Nghệ thuật táng mộ

Thứ văn hóa táng mộ có từ lâu lắm rồi, có lẽ là bắt nguồn từ sau sự tích "Cái lòng bàn chân".
Chuyện xưa kể rằng, nhà anh nọ có mẹ mới mất. Dân làng xung quanh sang lấy thịt về ăn. Thương mẹ quá, anh đành đổi thịt thú rừng.. đến cuối ngày thì xuất hiện một người nữa sang xin thịt. Anh đành lấy dao xẻo lấy thịt ở hai lòng bàn chân của mình mà cho người ta..


Đình, chùa, đền, miếu, mạo là những nơi thờ tự linh thiêng, vì muốn hưởng ké sự linh thiêng đó mà lăng mộ, mồ mả cứ thế mà bám lấy dai như đỉa.Nghĩa trang làng Phúc Thụy - Ước Lễ bám quanh chùa Vôi - một ngôi chùa hoang
Ở Việt Nam, hầu hết trong mỗi một ngôi làng từ Bắc chí Nam đều có một thầy địa lý giỏi, một thầy thuốc giỏi và cả thầy mo giỏi nữa.. dường như đó là quy luật bắt buộc phải có của mỗi làng.
Thầy địa lý xưa kia chọn đất tốt nhất, đẹp nhất, ổn định nhất để xây đình và chùa, tiếp đến là đào giếng, đào ao hồ, trồng cây đa.. và dành một vài suất nhỏ cho người có công với làng hoặc quan lớn quyền cao - chức trọng. Còn ngày nay, những thế đất nhỏ đó có thể đã đổi vị trí, thầy địa lý lại ưu tiên xây nghĩa trang liệt sĩ, tiếp đến là trường học, nhà văn hóa..
Đình là nơi thờ tự Thành Hoàng, là nơi sinh hoạt tâm linh của cả làng vì thế trước khi xây đình cần phải xem xét dưới đó có lăng mộ - mộ cổ hay không, nếu không có thì mới xây. Còn vì lòng tham, háo phước đức mà lừa người đời bằng cách xây chùa trên lăng mộ thì quả thật là thâm hiểm!
Đền là nơi thờ tự bậc Thần - Thánh, đa phần giống như đình, không có lăng-mộ bên dưới, một vài trường hợp có mộ - gò nhỏ bên trong như đền Mẫu tại Phố Hiến - Hưng Yên - thờ bà Quý phi họ Dương.Đền Mẫu - Phố Hiến - Hưng YênĐền Cố Đồng: Trang Công Thịnh (một cách gọi khác của Lăng mộ)
Miếu là nơi thờ thổ thần - thổ địa hoặc có nơi thờ những người chết oan uổng, chết trôi, chết bờ bụi.. Miếu có thể là một gian nhà nhỏ hoặc chỉ là cái bàn thờ nhỏ được đặt trước gốc đa và nằm trên một cái gò nhỏ. Những cái gò - đống đó nếu đã có chủ thì chính là mộ của một ông quan lớn nào đó, còn nếu chưa có chủ.. thì cũng xin can, chớ có xâm phạm trừ khi có thầy địa lý giỏi giúp đỡ!Miếu ông Cả - Bình Đà - Thanh OaiMạo? Người ta thường gọi miếu-mạo. Tôi chưa thấy bao giờ.. hoặc có thể chỉ là một bát hương nhỏ trước gốc đa hoặc bên đường để hương khói cho các oan hồn, linh hồn lưu lạc?!



Một cái miếu - mạo trên một cái gò nhỏ (mộ cổ)

Người xưa khi táng mộ thường thích được ở gần chùa, gần miếu chứ không dám gần đình. Một số nghĩa trang của các làng lại nằm gần ao, hồ hoặc giếng lớn ngoài rìa làng. Vậy nếu suy ngược ra cũng đủ để cho chúng ta biết thế nào là đất đẹp, đất tốt để mà táng mộ. Nếu may mắn gặp được thầy địa lý giỏi, cũng có thể nhờ họ chỉ cho chỗ nào là huyệt đẹp chưa có chủ, chỗ nào là mạch rồng đã bị dịch chuyển bởi thời gian hay do sự vô ý của con người tạo ra..
Táng mộ trên mạch đá
Táng mộ trên mạch núi
 
Tro cốt của bé Nhân Ái

Mỗi người khi chết đi lại có thêm một ngôi mộ.. dần dần, số lượng mộ sẽ nhiều hơn nhà của người sống. Việc hung táng là một truyền thống, là một cách thức của nhiều dân tộc trên thế giới.. nhưng nghĩ kỹ thì nó có ảnh hưởng rất xấu đến môi trường đất và nhất là nguồn nước ngầm.

Mồ yên, mả đẹp thì ai mà chẳng mơ ước. Người giầu sang thì xây lăng, kẻ lắm tiền thì xây đền, người nghèo hơn thì xây mộ nhỏ hay đắp một ít đất lên xác thì cũng coi như là mộ.. Nhưng hiềm một nỗi là khi nằm xuống đất.. thì ô nhiễm biết bao!

Nào có ai biết việc hung táng như thế thì người chết rất khó siêu thoát, lại thêm một bí mật động trời nữa chẳng ai hay đó là việc thắp hương cầu xin cũng chỉ là một hình thức bắt người âm phục vụ người dương...

Chắc chẳng ai tin điều này đâu! Hãy thử nghĩ xem, việc thắp hương khói, tưởng nhớ người đã khuất là một điều tốt, nhưng cầu xin tài lộc, phù hộ độ trì có phải là cách làm khó họ không? Bạn mong người đã khuất siêu thoát, chuyển kiếp, lên cõi trên hay mong họ luôn ở bên bạn để đáp ứng nhu cầu, ước muốn của bạn? Nếu nghĩ về họ thì đừng mong cầu lợi ích cho bản thân và hãy để họ được bình yên!

Xưa kia, những người nhiều quyền lực, giầu có.. họ ướp xác mình, xây lăng mộ cho mình, rồi yểm bùa, biến kẻ nô lệ thành "thần giữ của" để bảo vệ tài sản của mình... mải mê ôm mộng bất tử, ôm mộng giầu sang nơi bên kia thế giới.. họ luẩn quẩn và chẳng bao giờ siêu thoát.



Xác ướp Ai Cập nói: "Có chết thì ta cũng phải làm vua!"

Những trường hợp đặc biệt như người tài, quan, tướng hóa thần thánh, họ phải ở lại để làm nhiệm vụ bảo vệ nhân dân trước sự hung dữ, quậy phá của ma quỷ và trừng phạt những hành động tàn ác của con nguời. Giá như.. những người đã khuất mà bị coi là ma quỷ trước kia được hỏa táng thì họ đã được siêu thoát rồi.. hoặc xuống địa ngục chịu tôi hoặc đi trả nghiệp, chẳng phải lang thang, vật vờ trên cõi dương hay cõi trung gian làm chi.. và họ cũng chẳng có thời gian đâu mà làm mấy trò trêu ngươi, chọc phá người sống làm gì.

Việc hỏa táng là một việc rất tốt và nên làm. Hỏa táng xong có thể mang tro cốt về nhà thờ phụng, hoặc rải trôi sông, trôi biển.. hoặc một vài trường hợp cho đúc tượng thờ trong nhà.
Đặc biệt hơn cả, nếu muốn tốt cho cả người dương lẫn người âm, thì nên gửi tro cốt vào chùa, như thế người âm sẽ luôn được bình an, được che chở và có thể gột bỏ tội lỗi bằng cách nghe kinh phật trong chùa. Siêu thoát để được đầu thai hay thoát khỏi kiếp luân hồi là điều tuyệt vời nhất! Còn người dương được hưởng phúc, lộc, thọ, chẳng phải lo lắng đến những việc tai ương ngớ ngẩn như con cháu bất hiếu, khuynh gia bại sản, trùng tang hay yểu mệnh, tai nạn mà chết.

Nếu có dịp đi thăm thú, vãn cảnh chùa. Chắc bạn ít nhiều sẽ thấy những bảo tháp trong khuôn viên chùa hoặc sau nhà tổ. Những bảo tháp nhiều tầng là nơi thu năng lượng trời đất và lan tỏa cả một vùng xung quanh, rất tốt cho nhân dân vùng đó. Có những bảo tháp khổng lồ lại là nơi chôn cất tro cốt, ngọc xá lợi của chư phật, thánh tăng hay thiền sư đắc đạo...


Chư tổ xá lợi bảo tháp - Tổ đình Phổ Bảo


ThatLuong - Vientian - Lào - Nơi chứa sợi tóc của Phật Tổ

Ở vùng miền tây Nam Bộ - các tỉnh ven biên giới Campuchia là nơi sinh hoạt của cộng đồng người Kh'mer. Những ngôi chùa nơi đây đều có rất nhiều bảo tháp để lưu trữ tro cốt của những người đã mất.. Mỗi một tháp là của cả một gia đình.. không đơn độc, đơn lẻ như những ngôi chùa ở miền Bắc.


Các bảo tháp (nhà mộ) trong chùa Watsamrongek - Trà Vinh

Các bảo tháp trong chùa khu vực miền Bắc chỉ dành để lưu trữ tro cốt của các sư trụ trì, chứa ngọc xá lợi (có thể là ngọc hoặc những bộ phận không thể đốt cháy còn sót lại sau khi hỏa táng) hoặc tượng phật bị hỏng do mối mọt ăn. Vì vậy, để chọn được chùa tốt gửi lọ tro cốt ở miền Bắc rất là khó.. Nếu mà được xây bảo tháp gần chùa thì còn gì tuyệt vời bằng.. nhưng xin nhớ, nếu gần chùa mà có nhiều mộ thì không tốt một chút nào. Hãy tránh xa! kẻo không những xấu mà chùa sớm muộn gì cũng thành chùa hoang!

Phong tục "hung táng" là một tập quán lâu đời của nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu muốn nhanh gọn, không rườm rà thì táng ở nghĩa trang, nếu muốn nhanh hơn nữa thì kiếm mảnh đất trống hoặc không có chủ để táng cũng được.
Đất tốt, đất phát, long mạch... tưởng chừng như đã hết, đã cạn kiệt do những người có thế lực trong quá khứ đã "đăng ký sử dụng"... nhưng sự thật những mảnh đất đẹp như thế còn nhiều lắm!!
Vậy kiếm đâu ra đất tốt mà không nhọc công sức đi tìm, chẳng cần thầy địa lý - phong thủy mách bảo?!


Mối là một loài vật đặc biệt

Nếu bạn đọc nhiều, đi nhiều hay quan sát nhiều chắc hẳn cũng đã từng biết một vài trường hợp người chết ngoài đường bị mối đùn lên thành mộ. Chẳng hiểu lý do gì hoặc không cần chứng minh thì đa phần những ngôi mộ bị mối đùn lên như vậy đều là mộ thiêng hoặc mộ của thần thánh và chúng thường nằm ở trong đền.



Đền Mẫu thờ Quý phi họ Dương (phố Hiến - Hưng Yên)
mộ của bà do mối đùn lên nằm trong gian cuối của Đền

Loài mối cũng kỳ lạ, dường như chúng rất thích cái khí của người chết thiêng nên chúng mới bò lại gần và đùn lên thành mộ. Vậy còn tổ mối bình thường thì sao?!

Tổ mối
Tổ mối có kiến trúc thông khí rất tốt, không khí bên ngoài luồn vào tổ qua các lỗ trên mặt đất, khí ở dưới lòng đất thì lại được thông hẳn lên phía trên, không bí tắc, không tồn đọng.. nên tổ mối lúc nào cũng khô ráo, mát mẻ.


Kiến trúc của tổ mối

Mối rất thích những nơi thoáng mát, khí hậu trong lành. Nếu sử dụng ngôn ngữ phong thủy thì nó rất nhạy cảm với những nơi có linh khí của trời đất. Chính vì thế mà những nơi chùa chiền có nhiều bảo tháp chôn tượng Phật hỏng thì cũng là nơi có các vị thiền sư đắc đạo..
Các vị thiền sư đắc đạo cũng là người hấp thu được nguồn năng lượng trời đất, nếu chẳng may có bỏ thân xác ngoài đường thì những con mối lại tìm thấy và đùn đất làm mộ cho các vị..

Nếu bạn muốn tìm kiếm bình yên và tĩnh lặng nơi chùa chiền thì hãy tìm đến những ngôi chùa có nhiều bảo tháp hoặc nhiều mối.


Những nơi không khí trong lành, thoáng mát đều có tổ mối

Nếu bạn muốn tìm mảnh đất đẹp để táng mộ thì hãy đi tìm những nơi có tổ mối. Hung táng hay táng tro cốt đều rất tốt! Và bạn không cần phải mất công sức, tiền của để thuê thầy địa lý - phong thủy hay phải đọc sách nghiên cứu phong thủy - địa lý làm gì cho mệt và nặng cái đầu.

Loài Ong

Ong cũng là một loài vật đặc biệt. Chúng cũng tổ chức xã hội như loài mối và cũng rất nhạy cảm với linh khí trời đất.


Một tổ ong mật

Mật ong là một sản phẩm tuyệt vời của tạo hóa. Chúng được hình thành từ chất ngọt mà ong lấy được từ các loài hoa. Vì mật ong là tinh hoa của trời đất nên chúng rất tốt cho sức khỏe của con người.

Táng mộ vào tổ ong

Người ta tìm mảnh đất đẹp, đất tốt để táng mộ với một vài lý do, ước nguyện đơn giản. Có thể là một ngôi nhà cho người quá cố, hoặc có thể là ước nguyện cho con cháu sau này phát tài, phát lộc. Có người rườm rà và "đẳng cấp" hơn là phải đi tìm "hàm rồng", "thanh long - bạch hổ", "chu tước - huyền vũ" hoặc là phải có "phong" và "thủy".. Chung quy lại vẫn là nơi thoáng mát, có linh khí trời đất.


Đặt lọ tro cốt vào tổ ong bầu vẽ (vò vẽ) sẽ khiến linh hồn
người quá cố lúc nào cũng yên vui

Ong là loài nhạy cảm với linh khí trời đất giống như mối. Tuy nhiên, tổ ong có phần tốt và nhỉnh hơn so với tổ mối. Nếu bạn chọn được cho mình tổ ong mật, táng lọ tro cốt vào đó thì là tuyệt nhất, sau mới đến tổ ong bầu vẽ (vò vẽ). Riêng tổ ong đất thì táng kiểu gì cũng được!

Nếu không muốn mất công đi tìm tổ ong, bạn có thể sử dụng cách chiêu dụ ong đến khu vườn của mình để làm tổ bằng cách làm tổ giả cho chúng. Sau khi chiêu dụ được ong làm tổ thật to, bạn có thể lấy tổ của chúng để táng lọ tro cốt vào đó rồi để ở đấy trông nom hoặc xây bảo tháp để chứa, hoặc có thể mang vào ban thờ để thờ. Tuy nhiên, chỉ có tổ ong mật hoặc tổ ong bầu vẽ (vò vẽ) trong thiên nhiên mới là tốt nhất. Mọi tinh hoa trời đất đều được hội tụ lại trong mật và tổ ong, điều này sẽ khiến linh hồn người được táng luôn cảm thấy bình yên và hạnh phúc tột độ!

Nhận xét