), chạy về hướng Chợ Lớn (phía Bắc đường Nguyễn Trãi) với hàng trăm (có khi lên đến con số vài nghìn nếu kể cả mộ đắp bằng đất) ngôi mộ nằm rải rác.

    Chủ nhân của những ngôi mộ này là lưu dân Hoa-Việt, những người đã khai phá và xây dựng thành phố Sài gòn-Chợ lớn.

    Sâu trong "cánh đồng mồ mả" là chiến lũy Chí hòa của Nguyễn Tri Phương. Tứ đó quân triều đình đào những giao thông hào tiến sát vào đường cái quan nhằm chia cắt Sài gòn-Chợ lớn.

    Nếu đồn Barbe là tiền đồn để bảo vệ phía Bến Nghé và đồn Cây Mai bảo vệ Chợ Lớn thì hai đồn chùa Ao (pagode aux mares) và chùa Tháp (pagoge des Clochetons) vừa để bảo vệ dân cư phía Nam đường cái quan (như khu chợ Quán, khu chợ cầu Kho, khu xóm Cải, khu buôn bán nhộn nhịp của người Hoa ở đường Triệu Quang Phục ngày nay) mà quan trọng hơn là để bảo vệ sự liên lạc thông suốt giữa Sài gòn và Chợ Lớn. Ta có thể thấy các cuộc tấn công của quân triều đình đều nhằm vào hai chùa này mà trong đó chùa Tháp là trọng tâm vì nó nằm khá sâu vào cánh đồng mồ mả. Cánh đồng mồ mả

    Cách đây hơn 100 năm cả vùng quận 10,11 ngày nay (và một phần quận 1,3, 5) được mệnh danh là "đồng mả mồ", dịch theo tên gọi Plaine des Tombeaux của người Pháp.

    Theo miêu tả của các tác giả Pháp vào thời kỳ này như Jean Bouchot, J.C. Baurac, Silvestre..., đồng mả mồ là một vùng rộng lớn giới hạn bởi hai con đường Nguyễn Thị Minh Khai (xưa là đường Chasseloup Laubat và Jean-Jacques Rousseau) và Hai Bà Trưng (xưa là Impériale, rồi Nationale và Paul Blanchy), chạy về hướng Chợ Lớn (phía Bắc đường Nguyễn Trãi) với hàng trăm (có khi lên đến con số vài nghìn nếu kể cả mộ đắp bằng đất) ngôi mộ nằm rải rác.

    Chủ nhân của những ngôi mộ này là lưu dân Hoa-Việt, những người đã khai phá và xây dựng thành phố Sài gòn-Chợ lớn.Khu vực này cũng có một ngôi mộ tập thể gọi là “mả N gụy” chôn gần 1.250 người, trong cuộc nổi dậy của binh lính dưới quyền Lê Văn Khôi tại thành Phiên An (Gia Định) những năm 1833 - 1835, đến nay không tìm ra dấu vết. (những năm 60 khi lính Đại Hàn làm đường ở khu vực gần bệnh viện Bình Dân ngày nay đã đào được rất nhiều xương người, đó là mả N gụy?)

    Trước thời Pháp thuộc, khu vực này có tên gọi đồng tập trận, nơi Tả Quân Lê Văn Duyệt, tổng trấn Gia Định thành, thường xuyên thao dượt binh sĩ (tập trận).

    Theo học giả Vương Hồng Sển, tác giả Sài Gòn năm xưa, thời Pháp thuộc đường xe lửa giữa nối liền Sài Gòn - Chợ Lớn chạy xuyên qua cánh đồng mả mồ, trong đó có đường Lý Thái Tổ ngày nay: “...Sách nói khi xưa, làm con đường này, gặp nhiều mồ mả (ắt chốn đồng tập trận cũ), Lang sa (thực dân Pháp - LN) có lệ phát ba quan tiền và một xấp vải cho mỗi ngôi mộ và mả bị cải táng...” Một bức ảnh xưa do người Pháp chụp đề rõ cụm từ Plaine des Tombeaux cũng cho thấy nhiều ngôi mộ nằm cạnh đường xe lửa.


    Căn cứ vào chút sử liệu trên, ngôi mộ bên đường Nguyễn Tri Phương là một trong rất ít những ngôi mộ xưa còn sót lại trong số hàng trăm ngôi mộ thuộc đồng mả mồ đã bị thực dân Pháp và chính quyền cũ giải tỏa vì những việc công ích. Vào thời kỳ này, đa số mộ cổ đều được làm bằng ô dước và được xây đắp khang trang. Phần đất xây dựng trường đua Phú Thọ năm 1932 cũng là một phần của Cánh đồng mả mồ Chùa Khải Tường

    Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia




    Tượng Phật A-di-đà do vua Gia Long dâng cúng năm 1804




    Chùa Khải Tường là một ngôi cổ tự, trước đây tọa lạc trên một gò cao tại ấp Tân Lộc, thuộc Gia Định xưa. Đây có thể được kể là ngôi già lam cổ nhất nhì ở vùng đất ấy, nhưng đã bị phá hủy dưới thời Pháp thuộc[1].

    Lịch sử

    Vào khoảng năm Giáp Ngọ (1744), Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc (1725-1821, là người đem chi phái Lâm Tế dòng đạo Bổn Nguyên vào miền Nam Việt Nam trước tiên)[2], vâng lời thầy theo lớp người lưu dân từ Đồng Nai xuống phía Nam. Trên đường đi, nhà sư gặp một tăng sĩ không rõ họ tên, cùng lứa tuổi và họ đã kết thành huynh đệ. Đến nơi ở mới là làng Tân Lộc (có tư liệu viết là làng Hoạt Lộc hay xóm Chợ Đũi), hai nhà sư cùng khai phá rừng và dựng lên một am lá (khoảng năm 1744) thờ Phật. Vài năm sau, nhà sư vô danh kia tách ra lập am riêng, cách am cũ vài mươi mét, để tiện việc tu hành.


    Đến năm Nhâm Thân (1752), Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc tu bổ am lá thành chùa, và đặt tên là chùa Từ Ân, với ngụ ý là "nhờ lòng từ bi và ân huệ của đức Phật mà bá tánh được bình an, tạo được cuộc sống ấm no và hạnh phúc nơi vùng đất mới". Cũng khoảng thời gian đó, nhà sư vô danh cũng tu bổ am lá trước đây thành chùa, và đặt tên là chùa Khải Tường, với ngụ ý là "mở rộng phước lành cho bá tánh" [3]. Vì thế khi thực dân Pháp tiến chiếm Gia Định, họ gọi chùa Khải Tường là chùa Trước (pagode Avancée) còn chùa Từ Ân là chùa Sau[4].


    Căn cứ một số tư liệu, thì vào ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25 tháng 5 năm 1791), thứ phi Trần Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu) sinh Nguyễn Phúc Đảm (về sau là vua Minh Mạng) nơi hậu liêu chùa Khải Tường[5], khi chúa Nguyễn Phúc Ánh đến đây trốn tránh quân Tây Sơn. Năm 1804, để tạ ơn che chở, vua Gia Long (tức vị chúa trên) đã gửi vào dâng cúng một tượng Phật A-di-đà lớn, ngồi trên tòa sen, cao 2,5 m bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng.


    Năm 1832, kỷ niệm nơi cha mẹ ông từng ở, và cũng là nơi sinh ra ông, vua Minh Mạng sai xuất bạc trùng tu chùa, đồng thời cho "mộ sư đến ở, cấp ruộng tự điền" để lo việc lễ tiết hàng năm [6].


    Năm 1858, quân Pháp đánh phá cửa Hàn (Đà Nẵng). Năm sau (1859) lại vào tấn công Gia Định, Pháp chia quân đóng rải rác tại Trường Thi, đền Hiển Trung (pagode aux Mares) và các chùa: Khải Tường (pagode Barbé), Kiểng Phước (pagode des Clochetons), Cây Mai (pagode des Pruniers).


    Riêng chùa Khải Tường, Đại úy Thủy quân lục chiến Pháp tên Barbé nhận nhiệm vụ dẫn quân vào chiếm giữ. Barbé cho đem tượng Phật bỏ ngoài sân, cưỡng bức các sư phải rời chùa. Khi ấy, quan Kinh lược Nguyễn Tri Phương được triều đình cử vào Nam lập Đại đồn Chí Hòa chống Pháp, và chiều ngày 7 tháng 12 năm 1860, quân Việt phục kích giết chết Barbé, khi viên sĩ quan này cỡi ngựa đi tuần đêm từ chùa Khải Tường đến đền Hiển Trung (trong vòng thành Ô Ma)[7].


    Viên Trung úy Hải quân người Pháp là Léopold Pallu[8]đã sang Sài Gòn tham chiến, sau này kể lại:
    Buổi chiều hôm đó, Đại úy thủy quân Barbet cưỡi ngựa đi tuần tra như thường lệ. Bọn sát nhân rình rập trong một bụi cây...Ông bị đột kích bằng giáo té ngay xuống ngựa. Bọn An Nam liền cắt đầu, bò qua các bụi rậm và cỏ cao trở về giới tuyến cũ của thành Kỳ Hòa. Sáng hôm sau, người ta thấy phần thân thể còn lại (của Barbet) bị kéo bỏ bên vệ đường; con ngựa bị thương nằm bất động kế bên. Người ta kể lại rằng khi cái đầu ông Đại úy đem đến đặt bên khay trầu của vị tướng An Nam, thì ông này liền đếm tiền thưởng mà không nói gì, rồi sau đó mới thốt ra một lời tiếc thương. Đại úy Barbet có thân hình và một sức mạnh lực sĩ, nhiều người An Nam đều biết mặt ông...[9]
    Năm 1867, theo nhà văn Sơn Nam, thì chùa Khải Tường trở thành trường học con trai nhằm đào tạo giáo viên. Năm 1880, chùa Khải Tường bị tháo dỡ, trường dời qua cơ sở mới là trường Chasseloup Laubat xây cất xong khoảng 1877.[10]. Khi tháo dỡ, tấm hoành phi “Quốc ân Khải Tường tự” [11] được chuyển về chùa Từ Ân (nay ở đường Tân Hóa, thuộc quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) cất giữ, còn pho tượng Phật kể trên phải dời đi nhiều nơi, sau cùng được đem trưng bày trong Viện bảo tàng Quốc gia Sài Gòn, nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh.ên tuổi của chùa Khải Tường cùng viên quan ba Pháp Barbé, còn được loan truyền qua câu chuyện Nàng Hai Bến Nghé:[1]
    Nàng Hai và Tri yêu thương nhau nhưng vì hoàn cảnh éo le nàng phải nhận lấy lãnh binh Sắc[2] làm chồng. Một lần thua trận, Sắc bị quan trên khiển trách, sẵn mang tâm trạng buồn bực, nên khi nghe quân mật báo việc Tri thường có cử chỉ thân mật với vợ mình, Sắc rất ghen tức. Một hôm Sắc cho người giả danh vợ mời Tri tới nhà bàn công việc gắp. Khi hai người gặp nhau, Sắc rời khỏi nơi ẩn nấp bước ra tri hô, ghép họ vào tội lăng loàn và cho lính đóng bè thả trôi sông cả hai người.


    Một hai hôm sau viên quan ba Barbé, đóng binh ở chùa Khải Tường đang đi săn, bất ngờ gặp một bè chuối trôi trên đó có một người đàn ông và một người đàn bà. Theo dòng, hai con sấu lớn hung hãn, quẫy đuôi bám riết đuổi theo bè. Barbé liền nổ súng, sấu sợ hãi lặn trốn mất. Khi bè được vớt lên, người con trai tức Tri bị sấu cắn cụt mất một chân, đã chết. Phần người con gái là nàng Hai còn thoi thóp thở. Sau khi được chăm sóc, thấy cô trẻ đẹp nên Barbé ép cô phải chung sống với mình. Nàng Hai ưng thuận với điều kiện là được trở về nhà để thu xếp việc riêng.


    Gặp nàng Hai về, Lãnh binh Sắc cho bắt cô với lời cáo buộc: tội thông đồng, mãi dâm với đối phương. Sắc cho giam nàng Hai dưới hố sâu, cho ăn xương cá và cơm hẩm. Thời may Trương Định đi tuần ngang, lệnh cho đem cô lên và nghe hết mọi chuyện oan trái này...
    Nơi chùa Khải Tường, hôm đó trời vừa sụp tối, nghe lính canh báo tin có Nàng Hai đến xin gặp. Barbé mừng rỡ phóng ngựa ra đón. Còn cách cô gái chừng mười thước, quân Việt mai phục hai bên đường ào ra. Ngựa bị giáo dài đâm ngã quỵ, hất Barbé ngã xuống và lập tức bị chém chết. Hôm đó là ngày 7 tháng 12 năm 1860.[3]


    Hơn hai tháng sau, viện binh của Pháp từ Thượng Hải kéo đến Sài Gòn rầm rộ. Sau vài trận chiến ác liệt, đại đồn Chí Hòa bị hạ. Sau những ngày mịt mù khói lửa ấy, không ai tìm thấy cô gái nơi đâu, chẳng biết sống hay đã chết. Nhưng trong dân gian còn truyền tụng mãi hình ảnh người thiếu phụ bị thả trôi sông và đã góp công chống Pháp [4].
    Thông tin liên quan

    Viên sĩ quan Barbé chết, quân Pháp rất tức giận. Bởi vậy, họ chiếm lấy tấm bia đá (trên có khắc bi văn của Phan Thanh Giản soạn năm 1858) do vua Tự Đức sai chở từ Huế về Gò Công, để dựng nơi mộ ông ngoại mình là Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, làm bia mộ Barbé ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (cũ). Mãi cho đến năm 1999, tấm bia mới được dựng tại mộ ông Hưng, tính ra tấm bia đá mang tên hai người chết một Pháp một Việt này đã luân lạc đúng 140 năm (1859-1999).Đây có thể là bức ảnh duy nhất còn lưu giữ được của chùa Khải tường xưa. Bức ảnh do Emile Gsell chụp trong khỏang từ năm 1871-1874. Emile Gsell tự tay chú thích: Nam Kỳ, chùa Barbe, hiện là trường sư phạm cho người An nam (ngọai ô Sài gòn)

    Trong ảnh ta thấy cổng tam quan và chính điện. Chùa được bao bọc bởi một vòng tường thấp. Khỏang cách chụp cách cổng chùa khỏang 200 mét từ hướng đường NKKN gần ngã tư Nam kỳ khởi nghĩa-Nguyễn Thị Minh Khai nhìn vào Đến cuối năm 1870, chính quyền địa phương không muốn lệ thuộc vào giáo hội nữa, muốn tự tuyển chọn và đào tạo giáo viên hệ thống giáo dục phi tôn giáo được triển khai.

    Ngày 10-7-1871, Dupré ra ba quyết định quan trọng. Đó là thành lập trường sư phạm thuộc địa, một trường tiểu học và thành lập một ủy ban có nhiệm vụ soạn chương trình học và sách cho giáo viên. Đồng thời nâng lương cho các giáo viên cùng nhiều biện pháp tài chính đối với học sinh. Trường tiểu học có quy định "hiệu trưởng và ba giáo sư phải có bằng cấp đại học hay chức vụ thông ngôn". "Hạn tuổi để thâu nhận vào trường là 16 tuổi tối thiểu, 25 tuổi tối đa. 60 học sinh của trường theo quy chế nội trú và hoàn toàn được chính quyền thuộc địa chu cấp nuôi dưỡng ăn mặc.

    Chùa Barbet được giao cho trường làm cơ sở, mỗi thí sinh được nhận vào trường lãnh 25 franc làm chi phí nhập trường" (Roucoules - Nền học chánh Nam kỳ). Cũng theo Roucoules, "chùa Barbet được giao cho trường làm cơ sở" chính là đất của chùa Khải Tường. Có lẽ vì vậy mà trường được gọi là Trường Khải Tường.

    Gia Định báo ngày 15-12-1874 có đăng danh sách 84 học sinh của Trường Khải Tường tốt nghiệp và được bổ làm thông ngôn các nơi.Bài trên cung cấp cho ta thông tin quý giá xác nhận chùa Khải Tường trở thành trường sư phạm đầu tiên ở Việt Nam. Trường trên có liên quan đến hai nhân vật nổi tiếng:

    Ông Pétrus Ký được bổ nhiệm làm Đốc học đầu tiên (Giám đốc) trường Sư phạm bản xứ này. Như vậy khóa học đầu tiên kéo dài ba năm, bắt đầu học đầu năm 1872 và tốt nghiệp năm 1874. Năm đó ông Trương Minh Ký vừa tròn 19 tuổi, ông lấy bằng Tài năng thượng hạng (Brevet supérieur des instituteurs) tại Trường Khải Tường. Sau khi tốt nghiệp, do thông Hán văn và giỏi Pháp văn, ông được thầy TVK giữ lại để dạy chữ Nho và chữ Tây cho học sinh lớp sau. Ông cũng được thầy Trương Vĩnh Ký giới thiệu làm thông ngôn cho các quan chức thuộc địa Pháp, đồng thời làm giáo viên của Trường Thông ngôn (Collège des interprètes), Trường Sĩ Hoạn (Collège des administrateurs stagiaires).

    Ngày 14 tháng 1 năm 1874, Thống đốc Nam Kỳ, Chuẩn Đô đốc (Contre-amiral) Pháp Jules François Emile Krantz (1821-1914) đã ký nghị định thành lập một ngôi trường trung học tại Sài Gòn nhằm phục vụ nhu cầu đào tạo con em những thực dân người Pháp tại Sài Gòn. Chương trình giảng dạy theo chính quốc, dạy từ tiểu học đến tú tài (chương trình Pháp). Trường sở được khởi công xây dựng ngay vào năm 1874 và hoàn tất vào năm 1877 trên khu đất chùa Khải Tường. Do đó trường sư phạm bản xứ chỉ có thể hòan tất khóa thứ hai trước khi phải dời đi hoặc đóng cửa.Chùa Ao

    Ảnh dưới đây được cho là ảnh của miễu Hội Đồng. Ảnh này có thể do Emile Gsell chụp vào khỏang thời gian ông chụp chùa Khải Tường tức là khỏang những năm 1870. Miếu Hội Đồng được xây bằng gạch, cột gỗ, mái lợp ngói theo kiểu phương đình hai mái. Rui mè chạm trổ tinh xảo. Trên có biển ghi ba chữ "Đô Thiên Các".
    Trong ảnh này có thể thấy tòa miếu đã bị bỏ hoang không ai chăm sóc, cỏ dại. xương rồng mọc che kín lối vào. Hàng cột có vẻ như đã bị mối mọt làm hư hỏng. Phía sau đền ta còn thấy bức tường thành của đồn với những bệ đặt pháo.

    Miếu Hội Đồng bị phá bỏ năm nào ta không biết rõ nhưng trên bản đồ chi tiết Sài gòn Chợ Lớn 1923 vẫn còn thấy vẽ một ngôi nhà hình chữ nhật ngay ở vị trí xưa trên bản đồ Trần Văn Học. Riêng cây si cổ thụ thì là một chấm đen. Cây si ngày xưa chắc đã bị đốn bỏ nhưng không chết hẳn. Ngày nay ta vẫn còn nhìn thấy một cây si con hay cháu của cây si ngày xưa ở cách khúc cua ngoặt vào đường Nguyễn Văn Cừ khỏang 70 mét, ngay ngã ba Nguyễn Trãi-Nguyễn Cảnh Chân ngày nay. Ảnh dưới đây là trường học của bọn trẻ con lính trong thành Ô ma. Có nhiều khả năng người Pháp lấy đền Hiển Trung làm kho chứa thuốc súng rồi sau đó làm trường dạy cho đám con lính. Ngôi nhà kiểu phương đình khá lớn và cao mà ông Sển nói từ phía đường Nguyễn Cư Trinh nhìn vào là thấy ngay, chính giữa được ngăn ra chắc làm nơi để các bài vị còn sót lại. Hai bên là các lớp học. Quanh đền Hiển Trung xưa kia có nhiều mộ to của các quan lớn nhưng sau đó cũng bị phá bỏ.

    Ảnh này chụp 16/12/1939. Chú thích: Ecole du camp des tirailleurs annamites au camp des Mares.
  11. Les Halles du marché Charner. Elles furent construites en 1860 et constituèrent le 1er marché de la ville, alimenté par le grand canal.

    Năm nhà lồng chợ Charner, được xây dựng vào năm 1860 và là ngôi chợ đầu tiên của Sàigòn được thực dân Pháp xây dựng. Hàng hóa thực phẩm cung cấp cho chợ này bằng con kênh đào chạy qua phía trước chợ gọi là Kênh lớn, vị trí nằm ngay giữa đường Nguyễn Huệ ngày nay. Con đường bên phải chợ là Rue Vannier, ngày nay là đường Ngô Đức Kế, đường bên trái là Rue Phủ Kiệt, nay là Hải Triều. Đường phía sau chợ là Rue Georges Guynemer (còn có tên khác trước đó là rue d'Adran), sau này là Võ Di Nguy và sau 1975 là Hồ Tùng Mậu.
  12. Bản đồ Sài gòn năm 1867 cho thấy cấu trúc chùa Khải Tường bao gồm công tam quan hướng về hướng Đông, chính điện ở giữa và hai nhà phụ tả hữu  Bản đồ SG này ghi năm 1967, 9 năm sau ngày bị Pháp chiếm (1858), tuy vậy nó có thể trễ hơn, khỏang năm 1869-1870. Vẫn còn thành Phụng (do Vua Minh Mạng cho xây dựng năm 1936). Nhiều con đường trong khu vực trung tâm vẫn còn là những con kinh được người Pháp đào để lấy đất tôn cao nền thành phố và để thoát nước. Trục đường hơi nằm ngang xuyên qua giữa Thành Phụng là Route Stratégique, sau này là Hồng Thập Tự, nay là Nguyễn Thị Minh Khai. Trục đuuờng xuyên qua giữa thành Phụng theo chiều đứng là Boulevard de la Citadelle, sau này là Cường Để, nay là Tôn Đức Thắng.

    Vào lúc này Dinh Toàn quyền đang xây, còn dùng nhà gỗ trong khu vực trường Taberd. Hai bản đồ 1867 này đều ghi vị trí chùa Barbé, nơi trước kia là chùa Khải Tường, bị quân Pháp chiếm làm đồn lính trong trận tấn công đồn Kỳ Hòa năm 1861. Đại úy Barbé là trưởng đồn này, đã bị nghĩa quân VN phục kích giết nên Pháp lấy tên ông để gọi chùa này. Vị trí ngôi chùa trên bản đồ đối chiếu với ngày nay là Nhà bảo tàng Chứng tích chiến tranh, góc Lê Quí Đôn- Võ Văn Tần. Trong thời Pháp đường Lê Quí Đôn cũng được đặt tên là rue Barbé. (Chú thích: một số tài liệu, hay bản đồ cũng viết là Barbet, thay vì Barbé, vì phát âm giống nhau).

    Như vậy có sự chênh lệch so với bản đồ của Fauvre. Bản đồ nào sai thì vẫn chưa rõ ràng vì bản đồ Fauvre cũng từ một bản đồ chi tiết vẽ lên thành 3D.

    Midan thì cho rằng chùa nằm ngay sau trường CL trong phần đất cạnh hai biệt thự xây trên đất chùa này, một quay mặt ra NKKN một quay ra đường Nguyễn Đình Chiểu. Khuôn viên chùa theo Midan thì bao gồm 2 phần: chùa và đồn. (có thể là chùa ở giữa còn hai nhà tăng hai bên được sửa lại thành đồn?). Chùa được cất trên nên gạch cao 0.6 mét, tường gạch, lợp ngói ta, rông 2.5 mét dài khoảng 16 mét.

    Midan cũng nói trước khi chùa được chọn làm trường thì đây là đồn của hiến binh. Midan bảo đến năm 1895 mọi dấu tích chùa xưa đều biến mất.
  13. (1867)
  14. (1870)
  15. Map of Cochin-china centered on Saigon and showing in red the French expedition of 1858, published in Paris 1875 
  16. Carte de la Cochinchine     Revue Tour du Monde, 1875http://belleindochine.free.fr/images/Plan/TourDuMondeCarteCochinchine.jpg
     
  17. Toàn cảnh Saigon – 1881 (bản vẽ rất chi li chính xác của Đại úy hải quân Favre)Đây là bản đồ 3D đầu tiên và có lẽ là duy nhất đến nay của TP Sài gòn
    Theo các chi tiết trên bản đồ ta có thể cho rằng bản đồ này được vẽ sớm hơn năm 1881, có thể là vào năm 1874 hay 1875. Đại úy hay thuyền trưởng Fauvre đã vẽ bản đồ này dựa trên bản đồ 2D trước đó. Ông đã lặn lội khắp thành phố Sài gòn để hòan tất hình vẽ nhà cửa dinh thự một cách chính xác

    Chùa Khải Tường trong bản đồ này nằm bên trên của dinh Norodom đằng sau dãy nhà hai tầng đầu tiên của trường Collège Chasseloup Laubat nằm ở ngã tư NKKN và NTMK ngày nay.
  18. (1882)
  19. (1892)
  20. Plan de Saigon - 1893
  21. Cholon 1893
  22. Plan Cadastral de la Ville de Saigon - 1896
  23. Plan de Saigon    Edition John Bartholomew, vers 1896, contribution  Rick Curia   http://belleindochine.free.fr/images/Plan/Saigon_JBartholomew1896modR90light.jpg
  24. Plan de Saigon    Edition John Bartholomew, vers 1900, contribution  Rick Curia http://belleindochine.free.fr/images/Plan/Saigon1900GSmR35Light.jpg
  25. Plan de Saigon en 1903, in mémoires de Paul Doumer
  26. CHOLON - Les Abords du Marché aux Poissons 1906
  27. Saigon - Le Gouvernement Général 1907
  28. Bản đồ Sài Gòn năm 1920
  29. Bản đồ Sài Gòn 1928
  30. (1928)Dịch các số thứ tự trên bản đồ:

    1. Nhà đoan (quan thuế)
    2. Bưu điện và điện tín
    3. Nhà Thờ Lớn (Đức Bà)
    4. Bảo tàng
    5. Rạp hát
    6. Thư viện
    7. Sở thú
    8. Vườn bờ-rô (Jardin Maurice Long)
    10. Dinh Toàn quyền
    11. Dinh Thống đốc
    12. Tòa Đô Chánh
    13. Dinh Đại tướng (Quan sáu)
    14. Dinh Thủy sư (Chì huy Hải quâm)
    15. Tòa Giám mục
    16. Tòa án (pháp đình)
    17. Chọ Chánh (chợ Bến Thành)
    23. Bệnh viện nhà binh
    24. Trại
    25. Sở Pháo binh
    26. Sở Ba Son.
  31. Bản đồ Sài Gòn năm 1931
  32. Rạch Bến Nghé năm 1931
  33. Plan de Cholon - 1931
  34. Plan de Saigon - Atlas des colonies françaises, Grandier, 1934
  35. (1947)
  36. Sài Gòn tháng 12 năm 1962
  37. Bản đồ SAIGON 1962
  38. Bản đồ Đô Thành Sài Gòn năm 1966
  39. Bản đồ SAIGON 1968
  40. Bản đồ Sài Gòn khoảng năm 1973
  41. vv

Nhận xét